Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mối quan hệ với hiệu quả hoạt động trường ...

Tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mối quan hệ với hiệu quả hoạt động trường hợp các doanh nghiệp đồng bằng sông cửu long –việt nam (1)

.PDF
231
155
115

Mô tả:

13 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHÂU THỊ LỆ DUYÊN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP: MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – VIỆT NAM S LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 13 Phone: 0972.162.399 14 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHÂU THỊ LỆ DUYÊN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN THỊ BÍCH CHÂM TS NGÔ THỊ ÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 14 Phone: 0972.162.399 15 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: mối quan hệ với hiệu quả hoạt động – Trường hợp doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh CHÂU THỊ LỆ DUYÊN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 15 Phone: 0972.162.399 16 LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sỹ đã được hoàn thành cùng với rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo. Đây là nền tảng kiến thức giúp tôi có kiến thức cơ bản để tiếp cận với các nghiên cứu và tìm được hướng nghiên cứu cho luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu đã tạo điều kiện cho tôi trong hoàn cảnh khó khăn được báo cáo luận án. Tôi cũng chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Viện Đào tạo Sau Đại học,Phòng Kế Toán và các phòng ban khác, cảm ơn Thầy Viện trưởng Nguyễn Viết Tiến đã giúp đỡ tôi trong công tác,chuyên môn quản lý và các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình học và bảo vệ luận án tiến sỹ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thấy cô và các đồng nghiệp của tôi ở trường Đại học Cần Thơ, đăc biệt là Khoa Kinh tế đã tận tình quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập của tôi. Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn. Chân thành cảm ơn Thầy hiệu trưởng Hà Thanh Toàn, thầy trưởng Phòng Tài vụ Nguyễn Văn Duyệt đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành việc báo cáo luận án. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích Châm và TS Ngô Thị Ánh, là hai Cô hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt những năm qua, hai Cô đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Không những vậy hai cô còn động viên và chia sẽ cùng tôi trong những giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời của tôi cũng như trong những giây phút tôi tưởng chừng như không thể vượt qua. Ngoài những nhận xét, đánh giá của hai cô về chuyên môn, đặc biệt là những gợi mở về hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt những năm tháng thực hiện luận án, thực sự đây là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không riêng cho việc thực hiện luận án Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 16 Phone: 0972.162.399 17 tiến sỹ mà cả trong chuyên môn công việc và cuộc sống của tôi. Bên cạnh đó, hai Cô còn đã giúp tôi vượt qua được sự yếu đuối và nâng cao ý chí mạnh mẽ hơn để đi tiếp con đường nghiên cứu khi tôi lùi bước, cũng như đó sẽ là bài học rất lớn đối với riêng tôi trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân mai sau. “Em xin chân thành cảm ơn hai Cô vô cùng, em sẽ nhớ mãi những lời khuyên và lời động viên của hai Cô trong suốt con đường nghiên cứu mai sau và cả trong cuộc sống cá nhân. Em thật sự rất may mắn khi được hai Cô hướng dẫn! Nếu không có sự động viên và giúp đỡ này chắc là em không thể hoàn thành luận án của mình. Chân thành cảm ơn hai Cô”. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô đã tham dự cũng như đọc và chỉnh sửa luận án về mặt chuyên môn giúp tôi trong tất cả các buổi hội thảo cũng như hội đồng bảo vệ cơ sở và phản biện độc lập. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình của tôi. Trong suốt những năm qua, gia đình luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt cảm ơn chồng tôi và hai con nhỏ của tôi đã cho tôi nhiều thời gian độc lập để nghiên cứu và hoàn thành. Cảm ơn ba mẹ và các anh chị đã là nguồn cảm hứng và luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Nghiên cứu sinh CHÂU THỊ LỆ DUYÊN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 17 Phone: 0972.162.399 18 TÓM TẮT Nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động - trường hợp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long –Việt Nam” nhằm mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ này được xem xét ở góc độ trực tiếp- từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (ở các khía cạnh về môi trường, khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng và cộng đồng địa phương) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (thông qua nhóm chỉ tiêu tài chính là ROS, ROE và ROA); và ở góc độ gián tiếp thông qua các tác nhân khác đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến lợi ích kinh doanh bao gồm các tác nhân đó là lòng trung thành của khách hàng, lòng trung thành của nhân viên, danh tiếng của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, từ đó những lợi ích kinh doanh này sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu còn đề cập đến khái niệm lãnh đạo và mạnh dạn đưa vào mô hình nghiên cứu vì việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xac hội nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân lãnh đạo và lợi ích cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi tác nhân này. Tổng quan về nghiên cứu đã được trình bày và phần mô tả chi tiết cụ thể từ việc cần thiết của nghiên cứu đến mục tiêu nghiên cứu, những nghiên cứu cùng lĩnh vực được thực hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã được trình bày ở chương 1 cho đến lý thuyết về các khái niệm, cách xây dựng nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức được trình bày tại chương 2, mô tả về kiểm định các khái niệm và xây dựng thang đo được tiếp tục trình bày ở chương 3 và phần thảo luận nghiên cứu được trình bày ở chương 4; phần kết luận, hàm ý và hạn chế của nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 5. Nghiên cứu đề cập đến các khái niệm sau: (1) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, (2) lợi ích kinh doanh, (3) lãnh đạo và (4) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khái niệm tiềm ẩn được đo lường bởi trách nhiệm của doanh nghiệp đối với (1)môi trường, (2) khách hàng, (3) nhân viên, (4) nhà cung ứng và (5) cộng đồng. Khái niệm lợi ích kinh doanh cũng là một khái niệm tiềm ẩn và được đo lường bởi các khái niệm (1) lòng trung thành của khách hàng, (2) lòng trung thành của nhân viên, (3) danh tiếng của doanh nghiệp và (4) khả năng tiếp cận vốn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 18 Phone: 0972.162.399 19 Mô hình nghiên cứu lý thuyết kỳ vọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng tác động dương đến lợi ích kinh doanh và lợi ích kinh doanh sẽ tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kỳ vọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được tác động dương từ biến lãnh đạo và lãnh đạo tác động dương đến lợi ích của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu được hoàn thành với các kết quả như sau: (1) Về nghiên cứu sơ bộ: Kết quả của kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép, tất cả các thang đo được đưa vào nghiên cứu khi kiểm định độ tin cậy đều đạt được độ tin cậy với dữ liệu thị trường. Như vậy thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu tại thị trường Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam (2) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đo lường khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm việc đo lường việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan đó là: (1) môi trường, (2) khách hàng, (3) nhân viên, (4) nhà cung ứng và (5) cộng đồng. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó, phù hợp với nghiên cứu của Sweeney (2004). (3) Kết quả đo lường khái niệm lợi ích kinh doanh được đo lường bởi bốn khái niệm: (1) Lòng trung thành của khách hàng, (2) Lòng trung thành của nhân viên, (3) Khả năng tiếp cận vốn và (4) Danh tiếng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là kết quả của kiểm định Cronbach’s Alpha thì các thang đo đều phù hợp với lý thuyết và đạt độ tin cậy cao. Song, khi phân tích tiếp đến nhân tố khám phá thì các thang đo có một vài thay đổi nhỏ. Cụ thể với khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và nhà cung ứng đều đạt được giá trị phân biệt và giá trị hội tụ, thì khái niệm khách hàng và nhân viên lại không đạt được giá trị phân biệt, hai khái niệm này khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu sơ bộ thì lại gom nhóm cùng nhau, tuy nhiên nghiên cứu đã biện luận việc khẳng định lại giá trị phân biệt và hội tụ của hai khái niệm này sẽ được kiểm định lại bằng phân tích nhân tố khẳng định trong chương 4 vì nghiên cứu liên hệ với thực tiễn doanh nghiệp hoạt động ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận định riêng của tác giả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 19 Phone: 0972.162.399 20 đã giữ lại việc kiểm định hai khái niệm này và thực tế chương 4 đã kiểm định lại các giá trị phân biệt hội tụ và tính đơn hướng của hai khái niệm này đều đạt yêu cầu của nghiên cứu (được trình bày cụ thể trong chương 4); Tiếp tục việc thay đổi của thang đo của nghiên so với lý thuyết đó là thang đo lợi ích kinh doanh, khi kiểm định độ tin vậy đều đạt giá trị cao, song khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá thì khái niệm danh tiếng của doanh nghiệp không đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Do đó, nghiên cứu đã không đưa khái niệm này vào mô hình nghiên cứu. Như vây, khái niệm lợi ích kinh doanh chỉ được đo lường bởi ba khái niệm: lòng trung thành của nhân viên, khách hàng và khả năng tiếp cận vốn. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được các kết luận có đã phản ánh thực tiễn tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như sau: Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mối quan hệ này là tích cực, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô doanh nghiệp, kết luận này có nghĩa rằng giữa doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có mối quan hệ khác nhau với doanh nghiệp vừa và lớn. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động phải nghiên cứu trong dài hạn mới có thể thấy được mối quan hệ tích cực, nếu nghiên cứu trong ngắn hạn có thể sẽ thấy mối quan hệ này là tiêu cực, song không thể kết luận thực hiện nhiều trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động, đây không nhất thiết là mối quan hệ nhân quả mà đó là mối quan hệ bổ sung. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm lãnh đạo theo các nghiên cứu và theo tác giả khi nghiên cứu với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa có ý nghĩa khi sử dụng lãnh đạo giao dịch. Khái niệm lợi ích kinh doanh bao gồm sự trung thành của khách hàng, của nhân viên, danh tiếng và khả năng tiếp cận vốn và những nhân tố có quan hệ tích cực và mạnh khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanh cũng có tác động tích cực và mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 20 Phone: 0972.162.399 21 Nghiên cứu đã minh chứng được mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan như cộng đồng, môi trường, khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng và môi trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là mối quan hệ này là dương - để doanh nghiệp ngày càng tự nguyện gia tăng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. Tương tự như hầu hết các nghiên cứu. Nghiên cứu về “mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động: trường hợp các doanh nghiệp ĐBSCL – Việt Nam” cũng còn nhiều hạn chế. Đó là, mẫu nghiên cứu chỉ được thu thập ở ba tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang; số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu là 392 quan sát cũng chưa thể là nhều nên nếu có thể cần gia tăng thêm số lượng các quan sát nhằm giứp giảm những sai số trong khi kiểm định cũng như các sai số của mô hình nghiên cứu; Khái niệm lãnh đạo được tiếp cận theo hướng lãnh đạo chuyển đổi mà không nghiên theo hướng lãnh đạo giao dịch nên mức độ tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa thể hiện được và mối quan hệ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không có ý nghĩa. Nghiên cứu đã không tìm thấy được mối quan hệ này khi xét trong dài hạn với dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ dương với lợi ích kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãnh đạo có mối quan hệ dương với lợi ích kinh doanh và ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 21 Phone: 0972.162.399 22 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC BIỂU BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. viii TÓM TẮT ..................................................................................................................... ix Giới thiệu ........................................................................................................................ 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.1.1. Bối cảnh của nghiên cứu................................................................................ 1 1.1.2. Khe hổng nghiên cứu ..................................................................................... 6 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 7 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 7 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 8 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 8 1.4 . Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 1.5 . Ý nghĩa của nghiên cứu: .................................................................................... 9 1.6 . Kết cấu của nghiên cứu .................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: ................................................................................................................ 12 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 12 Giới thiệu ...................................................................................................................... 12 2.1. Các khái niệm trong nghiên cứu ......................................................................... 12 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................................... 12 2.1.2. Khái niệm các bên liên quan ............................................................................ 18 2.1.3. Khái niệm lợi ích kinh doanh ........................................................................... 21 2.1.4. Khái niệm lãnh đạo ........................................................................................... 27 2.1.5. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................... 31 2.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ............................................................. 33 2.2.1. Theo mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động ...................................................................................................................... 33 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 22 Phone: 0972.162.399 23 2.2.2. Theo mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ....................................................................................... 38 2.2.3. Theo mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................................................................................... 42 2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ............................................ 44 2.3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 44 Tóm tắt ........................................................................................................................ 50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 51 Giới thiệu ...................................................................................................................... 51 3.1. Tổng quan về quy trình nghiên cứu................................................................... 51 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ......................................................... 55 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ ............................................................... 55 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 56 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 57 3.3. Xây dựng thang đo trong mô hình nghiên cứu ................................................. 61 3.4. Kiểm định sơ bộ mô hình nghiên cứu ................................................................ 67 3.4.1. Kết quả thống kê mô tả: .................................................................................... 67 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................... 69 3.4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo: .................................................... 69 3.4.4. Đánh giá giá trị thang đo-phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................... 79 3.5. Kết luận và kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................... 84 Tóm tắt ........................................................................................................................ 87 CHƯƠNG 4: ................................................................................................................ 88 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 88 Giới thiệu ...................................................................................................................... 88 4.1. Thiết kế chương trình nghiên cứu chính thức .................................................. 88 4.1.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 88 4.1.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................ 89 4.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................................................................ 90 4.2.1. Phương pháp luận phân tích nhân tố khẳng định .................................... 90 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định - CFA ........................................... 92 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 23 Phone: 0972.162.399 24 4.2.3. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình hoá cấu trúc tuyến tính (SEM) ...................................................................................................................... 105 4.2.4. Kiểm định các giả thuyết:.......................................................................... 106 4.2.5. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ...................... 110 4.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................. 110 4.2.7. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo quy mô doanh nghiệp ........................ 112 Tóm tắt ...................................................................................................................... 113 CHƯƠNG 5: .............................................................................................................. 115 KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .............................. 115 Giới thiệu .................................................................................................................... 115 5.1. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu .................................................... 116 5.2. Đóng góp về mô hình lý thuyết ........................................................................ 117 5.3. Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu ................................................................. 125 5.4. Hàm ý của nghiên cứu ...................................................................................... 126 5.5. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 127 Tóm tắt ...................................................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 129 PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHUYÊN GIA ........................ 143 PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN SƠ BỘ ...................................... 145 PHỤ LỤC 3: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CHÍNH THỨC ........................ 149 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 153 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 24 Phone: 0972.162.399 25 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BB: Business benefits, Lợi ích kinh doanh BSCI: Business Social Compliance Initiative, Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh CFA: Phân tích nhân tố khẳng định CoC: Code of conduct, bộ quy tắc ứng xử CSP: Coporate social performance, Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp CSR: Coporate social responsibility, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DN: Doanh nghiệ EFA: Phân tích nhân tố khám phá EMS: Hệ thống quản lý môi trường FP: Financial performance, Hiệu quả hoạt động FTA: Hiệp hội ngoại thương GCNV: Global Compact Network Vietnam, Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam GMP: Good Manufacturing Practices, Hệ thống thực hành sản xuất tốt ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000: Hệ thống quản trị môi trường ISO 26000: Tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn về TNXH ISO 9000: Hệ thống quản trị chất lượng Leadership: Lãnh đạo OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe ROA: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROS: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu SA8000: Social Accountability 8000, Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính SAI: Tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế CSR, TNXH: Trách nhiệm xã hội VCCI: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam WRAP: Trách nhiệm toàn cầu về sản phẩm may mặc WTO: World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 25 Phone: 0972.162.399 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] Phone: 0972.162.399 i DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các tác giả và tác phẩm của họ khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................................................................... 30 Bảng 2.2 Tổng hợp thang đo khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp59 Bảng 2.3 Tổng hợp thang đo khái niệm lợi ích kinh doanh ............................. 63 Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu khám phá ........................................... 92 Bảng 3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường ................................ 74 Bảng 3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân viên ............................. 75 Bảng 3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo khách hàng ......................... 76 Bảng 3.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhà cung ứng ...................... 76 Bảng 3.6 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB danh tiếng ........................... 77 Bảng 3.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB nhân viên ..................... 78 Bảng 3.8 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB khách hàng ................... 78 Bảng 3.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB tiếp cận vốn .................. 79 Bảng 3.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo ............................. 79 Bảng 3.11 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động ........... 80 Bảng 3.12 Bảng trọng số nhân tố khái niệm trách nhiệm xã hội .................. 80 Bảng 3.13 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lợi ích kinh doanh .................... 81 Bảng 3.14 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lãnh đạo .................................... 82 Bảng 3.15 Bảng trọng số nhân tố khái niệm hiệu quả hoạt động ................... 82 Bảng 4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường ............................ 93 Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân viên ............................. 94 Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo khách hàng ......................... 94 Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhà cung ứng ...................... 95 Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB danh tiếng .................... 95 Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB nhân viên ...................... 96 Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB khách hàng ..................... 96 Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy của thang đo BB tiếp cận vốn ................... 96 Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo .............................. 97 Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động ........... 98 Bảng 4.11 Bảng trọng số nhân tố khái niệm trách nhiệm xã hội……………..99 Bảng 4.12 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lợi ích kinh doanh……………..101 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] i Phone: 0972.162.399 ii Bảng 4.13 Bảng trọng số nhân tố khái niệm lãnh đạo………...……………..102 Bảng 4.14 Bảng trọng số nhân tố khái niệm hiệu quả hoạt dộng..…………..102 Bảng 4.15. Cơ cấu mẫu trong chương trình nghiên cứu chính thức ........... 104 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình kiểm định khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................... 1255 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình kiểm định khái niệm lợi ích kinh doanh ........................................................................... 107 Bảng 4.18 Kiểm định độ tin cậy của thang đo lãnh đạo ................................ 107 Bảng 4.19 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động................. 109 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của cả mô hình .................... 111 Bảng 4.21. Hệ số hồi quy của mô hình lý thuyết ........................................... 111 Bảng 4. 22 Hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 139 Bảng 4.23 Kết quả so sánh của mô hình khả biến và mô hình bất biến ......... 121 Bảng 5.1. Thang đo môi trường ...................................................................... 146 Bảng 5.2. Thang đo nhân viên......................................................................... 146 Bảng 5.3. Thang đo khách hàng ...................................................................... 147 Bảng 5.4. Thang đo nhà cung ứng .................................................................. 148 Bảng 5.5. Thang đo cộng đồng ....................................................................... 148 Bảng 5.6. Thang đo lợi ích kinh doanh ........................................................... 149 Bảng 5.7. Thang đo lãnh đạo........................................................................... 150 Bảng 5.8. Thang đo hiệu quả hoạt động .......................................................... 151 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] ii Phone: 0972.162.399 iii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carroll (1991) ................ 13 Hình 2.2. Mô hình ba vòng tròn đồng tâm (Elkington, 1997) ......................... 16 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 49 Hình 4 1. Kết quả CFA chuẩn hóa của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................................................................................................... 94 Hình 4 2. Kết quả CFA chuẩn hóa của khái niệm lợi ích kinh doanh ............... 96 Hình 4.3 Kết quả phân tích CFA về đánh giá độ tin cậy của thang đo lãnh đạo 98 Hình 4.4 Kết quả CFA về đánh giá độ tin cậy của thang đo hiệu quả hoạt động 100 Hình 4.5. Kết quả CFA chuẩn hóa của cả mô hình ........................................ 102 Hình 4.6. Mô hình lý thuyết chính thức (đã điều chỉnh) ................................ 103 Bảng 4.8 Kết quả ước lượng bootstrap với N = 1.000 ................................... 109 Hình 4.9 Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu đã chuẩn hóa ..................... 110 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] iii Phone: 0972.162.399 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] Phone: 0972.162.399 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương tổng quan về nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn diện cho cả nghiên cứu “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động: trường hợp doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam”. Từ việc đặt vấn đề nghiên cứu đến bối cảnh nghiên cứu được thực hiện, để rồi từ đây tìm được khe hổng nghiên cứu và đưa ra được các mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu. Chương này cũng trình bày phạm vi nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, kết cấu nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. 1.1. Vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh của nghiên cứu Kinh tế thế giới đang phát triển rất mạnh và sự phát triển đó là không bền vững (Jeffrey D. Sachs, 2008), sức mạnh của sự phát triển ngày càng lan rộng và mạnh mẽ cho tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Phi, một số các quốc gia ở Châu Á và Châu mỹ La tinh. Việc phát triển quá nhanh chóng sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường, xã hội và cả các vấn đề về kinh tế (Jeffrey D. Sachs, 2008). Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á nằm trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam hiện tại đang được đánh giá là một trong những con hổ mới nổi ở Châu Á, do vậy việc đầu tư từ các tổ chức nước ngoài cũng như làn sóng M & A càng lan tỏa đến Việt Nam. Bên cạnh việc gia tăng tính hấp dẫn cho doanh nghiệp nước ngoài cũng như nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, thì điều đó cũng dẫn đến những áp lực ngày càng gia tăng cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng trách nhiệm xã hội có thể cải thiện khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong dài hạn, ngụ ý muốn nói rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự tham gia trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp và thành công hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó (Weber, 2008). Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là một cách nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Weber, 2008) trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR ) là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 1 Phone: 0972.162.399 2 một khái niệm được đánh giá như một hành động được đánh giá cao mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội. Bên cạnh đó, có một quan điểm quan trọng đã luận rằng CSR có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút và giữ chân khách hàng, tăng hình ảnh xã hội của doanh nghiệp là một yếu tố tác động mạnh đến khách hàng khi họ quyết định mua sản phẩm, đồng thời với sự quan tâm ngày càng tăng về CSR trong thời gian gần đây của khách hàng (Angelidis và cộng sự, 2008) Cùng với xu hướng ủng hộ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Thorne và cộng sự (1993); Davidson & Worrell (1988), đã nghiên cứu được rằng, nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể, nghiên cứu của Spence (1987); Davidson & Worrell (1995) cũng nhận định: doanh nghiệp, nếu thiếu các hoạt động trách nhiệm xã hội thì các chỉ số ROA, ROE cũng giảm; nghiên cứu của Howen Stoh & Brannick (1999), đã cho thấy rằng doanh nghiệp bỏ qua các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của mình sẽ có thể bị tẩy chay, danh tiếng bị hủy hoại và suy giảm việc kinh doanh. Một số nghiên cứu đã chứng minh một mặt tích cực khác của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, như Weber (2008) kết luận rằng thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn, khi nghiên cứu mối quan hệ này trong dài hạn cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chấp nhận một trách nhiệm lớn hơn so với lợi nhuận ngắn hạn trước mắt của doanh nghiệp(Knox & cộng sự, 2005), nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông thường sẽ liên quan đến lợi ích lâu dài chứ không thể là lợi ích ngắn hạn trước mắt (Jenkins, 2006; Zairi & Peters, 2002). Nếu doanh nghiệp giảm các tác động trong quá trình sản xuất kinh doanh với xã hội sẽ tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách hàng (Becker-Olsen và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Quinn (1997) cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp vì chính việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao được danh tiếng (Pfau và cộng sự, 2008). Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng quan tâm đến hành vi xã hội của doanh nghiệp (Dawkin & Lewis, 2003; Knowles & Hill, 2001; Schiebel & Pochtrager, 2003; Hopkins, 2003), khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm hoặc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : [email protected] 2 Phone: 0972.162.399
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan