Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương theo pháp luật việt nam

.PDF
190
75
99

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 7 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..................... 21 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................... 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG ................................................... 26 2.1. Chính quyền địa phương và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ........................................................................................................ 26 2.2. Cơ sở khoa học xác lập trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương .............................................................................................................. 43 2.3. Điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương .............................................................................................................. 48 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương .............................................................................................................. 55 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM ................................................................ 63 3.1. Quá trình hình thành, phát triển các quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam ......................................... 63 3.2. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay........................................................... 70 3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay........................................................... 82 3.4. Đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay......................................................... 100 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................. 118 4.1. Quan điểm tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 118 4.2. Các giải pháp tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 125 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 150 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CQĐP Chính quyền địa phương CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước DVHCC Dịch vụ hành chính công GYPAKN Góp ý, phản ánh, kiến nghị TTHC Thủ tục hành chính TNGT Trách nhiệm giải trình HĐND Hội đồng nhân dân MTTTQ VN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HỘP TRONG PHỤ LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Tên sơ đồ, bảng, biểu, hộp Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả trách nhiệm giải trình của chính quyền địa 163 phương ở Việt Nam Biểu 3.1: So sánh các Chỉ số nhận định, đánh giá của người dân, tổ 164 chức về việc tổ chức cung ứng DVHCC năm 2017, 2018 Biểu 3.2: Chỉ số hài lòng về thủ tục hành chính năm 2018 167 Biểu 3.3: So sánh Chỉ số hài lòng năm 2017, 2018 168 Biểu 3.4: So sánh Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính chung 170 cả nước năm 2017, 2018 Biểu 3.5: Xu thế ở Chỉ số nội dung “công khai, minh bạch” gốc, 171 2011-2018 Biểu 3.6: Điểm trung bình toàn quốc các chỉ số nội dung gốc, giai đoạn 172 2011-2018 Biểu 3.7: Một số chỉ tiêu của Chỉ số thành phần chi phí không chính 173 thức qua các năm Biểu 3.8: Một số chỉ tiêu của Chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng 174 qua các năm Biểu 3.9: Một số chỉ tiêu của Chỉ số thành phần Tính năng động qua 175 các năm Biểu 3.10: Chỉ số quản trị toàn cầu 2014 176 Bảng 3.11: Danh mục các chuyên đề giám sát của Quốc hội và Ủy 177 ban Thường vụ Quốc hội (từ 2008 đến 2020) Hộp 3.12: Công bố kết luận Thanh tra vụ AVG và Công bố kết luận 180 Thanh tra vụ cảng Quy Nhơn Hộp 3.13: Đối thoại vụ Đồng Tâm 181 Hộp 3.14: Đối thoại vụ Thủ Thiêm 182 Hộp 3.15: Đối thoại vụ Công nghệ cao Thành phố Hồ chí Minh 184 Hộp 3.16: Họp báo Công bố kết luận Thanh tra vụ Thủ Thiêm 185 Hộp 3.17: Họp báo Công bố vụ Cây xanh Hà Nội 187 Biểu 3.18: Tiếp cận thông tin trực tuyến và Internet tại nhà, 2016-2018 188 Biểu 3.19: Chỉ số hài lòng chung cả nước về tiếp nhận, xử lý ý kiến 189 góp ý, phản ánh, kiến nghị năm 2018 Hộp 3.20: Chủ tịch HĐND Thanh Hóa dừng chất vấn 190 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, đề cập đến trách nhiệm giải trình (TNGT) nói chung và TNGT của chính quyền địa phương (CQĐP) là vấn đề còn khá mới mẻ trên phương diện lý luận và thực tiễn. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đánh giá: “Trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền chưa được quy định rõ ràng…trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế” [33; tr243]. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tiếp tục khẳng định: việc công khai, minh bạch và TNGT còn hạn chế và xác định nhiệm vụ, giải pháp: xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao TNGT [5;tr1]. Từ cơ sở chính trị nêu trên cho thấy, sự cấp thiết phải nghiên cứu TNGT của CQĐP theo pháp luật Việt Nam xuất phát từ những lý do sau đây: Một là, lý luận về TNGT của CQĐP ở Việt Nam hiện nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, nhiều vấn đề chưa được làm rõ hoặc còn có sự tranh luận khác nhau, chưa luận giải hết được thực tiễn phong phú của đời sống xã hội có liên quan đến TNGT của CQĐP. Những hạn chế trong nghiên cứu lý luận đã làm nhận thức về TNGT của CQĐP chưa đúng đắn và phù hợp, hiệu quả trong thực hiện TNGT của CQĐP chưa cao. Việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến TNGT của CQĐP, là tiền đề quan trọng giúp xác lập cơ sở khoa học và định hướng cho việc hoàn thiện TNGT của CQĐP trên nhiều phương diện, nhất là thực hiện hiệu quả pháp luật về TNGT của CQĐP trong điều kiện mới. Hai là, các quy định pháp luật về TNGT của CQĐP hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế, bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp; cơ chế thực hiện TNGT của CQĐP chưa được pháp luật quy định rõ; nội dung điều chỉnh pháp luật về TNGT của CQĐP chưa được quy định đầy đủ và mang tính hệ thống; nhiều quy định pháp luật liên quan đến cung cấp thông tin, công khai minh bạch, giám sát, tiếp công dân, tổ chức và hoạt động của CQĐP…chưa phù hợp với thực tiễn. Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật làm cho việc thực hiện TNGT của CQĐP trên thực tế hiệu quả chưa cao, mới 1 đáp ứng phần nào yêu cầu của người dân và các tổ chức trong xã hội, do đó, yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến TNGT của CQĐP. Ba là, thực tiễn thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về TNGT của CQĐP được đánh giá là một khâu yếu. TNGT của CQĐP, cá nhân người có thẩm quyền đối với cơ quan nhà nước cấp trên, đặc biệt, đối với người dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện TNGT của CQĐP, cá nhân người có thẩm quyền trong một số nội dung/lĩnh vực còn mang tính hình thức, chưa đạt được mục tiêu đặt ra…Những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện pháp luật về TNGT của CQĐP cần được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tạo cơ sở cho việc xây dựng các định hướng và giải pháp khắc phục phù hợp với thực tiễn. Bốn là, trong giai đoạn mới, yêu cầu thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến TNGT của CQĐP được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019…và các văn bản pháp luật khác về: phân quyền, phân cấp, ủy quyền; công khai, minh bạch; tiếp cận thông tin; thực hiện dân chủ; thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm…đòi hỏi các quy định này trong điều kiện mới cần được nhận thức đúng đắn, đầy đủ, vận dụng một cách phù hợp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, cần nghiên cứu toàn diện, đánh giá đúng thực tiễn, nhận thức rõ các yêu cầu nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về TNGT của CQĐP và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định đó. Năm là, tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; đảm bảo quyền con người, quyền công dân; xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã, đang và luôn đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi CQĐP và cá nhân người có thẩm quyền phải thực hiện TNGT một cách đầy đủ, toàn diện, thiết thực và hiệu quả cao. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu pháp luật về TNGT của CQĐP hiện nay ở Việt Nam là hết sức cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, 2 với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tăng cường TNGT nói chung và TNGT của CQĐP ở Việt Nam nói riêng. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường TNGT của CQĐP ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ như sau: - Hệ thống hóa, phân tích và nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích và xác lập khái niệm, đặc điểm, phân loại TNGT của CQĐP; phân tích cơ sở khoa học xác lập TNGT của CQĐP; phân tích khái niệm, đặc điểm pháp luật về TNGT của CQĐP. - Hệ thống hóa, phân tích làm rõ nội dung điều chỉnh pháp luật cơ bản về TNGT của CQĐP và các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT của CQĐP. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TNGT của CQĐP ở Việt Nam, nhận thức được kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Xác lập các quan điểm, giải pháp tăng cường TNGT của CQĐP ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận án xác định là: Các quan điểm khoa học liên quan đến TNGT và TNGT của CQĐP; hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến TNGT của CQĐP; thực tiễn thực hiện pháp luật về TNGT của CQĐP ở Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về TNGT của CQĐP ở một quốc gia có tính gợi mở đối với Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT của CQĐP. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận án xác định không gian nghiên cứu là TNGT của CQĐP trong phạm vi toàn quốc. Về thời gian: luận án xác định phạm vi nghiên cứu là TNGT của CQĐP theo quy định pháp luật Việt Nam từ 1946 (gắn liền với thời điểm ban hành Hiến pháp năm 1946) và tập trung chủ yếu vào các quy định pháp luật hiện hành. 3 Về nội dung: luận án xác định phạm vi nghiên cứu là TNGT của CQĐP theo pháp luật Việt Nam, trên cơ sở chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với phạm vi TNGT của CQĐP là hai thiết chế HĐND, UBND ở cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương cấp tỉnh, huyện, cấp xã. Luận án không nghiên cứu TNGT của CQĐP đối với tổ chức Đảng, các cơ quan tư pháp và không nghiên cứu TNGT của cá nhân người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện TNGT khi các cá nhân này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao tại các cơ quan nhà nước ở CQĐP. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật; quan điểm về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nguyên lý chủ quyền nhân dân; nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước; thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận án còn sử dụng ở mức độ khác nhau các phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể là: Chương 1: sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận, thực trạng, quan điểm, định hướng, kiến nghị, giải pháp liên quan đến đề tài luận án. Sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp để xác định những kết quả, hạn chế được đề cập trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề kế thừa có chọn lọc, vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo và những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. Chương 2: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để nghiên cứu và xác lập khái niệm, đặc điểm, phân loại, cơ sở khoa học xác lập TNGT của CQĐP. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, diễn dịch, quy nạp để nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh pháp luật về TNGT của CQĐP và các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT của CQĐP. Chương 3: sử dụng phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh để phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển pháp luật về TNGT của CQĐP ở 4 Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành về TNGT của CQĐP ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Chương 4: sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, để xác lập các quan điểm, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và đề xuất các giải pháp tăng cường TNGT của CQĐP ở Việt Nam đảm bảo tính khả thi, toàn diện. Đồng thời luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết, sơ kết trong các báo cáo của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn giám sát, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) của các địa phương; các số liệu điều tra, thống kê của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, cũng như những thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về TNGT của CQĐP trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về TNGT của CQĐP như: khái niệm, đặc điểm TNGT của CQĐP; pháp luật, đặc điểm pháp luật về TNGT của CQĐP; cơ sở khoa học xác lập TNGT của CQĐP; điều chỉnh pháp luật về TNGT của CQĐP và các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT của CQĐP. Thứ ba, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TNGT của CQĐP ở Việt Nam, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến nay, tập trung chủ yếu vào các quy định pháp luật hiện hành và việc thực hiện các quy định pháp luật đó. Thứ tư, xác lập các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường TNGT của CQĐP ở Việt Nam, đảm bảo tính khoa học, toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể, góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập về TNGT của CQĐP ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và pháp luật về TNGT của CQĐP ở Việt Nam. Kết quả của luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học 5 cho việc xác định các quan điểm, giải pháp góp phần tăng cường TNGT của CQĐP ở Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác lập pháp, lập quy, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành, của cơ quan, tổ chức và cá nhân người có thẩm quyền, đặc biệt, có ý nghĩa trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về TNGT ở các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án còn được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết. Cụ thể là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương Chương 3: Thực trạng trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm giải trình và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương liên quan đến đề tài - Về lý luận TNGT: Đề cập đến khái niệm, hình thức, phạm vi, nội dung và phân loại TNGT, qua tìm hiểu có: Công trình “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, cho rằng nội hàm khái niệm TNGT bao gồm hai yếu tố: khả năng giải đáp, là việc yêu cầu các công chức phải có khả năng giải đáp theo định kỳ những vấn đề liên quan đến việc họ đã sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, những nguồn lực được sử dụng vào đâu, với các nguồn lực đó đã đạt được kết quả gì và việc chịu trách nhiệm hậu quả xảy ra [75]. Công trình “Quản trị tốt lý luận và thực tiễn”, khẳng định: TNGT được tiếp cận khác nhau, trong khuôn khổ hoạt động của nhà nước được hiểu là trách nhiệm của cơ quan công quyền đã nhận quyền lực từ nhân dân và đặt ra mục tiêu thực thi quyền lực vì nhân dân, thì đồng thời có nghĩa vụ trả lời, lý giải và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Khẳng định phạm vi chủ thể và đối tượng hướng tới của TNGT là khác nhau giữa các quốc gia, phụ thuộc vào việc các quyết định và hành động được tiến hành hay áp dụng ở trong hay ở ngoài cơ quan, tổ chức đó. Và phân loại: TNGT trước cơ quan dân cử; TNGT nội bộ hành chính; TNGT trình tư pháp; TNGT chính trị; TNGT nghề nghiệp; TNGT xã hội. [38]. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế thường niên: Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Việt Nam, “Xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo: Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, tháng 10/2019. Một số tham luận đã đề cập đến nguồn gốc, khái niệm, phân loại TNGT và TNGT của Chính phủ, hay đề cập đến việc xây dựng và thực hiện TNGT của Chính phủ kiến tạo Singapore, thông qua đó đã gợi mở một số vấn đề liên quan đến TNGT của Chính phủ trong xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam [117]. Công trình “Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng”, khẳng định: ở Việt Nam khái niệm TNGT 7 được nhìn nhận khác nhau, luôn gắn với việc thực thi công vụ trong nền hành chính nhà nước và đưa ra khái niệm TNGT của CQHCNN trong thực thi công vụ nhằm phòng, chống tham nhũng. Và phân loại thành: TNGT của CQHCNN trước cơ quan quyền lực nhà nước; TNGT trong nội bộ CQHCNN; TNGT của CQHCNN với người dân [115]. Chương trình sáng kiến chống tham nhũng năm 2014 với chủ đề: "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình”, đưa ra định nghĩa: TNGT là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực công phải cung cấp thông tin và làm rõ trách nhiệm về quyết định và hành vi của mình để người dân và các cơ quan giám sát có thể hiểu và đánh giá [79]. Công trình "Liêm chính và minh bạch trong kinh doanh vì sự phát triển bền vững", cho rằng: giải trình hay yêu cầu về tính giải trình còn được đề cập với tư cách là một yêu cầu quan trọng đối với việc thực hiện minh bạch, cụ thể là nhằm bảo đảm việc cung cấp đủ bằng chứng, căn cứ mang tính khách quan để giải thích hay làm rõ về các nội dung hoặc vấn đề cần minh bạch [59]. Công trình "Trách nhiệm giải trình trong phòng chống tham nhũng – Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam", của Bùi Phương Đình, cho rằng: TNGT là thuật ngữ có thể hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau và phân loại TNGT theo chiều dọc, chiều ngang và theo lĩnh vực chính trị, pháp lý/hành chính, xã hội [35]. Công trình “Những điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng”, cho rằng: hình thức TNGT chủ động là sự thể hiện ra bên ngoài, sự thừa nhận kết quả của việc thực hiện trách nhiệm công vụ của công chức và TNGT bị động hay còn gọi là TNGT theo yêu cầu có thể được coi là phương tiện, cơ chế đảm bảo việc nâng cao, duy trì trách nhiệm công vụ, chịu sự tác động của phản biện xã hội, giám sát xã hội. Bên cạnh đó, công trình cũng đề cập đến vai trò của TNGT trong thực hiện minh bạch hóa các quyết định, hành vi quản lý, hoạt động của các CQHCNN, góp phần phòng ngừa tham nhũng, quan liêu, lãng phí [116]. Công trình “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Khoa học pháp lý, cho rằng, TNGT của CQHCNN là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc hệ thống cơ quan này, chủ động thực hiện việc giải trình hoặc phải thực hiện nhiệm vụ giải trình khi bị các cơ quan, tổ 8 chức, cá nhân có liên quan yêu cầu, nhằm cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó. Nội dung TNGT là những vấn đề cụ thể mà các chủ thể có TNGT phải chuẩn bị và trả lời với các chủ thể quản lý cấp trên hoặc với các đối tượng quản lý có liên quan. Và cho rằng, dưới góc độ quản lý hành chính nội bộ và tác động ra bên ngoài có hình thức giải trình trong hệ thống và giải trình ra bên ngoài; dưới góc độ đối tượng tiếp nhận việc giải trình có TNGT đối với toàn thể nhân dân và TNGT đối với một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định, hoặc xuất phát từ yêu cầu của chủ thể có hình thức giải trình chủ động và giải trình bị động [113]. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ớ Việt Nam hiện nay", cho rằng, TNGT là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức và quản trị, là thuật ngữ chính trị - pháp lý, là một thuộc tính của người được ủy quyền trước người ủy quyền và các bên liên đới và khẳng định: đó là nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp thông tin, giải thích, trả lời một cách công khai, minh bạch gắn liền với việc nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm của người được ủy quyền đối với người ủy quyền và phải chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với người ủy quyền [15]. Luận văn Thạc sĩ Luật học “Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước”của Trần Quyết Thắng, cho rằng, TNGT là quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và các cá nhân được nhà nước uỷ quyền, trong việc thực thi công vụ của mình, giải thích các thông tin và cam kết cũng như phải hứng chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả, một cách thường xuyên hoặc/và khi có yêu cầu, đối với cấp trên, các cơ quan, đại biểu dân cử, các thiết chế kiểm soát quyền lực khác thuộc nhà nước, các tổ chức ngoài nhà nước và công dân. Và phân loại dựa trên đối tượng giải trình, phương thức giải trình, chủ thể TNGT và khẳng định vai trò của TNGT trong quản lý nhà nước dưới góc nhìn quản trị nhà nước tốt, kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát xu hướng lợi ích trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước [78]. Công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay“, Viện nghiên cứu Lập pháp [96] và “Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Ủy ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Văn phòng Quốc hội 9 [109;tr1], đã có những phân tích, so sánh về hoạt động “nghe giải trình”, “giải trình” với “điều trần” trong hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội ở Việt Nam với Nghị viện một số nước và so sánh các thuật ngữ “chất vấn”, “giải trình” và “điều trần”. Công trình "Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hiến định và định hướng triển khai thực hiện", của Hà Thị Mai Hiên đã luận giải cơ sở tiếp cận và xác định TNGT của các cơ quan hiến định theo Hiến pháp năm 2013 đó là: nguyên tắc chủ quyền nhân dân và nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực của các cơ quan trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Khẳng định Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận TNGT của một số chủ thể tại một số điều khoản cụ thể [41]. Công trình “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình” của Trần Văn Long, cho rằng, về mặt học thuật và pháp lý, vẫn chưa có sự ghi nhận thống nhất khái niệm này và nội dung giải trình gồm: giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của chủ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó. Nội dung giải trình chỉ bị giới hạn đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khẳng định, có 02 hình thức: giải trình chủ động và giải trình khi có yêu cầu [142]. Công trình "Bàn về trách nhiệm giải trình" của Đinh Văn Minh, cho rằng: theo cách hiểu thông thường thì giải trình là giải thích, trình bày nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong hoạt động của bộ máy công quyền là việc cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm [145]. Công trình "Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh", khẳng định: Bản thân khái niệm TNGT là một khái niệm khó giải thích vì nó có những cách diễn giải và dịch thuật khác nhau, và rất khó để khẳng định xem nó được thực thi như thế nào. TNGT cơ bản là đảm bảo cho người dân, nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước có cả khung pháp lý lẫn khả năng buộc các cơ quan và cán bộ nhà nước phải giải trình về những gì họ làm hoặc không làm khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình [89]. Công trình “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010: Các thể chế hiện đại”, xác định có 02 hình thức là: TNGT đảm bảo việc tuân thủ (hệ thống TNGT hướng lên trên) và TNGT đối với kết quả hoạt động (hệ thống TNGT hướng xuống 10 dưới) và khẳng định, hệ thống TNGT nào có thể áp dụng phù hợp nhất cho một chức năng cụ thể phụ thuộc vào các đặc tính của chức năng đó hoặc các hoạt động của nó [52]. Công trình “Trách nhiệm giải trình: Vươn tới những chuẩn mực của nền hành chính phục vụ và phát triển” của Phạm Duy Nghĩa, đã phân tích và phân loại TNGT theo 04 góc nhìn gồm: TNGT về chính trị; TNGT về hành chính; TNGT về nghề nghiệp; TNGT trước xã hội. Và cho rằng, trong nền hành chính công có 02 kênh thực hiện: TNGT theo hàng dọc tồn tại từ cổ xưa thông qua hệ thống thanh tra, giám sát công vụ, và TNGT theo hàng ngang được thiết lập giữa nền công vụ với các tổ chức có chức năng giám sát của cơ quan dân cử, kiểm toán của hệ thống chính trị và xã hội nói chung [143]. Công trình “Trách nhiệm giải trình trong khu vực công ở Việt Nam”, cho rằng, TNGT trong khu vực công được hiểu là trách nhiệm trong nội bộ bộ máy công quyền và trách nhiệm của bộ máy công quyền với xã hội [2]. Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: "Nâng cao năng lực thể chế hành chính nhà nước để thích ứng với nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta", của Bùi Thị Ngọc Hiền, khẳng định: TNGT trong khu vực công là điều kiện huy động sự tham gia của các bên có liên quan vào quá trình hoạch định, xây dựng, thực thi chính sách cũng như giám sát hoạt động của các cấp, các ngành [42]. - Về lý luận TNGT của CQĐP: Công trình “Pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam: thực trạng và định hướng hoàn thiện”, đã đưa ra khái niệm TNGT của CQĐP, xác định nội dung CQĐP giải trình là các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP và phân loại TNGT của CQĐP dựa trên một số tiêu chí nhất định [44]. Công trình “Nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương” của Hoàng Thị Giang, trên cơ sở phân tích Nghị định 90/NĐ-CP ngày 8/8/2013 đã đưa ra khái niệm TNGT trong khu vực công và khẳng định TNGT của CQĐP là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước, xã hội và người dân [37]. Công trình “Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình nhằm cải thiện chất lượng quản trị địa phương” đã đánh giá, thông qua thực hiện TNGT (chất vấn và trả lời chất vấn), cải thiện chất lượng quản trị địa phương, nâng cao mối quan hệ tương tác với người dân, cộng đồng nói chung [146]. 11 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề lý luận về TNGT và TNGT của CQĐP Bước đầu tìm hiểu có các công trình tiêu biểu như sau: “Democracy, Accountability and Representation” của Adam Przeworski, Susan C. Stokes. Đề cập thuật ngữ TNGT và mối quan hệ với vấn đề dân chủ và đại diện.Cho rằng, cơ sở xác định TNGT đó là sự ủy quyền của người dân và tính đại diện của bộ máy nhà nước. Với tư cách là người chủ, người dân phải có quyền được biết chính quyền đã, đang và sẽ làm gì cho mình thông qua các thủ tục về tiếp cận thông tin, công khai minh bạch hoạt động của bộ máy công quyền, cơ chế giám sát quyền lực [121]. Công trình “Public Accountability: Aframework for the analysis and assessment of accountability arrangements in the public domain” Mark Bovens, khẳng định: TNGT là một khái niệm ngày càng được sử dụng phổ biến trong các cuộc thảo luận chính trị và các văn bản chính sách vì nó truyền đạt một hình ảnh minh bạch và đáng tin cậy. Là khái niệm rất khó nắm bắt bởi vì nó có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, còn giải thích nguồn gốc của thuật ngữ TNGT cũng như quá trình chuyển hóa của nó. TNGT đã trở thành một biểu tượng cho sự quản trị tốt cả khu vực công và khu vực tư nhân và đề cập việc phân loại TNGT [135]. Công trình “Accountability and democratic governance: Orientations and principles for development” của Hudson and Govnet, đã phân loại: TNGT theo chiều ngang, đó chính là cơ chế kiềm chế - đối trọng giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. TNGT theo chiều dọc, đó chính là mối quan hệ giữa công dân và cơ quan công quyền, những người được trao quyền ra quyết định và công dân có khả năng gây ảnh hưởng nhất định đến tiến trình ra quyết định đó [130]. Công trình “Accountability: the core concept and its subtypes” của Staffan I. Lindberg, cho rằng, TNGT là một khái niệm trung tâm trong chính trị so sánh. Sự phổ biến của TNGT trong một số lĩnh vực, dẫn đến cách hiểu không thống nhất và phân loại TNGT, tầm quan trọng của việc phân loại [139]. Công trình “Two Concepts of Accountability: Accountability as a Virtue and as a Mechanism” của Mark Bovens, phân biệt TNGT trên 2 khái cạnh: TNGT được sử dụng chủ yếu như một khái niệm quy chuẩn, là các tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá hành vi của các bên tham gia. Do đó, các nghiên cứu về TNGT thường tập trung vào các vấn đề mang tính quy chuẩn, một tập hợp các tiêu chuẩn để đánh giá cách hành xử của các chủ thể công quyền. Và 12 TNGT như một cơ chế, theo đó, TNGT thể hiện mối quan hệ về mặt thể chế hoặc sự sắp xếp để một chủ thể nào đó thực hiện TNGT của mình trước chủ thể khác [136]. Công trình “The Public Accountability Review A Meta-Analysis of Public Accountability Research in Six Academic Disciplines” của Thomas Schillemans, Universiteit Utrecht, đã phân tích một số nội dung: định nghĩa về TNGT; các lý thuyết chính thức được sử dụng để nghiên cứu TNGT; phương pháp nghiên cứu; loại vấn đề về TNGT được khảo sát; các chủ thể thực hiện TNGT [140]…Công trình “Traditional Public Administration versus The New Public Management: Accountability versus Efficiency của James P. Pfiffner, thông qua việc xem xét mối tương quan của nền hành chính công truyền thống và quản lý công mới và TNGT với tính hiệu quả của sự cam kết. Làm thế nào đo lường hiệu quả trong quản lý công mới? Câu hỏi này phải được trả lời bằng cách cân bằng giữa TNGT và hiệu quả. Sự tương phản giữa TNGT và tính hiệu quả đánh dấu sự tương phản giữa quản trị công truyền thống và quản lý công mới và nó sẽ đạt được TNGT bằng cách đo lường đầu ra hơn là bằng các quá trình giám sát [131]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực trạng trách nhiệm giải trình và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương Công trình “Quản trị tốt lý luận và thực tiễn” nhận định: đã có những tiến bộ trong việc thiết lập các cơ chế mới về TNGT, song vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều lĩnh vực. Người dân đã được tham gia trong quá trình ra quyết định, song chỉ vào lúc những vấn đề đã được lên kế hoạch hoặc được quyết định. Việc đảm bảo cơ hội tham gia của người dân là hết sức cần thiết, trong khi các cơ chế mới về TNGT hướng xuống dưới, đáp ứng trực tiếp nguyện vọng của người dân được thực hiện ở cấp xã, thì phần lớn thẩm quyền lại được trao cho cấp tỉnh [38]. Công trình “Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” của Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và đầu tư, trên cơ sở Bộ dữ liệu của Chỉ số quản trị toàn cầu, đánh giá: Việt Nam đạt kết quả tốt nhất về ổn định chính trị và hiệu lực của chính quyền và hai nhóm chỉ số trọng lượng tiếng nói của người dân và TNGT của chính quyền vẫn nằm ở nhóm 10 quốc gia thấp nhất. Nêu ra những rào cản lớn là: thiếu vắng cơ chế kiểm soát lẫn nhau mang tính cân bằng trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; vai trò của tiếng nói, sự tham gia của người dân và các tổ chức chính trị-xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách; cơ hội 13 tiếp cận thông tin qua đó tăng cường TNGT của nhà nước; sự độc lập của cơ quan truyền thông [53]. Công trình “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010: Các thể chế hiện đại” của Ngân hàng Thế giới và nhà tài trợ, đánh giá: Cả quyền lực và TNGT đều được tăng lên, nhưng không phải lúc nào cũng tương đương nhau. Và đề cập đến các thách thức: TNGT không ăn khớp với những sắp xếp tổ chức mới; hình thức giải trình hướng vào kết quả chịu tác động bởi thay đổivăn hóa và điều này không sớm đạt được; sự phối hợp trong hoạt động của các tỉnh chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, còn khẳng định, mặc dù có những tiến bộ rõ nét trong việc thiết lập các cơ chế mới về TNGT song vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều lĩnh vực [52]. Công trình “Báo cáo Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh”, thông qua nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” dựa trên 02 chỉ số: Mức độ và hiệu quả trong tiếp xúc với chính quyền và hiệu quả của Ban thanh tra nhân dân đã đánh giá ở mức độ nhất định TNGT của CQĐP [89]. Công trình “Báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính”, của Bộ Nội Vụ, đã đánh giá thực trạng TNGT của các CQHCNN trên một số tiêu chí đo lường như: cung ứng DVHCC, sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ [8]. Công trình, “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, đánh giá thực trạng TNGT trên các tiêu chí: mức độ tham nhũng, môi trường kinh doanh, cải cách hành chính [60]. Công trình “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", đánh giá thực trạng quy định pháp luật về TNGT của CQHCNN trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Đất đai, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…và một số văn bản dưới luật khác. Bên cạnh đó, còn phân tích việc thực hiện pháp luật về TNGT của CQHCNN và đánh giá trên một số lĩnh vực đặc thù như: xử lý vi phạm hành chính, quản lý ngân sách, đất đai, cấp, thu hồi giấy phép và một số lĩnh vực khác [113]. Công trình "Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước" của Trần Quyết Thắng, phân tích thực trạng quy định pháp luật về TNGT của CQHCNN và đánh giá thực tiễn việc thực hiện ở Việt Nam từ trước thời kỳ đổi mới đến sau thời kỳ đổi mới, đưa ra những nguyên nhân hạn chế [78]. Công trình “Pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam: thực trạng và định hướng hoàn thiện” [44], đã khái quát một số quy định pháp luật về TNGT của CQĐP trước Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 2013, Nghị 14 định số 90/2013/NĐ-CP; Luật Tổ chức chính phủ 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Tố cáo 2011; Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Tiếp cận thông tin 2016…trên cơ sở đó, đánh giá một số thành tựu đạt được và hạn chế yếu kém trong các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNGT của CQĐP. Công trình “Công khai, minh bạch và giải trình: Vai trò của chính quyền địa phương” của Jairo Acuna- Alfaro, Đỗ Thanh Huyền, khẳng định: Với các quy định tại Hiến pháp năm 2013 đã hiến định những nguyên tắc căn bản cho việc CQĐP chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cấp trên theo dạng thức TNGT từ trên xuống và giám sát gián tiếp từ dưới lên thông qua HĐND trước các cơ quan nhà nước khác cũng như chịu sự giám sát của Nhân dân thông qua MTTQVN và đưa ra những trao đổi xung quanh dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương [48]. Công trình “Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”, đề cập đến một số cơ sở pháp lý cho việc thực hiện TNGT của CQĐP ở Việt Nam hiện nay như: Luật Báo chí năm 1989, được sửa đổi, bổ sung năm 1999. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012). Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 là văn bản chứa đựng quy phạm pháp lý quan trọng về trách nhiệm giải trình của CQĐP, mà cụ thể là cấp xã [144]. Công trình “Nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương” của Hoàng Thị Giang, trên cơ sở phân tích nội dung thứ 3 của Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh, đã khái quát một số kết quả và hạn chế về TNGT của CQĐP dựa trên các chỉ số được đo lường [37]. Tuy nhiên, công trình nêu trên chưa làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến TNGT của CQĐP, chưa phân tích toàn diện khung điều chỉnh pháp luật về TNGT của CQĐP, việc hệ thống hóa và đánh giá thực trạng các quy định ở Việt Nam liên quan đến TNGT của CQĐP chưa toàn diện. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến thực trạng TNGT và TNGT của CQĐP Tiêu biểu có các công trình sau: “Mechanisms of Accountability in Local Government: An Exploratory Study” của Ron Kluvers, nghiên cứu cho rằng, giá trị cá nhân là một khía cạnh quan trọng của TNGT, các yêu cầu pháp lý hay tiếp cận thông tin, hoạt động và mức độ thi hành TNGT phụ thuộc vào giá trị của một cá nhân. Tuy nhiên, đến nay, vai trò của các giá trị của một cá nhân vẫn chưa được 15 nghiên cứu rộng rãi, đây là một lĩnh vực cần được khám phá đầy đủ hơn [138]. Công trình “Local Government Accountability and Transparency Opening the Door on International Best Practic” của Attachment, khẳng định đã có sự dịch chuyển trong TNGT từ tập trung vào sự tuân thủ các quy định sang các hình thức TNGT mới, các tổ chức công cộng đã thay đổi cách tiếp cận quản lý, trong đó người dân được đối xử như khách hàng và TNGT tập trung vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng. Các biện pháp giải trình tập trung vào báo cáo về chi phí, hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng. Công trình khẳng định, các giá trị cá nhân và văn hóa tổ chức là những yếu tố quan trọng của TNGT, đạo đức và sự toàn vẹn cần phải được đặt trong các giá trị của tổ chức. Từ thực tiễn thành phố Perth khẳng định: Cách tiếp cận hiện tại đối với TNGT chủ yếu nằm trong cách tiếp cận quản lý truyền thống. Việc sử dụng các phương thức quản lý công mới còn hạn chế như khảo sát khách hàng, đo điểm chuẩn và sử dụng các biện pháp hiệu quả [124]. Công trình “Improving performance and accountability in local government with citizen participation” của PD Gibson, DP Lacy, MJ Dougherty, đề cập và luận giải lý do tham gia của người dân vào các hoạt động của CQĐP với việc xác định phạm vi, nội dung trên có sở đó nhằm nâng cao hiệu suất và TNGT của CQĐP [134]. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương Công trình “Quản trị tốt lý luận và thực tiễn”, đưa ra định hướng hoàn thiện: quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Và đề xuất các giải pháp: cải cách khung phân cấp, phân quyền; cải tiến quy chế và TTHC, cải cách đội ngũ công chức; tăng cường các thiết chế giám sát nhà nước; tạo môi trường cho hoạt động của hội nghề nghiệp; nâng cao cơ chế truy TNGT của nhà nước từ kênh xã hội công dân, dân chúng [38]. Công trình “Báo cáo Việt Nam năm 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, đưa ra một số định hướng mang tính gợi mở như: cải cách mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với CQĐP; củng cố vai trò trung tâm của Chính phủ; tăng cường TNGT của nhà nước trên hai hướng thúc đẩy một tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của mỗi cá nhân cán bộ, công chức và đề cao TNGT của bản thân mỗi 16 cá nhân cán bộ, công chức nhà nước; tăng cường kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước; nâng cao khả năng truy TNGT của nhà nước từ phía người dân [53]. Báo cáo PAPI năm 2015 và 2016, đề xuất để cải thiện cần: CQĐP chủ động tương tác tích cực với người dân thông qua các buổi tiếp dân định kỳ hoặc bất thường để nâng cao TNGT trực tiếp với người dân; trên cơ sở Luật Tiếp công dân năm 2014, xây dựng các cơ chế phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm cải thiện tính giải trình và khả năng đáp ứng yêu cầu của người dân của chính quyền các cấp; tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và xã hội dân sự nói chung [89]. Công trình của Phạm Duy Nghĩa khi bàn về TNGT trong nền hành chính công đưa ra gợi ý một số giải pháp: đề cao sự tuân thủ, trung thành của cấp dưới đối với cấp trên; thay đổi các tiêu chí đo lường mức độ hoàn thành công vụ hướng tới kết quả đầu ra và hiệu suất phục vụ nhân dân; đổi mới tổ chức và hoạt động các thiết chế có chức năng giám sát như Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có chức năng giám sát của Quốc hội, cơ quan dân cử địa phương, đảm bảo các thiết chế này độc lập về pháp lý, tài chính, nhân sự; các hiệp hội ngành nghề độc lập với cơ quan hành chính, và được tự do bày tỏ quan điểm khách quan của các nhà chuyên môn; có một tầm nhìn cởi mở hơn với xã hội dân sự và tự do báo chí [143]. Công trình “Đổi mới quản trị nhà nước theo mô hình quản trị nhà nước tốt”, đưa ra một số hàm ý chính sách có liên quan đến TNGT như: xây dựng khuôn khổ pháp lý bảo đảm TNGT; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về TNGT [3]. Đối với TNGT của các CQHCNN, công trình “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật về TNGT đối với CQHCNN như: đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; phù hợp với luật pháp quốc tế và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; xác định rõ lộ trình, kế hoạch hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến TNGT của CQHCNN. Và xác định các giiar pháp: ban hành Luật Tiếp cận thông tin, Luật Ban hành quyết định hành chính, sửa đổi một số quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ...và một số luật chuyên ngành; cải cách khung pháp lý trong phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo sự minh bạch; sửa đổi Nghị định số 90/2013/NĐ-CP; huy động sức mạnh của toàn thể cộng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan