Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trào lưu chủ nghĩa hiện thực và ảnh hưởng đối với văn học việt nam...

Tài liệu Trào lưu chủ nghĩa hiện thực và ảnh hưởng đối với văn học việt nam

.DOCX
23
250
77

Mô tả:

Mục lục I. Giới thiệu:...................................................................................................................2 1. Nguồn gốc ra đời, khái niệm trào lưu chủ nghĩa hiện thực......................................2 2. Sự vận động và phát triển của trào lưu chủ nghĩa hiện thực.....................................2 2.1. Phương Tây . ..........................................................................................................4 2.2. Phương Đông .........................................................................................................5 2.3. Sự khác biệt giữa trào lưu chủ nghĩa hiện thực với một số trào lưu khác..............6 II. Nội dung:... ...........................................................................................................9 1. Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của trào lưu chủ nghĩa hiện thực....................9 2. Đặc điểm của trào lưu chủ nghĩa hiện thực.............................................................10 2.1. Ở phương Tây.......................................................................................................10 2.2. Ở phương Đông....................................................................................................11 III. Một số tác giả, tác phẩm tiểu biểu.........................................................................12 1. Fyodor Dostoevsky với tác phẩm Tội ác và trừng phạt ....................................12 1.1.Sơ lược về tác giả, tác phẩm.......................................................................12 1.2.Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Tội ác và hình phạt............................13 2. Lỗ Tấn với tác phẩm Thuốc..............................................................................15 2.1Sơ lược về tác giả, tác phẩm........................................................................15 2.2Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Thuốc................................................16 IV. Vị trí và ảnh hưởng của trào lưu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam........................16 V. Kết luận...................................................................................................................22 Danh mục tài liệu tham khảo 1 TRÀO LƯU CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM I. Giới thiệu: 1. Nguồn gốc ra đời, khái niệm trào lưu chủ nghĩa hiện thực: Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học ra đời vào thập niên 30 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Bắt đầu từ các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng lan rộng tới các nước khác và có mặt trong hầu khắp các nền văn học trên thế giới. Từ “realisme” (chủ nghĩa hiện thực) xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1826 trên tạp chí Mercure de France, do nhà phê bình Champfleury người Pháp sử dụng, Pháp cũng chính là nơi ra đời của hội họa hiện thực. Với những nguyên tắc như lịch sử - cụ thể, điển hình hóa và khách quan… Chủ nghĩa hiện thực có ưu điểm vượt trội trong phản ánh chân thực, sinh động hiện thực đời sống cũng như thế giới bên trong con người. Chính vì lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực đã trở thành một trào lưu quan trọng trong tiến trình văn học thế giới và vai trò, vị trí của chủ nghĩa hiện thực luôn là một vấn đề được quan tâm. Khái niệm: Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. 2. Sự vận động và phát triển của trào lưu chủ nghĩa hiện thực Trong bài viết “Chủ nghĩa hiện thực và sự phát triển nghệ thuật đương đại”, có nhiều ý kiến về sự xuất hiện, ra đời của chủ nghĩa hiện thực. Đó là, một trường phái cho rằng chủ nghĩa hiện thực có từ thời cổ đại, một phái nữa làm văn tự khai sinh cho nó vào thời Phục Hưng, một phái thứ ba bảo chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu của nửa cuối thế kỉ XIX. Chủ nghĩa hiện thực của Rembrandt ở Hà Lan hay D.Velalzquez ở Tây Ban Nha thế kỉ XVII là một hiện tượng của lịch sử mỹ thuật nó hoàn toàn phụ thuộc vào lịch sử. Trong lịch sử mỹ thuật có hai tế bào mới, đó là: xu hướng chăm chú vào đời sống thực tại, chính những cái xấu xí (hiện thực trong đời sống, mâu thuẫn và cái khổ của kiếp người, sự nghèo khó, cảnh tra tấn...) được nhìn nhận là đẹp và chủ nghĩa hiện thực 2 mang nội dung nhân đạo sâu sắc, tính nhân đạo là tế bào mầm giống thứ hai của chủ nghĩa hiện thực, từ các tranh hang động, tượng của các bộ lạc dã man, đến các bậc thầy hiện thực hôm nay, con người luôn được khẳng định. Ở phương Tây con người tìm cách chế ngự, ở phương Đông họ tìm cách hòa hợp. Hướng về con người bình thường, vào đời sống bình thường tự tại, vào những khát vọng và mơ ước bình thường là bản chất của chủ nghĩa hiện thực. Tìm hiểu trong bài viết được đăng trên các trang mạng về chủ nghĩa hiện thực phê phán, thì cho rằng: “Chủ nghĩa hiện thực luôn chú ý đến những tư liệu, dữ kiện có thật ở trong đời sống và dùng chúng như những chất liệu nghệ thuật để xây dựng cốt truyện, các nhân vật, các tính cách, các hiện tượng tâm lí, với nghệ thuật khái quát và điển hình hóa cao và nghệ thuật phân tích tư tưởng, tâm lí sâu sắc. Do khuynh hướng phanh phui, phê phán các biểu hiện xấu xa, tiêu cực trong đời sống xã hội tư sản hoặc nửa tư sản, nửa phong kiến đã cho ra đời “Chủ nghĩa hiện thực phê phán”. Chủ nghĩa hiện thực phê phán thể hiện trong các lĩnh vực: văn học, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, nghệ thuật sân khấu. Trong văn học nghệ thuật, chủ nghĩa hiện thực sử dụng những yếu tố lãng mạn, kì ảo, như “Miếng da lừa” tác phẩm của O.de.Balzac; những yếu tố huyền diệu, như “Trăm năm cô đơn” của G.Garcia Marquez. Trong hội họa ở các nước phương Tây, chủ nghĩa hiện thực đã đạt được những thành tựu cao với những danh họa như G.Courbet, E.Manet, F.G.Waldmuller, R.Guinan... với Courbet đã vẽ nhiều bức tranh về đời sống nông thôn với những nhân vật nông dân quen thuộc, vẽ tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật. Trong điêu khắc, chủ nghĩa hiện thực biểu hiện ở những đường nét chạm khắc rất tỉ mỉ, chi tiết, giống hệt như những người mẫu. Những bức tượng khỏa thân trông đúng là “con người trần trụi”. Nhiếp ảnh hiện thực cũng đã tạo nên phương pháp nghệ thuật riêng. Về chức năng mang chất phê phán. Ví dụ như A. Stieglitz người Hoa Kì là người đầu tiên chụp cảnh lao động đói khổ trong xã hội Hoa Kì, những con người bỏ Châu Âu sang Châu Mĩ kiếm ăn trên các boong tàu đại dương I.P.Dmitriev chụp những người tù ở Sibir, cảnh nông dân phá sản đói rách ở bên bờ sông Volga dưới chế độ quân chủ đã đưa con người vào trung tâm đời sống. 3 Trong nghệ thuật sân khấu phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực biểu hiện qua 3 trường phái sau: + Trường phái Ăngtoan theo khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa, chủ trương tái hiện trên sân khấu những cảnh sinh hoạt thực y như ngoài đời. + Trường phái Xtanixlapxki theo khuynh hướng hiện thực tâm lí với thể hiện kĩ thuật biểu diễn mang tên ông. + Trường phái Mâyeckhôn theo khuynh hướng hiện thực ước lệ, lập ý từ nguồn cảm hứng trước nghệ thuật sân khấu phương Đông với hệ thống động tác “cơ - sinh lí” nổi tiếng. Nhìn lại lí luận trước mở cửa, Lý Trạch Hậu viết: “Mỹ học của chủ nghĩa Marx chủ yếu là mối quan hệ về chức năng, lợi ích của nghệ thuật đối với xã hội, lý luận về lợi ích xã hội, chủ nghĩa của nghệ thuật”. Trong khi đó, “Mỹ học cận hiện đại phương Tây chủ yếu bàn về nghệ thuật trên cơ sở tâm lý. Họ thường nhấn mạnh tới đặc trưng thẩm mỹ phi công lợi xã hội của nghệ thuật”, quả thật chủ nghĩa Marx là lí luận cách mạng, lí luận phê phán, nhưng nó chỉ là thứ lí luận như thế thôi sao? Bài viết Để hiểu thêm chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của G. Lukacs của Phương Lựu cho thấy Lukacs đã kế thừa quan niệm của Marx, Engels, khẳng định chủ nghĩa hiện thực là vĩ đại, là nền tảng cho mọi văn học chân chính dẫn đến “Chủ nghĩa hiện thực vĩ đại” của Lukacs. Ông luôn khẳng định “Trong điều kiện bình thường, nghệ thuật luôn gắn bó với chủ nghĩa hiện thực”. Ông ta đã thán: “Trong lịch sử nhân loại chưa có lúc nào như ngày nay cần đến văn học hiện thực bức thiết như vậy, nhưng có lẽ cũng chưa có lúc nào như ngày nay truyền thống vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực lại bị chôn vùi đến thế trong đống gạch vụn của những thiên kiến xã hội và nghệ thuật”. 2.1. Ở phương Tây: Về sự vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở phương Tây có 4 ý kiến như sau: + Plêkhanov với quan điểm văn học nghệ thuật không tách rời đời sống xã hội, cho rằng: “Muốn hiểu nghệ thuật như thế nào thì cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó”. 4 + Lukacs, cho rằng: “Nghệ thuật cũng như khoa học, đều phản ánh cùng một hiện thực. Gắn bó với yêu cầu về chủ nghĩa hiện thực, về tính chân thực của sự phản ánh”. + Caudwell, viết: “Nghệ thuật có thể thay đổi thế giới cảm xúc, tức là thế giới hiện thực bên trong, còn khoa học thay đổi thế giới của các hiện tượng, tức là thế giới hiện thực bên ngoài. Nhấn mạnh tính chân thực lịch sử thái độ và tư tưởng của nhà văn, tức là nhấn mạnh vai trò của chủ thể sáng tạo”. + L. Goldman thì mô hình phản ánh đã trở thành mô hình phát sinh, ông cho rằng “Cần phải dựa vào cơ sở nghiên cứu các mối liên kết giữa cấu trúc tác phẩm và cấu trúc thuộc về ý thức của các nhóm xã hội mà tác giả là thành viên”. Bốn ý kiến trên được nêu lên nhằm mục đích để góp phần làm rõ cho quan điểm: “Các nhà Macxit thế kỉ XX vẫn luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, đến xuất xứ, nguyên nhân và các yếu tố khác liên quan đến sự ra đời của tác phẩm văn học”. 2.2. Ở phương Đông: Chủ nghĩa hiện thực được thể hiện đặc biệt rõ ở Trung Quốc. Trong Nhận thức lại chủ nghĩa hiện thực, nhà nghiên cứu Trương Đức Tường đã nói về chủ nghĩa hiện thực: “Nếu nói giữa những năm 80, chủ nghĩa hiện đại dấy lên trên văn đàn Trung Quốc ít nhiều làm người ta hoài nghi, lạnh nhạt với chủ nghĩa hiện thực, thì trải qua cảnh huyên náo của chủ nghĩa hậu hiện đại, tới giữa những năm 90, bất kể về sáng tác hay về lí luận, chủ nghĩa hiện thực đang lên nước”. Trương Đức Tường cho rằng: “Chủ nghĩa hiện thực là một khái niệm ngoại lai, mà sớm hơn cả là một khái niệm triết học, sau mới trở thành một khái niệm nghệ thuật, chỉ một trào lưu tư tưởng nghệ thuật hoặc một phong cách nghệ thuật ra đời ở phương Tây thế kỉ XIX”. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Hạnh thì chủ nghĩa hiện thực phát triển ở Trung Quốc có đặc trưng nổi bật nhất là đã được làm cho sâu sắc hơn bằng cách chuyển từ một phương pháp nghệ thuật thành một tinh thần nghệ thuật. Đó chính là tinh thần hiện thực tha thiết với hiện thực xã hội Trung Quốc, tha thiết với số phận sinh tồn Trung Quốc nhằm “cải lương xã hội”, “cải lương nhân sinh”. Nhà lí luận Khiên Mẫn: “Nếu văn học xa rời tính chân thực của hiện thực thì sẽ mất đi chủ nghĩa hiện thực, mất đi sức mạnh sinh mệnh của nghệ thuật, xa rời tính chân 5 thực, thì tác dụng nhận thức của văn học và chức năng phản ánh hiện thực của nó cũng không thể nói đến được”. Trào lưu chủ nghĩa hiện thực ở thế kỉ XX được gọi là “chủ nghĩa hiện thực mới”, về cơ bản thì vẫn viết theo chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX. Ví như: Pháp có R. Rolang với tác phẩm tiêu biểu “Giang Critxtopho”, tiểu thuyết đã mô tả cuộc đời của một nghệ sĩ có nhân cách cao thượng không khuất phục trước chế độ đẳng cấp, không chìm ngập trong thế tục thấp hèn. Ở Mĩ có J. D. Pátxost với tiểu thuyết “Bộ ba nước Mĩ” đã vẽ nên bộ mặt ảm đạm của Hoa Kì trong mấy mươi năm đầu thế kỉ. Ở Đức có E. M. Romac với phương Tây không có chiến sự, kể lại những cảnh chém giết đẫm máu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. 2.3. Sự khác biệt giữa trào lưu chủ nghĩa hiện thực với một số trào lưu khác: Theo các khái niệm về chủ nghĩa hiện thực thì ta có thể tóm tắt nội dung chủ nghĩa hiện thực là sự tái hiện cuộc sống trong hình thái của bản thân cuộc sống; trong muôn nghìn mối tương quan chằng chịt gắn liền những con người với nhau và với môi trường cụ thể xung quanh. Mọi sự vật đều được xác định trong không gian và trong thời gian, và những mối tương quan này là về bề ngang cũng như bề dọc. Cắt lìa khỏi những mối tương quan này, con người không còn là gì hết. Tái hiện những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, điều đó cũng có nghĩa là chủ nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xã hội trong tính cụ thể lịch sử của nó. Chủ nghĩa cổ điển ở Châu Âu vào thế kỷ XVII, XVIII tuy đã xoáy sâu vào sự phân tích tâm lý, nhưng cũng mang tính ước lệ riêng. Luật ba nhất, sự cách biệt giữa các thể loại, lối điển hình hóa trừu tượng theo quan niệm con người muôn thuở, ngôn ngữ cung đình… đó là những ước lệ mà sau này chủ nghĩa lãng mạn sẽ phá vỡ. Chủ nghĩa lãng mạn đấu tranh chống lại những quy phạm độc đoán càng về sau càng gắn liền với sự khô cằn của cảm xúc, sự nghèo nàn của tâm hồn. Các khuôn khổ đã bị phá vỡ, chủ nghĩa bảo thủ đã bị đánh lùi, nhưng rồi người ta lại thấy xuất hiện những ước lệ mới kín đáo và tinh tế hơn. Với chủ nghĩa hiện thực, mọi khuôn khổ đều bị bẻ nát, những quy phạm đều phá sản trước sự thật sinh động, muôn màu muôn vẻ của đời sống. Chủ nghĩa hiện thực không chấp nhận những con đường mòn, hay sự vẽ vời trang sức. Đối với các nhà văn hiện thực chủ nghĩa, không thể có những mẫu mực có sẵn, không thể có thước đo nào 6 khác hơn là cuộc sống. Chủ nghĩa hiện thực dành cho các nhà văn một không gian bao la như chính cuộc sống, nhà văn không phải cảm thấy chật chội vì một giới hạn nào, không bị vướng mắc bởi một chân trời nào. Cho nên chưa bao giờ có nhiều phong cách nghệ thuật như là thời kỳ phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Các nhà cổ điển chủ nghĩa hiểu biết lòng người nói chung nhưng rất ít quan tâm đến những con người sống thực, đến sự phát triển lịch sử và cá tính cụ thể của họ. Đương nhiên, bản chất cụ thể cảm tính của hình tượng đã buộc họ phải thể hiện cái chung vào những cá nhân riêng lẻ, nhưng trong sự thể hiện này, cái gì là cá nhân bị gạt ra, cá tính con người bị rút vào cái bản chất trừu tượng của một dục vọng nhất định, một tư tưởng nhất định. Puskin đã coi nhân vật của Moliere là con người của một dục vọng. Lão hà tiện Arpagông tuy có mê gái, nhưng tình yêu không làm cho thế giới nội tâm của lão phong phú, đa dạng hơn lên chút nào. Các nhà lãng mạn chủ nghĩa trái lại đánh giá cao cái cá thể. Sự chú trọng đến cái cá thể, thậm chí cái ngoại lệ trong con người, và chủ yếu là trong lĩnh vực tình cảm khiến cho các điển hình lãng mạn chủ nghĩa sinh động hơn. Nhưng những điển hình này vẫn chưa thoát được tính trừu tượng, gắn liền với một sự lý tưởng hóa còn đậm nét hơn rất nhiều so với chủ nghĩa cổ điển. Nhiều nhà lãng mạn chủ nghĩa đã vượt ra ngoài giới hạn của tự nhiên, của tính chân thực khách quan. Chủ nghĩa hiện thực miêu tả đời sống trong các hình thái của bản thân đời sống thông qua sự nhận thức sâu sắc bằng phương tiện nghệ thuật. Sự lý giải xã hội, giai cấp về con người phải là một tiền đề khách quan và là đặc điểm chủ yếu của điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa. Và đây cũng là chỗ khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa tự nhiên muốn dùng khoa học tự nhiên, thực nghiệm để giải thích hành động và tâm lý của con người. Cho rằng bản năng, huyết thống, di truyền quyết định tất cả. Môi trường mà các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa quan niệm vừa quá rộng, vừa cục bộ, chỉ có tác động trong phạm vi sinh lý. Còn đối với các tác giả hiện thực chủ nghĩa thì chính trị và các quan hệ chính trị thực tế, với tính cách là hoàn cảnh, là miếng đất cho sự nảy nở, thăng trầm của đời sống cá nhân đều trở thành đối tượng miêu tả trong tác phẩm của họ. Điển hình hiện thực chủ nghĩa thể hiện mối thống nhất giữa cái chung và cái riêng, ở mức độ hài hòa sinh động nhất. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, nổi bật lên hình tượng bọn thống trị, bọn ăn bám bóc lột chủ nhân của cuộc sống, điển hình cho cái xã hội mà đồng tiền, nói như 7 Ban-dắc “nằm trong đáy lương tâm của mọi người…”, nó cũng sống, cũng nhốn nháo như con người, cái xã hội trong đó thống trị cái quy luật rừng rú, dù đó là xã hội t ư sản hay phong kiến, thực dân. Đồng thời với chủ nghĩa hiện thực, xuất hiện những con người bé nhỏ, những người thừa, những người đi tìm chân lý, những chiến sĩ xã hội,… tất cả đều góp phần dựng lên những bích họa xã hội sinh động hùng vĩ, với những quy mô mà sử thi của Hô-me cũng không sánh kịp. Yêu cầu phản ánh sâu xa, chân thực thời đại và cuộc sống xã hội đã khiến cho thể loại tiểu thuyết đặc biệt phát triển, song song với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Nếu chủ nghĩa hiện thực có khả năng bộc lộ những xu hướng sâu xa của đời sống, thì khuynh hướng của tác phẩm phải toát ra từ tình thế và hành động, chứ không cần phải nói toạc ra, và nhà văn không bắt buộc phải cung cấp sẵn cho độc giả những giải pháp lịch sử của các cuộc xung đột mà mình miêu tả. Vào thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, nghệ thuật là nhằm thể hiện nội tâm của bản thân nhà văn, và điều này gắn liền với chủ nghĩa chủ quan làm nền tảng cho phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa. Các nhà lãng mạn chủ nghĩa không tách rời cá tính tác giả với tác phẩm, và điều này có thể là một bước tiến so với chủ nghĩa cổ điển. Với chủ nghĩa hiện thực, nhà văn tự tách ra khỏi nhân vật của mình, coi nhân vật này như là sản sinh ra bởi chính đời sống, theo những quy luật của bản thân thực tại. Nhà văn hiện thực chủ nghĩa tôn trọng tính khách quan nghiêm ngặt của sự thể hiện, như tự mình chỉ làm cái việc tuân theo sự diễn biến phát triển tự nhiên của cuộc sống, để cho sự việc và con người tự phơi bày theo một lôgic nội tại không cưỡng lại nổi. Hành động con người bắt nguồn từ lô-gic riêng của tính cách, trong mối quan hệ tác động qua lại với hoàn cảnh. Một khi được đặt vào trong những hoàn cảnh cụ thể xác định, nhân vật dần dần có cuộc sống riêng, tác giả không thể tùy tiện sai khiến mà phải phục tùng. Nếu có thì những yêu ghét của tác giả phải nén lại, ẩn dưới các dòng chữ chứ không trùm lấp nhân vật. Chủ nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống có sao nói vậy, trong mối tương quan với lý tưởng. Nhưng chủ nghĩa hiện thực không đem cái có thực phụ thuộc vào cái phải có. Chủ nghĩa hiện thực không giải quyết các mâu thuẫn một cách lý tưởng bằng cách bày đặt ra trong tưởng tượng. Nó đòi hỏi ở lý tưởng tính chân thực, không làm cái việc uốn nắn, thay đổi bộ mặt của hiện thực, trong khí giúp đánh giá cái gì đáng có. Khác với chủ nghĩa tự nhiên, nó không sao chép nô lệ hiện thực. Bằng cách miêu tả cuộc sống có thực, nó đưa người ta đến kết luận rằng cuộc sống ấy là không xứng đáng, là không đáng có và do đó, gián tiếp vạch ra rằng cuộc sống phải như thế nào mới là xứng đáng, 8 mới là đáng có. Với chủ nghĩa hiện thực, lý tưởng được biểu hiện không phải xuất phát từ ý thức độc đoán của tác giả, từ một định kiến tốt đẹp nào, mà là kết quả của sự nhận thức thực tại bằng hình tượng và trong hình tượng, và của sự bình giá thẩm mỹ đối với thực tại. Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác thiên về nguyên tắc khách quan, lấy việc tái hiện một hiện tượng xác định của cuộc sống trong hình thức bản thân nó làm chính, khác với kiểu sáng tác lãng mạn nhấn mạnh vai trò của tưởng tượng chủ quan, của lý tưởng, nặng về tái tạo trong sự miêu tả nghệ thuật. Do đó chủ nghĩa hiện thực cũng thiên về sử dụng những thủ pháp ước lệ, hoàn cảnh xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở một thế giới quan, một lý tưởng xã hội thẩm mỹ nhất định. II. Nội dung: 1. Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của trào lưu chủ nghĩa hiện thực: Theo bài viết Để hiểu thêm chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của G. Lukacs của Phương Lựu thì “Chủ nghĩa hiện thực là vĩ đại, là nền tảng của văn học chân chính, trong điều kiện bình thường, nghệ thuật luôn gắn bó với Chủ nghĩa hiện thực”. Chủ nghĩa hiện thực hết sức chú ý đến những tư liệu, dữ kiện có thật ở trong đời sống và đã dùng chúng như những chất liệu nghệ thuật để xây dựng cốt truyện, các nhân vật, các tính cách, các hiện tượng tâm lí, với nghệ thuật khái quát và điển hình hóa cao cùng nghệ thuật phân tích tư tưởng, tâm lí sâu sắc. Nhiều nhà văn hiện thực đã sáng tạo ra được những nhân vật điển hình mang dấu ấn rất đậm của xã hội và thời đại đương thời. Chủ nghĩa hiện thực trút bỏ những ràng buộc của lễ giáo thần quyền, những nhân vật trung tâm mang tính chất lí tưởng hóa của văn học Phục Hưng. Những nhân vật luôn biết suy nghĩ và hành động, họ dần thoát khỏi, không bị thần linh chi phối. Chủ nghĩa hiện thực nằm trong kiểu sáng tác tái hiện, lấy việc mô phỏng, phản ánh hiện thực khách quan làm mục đích bao trùm. Tại phương Đông, Chủ nghĩa hiện thực chọn nhân vật là những “nghịch tử”, những nông dân khởi nghĩa, những mức độ khác nhau trong việc chống đối lại đạo đức và lễ giáo phong kiến. Nhân vật người phụ nữ được lựa chọn trong Chủ nghĩa hiện thực đã không nhất thiết phải là những liệt nữ, tiết phụ cao quý, phẩm hạnh đoan chính, đầy đủ công – dung – ngôn –hạnh mà đã xuất hiện 9 những con người dứt về thân phận bị lép vế, những số phận bất hạnh, đau thương. Các nhà văn, thi sĩ những nét riêng biệt về cá tính,về cuộc đời và hướng lựa chọn cho các nhân vật của mình một cách đa dạng, tính cách luôn được phát triển với cấp độ cao dần chứ không bao giờ dặm chân tại chỗ. Chủ nghĩa hiện thực với chủ trương dùng chi tiết chân thực lấy từ đời sống chính là một cách chọn lọc những kí hiệu tự nhiên để nghệ thuật hóa. Nhà văn Pháp H’onore De Balzac đã từng khẳng định nghệ thuật phải gắn chặt với thế giới thực tại, phải có tính lịch sử và thể hiện chân thật cuộc sống. Ông cũng từng nói: “Xây dựng những tính cách điển hình bằng cách kết hợp những nét của vô số những tính cách đồng nhất không chỉ của con người, mà các biến cố của đời sống cũng biểu hiện bằng điển hình”. 2. Đặc điểm của trào lưu chủ nghĩa hiện thực Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực được thể hiệ qua cách xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật và thi pháp. 2.1. Ở Phương Tây :  Về nhân vật: Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng chọn nhân vật làm trung tâm, đó là những con người mang lý tưởng nhân văn cao đẹp, đầy tài năng và trí tuệ, như những kì quan của thiên nhiên . Ví dụ: Như trong tác phẩm Hamlet của Shakespeare, Hamlet đã bộc lộ cảm nhận rất tự hào về con người: “Con người là tuyệt tác biết chừng nào! Cao quý bao nhiêu với lý trí sáng suốt! Những khả năng của nó vô tận biết bao nhiêu! Lớn lao và tuyệt vời biết bao nhiêu trong hình dáng và cử chỉ! Trong hành động thì giống như thiên thần, về hiểu biết thì như một bậc thánh! Con người là sắc đẹp của thế giới ,tinh hoa của muôn loài”. Nhân vật trung tâm mang tính chất lý tưởng của chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, trút bỏ hết những ràng buộc của lễ giáo và thần quyền, luôn luôn tìm tòi, tiến bước với tất cả sự nhiệt tình của mình. Đó là những con người biết suy nghĩ và hành động. Suy nghĩ để mà hành động, hành động có suy nghĩ.  Về tính cách nhân vật: Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng xây dựng nhân vật giàu màu sắc cá tính, đa dạng không đơn nhất một chiều. 10 Ví dụ: nhân vật Hamlet, Romeo, Risa III…  Về thi pháp : Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, hiển nhiên là nằm chung trong kiểu sáng tác tái hiện, lấy việc mô phỏng, phản ánh hiện thực khách quan làm mục đích bao trùm. Thi pháp thời Phục hưng khá đa dạng, không chỉ có cách mô tả theo trạng thái bản thân cuộc sống, mà còn sử dụng cả các thủ pháp lãng mạn, tượng trưng, kì ảo, huyền thoại… Ví dụ: Thần khúc của Dante miêu tả chuyến du hành xuống địa ngục lên thiên đường đầy màu sắc huyền thoại kì ảo. Chính là với những hình thức và thủ pháp “phi hiện thực” này đã làm cho bản chất hiện thực bộc lộ được sinh động và sâu sắc hơn, để lại những bài học không bao giờ cũ cho văn học ngày nay. 2.2. Ở phương Đông:  Về nhân vật: Nhân vật trung tâm trong chủ nghĩa hiện thực không còn là những quân tử, liệt nữ, mà ngược lại là những “nghịch tử” hoặc những nông dân khởi nghĩa. Những người nông dân muốn đập tan chế độ phong kiến như Võ Tòng, Lí Quỳ, Từ Hải. Người phụ nữ ở đây không phải là liệt nữ, tiết phụ, cũng không phải là hiện thân của công, dung, ngôn, hạnh mà trước hết là những con người day dứt vì thân phận lép vế của mình như đã thấy trong thơ của Hồ Xuân Hương.  Về tính cách nhân vật: Nguyên tắc xây dựng nhân vật ở đây với đặc điểm trước tiên là có cá tính rõ nét. Nhân vật có cá tính sinh động, có hoàn cảnh giống nhau nhưng vận mệnh lại khác nhau như Thúy Vân, Thúy Kiều. Tính cách nhân vật được cá thể hóa, đa dạng phát triển, xét cho cùng cũng chính là do chủ nghĩa hiện thực ở đây về cơ bản đã tái hiện được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Có nghĩa là các nhà văn của dòng văn học này quan niệm con người không phải là con đẻ của đạo đức trừu tượng, mà là sản phẩm của hoàn cảnh đó. 11 Ví dụ: Tính cách của Kiều có một vẻ riêng, vì nàng đã trải qua một cảnh ngộ không giống một ai. Tính cách của nàng lại vừa thế này vừa thế kia, lúc thế này lúc thế khác, xét cho cùng cảnh ngộ của nàng cũng khá phức tạp và không đứng yên mà luôn luôn biến đổi.  Về thi pháp: Thi pháp của chủ nghĩa hiện thực ở đây không có sự phân biệt thiếu dân chủ cùng những quy định ngoặt nghèo về mặt đề tài và thể loại. Dùng thi pháp tả thực, kết cấu linh hoạt và sáng tạo nhưng cũng không thoát khỏi công thức: hội ngộ - lưu lạc – đoàn viên. III. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực: 1. TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT - Fyodor Dostoevsky 1.1 Sơ lược về tác giả, tác phẩm: Fyodor Dostoyevsky (1821 – 1881) là nhà văn nổi tiếng người Nga. Cùng với Lev Tolstoy, Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ XIX. Các tác phẩm của ông như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và trừng phạt đã khai thác tâm lí con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ XIX. Tuy nhiên ở Liên Xô, sau Cách mạng tháng Mười, người ta hầu như phủ nhận toàn bộ các sáng tác của Dostoevsky. Từ 1972, tác phẩm của Dostoevsky mới được nhìn nhận lại và đánh giá đúng mức ở quê hương của mình. Tác phẩm Tội ác và trừng phạt được sáng tác năm 1865. Câu chuyện tập trung vào nhân vật trung tâm Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên trường luật ở Petecbua xuất thân từ một gia đình nghèo và cô em gái Dunhia giàu lòng hy sinh. Vì quá nghèo khổ cùng tư tưởng muốn làm một vị anh hùng, Raskolnikov đã giết chết người chủ của một tiệm cầm đồ và lấy đi số tiền lớn. Tuy chưa bị phát hiện, chàng luôn bị dày vò lương tâm. Sau đó, chàng quen Sonya. Mối tình càng lớn trong lòng đã khiến chàng tự thú cùng Sonya, tự hỏi mình là “con sâu bọ hay có quyền lực thực sự”. Chàng quyết định tự thú, bị đày ải và Sonya nguyện đi theo Sonya. Trong lúc đó, cô em gái Dunhia giữa hoàn cảnh khó khăn, một người mối lái đưa Pyotr Petrovich Luzhin (Luzhin), một viên quan cao cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Dunhia hỏi vợ. Sự giàu sang của hắn khiến Dunhia quyết định cưới hắn để giúp gia 12 đình, nhưng bị anh trai Raskolnikov ngăn cản. Tức tối vì bị bẽ mặt, Luzhin quyết định bày mưu bằng cách đưa tặng nàng Sonya đồng 10 rup trong đám tang cha nàng, nhưng thật ra đó là 100 rup. Sau đó hắn hô hoán, đổ lỗi cho Sonya là đứa ăn cắp. Nhưng bạn của hắn, trước đó vô tình đứng ngoài cửa đã chứng kiến Luzhin bỏ tờ giấy bạc 100 rup vào túi Sonya, tưởng Luzhin cho tiền để giúp đỡ Sonya. Anh bạn đã vạch mặt trò bịp này của Luzhin và không thể chối cãi, Luzhin bẽ mặt lủi thủi ra về. Tội ác và trừng phạt là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh và hay nhất của toàn bộ hệ thống tác phẩm Dostoevsky, là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân vật, tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người, xã hội nước Nga được vẽ nên bằng những nét nguệch ngoạc ban đầu, sau đó rõ nét dần, và chân tướng bản chất của con người được bộc lộ trọn vẹn. Xoay vần trong vũng bùn tham vọng, tiền tài và quyền lực, Tội ác và trừng phạt vẽ nên bức tranh u tối của tầng lớp dưới đáy xã hội Nga, đồng thời tác phẩm còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng. 1.2. Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Tội ác và hình phạt. a. Tội ác và trừng phạt phản ánh đầy đủ và chân thật bức tranh đời sống của nước Nga. Trước hết, Tội ác và trừng phạt đã miêu tả rõ nét và chân thực sức mạnh của đồng tiền trong xã hội Nga thế kỷ thứ XIX. Tất cả mọi con người sống trong xã hội đều chỉ khát khao một điều duy nhất là kiếm được nhiều tiền. Chính sự tôn vinh đó mà mọi vấn đề liên quan đến nó đều quyết định danh dự và nhân phẩm của con người thậm chí có thể thay đen đổi trắng nhằm trục lợi cho mình và bôi nhọ danh dự người khác. Đồng tiền cũng là nguyên nhân ban đầu dẫn đến hành động giết người của Raskolnikov. Rõ ràng, khi đồng tiền không còn là phương tiện trao đổi hàng hóa thông thường mà nó trở nên thống lĩnh mọi mặt cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần thì con người không còn giữ được thiên lương nữa, họ lừa dối nhau, chà đạp lẫn nhau để có được nó. Việc làm ấy nhằm vạch rõ bản chất của tầng lớp tư sản hãnh tiến, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của người nghèo từ đó mà giá trị nhân văn của tác phẩm trở nên cao cả hơn bao giờ hết. 13 Ngoài ra, Tôi ác và trừng phạt thể hiện thực trạng đạo đức của xã hội Nga. Chính một xã hội mà giá trị sống bị đảo lộn, cuộc sống con người rơi vào bế tắc, khủng hoảng đã tạo ra một Raskolnikov bị chấn thương về mặt tinh thần, dẫn đến những ý tưởng, hành động rồ dại, phi nhân tính. Nó khiến tất cả mọi người chạy theo lợi ích riêng, bất chấp tất cả để có được thứ mình muốn. Thậm chí, xã hội Nga lúc đó được tác giả dựng lên với tất cả vẻ kệch cỡm của những mối tình vụng trộm, của thói trăng hoa, của những khủng hoảng không thể cứu vãn trong tâm lý, linh hồn của con người sinh sống trong xã hội ấy. Đồng thời, sự tha hóa đạo đức đó khẳng định: “Chân lý không mất đi đâu, nhưng cuộc sống có thể vùi lấp nó được”. b. Nguyên tắc điển hình hóa được thể hiện trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt: Có thể nói, sự điển hình hóa trong tác phẩm được thể hiện rõ nét qua từng nhân vật với tính cách được phô ra lộ thiên. Nhân vật Raskolnikov là đại diện cho tầng lớp cùng cực của xã hội Nga. Hình ảnh chàng hiện lên tượng trưng cho những con người đang vật vã với cuộc sống hàng ngày. Pyotr Petrovich Luzhin là biểu trưng cho tầng lớp tư sản hống hách. Mọi nhân vật đều đặc trưng cho một hạng người đang tồn tại trong thời kỳ đó, và đủ sức khái quát bố cục chung của nước Nga lúc ấy. Tuy nhiên, bằng nghệ thuật ngôn từ và xây dựng nhân vật, Fyodor Dostoyevsky vẫn thể hiện tính cách riêng của từng người, khiến tác phẩm của ông không lẫn lộn với bất kỳ nhà văn nào khác. 2. THUỐC – LỖ TẤN: 2.1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm: Lỗ Tấn (1881 – 1936), quê ở Chiết Giang là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5 - 1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét(14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch 14 nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung. Trong số các tác phẩm truyện ngắn của ông, truyện ngắn Thuốc có nét đặc sắc và chiều sâu. Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923. Câu chuyện viết về vợ chồng lão Hoa Thuyên, chủ quán trà có con trai bị bệnh lao (căn bệnh nan y thời bấy giờ). Nghe nói ăn bánh bao tẩm máu người tử tù sẽ khỏi bệnh. Lão Thuyên dành dụm tiền nhờ người mua bánh bao tẩm máu này về cho con ăn. Sáng hôm sau, trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, nhiều người cho anh điên. Thế rồi, thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao không trị được bệnh lao ấy. Năm sau vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con. Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau. Đây là điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm, thể hiện một quyết tâm tiếp bước người đã khuất. 2.2 Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Thuốc: Chọn nhan đề thiên truyện là “Thuốc” (nguyên văn là Dược) Lỗ Tấn muốn đặt vấn đề chữa căn bệnh u mê trầm kha của dân tộc Trung Hoa? Nhưng Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này đã tạo ra nhiều lớp nghĩa trùng phức. Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh, chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác. Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc, thông qua hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời 15 bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng. Anh như ngôi sao cô đơn giữa bầu trời giông gió. Dân không hiểu anh đang làm gì và mẹ anh cũng không hiểu con mình đang làm gì. Với ý này, phải chăng nhà văn có ý “cắt” cho những nhà làm cách mạng Trung Quốc một bài thuốc chữa trị? IV. Vị trí và ảnh hưởng của trào lưu chủ nghĩa hiện thực với văn học Việt Nam: Ở Việt Nam, dòng văn học hiện thực bắt đầu khi chủ nghĩa hiện thực ở phương Tây đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, nên sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam cũng không hoàn toàn giống chủ nghĩa hiện thực ở Phương Tây. Chính vì vậy mà sự ảnh hưởng của trào lưu này đối với văn học Việt Nam cũng mang nhiều điểm khác biệt .Văn học phương Tây tác động tới nhiều nền văn học các nước trên thế giới chủ yếu thông qua và bắt nguồn từ chủ nghĩa mác - xít, bên cạnh đó là phong trào cách mạng phát triển rầm rộ, đương nhiên Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cụ Phan Cự Đệ đã chỉ ra sự ảnh hưởng đó qua nhận định “Tư tưởng Mácxít và phong trào cách mạng đã tạo điều kiện cho văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, giúp nó nhận ra những mâu thuẫn đối kháng, những vấn đề bản chất của xã hội, do đó ở chặng cuối, không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên mà một bộ phận đã có sự giao lưu với văn học cách mạng để chuyển hóa thành hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Thông qua nhận định ấy chúng ta có thể thấy một điều rằng việc tiếp thu nền văn hóa phương Tây đối với nước ta quả là điều tuyệt vời, có lợi ích và hơn hết đó là bước đệm để vươn tới tương lai mới. Hiện thực từ các phong trào cách mạng, từ cuộc chiến tranh đã hướng tới nhu cầu chỉnh đốn lại phong cách viết của mỗi nhà văn, nhà thơ trong thời điểm đó. Những năm đầu của thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam, dòng văn học hiện thực chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học phương Tây đặc biệt là trong thể loại tự sự. Trong một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Lục xì, Làm đĩ... ) in rõ dấu ấn phong cách tự nhiên chủ nghĩa của E. Zola. Nhà văn Nam Cao đã chịu ảnh hưởng phong cách phân tích tâm lý nhân vật và trong Truyện người hàng xóm (Nam Cao) có nhiều nét tương đồng với truyện Ghi chép dưới nhà hầm của Đôxtôiepxki. Trong việc tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà, trường hợp những sáng tác của Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) là một hiện tượng khá đặc biệt, là “một nhà tiểu thuyết nổi tiếng”, một nhà văn bình dân nhất 16 Nam Kỳ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai. Khi sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu mạnh mẽ những tác phẩm văn học phương Tây. Một số tác phẩm của ông thường phóng tác theo các tác phẩm phương Tây nhằm thể hiện những nội dung mới của đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi. Đó là trường hợp các tiểu thuyết như: Chúa Tàu Kim Quy (phóng tác theo Bá tước Monte - Cristo của A. Dumas), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đình của H. Malot), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của V. Hugo). Những tác phẩm trên nổi bật về xu hướng đạo đức xã hội, ngợi ca cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, chống lại cái ác. Việc phóng tác của Hồ Biểu Chánh đối với một số tác phẩm văn học phương Tây như trên là nhắm tiếp thu kinh nghiệm văn học nước ngoài để đổi mới thể loại tự sự mới hình thành và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX. Ở đây, khi phóng tác, nhà văn không “chuyển dịch” như một số tác giả khác, mà biến thành riêng của mình để thể hiện cuộc sống và con người phức tạp của vùng Nam Bộ. Từ những năm 50 trở lại đây, đặc biệt vào những thập niên 70, 80 và 90 khi nước ta tiến hành đường lối đổi mới, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì văn học phương Tây có điều kiện ảnh hưởng đến văn học Việt Nam hiện đại, trong đó bao gồm trào lưu hiện thực trên qui mô rộng lớn hơn. Dòng văn học hiện thực đã được phổ biến một cách khá hệ thống ở nước ta, trong đó phải kể đến văn học Xô Viết và một số tác phẩm mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến bộ khác. Khói lửa của H. Barbuse, Người mẹ của M. Gorki, Thép đã tôi thế đấy của N. Ôxtrôpxki, Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhốp, Thơ của Maiacôpxki,... và những tác phẩm văn học hiện đại khác là những tác phẩm mang tính “kinh điển” cung cấp cho các nghệ sĩ và độc giả nước ta những nguyên tắc và nghệ thuật phản ánh mới. Một số nhà văn cũng tiếp thu những biện pháp nghệ thuật thể hiện như xây dựng cốt truyện, tính cách nhân vật… và đã có những tác phẩm văn học có giá trị. Chúng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của Đất vỡ hoang (Sôlôkhốp) đối với Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm của Đào Vũ trong cách đặt và giải quyết vấn đề xã hội ở giai đoạn bước ngoặt, theo một cách nhìn biện chứng, khoa học. Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay, những tác phẩm văn học với đủ các thể loại, trào lưu đã được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Và dĩ nhiên các nhà văn của chúng ta có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những mặt tốt của nó nhằm làm phong phú thêm nền văn học nước nhà trên con đường phát triển, đổi mới. Trong giai đoạn 17 này, văn xuôi hiện thực tự sự Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Các nhà văn đã không ngừng tiếp nhận và thể hiện trong tác phẩm của mình cách nhận thức, thủ pháp nghệ thuật phản ánh… để góp phần hiện đại hóa văn học đất nước. Về kĩ thuật viết văn trong trào lưu văn học hiện thực, hầu như các tác phẩm của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng không hề nhẹ. Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu) gần với kĩ thuật dòng ý thức trong các sáng tác của M. Proust. Chín bỏ làm mười của Phạm Thị Hoài là tác phẩm chịu ảnh hưởng truyện Mười một người con trai của F. Kafka. Ở đây, khi vận dụng kĩ thuật viết văn của tác giả phương Tây, Phạm Thị Hoài đã tạo ra một cách thể hiện mới mang tính hiệu ứng thẩm mĩ cao. Một số tác giả tiếp nhận khung cảnh tự sự của văn học nước ngoài để đưa vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Như vậy, việc tiếp nhận không chỉ dừng lại ở hình thức như đã dẫn chứng ở trên mà còn thể hiện ở nội dung và quan niệm nghệ thuật. Trong lĩnh vực này, Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp,… là những ví dụ tiêu biểu. Cái triết lí “không có chúa thì mọi cái đều được phép làm” của Đôxtôiepxki trong Anh em nhà Karamadôp được Nguyễn Huy Thiệp chuyển thành triết lí “không có vua thì mọi cái đều được tự do” trong Không có vua. Phạm Thị Hoài đã lấy một chủ đề mang khung cảnh tự sự là mê cung của F. Kafka để đặt tên cho một tác phẩm của mình là Mê lộ. Phản ánh sự tha hóa của con người và sự phi lí của cuộc sống xã hội hiện đại là một vấn đề nổi bật trong văn học phương Tây. Tác giả Phạm Thị Hoài cũng khai thác các vấn đề trên trong các tác phẩm của mình. Nếu nhân vật Menrsalt trong “Kẻ xa lạ” của văn học hiện đại chối từ kiểu sống theo những lề thói xã hội đã hằn sâu trong mỗi con người thì hai mẹ con cô Liễu trong “Tổ khúc bốn mùa” của Phạm Thị Hoài sống tách biệt với lối sống “giống nhau từ cái ngậm tăm, xỏ đôi dép đến những ước mơ quẩn quanh tội nghiệp,… và mất khả năng ý thức về mọi sự”. Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài nói đến một số nhân vật không “biết làm gì khác hơn ngoài liên hoan, cơ hội ôn tập và thao diễn chính trị trước khi trượt dài vào một thời khóa biểu công chức dằng dặc những chu kì ngày lại giống ngày”. Đoạn văn mô tả trên gần với tính phi lí của A. Camus trong Huyền thoại Sisyphe: “Ngủ dậy, lên xe điện, bốn giờ ngồi vào bàn giấy,… nghỉ ăn cơm, đi ngủ và thứ hai thứ ba thứ tư thứ năm thứ sáu rồi thứ bảy đều lặp lại cùng một nhịp độ… gần như đều đặn”. Việc có cách viết giống nhau của các nhà văn Việt Nam và các tác giả văn học phương Tây chủ yếu do sự giao lưu và tiếp nhận. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp trong những điều kiện lịch sử xã hội giống nhau, 18 không trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng vẫn có sự gần gũi nhau đối với một số tác giả, tác phẩm. Phương Tây được xem như là cái nôi của sự mới mẻ, sự tinh khiết nhưng không phải cứ mới sẽ là tốt, sẽ là hay. Trào lưu văn học hiện thực ở Việt Nam chịu tác động không hẳn là ít cũng chẳng là nhiều, suy cho cùng cũng là sự đánh tráo giữa cái nên và cái không nên. Học những điều hay và tránh những điều dở, đó là quy luật nhưng không phải cái mới lúc nào cũng tiến bộ và hoàn hảo, cũng như không phải cái cũ nào cũng lạc hậu và hoàn toàn bị vượt qua. Tính đến thời điểm này trong đó bao gồm văn học Việt Nam và thế giới đã hình thành và phát triển các trào lưu văn học đầy cá tính riêng “Các trào lưu đó mang nét đặc trưng không hẳn bởi khi so sánh cái nào hơn cái nào thiệt mà là chính bản thân “nó” đã có hẳn tiếng nói riêng và có chăng đó là bản chất đã được lịch sử ghi nhận lại bằng tất cả những gì “nó” có”. Các trào lưu chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại .v.v. được tạo ra bởi vô vàn thế hệ, vô số thi sĩ, nhà văn... bên cạnh đó không quên vai trò của độc giả mọi thế hệ. Mỗi trào lưu là mỗi nét độc đáo, mỗi nét đặc trưng, sự khác biệt, tầm nhìn về quốc tế và cái mác ảnh hưởng của “nó”. Tất nhiên chủ nghĩa hiện thực không phải là ngoại lệ, hơn thế nữa đó được coi là nền tảng cho sự hình thành một trào lưu mới chủ nghĩa hiện thực phê phán. Giai đoạn trước năm 1975 xét về việc nhìn nhận đánh giá vị trí cũng như vai trò của trào lưu này có thể thấy một điều rằng đây là vấn đề có nhiều bất cập. Nhưng từ sau năm 1975, đặc biệt là từ cuộc đổi mới văn học năm 1986, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại và có những ý kiến đánh giá khách quan và thỏa đáng hơn. Về vấn đề vị trí của trào lưu này ta thấy đây là một bước tiến trong tư duy nghệ thuật của nhân loại. Việc đánh giá cao vấn đề này kể cũng là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, có không ít người đã nhiệt tình một cách thái quá, từ chỗ đề cao chủ nghĩa hiện thực đã đi đến tuyệt đối hóa vai trò của trào lưu này. Tình trạng ấy đã được Lê Ngọc Trà cảm nhận: “Trong một thời gian dài và cả hiện nay nữa, các nhà nghiên cứu văn học thường nói nhiều về tính hiện thực, chủ nghĩa hiện thực của nghệ thuật mà chưa đi sâu xem xét một cách đầy đủ những mặt khác thuộc nội dung của tác phẩm. Điều đó tạo ra cảm giác rằng hình như chủ nghĩa hiện thực, sự phản ánh chân xác cuộc sống là toàn bộ nội dung 19 cơ bản của tác phẩm, là giá trị bao trùm của nghệ thuật”, “Đến văn học cổ cũng bắt đầu bị đem ra đánh giá máy móc theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực, xét hay dở căn cứ vào chỗ nó phản ánh hiện thực bên ngoài nhiều hay ít”. Tình trạng đó cũng được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân nhận thấy: “Thế rồi lâu nay trong kho tàng văn học thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán được chúng ta ưu ái nhất. Còn những sáng tác ngoài chủ nghĩa hiện thực thì bị đánh giá thấp hơn. Sẽ không có vấn đề gì nếu việc đề cao chủ nghĩa hiện thực đáp ứng được yêu cầu thực tế, giúp cho văn học ngày càng phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng này đã dẫn đến những hậu quả khá nặng nề. Đánh giá việc đề cao chủ nghĩa hiện thực, Lê Ngọc Trà cho rằng: “Quan niệm như vậy không phù hợp với thực tế lịch sử nghệ thuật và cản trở việc nghiên cứu sức mạnh tư tưởng của nó”. Nguyễn Văn Hạnh cảnh báo: “Tuyệt đối hóa chủ nghĩa hiện thực sẽ dẫn đến phủ nhận quyền tự do sáng tác, phủ nhận sự đa dạng phong phú trong nghệ thuật, không thấy hết vai trò của chủ nghĩa nhân đạo vốn là linh hồn của nghệ thuật chân chính”. Phong Lê trong Văn học trên hành trình thế kỷ XX cũng nhận định: “Không kể các giá trị nghệ thuật chân chính, đích thực bị co hẹp lại khiến cho di sản tự nhiên nghèo đi trong hướng tiếp nhận của quần chúng, mà hơn thế, nhiều giá trị còn bị vùi dập, xử lý oan”. Đó là chưa kể điều này đã gây nên sự lúng túng trong việc sử dụng thuật ngữ và đánh giá vị trí của các tác phẩm và nhà văn lớn. Vì xem chủ nghĩa hiện thực là có giá trị nhất nên người ta lại quy tất cả những thành tựu và những gì có giá trị cao trong văn học nhân loại về hiện thực. Và như vậy theo Phong Lê, “Cố nhiên, sự phân tích sẽ khó tránh khỏi lúng túng khi phải thêm một định ngữ sau chữ hiện thực, để xác định nó là các chặng, các giai đoạn đi tới, trước khi đến Chủ nghĩa hiện thực phê phán. Và một sự phân biệt khó tránh, nhưng lại như muốn che giấu, úp mở như vậy sẽ gây nên nhiều phân vân”. Việc đề cao chủ nghĩa hiện thực cũng gắn với việc nhấn mạnh nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn học. Lê Ngọc Trà đã lý giải tình trạng đó trên hai phương diện: “Về phương diện lịch sử, ở ta khuynh hướng này có hai nguồn gốc trực tiếp: tư tưởng văn nghệ Diên An (Trung Quốc) và cách hiểu nghệ thuật một cách dung tục trong mỹ học và lý luận văn học Xô - viết. Còn về phương diện nhận thức, chủ trương này gắn với hàng loạt quan niệm thiếu chính xác về triết học và lý luận nghệ thuật”. Lại Nguyên Ân thì tìm thấy nguyên nhân ở việc coi trọng ích dụng thực tế của văn học: “Nền văn học cán bộ của ta vốn trọng sự ích dụng thực tế, đặc biệt là ích dụng tuyên truyền cho công việc của bộ máy. Dần dà từ định hướng trọng lợi ích thiết thực, thực tế, văn học này tự trang bị lý thuyết: lý thuyết “văn học phản ánh hiện thực”, lý 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng