Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tranvanthuong...

Tài liệu Tranvanthuong

.PDF
60
161
64

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÍ ------------------------ TRẦN VĂN THƢƠNG BÀI DỰ THI CHƢƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG Chuyên ngành: Sƣ phạm Địa lí TP. HCM NĂM 2012 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÍ ------------------------ THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG Người hướng dẫn khoa học: ThS.GVC. Tạ Thị Ngọc Bích Người thực hiện: SV. Trần Văn Thƣơng MSSV: K36.603.086 TP. HCM NĂM 2012 - 1- LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Tạ Thị Ngọc Bích – ngƣời đã tận tình, hƣớng dẫn, động viên em trong suốt quá trình làm đề tài. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Công Ba – Trƣởng phòng Công tác Chính trị và Học sinh – sinh viên và các thầy, cô trong Khoa Địa lí Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên và góp ý kiến cho em trong thời gian em làm đề tài tham gia cuộc thi. Xin cám ơn Viện Hải Dƣơng học Nha Trang, các Sở ban ngành đã cung cấp những tƣ liệu để em hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và những ngƣời thân luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống. Sinh viên Trần Văn Thƣơng - 2- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 7 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 8 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 8 5. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................ 9 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 9 NỘI DUNG ........................................................................................................... 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 12 1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia .................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm về quốc gia ....................................................................... 12 1.1.2. Lãnh thổ quốc gia .............................................................................. 12 1.1.3. Chủ quyền quốc gia ........................................................................... 12 1.1.4. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia .............................................................. 13 1.2. Sơ lƣợc về luật biển quốc tế 1982 ............................................................. 13 1.3. Vai trò của Biển Đông .............................................................................. 15 1.3.1. Đối với tự nhiên ................................................................................. 15 1.3.2. Đối với kinh tế - xã hội ...................................................................... 16 1.3.3. Đối với an ninh – quốc phòng ............................................................ 17 1.4. Chủ quyền quốc gia trên Biển Đông của Việt Nam................................... 17 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ...................................... 19 2.1. Khái quát về Biển Đông Việt Nam ........................................................... 19 2.2. Các tranh chấp chủ quyền Biển Đông và những gây hấn phi lý của Trung Quốc trong những năm gần đây (từ năm 2009 đến nay) ..................................... 21 - 3- 2.2.1. Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ......................................... 21 2.2.2. Những gấy hấn phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay .......................................................................................................... 25 2.3. Nguyên nhân của sự tranh chấp trên Biển Đông ....................................... 28 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ............ 33 3.1. Các chứng cứ khẳng định chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trƣờng Sa là của Việt Nam ............................................................................... 33 3.1.1. Hoàng Sa và Trƣờng Sa thuộc về Việt Nam về phƣơng diện địa hình đáy biển ......................................................................................................... 33 3.1.2. Hoàng Sa và Trƣờng Sa thuộc về Việt Nam về phƣơng diện địa chất và sinh học ......................................................................................................... 35 3.1.3. Chứng cứ từ các tài liệu nƣớc ngoài ................................................... 37 3.1.4. Chứng cứ từ phía Việt Nam ............................................................... 43 3.2. Hƣớng giải quyết ...................................................................................... 51 3.2.1. Giải pháp chính trị ............................................................................. 51 3.2.2. Giải pháp giáo dục ............................................................................. 53 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................... 54 1. Kết luận ......................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 56 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 57 - 4- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ các vùng biển theo Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 ................................................................................................................14 Hình 1.2: Bản đồ vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông Việt Nam .............................18 Hình 2.1: Bản đồ địa hình Biển Đông .....................................................................20 Hình 2.2: Các yêu sách chồng lấn tại Biển Đông ....................................................23 Hình 2.3: Các đƣờng chồng lấn tại Biển Đông ........................................................23 Hình 2.4: Các hoạt động đánh cá chồng lấn tại Biển Đông .....................................24 Hình 2.5: Hoạt động vận tải tại Biẻn Đông .............................................................24 Hình 2.6: Biển Đông – Nơi hộ tụ những tuyến đƣờng giao thông của thế giới hiện đại ..........................................................................................................................29 Hình 2.7: Các mỏ dầu và khí tự nhiên tại Biển Đông ..............................................31 Hình 3.1: Lƣợc đồ chiều sâu đáy biển để chứng minh Quần đảo Hoàng Sa là phần nối dài của luc địa Việt Nam ..................................................................................33 Hình 3.2: Lƣợc đồ chiều sâu đáy biển để chứng minh Quần đảo Trƣờng Sa là phần nối dài của luc địa Việt Nam ..................................................................................34 Hình 3.3: Lƣợc đồ Quần đảo Pratas với một đảo duy nhất ......................................35 Hình 3.4: Địa hình đáy biển với các con sông thời cổ nối dài theo sông Hồng, nƣớc chảy ra biển Hoàng Sa ............................................................................................36 Hình 3.5: Địa hình đáy biển với các con sông thời cổ nối dài theo sông Cửu Long, nƣớc chảy ra biển Trƣờng Sa ..................................................................................37 Hình 3.6: Lƣợc đồ Vƣơng quốc An Nam của Alexandre de Rhodes lần đầu tiên chú thích rõ ràng biển đảo của Việt Nam bằng chữ quốc ngữ ........................................38 Hình 3.7: An Nam đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd ghi rõ bằng chữ quốc ngữ và âm tiếng ta: Parecel seu Cát Vàng (đảo Parecel hay Cát Vàng) ..........................39 Hình 3.8: Đại Nam thống nhất toàn đồ ...................................................................40 Hình 3.9: Vị trí Hoàng Sa và Trƣờng Sa qua các bản đồ cổ Tây phƣơng ................41 Hình 3.10: Bản đồ hàng hải của ngƣời Bồ Đào Nha thế kỷ XVI .............................42 - 5- Hình 3.11: Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào TK XVII ................................44 Hình 3.12: Hồng Đức bản đồ 1774 .........................................................................45 Hình 3.13: Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn soạn năm 1776........................................................................................................46 Hình 3.14: Thuyền của đội Hoàng Sa thế kỉ XVII – XVIII .....................................47 Hình 3.15: Văn bản lệnh của ngƣời đi Hoàng Sa Thời vua Minh Mạng ..................48 Hình 3.16: Mộ cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết ......................................................51 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông Luật sƣ ESEAN DOC LS Nhà xuất bản NXB Phó giáo sƣ PGS Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu lửa OPEC Trung Quốc TQ Tiến sĩ TS Đôla Mĩ USD Việt Nam VN - 6- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là kho tài nguyên, nguồn cung cấp thực phẩm vô cùng quý giá, là môi trƣờng nuôi sống con ngƣời trong quá khứ, ở hiện tại và cả tƣơng lai. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tƣơng lai của loài ngƣời trƣớc hết là nền kinh tế gắn với biển”, bởi vì trên đất liền tài nguyên đang bị khai thác kiệt quệ, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển. Chính vì thế mà ngày nay, hầu nhƣ tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn trên thế giới và giữ vị trí quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ của thế giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nƣớc Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển và ven biển nƣớc ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo. Với những lợi thế về kinh tế, chính trị và quốc phòng nên Biển Đông đã trở thành mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực. Những vấn đề tranh chấp diễn ra rất phức tạp và quan trọng nhất là hai quần đảo: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trƣờng Sa. Bởi vì hai quần đảo này giữ một vị trí chiến lƣợc trọng yếu trên Biển Đông. Trong những năm gần đây, trƣớc sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế và quốc phòng của các nƣớc trong khu vực, sự tranh chấp về chủ quyền Biển Đông giữa quốc gia này ngày càng diễn ra căng thẳng không chỉ diễn ra trên - 7- hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam mà còn cả trong khu vực thềm lục địa của các nƣớc trong khu vực. Đối với sự phồn vinh của dân tộc, Biển Đông có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao nhƣng sự hiểu biết của chúng ta về biển còn rất hạn chế, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Là một công dân của nƣớc Việt Nam thuộc tầng lớp thế hệ trẻ, việc nghiên cứu về “ Thực trạng chủ quyền Biển Đông” là rất cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để làm nghiên cứu khoa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nêu lên thực trạng về vấn đề chủ quyền Biển Đông từ năm 2009 đến nay. Đề xuất hƣớng giải quyết những mâu thuẩn trong vấn đề tranh chấp và hƣớng tới sự phát triển hòa bình và hữu nghị giữa các nƣớc trong khu vực Biển Đông dƣới góc độ của một sinh viên Địa lí. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan cơ sở lý luận về chủ quyền quốc gia. Tìm hiểu thực trạng vấn đề chủ quyền Biển Đông. Nguyên nhân của sự tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Đƣa ra hƣớng giải quyết dƣới góc độ của một sinh viên Địa lí. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về thời gian: Các tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã diễn ra từ rất lâu nhƣng trong những năm gần đây những tranh chấp đó ngày càng diễn ra căng thẳng hơn. Đề tài tập trung nghiên cứu những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những tranh chấp chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trƣờng Sa. Tìm hiểu về nguyên nhân của sự tranh chấp, đƣa ra những chứng cứ khẳng định về chủ quyền và đề ra những hƣớng giải quyết những tranh chấp dƣới góc độ của một sinh viên Địa lí. - 8- 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế lẫn an ninh – quốc phòng của đất nƣớc và đƣợc chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Chính tầm quan trọng đó của Biển Đông nên từ trƣớc đến nay có rất nhiều nghiên cứu về biển đặt biệt là chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Vì vậy các công trình nghiên cứu trên sẽ làm tài liệu tham khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và phƣơng hƣớng trong việc xác định chủ quyền Biển Đông”. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là phƣơng pháp luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn chủ quyền Biển Đông cần xem xét liên quan của vấn đề này trong sự vận động, phát triển của kinh tế - xã hội, vận mệnh của đất nƣớc theo những quy luật khách quan và trong mối quan hệ biện chứng qua lại chặt chẽ. Quan điểm hệ thống Quan điểm này đƣợc sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Chủ quyền Biển Đông là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ và có liên hệ với chủ quyền của nhiều nƣớc trong khu vực. Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các hoạt động kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự diễn ra trên Biển Đông không phải hoạt động riêng lẻ mà có mối quan hệ thích hợp, tƣơng tác qua lại lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Sự phân hóa về các bộ phận hợp thành chủ quyền trên Biển Đông của các quốc gia đã dẫn đến sự khác biệt về chủ quyền của các nƣớc trong khu vực. Vì vậy, khi nghiên cứu cần phải dựa vào quan điểm này để tìm hiểu về chủ quyền Biển Đông một cách chính xác. - 9- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Chủ quyền lãnh thổ trong quá khứ, tƣơng lai ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của đất nƣớc hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu về chủ quyền Biển Đông trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tƣơng lai sẽ làm rõ đƣợc bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Việc xác định chủ quyền Biển Đông phải dựa trên cở sở của Luật Biển quốc tế 1982 đi đôi với việc thỏa thuận và đàm phán với các nƣớc trong khu vực để đảm bảo công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Quan điểm giáo dục Vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và chủ quyền Biển Đông nói riêng đã và đang trở thành vấn đề thật đáng quan tâm trong những năm gần đây. Hiện nay, trƣớc sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế và quân sự của các nƣớc trong khu vực thì sự tranh chấp về chủ quyền Biển Đông không hề giảm. Thêm vào đó, kiến thức lịch sử về Biển Đông, thậm chí là lịch sử dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay ngày càng xuống dốc, chƣa kể đến một bộ phận nhỏ còn không hề quan tâm đến các vấn đề về chủ quyền Biển Đông. Đồng thời dƣới tác động của các thế lực diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ không ngừng kích động, chống phá Đảng và Nhà nƣớc thì vấn đề này ngày càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này yếu tố con ngƣời vẫn đƣợc xem là yếu tố quan trọng nhất. Vì thế nhiệm vụ giáo dục cho ngƣời học đặt biệt là giới thanh thiếu niên nhằm nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển Đông hiện nay là cần đƣợc đặt lên hàng đầu trong môi trƣờng giáo dục của Việt Nam. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sưu tầm tài liệu Đây là một phƣơng pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sƣu tầm đƣợc những bản đồ, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra đƣợc các đặc điểm về thực trạng chủ quyền của đất nƣớc cũng nhƣ nhìn nhận, đánh giá chính xác thực trạng chủ quyền Biển Đông từ quá khứ đến hiện tại. - 10- Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phƣơng pháp phân tích – tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Việc phân tích tài liệu cùng với thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra đƣợc những nội dung quan trọng nhằm đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp đặc trƣng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lí đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Sử dụng phƣơng pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu đƣợc cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phƣơng pháp bản đồ ngày càng đƣợc hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lí (GIS). Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phƣơng pháp dự báo dựa trên cơ sở phân tích các bản đồ, tài liệu đã thu thập đƣợc và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tƣợng trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Phương pháp thực địa Thực địa là phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, em sử dụng phƣơng pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập đƣợc. Các nguồn tài liệu cần thu thập tƣơng đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc chính xác. Đối với công tác nghiên cứu địa lí, trƣớc hết cần quan tâm đến các dạng thông tin sau: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều tra,…). - 11- NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia 1.1.1. Khái niệm về quốc gia Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cƣ và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trƣng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Quốc gia có khi đƣợc dùng để chỉ một nƣớc hay đất nƣớc. Hai khái niệm đó có thể đƣợc dùng để thay thế cho nhau. 1.1.2. Lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian đƣợc giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia, vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt. 1.1.3. Chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ quốc gia một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phƣơng diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Tất cả các nƣớc, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trƣng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, đƣợc thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Hiến chƣơng Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào đƣợc can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác. - 12- 1.1.4. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình. Mỗi nƣớc có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không đƣợc xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tƣ tƣởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vƣợt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ƣớc quốc tế. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế. 1.2. Sơ lƣợc về luật biển quốc tế 1982 Luật biển quốc tế 1982 là một Công ƣớc chung của Liên hợp quốc về Luật biển đƣợc kí kết vào năm 1982 – sau chín năm đàm phán gay go qua 11 khóa họp, dự thảo công ƣớc đã đƣợc thông qua 113 phiếu. Văn bản cuối cùng của Công ƣớc đƣợc kí kết tại Montego – Bay ngày 10/12/1982 bởi 117 quốc gia và thực thể, trong đó có Việt Nam. Với 320 điều, khoản, 17 phần và 9 phụ lục, Công ƣớc này thực sự là một bản hiến pháp mới về biển của cộng đồng quốc tế. Mỹ và số đông các nƣớc công nghiệp phát triển, trừ Pháp, không ký kết và phản đối Phần XI của Công ƣớc về chế độ quản lý và khai thác đối với khu vực đáy đại đƣơng đƣợc coi là tài sản chung của nhân loại, đặc biệt là thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Đáy đại dƣơng. Công ƣớc có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Để Công ƣớc thực sự có tính phổ thông, tạo điều kiện cho các cƣờng quốc tham gia, theo sáng kiến của Tổng Thƣ ký Liên Hợp quốc, một thoả thuận mới đã đƣợc ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung của Phần XI của Công ƣớc. Đến nay Công ƣớc đã có hơn 130 nƣớc phê chuẩn. Theo Công ƣớc này, một nƣớc ven biển có năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. - 13- Hình 1.1: Sơ đồ các vùng biển theo Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Nguồn: http://laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=71610) Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đƣờng cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nƣớc thuộc nội thủy có chế độ pháp lý nhƣ lãnh thổ trên đất liền. Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở, có chế độ pháp lý tƣơng tự nhƣ lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác đƣợc hƣởng quyền qua lại không gây hại và thƣờng đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nƣớc ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, nƣớc ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cƣ, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình. Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở (trừ lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý). Trong vùng biển này, nƣớc ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trƣờng biển, xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các nƣớc khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. - 14- Thềm lục địa: Là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hảỉ của nƣớc ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở lãnh hải khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa dù thế nào cũng không đƣợc vƣợt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đƣờng cơ sở lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đƣờng đẳng sâu 2.500 m. Đối với thềm lục địa, nƣớc ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia tƣơng tự nhƣ trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nƣớc ven biển trên thềm lục địa là đƣơng nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không. Với sự ra đời của Công ƣớc 1982, trên thế giới các nƣớc sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412 đƣờng ranh giới mới trên biển. 1.3. Vai trò của Biển Đông 1.3.1. Đối với tự nhiên Biển Đông là biển lớn, có nhiệt độ nƣớc biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nƣớc ta một lƣợng mƣa và độ ẩm lớn thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật và hình thành đất, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa Đông và làm dịu bớt thời tiết nóng trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu Việt Nam mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dƣơng nên điều hòa hơn. Tuy nhiên, Biển Đông là vùng biển nóng vì vậy sẽ có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông. Bão kèm theo mƣa lớn, sóng lừng, nƣớc dâng gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất thƣờng, khó phòng tránh, vẫn thƣờng xảy ra hàng năm làm thiệt hại nặng về ngƣời và tài sản, nhất là với cƣ dân sống ở vùng ven biển. Sạt lở bờ biển: Hiện tƣợng sạt lở bờ biển đã và dang đe dọa nhiều đoạn bờ biển của nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam, nhất là dãy bờ biển Trung Bộ. Ở những vùng ven biển còn chịu tác hại của hiện tƣợng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vƣờn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. - 15- 1.3.2. Đối với kinh tế - xã hội Cung cấp nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện để phát triển kinh tế biển. Các dạng địa hình ven biển nƣớc ta rất đa dạng. Đó là các vịnh của sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nƣớc sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch, nghỉ mát, phát triển giao thông vận tải biển trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực. Các hệ sinh thái vùng ven biển nƣớc ta rất đa dạng và giàu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nƣớc ta có diện tích từ 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mỹ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nƣớc lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho việc phát triển du lịch và nghỉ mát. Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Về tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lƣợng và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng. Các bãi cát ven biển có trữ lƣợng lớn Titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nƣớc ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ - nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. Về tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven biển. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng ngàn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trƣờng Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nƣớc ta. - 16- 1.3.3. Đối với an ninh – quốc phòng Đây là con đƣờng nối Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, nối liền Đông Á với Đông Nam Á và từ đó với các con đƣờng đi từ Châu Phi, Châu Âu. Hiện nay tất cả các con đƣờng hàng không và hàng hải chủ yếu giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng đều qua Biển Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của nhiều nƣớc nên rất nhạy cảm trong vấn đề an ninh quốc gia trên biển. 1.4. Chủ quyền quốc gia trên Biển Đông của Việt Nam Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu. - 17- Hình 1.2: Bản đồ vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông Việt Nam (Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Doi-ngoai/551733) - 18- Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG 2.1. Khái quát về Biển Đông Việt Nam Biển Đông là biển nằm ven lục địa thuộc bờ Tây của Thái Bình Dƣơng, là một trong những biển có hiện tƣợng thủy triều phong phú và đặc sắc so với các biển khác trên thế giới. Theo định nghĩa của Ủy ban Thủy văn quốc tế, đƣờng ranh giới cực Bắc của Biển Đông là đƣờng nối điểm cực bắc của đảo Đài Loan đến Thanh Đảo lục địa Trung Hoa, gần với vĩ độ 25 o10’B, ranh giới phía cực nam của biển là vùng địa hình đáy bị nâng lên giữa đảo Sumatra và Borneo (Kalimantan) gần vĩ độ 3oN là biển lớn thứ hai trên thế giới với, sau Biển San Hô (có diện tích 4.721.000km2) ở phía Đông Austraylia. Theo cách phân loại chung Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dƣơng song cũng thông với Ấn Độ Dƣơng, bờ phía Tây tiếp giáp với phần lục địa Đông Nam Á chủ yếu là Việt Nam, phía Bắc giáp với Hoa Nam và Đông Hải của Trung Quốc, phía Đông ngăn cách với Thái Bình Dƣơng bởi quần đảo Philippines, phía Nam ngăn cách với Ấn Độ Dƣơng bởi quần đảo Indonesia. Đặc biệt, Biển Đông lại nằm trên đƣờng hàng hải quốc tế với các cảng quan trọng nhƣ Singapore, Saigon… đồng thời biển cũng có một phần đất nổi khá rộng – đó là lƣu vực biển bao gồm bán đảo Đông Dƣơng, đảo Malay và một bộ phận quan trọng ở phía Đông Thái Lan, phần Hoa Nam của Trung Quốc tức là lƣu vực các sông Mêkông, sông Hồng, sông Mênam và sông Tây Giang… Trong Biển Đông kể cả các đảo và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có tới 1triệu km2. Biển Đông là một biển lớn đồng thời lại có quá trình phát triển lâu dài nên địa hình ở đây cũng khá phức tạp. Ngoài phần đáy sâu rộng Biển Đông còn có một dải bờ kéo dài ở xung quanh và một phần đất liền tiếp giáp – lƣu vực – mà địa hình cũng khá đa dạng. Song nhìn chung, biển có một hình dáng điển hình của một lòng chảo hoàn chỉnh, bốn phía xung quanh tƣơng đối cao, ở giữa lõm xuống hẳn nhƣ một khu biển độc lập. - 19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng