Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng việt nam...

Tài liệu Tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng việt nam

.PDF
74
394
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG TÊN ĐỀ TÀI TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM SVTH HỒ THỊ HẰNG NGA MSSV 0854030529 Ngành Tài chính-Ngân hàng GVHD TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC Thành phố Hồ Chí Minh-Năm 2012 Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức LỜI CÁM ƠN Để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành tốt và đúng thời gian, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến: - - - - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã cho em cơ hội được thực tập tại quý ngân hàng, giúp em tiếp cận được với những thực tế, bổ sung kiến thức thực hiện khóa luận và trau dồi kinh nghiệm cho công việc sau này. Các chị quản lý, phụ trách, nhân viên tại Sacombank chi nhánh Tám tháng ba – Phòng giao dịch Phong Lan, đặc biệt là chị Lê Thị Hà Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong việc tìm hiểu kĩ năng làm việc tại ngân hàng, cũng như tại vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế. Tiến sĩ Nguyễn Chí Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Các thầy cô Trường Đại Học Mở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô Chương trình Đào tạo Đặc biệt đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế, ngân hàng, thanh toán quốc tế và nhiều lĩnh vực liên quan khác. Chú Nguyễn Thế Phong, Phó chủ tịch cao cấp – Giám đốc phụ trách ngân hàng Wells Fargo tại Việt Nam và Campuchia và chị Hà Nguyễn đã giúp đỡ em trong việc hiểu biết sâu rộng các tranh chấp giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với khách hàng, giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến Tiến sĩ Nguyễn Chí Đức, các chị ở Phòng giao dịch Phong Lan, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, các thầy cô ở trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và ngân hàng Wells Fargo những lời chúc tốt đẹp cả trong cuộc sống và trong công tác! SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   i    Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FITA The Federation of International Trade Associations - Liên đoàn các Hiệp hội Thương mại Quốc tế; ICC International Chamber of Commerce - Phòng Thương mại Quốc tế; Incoterms International Commercial terms - Các điều khoản Thương mại Quốc tế; ISBP International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits – Tiêu chuẩn Quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng Chứng từ; L/C Letter of Credit – Thư tín dụng; SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức Tài chính Quốc tế; UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ; VIAC Vietnam International Arbitration Centre - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới; BCT Bộ chứng từ; NH Ngân hàng; NHPH Ngân hàng phát hành; NHTM Ngân hàng thương mại; TDCT Tín dụng chứng từ; TTQT Thanh toán quốc tế. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   ii  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........Error! Bookmark not defined. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..............Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.................................................................................................................1 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................3 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................3 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................4 1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ............................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................................................................................................5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ...................6 2.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ ...............................................6 2.1.2 Các loại tín dụng chứng từ.............................................................................7 2.1.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.........................................................................................................................8 2.1.4 Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C ...............................12 SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   iii  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức 2.1.5 Kinh nghiệm của các nước trong hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ..................................................................................................13 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ..............................................14 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................15 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ THỰC TIỄN TRANH CHẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................................................................16 3.1 CÁC LOẠI TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ..............................................................................................................................16 3.1.1 Kết quả đạt được từ khảo sát tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam: ....16 3.1.2 Phân tích lý thuyết dẫn đến các tranh chấp thường xuyên xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ: .........................19 3.2 THỰC TIỄN CÁC LOẠI TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................25 3.2.1 Các tranh chấp về bản chất và quy định chung của L/C ............................25 3.2.2 Các tranh chấp về ngày hết hạn tín dụng và sửa đổi tín dụng .....................27 3.2.3 Các tranh chấp về trách nhiệm của các bên liên quan .................................29 3.2.4 Các tranh chấp về nội dung và hình thức chứng từ .....................................32 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP .............36 4.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.........................................................................36 4.2 GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.............................................................38 4.2.1 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu................................38 SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   iv  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức 4.2.2 Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................39 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................51 PHỤ LỤC .......................................................................................................................53 SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   v    Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các chuyên viên TTQT tại các NHTM Việt Nam. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ tỉ trọng các phương thức TTQT được sử dụng trên thế giới trong xuất khẩu ngoại thương năm 2011. Hình 1.2: Biểu đồ tỉ trọng các phương thức TTQT được sử dụng trên thế giới trong nhập khẩu ngoại thương năm 2011. Hình 2.1: Mức độ rủi ro của các phương thức TTQT. Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt quá trình thực hiện thanh toán bằng TDCT. Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ ý kiến cho rằng tranh chấp nêu ra là phổ biến. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   vi  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Trên thế giới, TTQT từ lâu đã là một dịch vụ không thể thiếu để phục vụ cho quá trình giao thương, làm ăn hợp tác giữa các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn thuộc nhiều quốc gia khác nhau, giúp cho việc trao đổi tiền-hàng dễ dàng, thuận tiện, an toàn, giảm bớt chi phí so với thanh toán bằng tiền mặt, tạo ra giá trị thặng dư trong cán cân thanh toán của một số quốc gia và đẩy mạnh việc xuất khẩu. Ngày nay, khi xu hướng mở cửa và hội nhập trở thành xu hướng toàn cầu, dưới ảnh hưởng từ mật độ sử dụng cũng như yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, TTQT đã đạt đến mức phát triển mới, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về tốc độ phát triển kinh tế, giao thương buôn bán giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong TTQT, có nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, TDCT,… Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) vào tháng 3 năm 2012 thì tình hình sử dụng phương thức TDCT trong xuất nhập khẩu đều chiếm ưu thế hơn hẳn so với các phương thức thanh toán khác. Hình 1.1: Biểu đồ tỉ trọng các phương thức TTQT được sử dụng trên thế giới trong xuất khẩu ngoại thương năm 2011 [4] (Nguồn: Rethinking Trade and Finance 2011 – ICC) SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   1  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức Hình 1.2: Biểu đồ tỉ trọng các phương thức TTQT được sử dụng trên thế giới trong nhập khẩu ngoại thương năm 2011 [4] (Nguồn: Rethinking Trade and Finance 2011 – ICC Sự chiếm ưu thế trong số lượng sử dụng của phương thức TDCT không phải là không có nguyên nhân. Khác với các phương thức thanh toán khác, TDCT được sử dụng trong trường hợp các giao dịch ngoại thương diễn ra giữa những đối tác không quen biết, chưa tin tưởng lẫn nhau, chưa có lịch sử giao dịch hoặc giao dịch không nhiều. Như vậy, TDCT có thể được xem như một công cụ xác lập chữ tín đầu tiên giữa hai bên mua bán, đảm bảo cho các thương vụ ngoại thương được thực hiện trôi chảy, tạo tiền đề tin tưởng lẫn nhau, xúc tiến nhiều thương vụ trong tương lai. Mặt khác, khi sử dụng phương thức TDCT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã được NH cam kết thanh toán, tránh khả năng không đòi được tiền hàng hay không trả được tiền hàng, điều này có ý nghĩa rất lớn, tạo sự an tâm, an toàn cho cả hai bên mua bán. Tuy nhiên, phương thức TDCT không phải là an toàn tuyệt đối, vì trên thực tế rủi ro vẫn xảy ra, dẫn đến nghiệp vụ thanh toán gặp trở ngại, ảnh hưởng đến việc giao hàng, nhận vốn, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như uy tín của NH. Nặng nề hơn, nhiều trường hợp các bên không đồng nhất quan điểm về trách nhiệm gánh chịu tổn thất, dẫn đến xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan. Thống kê của Liên đoàn Hiệp hội Thương mại Quốc tế (FITA) đã chỉ ra rằng 60% đến 80% BCT xuất trình cho các NH trên thế giới không được thực hiện theo L/C và có sai sót [10]. Đây là SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   2  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức một con số không hề nhỏ, chứng tỏ những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện phương thức TDCT một cách thường xuyên và trở thành một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Hậu quả của những tranh chấp có thể kể ra như gây tổn hại về uy tín của các NH, của nhà nhập khẩu với nhà xuất khẩu hoặc ngược lại; tổn thất về vốn, mất bạn hàng; mất khách hàng, giảm sút doanh số do không có hàng bán kịp với nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh yếu, làm giảm tốc độ phát triển của doanh nghiệp… 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI So với hơn 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT của thế giới, Việt Nam chỉ như một đứa trẻ non nớt trong việc thực hiện các phương thức thanh toán, đặc biệt là phương thức TDCT. Lí do là vì phương thức này thủ tục rườm rà phức tạp, yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương, đòi hỏi các NH khi thực hiện phải có năng lực tài chính vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới đại lý rộng khắp. Với trình độ của các NHTM Việt Nam hiện nay, việc đáp ứng các yêu cầu trên còn phải trải qua một chặng đường dài xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển trình độ nguồn nhân lực. Vì vậy, việc xảy ra tranh chấp trong thực hiện phương thức TDCT là điều không thể tránh khỏi. Nhằm phân loại và chỉ ra những tranh chấp dễ gặp phải khi thực hiện phương thức này, góp phần giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các NHTM Việt Nam nhận diện được những tranh chấp thường gặp, việc nghiên cứu “Tranh chấp trong phương thức TDCT tại các NHTM Việt Nam” sẽ giúp ích được rất nhiều cho tất cả các bên (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, NH) trong thực tế, để từ đó các bên liên quan có biện pháp tự phòng ngừa, tránh được những tranh chấp không đáng có, cũng như xây dựng kế hoạch dự phòng hợp lý. Mặt khác, từ nghiên cứu này chúng ta cũng sẽ có thể đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu, giúp cho hoạt động TTQT ngày càng tốt hơn, tránh được các tranh chấp dẫn đến thiệt hại về kinh tế trong giai đoạn Việt Nam đang hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập WTO. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Tìm ra các tranh chấp điển hình trong phương thức TDCT. • Nêu lên thực tiễn của các dạng tranh chấp tại các NHTM Việt Nam. • Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   3  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Nguồn số liệu sử dụng: Thông tin thu thập được ở dạng sơ cấp và thứ cấp thông qua nhiều kênh thông tin, bao gồm quá trình thực tập trực tiếp tại NH Sacombank – Phòng giao dịch Tám tháng ba, khảo sát bảng câu hỏi tại các NHTM Việt Nam, các chuyên đề tốt nghiệp những khóa trước, tạp chí, website của các Tổ chức kinh tế thế giới, cũng như qua thời gian trau dồi kiến thức tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. • Phương pháp sử dụng để thu thập số liệu, dữ liệu: Với nội dung của đề tài, số liệu sử dụng được thu thập bằng các phương pháp quan sát tại chỗ, phương pháp phỏng vấn chuyên viên TTQT ở các NHTM Việt Nam, phương pháp tham khảo các tài liệu liên quan đến phương thức TDCT. • Các phương pháp thống kê sử dụng để phân tích số liệu: Áp dụng phương pháp mô tả các trường hợp tranh chấp trong phương thức TDCT, phương pháp so sánh, đối chiếu các sai phạm giữa thực tế và lý thuyết, kết hợp với phương pháp phân tích, tính tỉ lệ, phân loại, tổng hợp để từ đó bình luận những lỗi sai của các bên liên quan, đồng thời đưa ra những nhận định về cách giải quyết của bản thân mình. 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu: Các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện phương thức TDCT. • Phạm vi nghiên cứu: Với nội dung yêu cầu của đề tài, khóa luận tốt nghiệp này tập trung nghiên cứu vào những tranh chấp xảy ra trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của các NHTM tại Việt Nam có dịch vụ TTQT mạnh, đạt được doanh số cao những năm gần đây. Giới hạn phạm vi nghiên cứu là những tranh chấp xảy ra từ tháng 7 năm 2007 đến nay, ứng với sự thay đổi của UCP từ UCP 500 sang UCP 600. UCP 600 là văn bản pháp lý hiện hành của phương thức TDCT. 1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Dựa trên những nội dung đó, khóa luận được chia thành 4 chương với kết cấu như sau: SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   4  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan về phương thức TDCT và đề tài nghiên cứu. Chương 3: Các loại tranh chấp trong phương thức TDCT và thực tiễn tranh chấp tại các NHTM Việt Nam. Chương 4: Đánh giá về tình hình tranh chấp trong phương thức TDCT tại các NHTM Việt Nam và các giải pháp ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp. Phần kết luận. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   5  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong thương mại quốc tế có 5 phương thức thanh toán khác nhau bao gồm: • • • • • Phương thức chuyển tiền (Remittance). Phương thức ghi sổ (Open account). Phương thức nhờ thu (Collection). Phương thức thanh toán CAD (Cash against documents) Phương thức TDCT (Documentary credit). Dựa trên đặc điểm của các phương thức, có thể nhận thấy mức độ rủi ro khi thực hiện mỗi phương thức được thể hiện như sau: Hình 2.1: Mức độ rủi ro của các phương thức TTQT [14] (Nguồn: International Trade Procedures a Guide to Doing Business Abroad – Wells Fargo Bank) Có thể nhận thấy rằng, phương thức TDCT cân bằng được rủi ro giữa người mua và người bán. Thêm vào đó, việc thanh toán được đảm bảo bằng uy tín của một NH nên phương thức TDCT (Documentary credit) là phương thức TTQT được sử dụng nhiều nhất hiện nay. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   6  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ a. Thư tín dụng (L/C) Thư tín dụng là một bức thư (thực chất là một văn bản) do NH lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người mở L/C), cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng), với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình BCT phù hợp với điều khoản và điều kiện đã ghi trong L/C. L/C có thể được lập bằng thư, Telex, hoặc Swift. (TS. Trầm Thị Xuân Hương, 2010) [11] Đây là một văn bản pháp lý quan trọng. Nó là căn cứ để NHPH quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để nhà nhập khẩu quyết định trả tiền cho NHPH hay không. Ngoài ra, L/C còn là một công cụ để cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc bổ sung một cách đầy đủ hơn vào điều khoản của hợp đồng mua bán cũng như để khắc phục những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp đồng hay thậm chí là để huỷ hợp đồng. L/C là một văn bản độc lập hoàn toàn với hợp đồng ngoại thương. b. Phương thức TDCT: TDCT là một sự thỏa thuận, trong đó NH (NH mở thư tín dụng, hay còn gọi là NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C, nhà nhập khẩu) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi, nhà xuất khẩu) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của L/C và xuất trình cho NH BCT thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C. (TS. Trầm Thị Xuân Hương, 2010) [11] Ở phương thức này, NH đóng vai trò vừa là trung gian thu hộ, chi hộ, vừa là người đại diện nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Không những vậy, trong phương thức này, NH còn cấp cho người mua một khoản tín dụng, trong trường hợp người mua không thanh toán cho người bán, NH vẫn sẽ trả thay. Như vậy, lợi ích của nhà xuất khẩu được đảm bảo. Trái ngược với trường hợp này, NH cũng có thể không cấp một khoản tín dụng nào cho nhà nhập khẩu, mà bắt buộc họ phải ký quỹ 100% giá trị của L/C. Đối với trường hợp này, NH chỉ đóng vai trò cầu nối thanh toán, và cho người mua “vay” sự tín nhiệm của mình để giao dịch với đối tác mà thôi. Trường hợp này thường xảy ra SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   7  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức khi NH muốn đảm bảo được quyền lợi của mình. Không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi cho người bán (nhà xuất khẩu), TDCT cũng mang lại sự đảm bảo về quyền lợi cho người mua (nhà nhập khẩu). Khi thanh toán bằng TDCT, nhà nhập khẩu sẽ chỉ phải thanh toán tiền cho đến khi đủ chứng từ về việc giao hàng, tức là đã được đảm bảo rằng hàng đã đến nơi và có đúng chuẩn chất lượng cũng như số lượng như giao kết trong hợp đồng ban đầu. Với những điểm đã nêu trên, TDCT là một phương thức thanh toán đem lại sự an toàn và đảm bảo cho cả bên mua lẫn bên bán, đồng thời giúp nâng cao vai trò của NH trong hoạt động thanh toán. TDCT đã khắc phục được phần lớn những mâu thuẫn tồn tại trong các phương thức thanh toán khác. 2.1.2 Các loại tín dụng chứng từ Các loại thư tín dụng thường được sử dụng trong TTQT bao gồm: • Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà sau khi được mở ra, mọi việc liên quan tới sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ nó đều không được phép, ngoại trừ trường hợp có sự thoả thuận của nhà nhập khẩu và các bên liên quan. • Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang được một NH có uy tín hơn xác nhận bảo đảm cam kết thanh toán, do nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHPH L/C đối với những L/C có giá trị lớn. • Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi (irrevocable without resourse L/C): là loại L/C mà sau khi nhà xuất khẩu được trả tiền thì NH thanh toán L/C không có quyền truy đòi nhà xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào nếu NHPH không thanh toán lại cho NH thanh toán. • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): thường là loại L/C không hủy ngang cho phép chuyển từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời gian hiệu lực thì lại có giá trị như cũ và được sử dụng tiếp sau một thời gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. • Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C mở ra căn cứ vào một L/C khác đã được mở trước làm đảm bảo. SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   8  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang, chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C của bên đối tác được mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: "L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng" và trong L/C đối ứng ghi "L/C này đối ứng với L/C số... mở ngày... qua ngân hàng ..." . • Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là loại L/C mà trong đó NHPH cam kết với nhà nhập khẩu là sẽ thanh toán lãi cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra đồng thời sẽ phải bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây ra cho nhà nhập khẩu. • Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó NHPH hay NH xác nhận cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn bộ số tiền thanh toán của L/C trong những thời gian có hiệu lực quy định rõ trong L/C đó. • Thư tín dụng ứng trước (Packing L/C /Anticipatorry L/C): là loại L/C mà trong đó quy định một khoản tiền được ứng trước cho nhà xuất khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hoá được xuất trình. [1] Tùy từng trường hợp cụ thể quy định trong hợp đồng ngoại thương mà các loại L/C trên được lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, L/C không hủy ngang được sử dụng nhiều hơn cả. 2.1.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Hiện nay, hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều thực hiện quy trình thanh toán TDCT theo thông lệ quốc tế, có sự tham gia chủ yếu của 4 bên, gồm các bước như sau: Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng quy định thanh toán theo phương thức TDCT. Bước 2: Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở L/C gửi đến NH phục vụ mình, yêu cầu mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ mở L/C, căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở L/C, NH xét thấy hợp lý sẽ phát hành L/C thông qua NH đại lý của mình ở nước xuất khẩu (NH thông báo). SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   9  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức Bước 4: NH thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C, thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý thì đề nghị NH điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu chuẩn bị BCT theo yêu cầu của L/C, xuất trình vào NH phục vụ mình xin thanh toán. Bước 7: NH phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra BCT và chuyển BCT qua NHPH L/C. Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt quá trình thực hiện thanh toán bằng TDCT (Nguồn: Giáo trình TTQT - PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương) Bước 8, 8’: NHPH kiểm tra BCT, nếu phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu (thông qua NH thông báo). Bước 9: NHPH gửi thông báo về tình hình lô hàng nhập khẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán (tiến hành song song với bước 8). Bước 10: Nhà nhập khẩu kiểm tra BCT, thấy phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C thì hoàn trả tiền cho NHPH. NHPH kí hậu vận đơn và giao BCT cho nhà nhập khẩu nhận hàng. (TS. Trầm Thị Xuân Hương, 2010) SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   10  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức Ngoài ra, để tăng sự an toàn cho các bên trong phương thức TDCT còn có thể có sự tham gia của các NH khác như: • NH xác nhận (Confirrming bank): trong trường hợp người bán không tín nhiệm NHPH, họ yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một NH khác gọi là NH xác nhận. Đây thường là NH có uy tín cao trong TTQT, có trách nhiệm cùng với NH mở trong việc thanh toán thư tín dụng. NH xác nhận thường là NH thông báo nhưng cũng có thể là NH khác theo yêu cầu của người nhập khẩu. • NH thanh toán (Paying bank): là NH được NH mở thư tín dụng chỉ định thanh toán cho người hưởng lợi L/C. • NH chấp nhận (Accepting bank): là NH thay mặt NH mở L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu kì hạn. • NH chiết khấu (Negotiating bank): là NH thanh toán, chấp nhận chiết khấu hối phiếu do người bán ký phát và nhà xuất khẩu phải xuất trình BCT cho NH này. NH chiết khấu thường là NH thông báo hoặc là một NH thứ ba nào đó do NH mở chỉ định. • NH chuyển nhượng (Transfering bank): nếu L/C cho phép chuyển nhượng, NH sẽ đứng ra chuyển nhượng L/C từ người hưởng lợi này sang người khác theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên. • … [11] Trong phương thức TDCT, cùng với các chủ thể, thư tín dụng chính là cốt lõi, là phương tiện chủ yếu góp phần tạo nên phương thức thanh toán TDCT một cách hoàn chỉnh. Để có một cái nhìn thực tế hơn về quy trình thanh toán bằng L/C, chúng ta hãy nghiên cứu một trường hợp cụ thể diễn ra tại NH Sài Gòn Thương Tín - Sacombank: Bước 1: Vào ngày 30/1/2012, doanh nghiệp tư nhân sản xuất - thương mại Sen Đạt ký kết hợp đồng ngoại thương số FSOW/0112/57 với công ty trách nhiệm hữu hạn Basell Asia Pacific, Hong Kong với nội dung mua nhựa nhập khẩu về Việt Nam, hình thức thanh toán trả ngay qua L/C không hủy ngang, giá trị hợp đồng 263.340 USD. (Xem phụ lục 1, 2, 3, 4) SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   11  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức Bước 2: Ngày 2/2/2012, Sacombank nhận được đơn xin mở L/C của Sen Đạt cho lô hàng nhập khẩu nói trên. Do Sen Đạt là khách hàng có lịch sử giao dịch với Sacombank, nên giấy tờ xuất trình chỉ bao gồm: Giấy đề nghị mở L/C, Bản sao hợp đồng ngoại thương, Giấy đề nghị mua ngoại tệ, Bảng ước tính hiệu quả lô hàng. Bước 3: Sacombank kiểm tra hồ sơ do Sen Đạt xuất trình. Nhận thấy hồ sơ phù hợp và không có nội dung không thống nhất, Sacombank tiến hành mở L/C số TBCTF1203231074, đồng thời tính phí và hạch toán bán ngoại tệ để Sen Đạt kí quỹ, chuyển điện MT700 thông qua hệ thống Swift đến NH Deutsche AG tại Hong Kong. Bước 4: NH Deutsche AG tại Hong Kong kiểm tra tính chân thật của điện MT700, sau đó thông báo cho công ty trách nhiệm hữu hạn Basell Asia Pacific về L/C và chuyển bản gốc điện MT700 cho công ty Basell Asia Pacific. Bước 5: Công ty Basell Asia Pacific kiểm tra và đồng ý với nội dung điện MT700, cty tiến hành giao hàng vào ngày 15/02/2012 tại cảng Portklang, Malaysia. Bước 6: Sau khi giao hàng, công ty trách nhiệm hữu hạn Basell Asia Pacific chuẩn bị BCT theo quy định của L/C bao gồm Giấy chứng nhận xuất xứ, Chứng từ bảo hiểm hàng hải, Chứng từ số lượng và chất lượng, Phiếu đóng gói, Vận đơn bản chính, Hóa đơn thương mại, Hối phiếu xuất trình vào NH Deutsche AG Hong Kong xin thanh toán. Bước 7: NH Deutsche AG Hong Kong kiểm tra và chuyển BCT qua Sacombank. Bước 8: Sacombank kiểm tra và nhận thấy BCT phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C, gửi thông báo về tình hình lô hàng nhập khẩu và yêu cầu doanh nghiệp tư nhân Sen Đạt thanh toán. Bước 9: Doanh nghiệp tư nhân Sen Đạt kiểm tra BCT và thấy phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C thì hoàn trả tiền cho Sacombank. Sacombank kí hậu vận đơn và giao BCT cho doanh nghiệp Sen Đạt ra cảng Hồ Chí Minh nhận hàng. Bước 10: Sacombank tiến hành thanh toán tiền cho công ty Basell Asia Pacific (thông qua NH Deutsche AG Hong Kong). Có thể thấy rằng trong thực tế có sự khác biệt so với lý thuyết ở 3 bước cuối của quy trình thanh toán bằng phương thức TDCT. Thay vì tiến hành thanh toán tiền cho nhà SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   12  Khóa luận tốt nghiệp   GVHD: TS. Nguyễn Chí Đức xuất khẩu trước khi nhà nhập khẩu hoàn trả tiền thì trong thực tế, NH tiến hành thu tiền từ nhà nhập khẩu trước, rồi mới thanh toán cho nhà xuất khẩu. Sự khác biệt này không làm mất đi bản chất của phương thức thanh toán, mà ngược lại còn làm cho phương thức trở nên an toàn hơn, ít xảy ra sai sót hơn, bảo đảm lợi ích cũng như hạn chế rủi ro cho nhà nhập khẩu và NHPH. 2.1.4 Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C Có nhiều loại văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C, bao gồm: UCP 600, URR 725, e-UCP, ISBP-681 và một số văn bản khác như Incoterms 2000, Luật hối phiếu… a. UCP 600 Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành TDCT - UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit 600) là phiên bản mới nhất của bộ luật điều hành hoạt động thanh toán bằng L/C do Phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. UCP được coi là văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn có dẫn chiếu UCP vào L/C hay không. Nếu dẫn chiếu thì UCP sẽ điều chỉnh những giao dịch thanh toán bằng TDCT trong L/C đó. UCP 600 có tổng cộng 39 điều luật, được chia làm nhiều phần khác nhau và có hiệu lực bắt đầu từ 1/7/2007. b. URR 725 Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các NH theo TDCT (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits No. 725 – URR 725) được ICC ban hành, có hiệu lực từ 1/10/2008. URR 725 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại NH thanh toán, NH xác nhận, hoặc NH chiết khấu… Quy tắc URR 725 là phân chia quyền hạn trách nhiệm giữa các NH, đồng thời tránh trường hợp các NH chiếm dụng vốn lẫn nhau. c. eUCP Là kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong TDCT, được ICC ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của thương mại điện tử. eUCP thực chất là phụ bản SVTH: Hồ Thị Hằng Nga   13 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan