Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dâ...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

.PDF
92
160
108

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực. Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Hải Yến LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Vương Thanh Thúy, người đã tận tính giúp đỡ, chỉ bảo, đôn đốc em trong suốt thời gian em thực hiện Luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo của Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy cho chúng em trong suốt thời gian qua. Đồng thời, em xin được cảm ơn gia đình, người thân, và các bạn bè đã luôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, triển khai và hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn công trình này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy, cô giáo và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Lê Thị Hải Yến MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ GÂY RA 7 1.1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 7 1.1.1. Khái quát về người mất năng lực hành vi dân sự 7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 10 1.2. Ý nghĩa quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 21 1.3. Sơ lược quá trình phát triển quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 23 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1995 23 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 27 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ GÂY RA 30 2.1. Quy định về trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 30 2.1.1. Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 30 2.1.2. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 50 2.1.3. Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiêt hại và cơ chế sử dụng tài sản để bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 55 2.2. Quy định về các trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 64 2.2.1. Do sự kiện bất khả kháng 66 2.2.2. Do gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ chính đáng 67 2.2.3. Do phải hành động trong yêu cầu của tình thế cấp thiết 69 2.2.4. Hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại 70 CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ GÂY RA 72 3.1. Một số vụ án liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 72 3.2. Những hạn chế của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 75 3.3. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra KẾT LUẬN 80 85 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định có lịch sử phát triển lâu dài trong pháp luật thế giới nói chung cũng như pháp luật của Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những chế định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể trong xã hội, đồng thời tạo cơ chế cho việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường một cách thuận lợi và hiệu quả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra là một trong những trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra, đồng thời là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc nghiên cứu những khía cạnh pháp lý đặc trưng của vấn đề này là một việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện rất nhiều tin tức về các vụ án hình sự liên quan đến người gây thiệt hại là người mắc bệnh tâm thần. Trong trả lời phỏng vấn Báo Người đưa tin của Hội luật gia Việt Nam ngày 27/12/2012, phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc – Đại tá Đỗ Văn Hoành cho biết: “Số vụ án giết người do nguyên nhân xã hội hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Đáng báo động là tình trạng người tâm thần phạm tội. Người mắc bệnh này thường phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn là chủ yếu gây án với người thân và gây án với nhiều người một lúc. Hậu quả để lại vô cùng nặng nề”. Theo đó, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết hàng năm “tiếp đón” hàng chục bệnh nhân tâm thần, đồng thời cũng là đối tượng trong nhiều vụ trọng án phải vào viện theo diện “bắt buộc chữa bệnh”. Xét dưới góc độ dân sự, việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp này gặp nhiều vướng mắc và khó khăn do những người này thực tế hoàn toàn mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình tại thời điểm gây thiệt hại, nhưng về mặt pháp lý chưa được xem xét là người mất năng lực hành vi dân sự. Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này bộc lộ không ít những điểm hạn chế, cần 6 thiết phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và tìm ra hướng hoàn thiện phù hợp, sao cho những quy định pháp luật có thể áp dụng được hiệu quả trong thực tiễn đời sống. Hiện nay, quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra đã được ghi nhận và quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 trong Phần Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, những nội dung pháp lý khác liên quan đến vấn đề này nằm rải rác trong tất cả các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Việc nghiên cứu một cách toàn diện những nội dung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra giúp nhận thức một cách cụ thể những vấn đề lý luận riêng biệt liên quan đến trường hợp này. Đồng thời, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật thông qua các bản án cụ thể giúp đánh giá một cách chân thực hơn tính hợp lý của các quy định pháp luật, qua đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này phù hợp với đòi hỏi của thực tế đời sống xã hội. Từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam” là hoàn toàn cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy trước đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh “Nhữngvấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”; luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; đề tài nghiên cứu khoa học của PGS.TS. Phùng Trung Tập “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân”. Ngoài ra, còn có thể kể tới rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí 7 chuyên ngành luật về những nội dung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có thể kể đến như: bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hợi “Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong Bộ luật dân sự” đăng trên Tạp chí Luật học, bài viết của tác giả Nguyễn Trung Tín “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ trong trường hợp người chưa thanh niên cùng người khác gây thiệt hại” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao... Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự hành vi gây ra, các công trình nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ mới chỉ tiếp cận vấn đề ở một vài khía cảnh đơn lẻ, với ý nghĩa bổ trợ cho nội dung chính của các công trình đó, có thể kể đến như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Thư “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, hay luận văn thạc sĩ của Cao Cẩm Nhung cũng nghiên cứu về nội dung này “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Việt Nam”... Những công trình này có đề cập một phần rất khiêm tốn đến nội dung năng lực chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra, với mức độ rất khái quát. Bên cạnh đó, một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật về những nội dung liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự như: bài viết của tác giả Phan Thị Hồng “Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” đăng trên Tạp chí Nghề Luật, bài viết của tác giả Nguyễn Phương Lan “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra” đăng trên Tạp chí Luật học, hay bài viết của Nguyễn Thị Hạnh “Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về cử người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao... Tóm lại, những công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề này mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện. Có thể nói, luận văn “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 8 ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam” là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với mong muốn nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện vấn đề, qua đó tìm ra được những điểm hạn chế trong quy định của pháp luật khi áp dụng giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn đời sống, luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành 01/01/2017). Qua đó có cái nhìn vấn đề một cách tổng quát về những nội dung cần nghiên cứu, giúp đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật một cách cụ thể và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với thực tế đã ban hành và chưa có hiệu lực của Bộ luật Dân sự năm 2015, cùng với những bất cập về cả lý luận và thực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu, luận văn tập trung vào phân tích và nêu lên các vấn đề bất cập, gây vướng mắc trong thực tiễn, từ các quy định của pháp luật hiện hành, trong sự so sánh, đối chiếu với BLDS mới. Do đó, sau khi BLDS năm 2015 đi vào đời sống, tác giả hy vọng sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phát sinh mới trong các công trình nghiên cứu trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời sử dụng và kết hợp một cách hợp lý các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, suy luận logic, phương pháp so sánh... nhằm chứng minh các luận điểm đưa ra trong luận văn. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số vụ án, vụ việc trên thực tế nhằm minh họa cho những nhận định, đánh giá được đưa ra trong luận văn. 9 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài với mục đích là rõ những vấn đề về lý luận, nội dung quy định pháp luật hiện hành về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Qua đó, nhìn nhận được những điểm hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật khi áp dụng vào giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn, đồng thời đưa ra được những định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Thông qua luận văn, tác giả mong muốn góp một cái nhìn tổng thể và toàn diện nhất về bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Để đạt được mục đích trên, luận văn tốt nghiệp đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện sau: - Khái quát được những nội dung lý luận có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra, sơ lược quá trình phát triển các quy định pháp luật trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này. - Phân tích, làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thông qua các vụ án, vụ việc có thực, qua đó thấy được một cách cụ thể, chính xác những hạn chế trong quy định của pháp luật về nội dung nghiên cứu - Đưa ra được những định hướng cơ bản góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung nghiên cứu căn cứ trên những điểm hạn chế đã được chỉ ra. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra so với những công trình nghiên cứu khác về nội dung này. Những điểm mới được thể hiện trong luận văn so với những công trình nghiên cứu khác bao gồm: - Đưa ra được khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 10 - Phân tích được một cách hệ thống những quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra, qua đó thấy được những điểm đặc thù của trách nhiệm này so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. - Trong bối cảnh Bộ luật dân sự năm 2015 đã được ban hành và có hiệu lực ngày 01/01/2017, luận văn đã đưa ra được những đánh giá nhất định về sự sửa đổi những quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra - Đưa ra được các bản án, vụ việc cụ thể về nội dung nghiên cứu, chỉ ra được những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành, và đề xuất một số định hướng hoàn thiện vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: Phần 1: Lời nói đầu Phần 2: Phần nội dung, bao gồm 3 chương:  Chương I: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra  Chương II: Quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra  Chương III: Thực tiễn áp dụng và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra Phần 3: Kết luận 11 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ GÂY RA 1.1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 1.1.1. Khái quát về người mất năng lực hành vi dân sự Cá nhân là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Khi xem xét tư cách chủ thể của cá nhân thì điều kiện cần và đủ là cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Ở những mức độ năng lực chủ thể khác nhau,cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với những tư cách khác nhau, đồng thời việc hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật quy định cũng khác nhau. Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng khách quan của cá nhân được hưởng quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự. Những quyền và nghĩa vụ này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự từ khi sinh ra và bình đẳng như nhau về khả năng hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ này. Nói cách khác, các cá nhân không phân biệt độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính... đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Yếu tố thứ hai cấu thành nên năng lực chủ thể của cá nhân là năng lực hành vi dân sự. Nếu năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng khách quan của cá nhân được hưởng quyền và thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định thì năng lực hành vi dân sự là khả năng chủ quan của mỗi cá nhân bằng hành vi của chính mình để xác lập, thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể. Mỗi cá nhân lớn lên trong những môi trường sống, được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong những điều kiện vật chất và tinh thần khác nhau, do đó những suy nghĩ, mong muốn bên trong (ý chí) và sự nhận thức chủ quan bên ngoài (lý trí) cũng khác nhau. Khi chủ thể có lý trí để có thể kiểm soát 12 hành vi của mình thì khi đó chủ thể được xem là đã có năng lực hành vi dân sự. Dưới góc độ khách quan, sự nhận thức này của cá nhân sẽ phát triển ở những mức độ nhất định căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển bình thường về mặt thể chất của họ. Nói cách khác, khi đạt đến một độ tuổi nhất định (với sự phát triển bình thường về mặt thể chất và tinh thần), cá nhân sẽ dần hoàn thiện về mặt nhận thức và có thể làm chủ, kiểm soát được mọi hành vi của mình. Tóm lại, năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân khác nhau là khác nhau và việc xác định các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được căn cứ trên cở sở: độ tuổi và khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân đó. Mất năng lực hành vi dân sự là một tình trạng năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bởi lẽ việc xác định một cá nhân rơi vào tình trạng này không căn cứ trên cơ sở sự nhận thức tương ứng với độ tuổi của cá nhân đó mà căn cứ trên những tiêu chí khác. Dưới góc độ ngôn ngữ học, “mất” được hiểu là “không tồn tại nữa”, “không còn là của mình, thuộc về mình nữa” [25]. Như vậy, rõ ràng tình trạng mất năng lực hành vi dân sự đặt ra với những cá nhân đã có năng lực hành vi dân sự, nhưng vì những nguyên nhân nhất định mà được xác định là không còn khả năng tự mình xác lập các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự nữa. Nguyên nhân này liên quan trực tiếp đến sự phát triển về mặt thể chất của cá nhân - cụ thể là khi cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Bệnh tâm thần được hiểu là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm... Triệu chứng bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Các bệnh tâm thần điển hình thường gặp như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống... [26]. Tùy theo từng mức độ rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương (não bộ) mà các cá nhân mắc bệnh có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của mình một cách khác nhau. Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về Các rối loạn tâm thần và hành vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992, hiện nay có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi khác nhau. 13 Tuy nhiên không phải mọi loại rối loạn này đều làm cho cá nhân mắc bệnh rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Để xác định chính xác về tình trạng của cá nhân mắc bệnh thì cần thiết phải có sự tham gia của tổ chức giám định có chức năng giám định pháp y tâm thần. Khi đó, kết luận y học cũng như kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân sẽ được thể hiện cụ thể trong kết luận giám định của giám định viên thuộc các tổ chức có chức năng giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Bên cạnh trường hợp mắc bệnh tâm thần thì cá nhân rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình có thể từ nguyên nhân mắc những bệnh khác (ví dụ như cá nhân bị mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối dẫn đến tình trạng “sống thực vật”, không còn khả năng nhận biết về thế giới xung quanh...). Bên cạnh tiêu chí về mặt thể chất thì một cá nhân được xác định là mất năng lực hành vi dân sự còn căn cứ vào: yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và một quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc tuyên bố cá nhân đó mất năng lực hành vi dân sự. Một cá nhân không đương nhiên bị coi là rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, trong khi trên thực tế những cá nhân khác ở độ tuổi tương ứng lại được xác định là có khả năng xác lập các quyền và thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Cá nhân có thể mắc những bệnh nhất định dẫn đến sự khiếm khuyết về mặt thể chất, tuy nhiên điều đó không có nghĩa cá nhân đó mất đi hoàn toàn sự nhận thức về hành vi và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện. Như đã phân tích ở trên, kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân khi cá nhân mắc phải một số rối loạn về tâm thần cần có sự tham gia của tổ chức giám định pháp y tâm thần. Trên cơ sở kết luận của tổ chức này, cùng với đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan (người có mối quan hệ về nhân thân hoặc tài sản với người bị mắc bệnh), Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyên bố cá nhân đó rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, cá nhân không còn tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung, cũng như quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. 14 Tóm lại, mất năng lực hành vi dân sự là một tình trạng năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Các điều kiện để xác định một cá nhân rơi vào tình trạng này bao gồm: (i) cá nhân mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình; (ii) có kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân đó; (iii) có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan về việc tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân; (iv) có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền về việc tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Khi cá nhân rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân đó được xác định là mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, không có tư cách tham gia các quan hệ pháp luật. Việc xác lập quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ của cá nhân này sẽ do người giám hộ của họ thực hiện. Tuy nhiên, khi không còn căn cứ để xác định cá nhân rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự (cụ thể là khi người đó chữa khỏi bệnh) thì họ lại có thể “trở lại” mức độ năng lực hành vi dân sự phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của họ. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra 1.1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra  Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng là một trong những chế định ra đời rất sớm và có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự có thể hiểu một cách khái quát là hậu quả pháp lý bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện, là chế tài của Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể này. Hậu quả pháp lý bất lợi này được hiểu là những nội dung mà pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện, thông qua đó gây ảnh hưởng đến tài sản, công việc của chủ thể phải gánh chịu. Trách nhiệm dân sự được hiểu là “trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất 15 vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại” [7; tr.800]; hay trong cuốn Các thuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam, tác giả Ngô Văn Thâu và Nguyễn Hữu Đắc cũng đã viết: “Trách nhiệm dân sự là việc bắt buộc phải sửa chữa một thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự [6; tr.70-71]. Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng những quy tắc chung thuộc về đạo đức xã hội cũng như thuộc về những quy định pháp luật, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác. Khi một người vi phạm những nghĩa vụ pháp lý của mình và gây tổn hại đến người khác về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần thì chính người đó phải chịu sự “bất lợi” nhất định do hành vi của mình mang lại. Trong trường hợp cụ thể này, hậu quả pháp lý bất lợi được nhắc đến ở phần trên được hiểu chính là việc bù đắp những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Và hậu quả pháp lý này được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó, khi một người vi phạm những nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần cho chủ thể khác thì phải thực hiện việc bồi thường để bù đắp những tổn thất mà mình đã gây ra. Khác với những loại trách nhiệm pháp lý khác (như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự), trách nhiệm dân sự không chỉ phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định mà còn có thể phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Do đó, tiếp cận dưới góc độ nguồn gốc phát sinh trách nhiệm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành hai loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có thể nói đây là cách phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại cơ bản nhất, bởi lẽ khi cơ sở phát sinh trách nhiệm khác nhau thì những vấn đề thuộc về cách thức giải quyết bồi thường cũng sẽ rất khác nhau. Khi nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì cơ sở phát sinh trách nhiệm phải căn cứ trên một hợp đồng đã được xác lập từ trước và căn cứ trên hành vi vi phạm (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng) nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ 16 hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không phải do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh sẽ không thể là trách nhiệm theo hợp đồng được. Trái lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định, theo đó không có một hợp đồng nào được giao kết từ trước hoặc giữa các bên có quan hệ hợp đồng nhưng việc bồi thường thiệt hại phát sinh không căn cứ trên thỏa thuận trong hợp đồng. Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định, xâm phạm đến những giá trị được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, yêu cầu chủ thể đó hoặc chủ thể khác theo quy định của pháp luật phải thực hiện việc bù đắp đối với thiệt hại đã gây ra trên thực tế. Khi xem xét những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không thể không nghiên cứu đến các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây được xem là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá những quy định pháp luật về vấn đề này trong những phần tiếp theo của luận văn. Khái niệm “điều kiện” có thể được định nghĩa trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng điểm chung nhất khi xem xét về điều kiện là việc nhận thức điều kiện chính là “những yếu tố, những cái cần phải có” để có thể làm phát sinh một hệ quả nào đó [18, tr.47]. Như vậy, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể hiểu là những yếu tố cần phải có (không thể thiếu) để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng, hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng việc bồi thường thiệt hại phát sinh không căn cứ trên thỏa thuận trong hợp đồng. Để trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh, về cơ bản cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) có thiệt hại xảy ra; (ii) có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại; (iv) có lỗi của người gây thiệt hại. Thiệt hại là điều kiện đầu tiên và là tiền đề để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong cuốn Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam của mình, tác giả Nguyễn Mạnh Bách cũng đã viết: “Trong trách nhiệm 17 hợp đồng, trái chủ chỉ được bồi thường nếu đã bị thiệt hại, và sự bồi thường này trên nguyên tắc chỉ vừa đúng với thiệt hại gây ra. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng cũng vậy, sự thiệt hại là một điều kiện tất yếu của sự bồi thường, nếu không bị thiệt hại tất nhiên đơn kiện đòi bồi thường sẽ không có lý do và không được chấp nhận.” [1; tr. 237]. Điều này hoàn toàn dễ hiểu,bởi lẽ suy cho cùng, ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi thiệt hại ngoài hợp đồng là để nhằm khắc phục và bù đắp những tổn thất nhất định về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại.Dưới góc độ khoa học pháp lý, thiệt hại được giải thích là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ” [7; tr.713]. Pháp luật Việt Nam ghi nhận hai loại thiệt hại mà người bị thiệt hại có thể được bồi thường, đó là: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại được hiểu là những xử sự của con người dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Cần phân biệt giữa hành vi trái pháp luật với hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật. Ở đây, điều cấm của pháp luật được hiểu là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định. Khi chủ thể thực hiện những hành vi mà theo quy định của pháp luật là những hành vi không được thực hiện thì khi đó được coi là chủ thể đó có hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật. Nhưng đối với trường hợp có hành vi trái pháp luật thì không cần phải có một quy phạm cấm nào của pháp luật, mà chỉ cần chủ thể thực hiện những hành vi không đúng, không phù hợp với nội dung mà quy phạm pháp luật đề cập tới thì đã được coi là có hành vi trái pháp luật. Ví dụ: pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, khi đó không cần phải có quy phạm pháp luật quy định những hành vi nào chủ thể không được làm gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu này (điều cấm) mà chỉ cần chủ thể có một hành vi bất kỳ xâm phạm đến quyền sở hữu (lấy cắp tài sản, hủy hoại tài sản...) thì hành vi của chủ thể đó được xác định là hành vi trái pháp luật. Phạm vi của hành vi trái pháp luật ở đây không chỉ là trái 18 pháp luật dân sự mà có thể là trái với quy định pháp luật của những ngành luật khác, như luật hành chính, luật hình sự... Dưới góc độ là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong một số trường hợp việc gây ra thiệt hại không xuất phát từ một “hành vi” của con người mà có thể xuất phát từ một “sự kiện gây thiệt hại” nhất định (ví dụ: xe máy đang đi với tốc độ bình thường nhưng bị đứt phanh và gây thiệt hại, cây cối do mục ruỗng nên đổ, gẫy và gây thiệt hại...). Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cũng là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Triết học đã chỉ ra rằng, phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan [2; tr.233]. Mối quan hệ nhân quả này thể hiện ở chỗ: hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân, phải là cái có trước, thiệt hại xảy ra chính là kết quả và là cái có sau. Sẽ có những trường hợp hành vi trái pháp luật và thiệt hại tạo thành một chuỗi những nguyên nhân, kết quả liên tiếp nhau, do đó việc xác định hành vi nào là nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại nào là kết quả được tạo ra bởi hành vi trái pháp luật là một vấn đề quan trọng để xác định chính xác trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, một kết quả có thể tạo nên từ nhiều nguyên nhân, cũng như từ một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau, do đó cũng cần xác định hành vi trái pháp luật nào là nguyên nhân trực tiếp (hoặc nguyên nhân gián tiếp) gây ra thiệt hại và thiệt hại nào là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật đã thực hiện, qua đó mới có cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường một cách khách quan. Lỗi cũng là một trong những điều kiện quan trọng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được xem xét cho chính chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Tùy từng trường hợp mà chủ thể có trách nhiệm bồi thường đồng thời là chủ thể có hành vi gây ra thiệt hại hoặc ngược lại.Lỗi theo truyền thống khoa học luật dân sự được hiểu là yếu tố chủ quan nói lên trạng thái tâm lý của con người có khả năng đánh giá và nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả của hành vi đó. Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi 19 nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để tự do lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với lợi ích của xã hội, Nhà nước, và các chủ thể khác. [10; tr.69]. Như vậy, vấn đề lỗi chỉ được đặt ra đối với những cá nhân có nhận thức và có khả năng đánh giá được hành vi của mình.  Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra về cơ bản giống với các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Bên cạnh đó, vì là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên những “yếu tố cần thiết” này cũng có những điểm đặc trưng nhất định. Điều kiện về thiệt hại xảy ra: Thiệt hại vẫn là điều kiện đầu tiên cần phải có để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Về cơ bản, những thiệt hạinày được xác định bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.Trong đó, thiệt hại về vật chất được hiểu là những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, làm cho những lợi ích vật chất nhất định của người bị thiệt hại bị giảm sút theo những cách thức khác nhau.Thiệt hại về vật chất có thể tính toán được thành một khoản tiền cụ thể, bao gồm: (i) thiệt hại do tài sản bị mất mát, hư hỏng, hủy hoại; lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản; chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; (ii) khi sức khỏe bị xâm phạm thì những thiệt hại vật chất được xác định bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút...; (iii) khi tính mạng bị xâm phạm thì những thiệt hại về vật chất được xác định gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; (iv) khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị 20 xâm phạm thì những thiệt hại vật chất được xác định bao gồm: chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Bên cạnh đó, thiệt hại về tinh thần được hiểu là những đau đớn, buồn tủi, xấu hổ hay mặc cảm mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ phải gánh chịu. Trong những trường hợp thiệt hại xảy ra do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì ngoài những thiệt hại về vật chất, người bị thiệt hại hoặc những người thân thích của người bị thiệt hại còn được xác định thêm một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần. Khác với những thiệt hại vật chất có thể tính toán thành một khoản tiền cụ thể để thực hiện việc bồi thường thì những thiệt hại về tinh thần thực chất không thể tính toán thành những con số chính xác. Bởi vì những giá trị tinh thần không phải là những đại lượng ngang giá với tiền và không thể định giá được thành tiền. Thông thường, để thuận lợi cho việc bồi thường thì những thiệt hại về tinh thần này có thể được định lượng thành một khoản tiền nhất định với mục đích để an ủi, động viên, bù đắp một phần những tổn thương, đau đớn, mất mát mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại gây nên. Trong một số trường hợp khác, ngoài việc bù đắp bằng một khoản tiền, các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại có thể thỏa thuận hình thức của việc bồi thường bằng việc thực hiện một công việc, hoặc không thực hiện một công việc nhất định. Điều kiện về hành vi trái pháp luật gây thiệt hại: Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cũng vẫn được hiểu một cách chung nhất là những xử sự của con người, nhưng những xử sự này đi ngược lại với những nội dung được quy định trong các quy phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật đóng vai trò là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây ra phải là hành vi do chính người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện. Dù người này được xác định là không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng việc xâm phạm đến những giá trị đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ như tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân, tổ chức khác thì những hành vi đó vẫn được xác định là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan