Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngườ...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác

.DOC
18
112
99

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung A. Mở bài………………………………………………………………………….. B. Nội dung……………………………………………………………………….. I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…………. 1. Khái niệm………………………………………………………………... 2. Đặc điểm………………………………………………………………… 3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng….. 3.1. Có thiệt hại xảy ra………………………………………………. 3.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật………………….. 3.3. Có lỗi của người gây ra thiệt hại………………………………... 3.4. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.. II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…………………………………………………………………….. 1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín………………………………….. 1.1. Danh dự…………………………………………………………. 1.2. Nhân phẩm……………………………………………………… 1.3. Uy tín…………………………………………………………… 2. Xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín………………………………………………… 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác – Thực tiễn ở Việt Nam…………………………….. 4. Những bất cập về quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hướng hoàn thiện……….. C. Tổng kết………………………………………………………………………... Danh mục tài liệu tham khảo A. MỞ BÀI Từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng danh dự, nhân phẩm và uy tín bởi nó không chỉ là thước đo quan trọng nhất của một con người mà còn là những tiêu chí đầu tiên để khẳng định vị thế của một cá nhân nào đó trong xã hội. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, danh dự, nhân phẩm và uy tín là những thuật ngữ pháp lí quan trọng được sử dụng như một căn cứ hay cơ sở để Trang 1 1 1 1 1 2 2 4 4 5 5 5 5 6 8 8 11 14 16 cá nhân thực hiện quyền của mình đối với danh dự, nhân phẩm và uy tín của bản thân mình. Hành vi gây ra thiệt hại đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và phải được trừng trị một cách nghiêm minh. Pháp luật hình sự Việt Nam có quy định về tội phạm thực hiện hành vi này. Còn pháp luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Đó là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1. Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ1. 2. Đặc điểm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang những đặc điểm như sau: + Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. 1 Giáo trình luật dân sự Việt Nam. Tập 2. TS. Lê Đình Nghị (chủ biên) 1 + Thiệt hại xảy ra đối với các đối tượng đa dạng và phong phú: thiệt hại đối với tài sản, thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. + Hành vi của người gây ra thiệt hại là trái với các quy định của pháp luật hiện hành. + Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi không có yếu tố lỗi. + Người phải bồi thường thiệt hại có thể là người không thực hiện hành vi gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên, bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt hại phải có quan hệ hợp đồng có hiệu lực và sự thiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó cũng được coi là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ thì thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3.1. Có thiệt hại xảy ra Thiệt hại xảy ra là điều kiện tiên quyết nhất khi xem xét vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là khắc phục hạn chế những thiệt hại xảy ra, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Khi 2 đó sẽ dựa vào các quy định khác của pháp luật để xác định các biện pháp trách nhiệm khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế đã xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra hoặc do tài sản của người khác gây thiệt hại. Thiệt hại xảy ra ngoài hợp đồng bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần2: + Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS. + Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. 3.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Chủ thể thực hiện hành vi dưới dạng hành động là thực hiện 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 3 những hành vi mà pháp luật không cho phép thực hiện và hành vi đó đã gây ra thiệt hại. Còn hành vi dưới dạng không hành động là chủ thể đó đã không thực hiện hành vi mà pháp luật buộc phải làm và do không thực hiện hành vi này mà gây ra thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Trong trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường; người gây thiệt hại không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại (khoản 1 Điều 613, 614 BLDS). Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại. 3.3. Có lỗi của người gây thiệt hại Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi gây thiệt hại và thái độ của họ đối với hậu quả từ việc thực hiện hành vi. Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Như vậy khi chủ thể có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đối với những người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà gây thiệt hại thì sẽ được coi là không có lỗi 4 đối với hành vi gây ra thiệt hại của mình, do đó pháp luật quy định họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mà cha, mẹ, người giám hộ, bệnh viện hay trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục họ được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và do đó họ phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi đó. Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. 3.4. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Nghĩa là chính hành vi đó của chủ thể đã gây ra thiệt hại chứ không phải do một hành vi hay sự kiện nào khác. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do vậy cần phải xem xét và đánh giá tất cả các sự kiện một cách thận trọng, khách quan và toàn diện thì mới xác định được chính xác nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại. II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác 1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín 1.1. Danh dự Đối với cá nhân, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân đó về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Sự đánh giá của xã hội có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt cá nhân hay cư xử với mọi người xung quanh như người đó 5 sống nghiêm túc hay buông thả, trong quan hệ với mọi người thì thân ái đoàn kết hay ích kỷ. Như vậy, danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Danh dự của một cá nhân bao gồm các yếu tố sau:3 + Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình trong xã hội (chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến danh dự của người đó). + Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Trong danh dự có uy tín, phá hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự. Còn danh dự của một tổ chức là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó. 1.2. Nhân phẩm Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Chà đạp lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó. Giữa danh dự và nhân phẩm có những điểm khác nhau nhất định: Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa thì nhân phẩm lại có từ khi con người mới sinh ra. Danh dự có thể của một cá nhân 3 Th.s Phạm Kim Anh: Về quy định về bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện-tạp chí khoa học pháp lý-số 3/2001. 6 hay tổ chức, nhưng nhân phẩm chỉ là một khái niệm được áp dụng đối với cá nhân. Mặc dù danh dự của một con người được hình thành từ những hành vi và cách cư xử, từ công lao và thành tích của người đó có được qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được thừa nhận, nhưng mọi người dân đều có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm như nhau không phân biệt vào công lao, công tác và những đặc điểm riêng của người có quyền; những người không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự cũng có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi cá nhân khác. Cũng giống như những quyền dân sự khác, quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó chết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một cá nhân mặc dù cá nhân đó đã chết. Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại. Ví dụ: Nếu nói một em học sinh chép bài bạn khi thi mà không đúng sự thật thì cũng là điều đáng chê trách và có thể cũng bị dư luận lên án, nhưng không nghiêm trọng bằng việc nói một nhạc sĩ đã ăn cắp nhạc của người khác. 1.3. Uy tín Đối với cá nhân, uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở cá nhân đó thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. 7 Còn đối với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người công nhận. Tuy nhiên, nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan xen với nhau. Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa đựng cả nhân phẩm và uy tín. Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ xâm phạm danh dự của cá nhân, tổ chức. 2. Xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của pháp nhân là các yếu tố gắn liền với nhân thân của chủ thể nên không thể trị giá được thành tiền. Khi người thiệt hại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc buộc người gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại cũng chỉ có ý nghĩa khắc phục và khôi phục tình trạng ban đầu. Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thực chất là những tổn thất về vật chất và tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2005 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (ví dụ nhu chi phí thu thập chứng cứ, thời gian phải bỏ ra để khiếu nại, đăng báo cải chính…) Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 2 Điều 611 BLDS 2005, theo đó người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại những chi phí trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 8 Việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có trách nhiệm bồi thường như sau: 1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). 2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. 9 b) Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 1) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. b) Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình...), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm.. c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Có ý kiến cho rằng chỉ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản mới gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức và cần phải bảo vệ. Ý kiến này hoàn toàn không chính xác. Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại vật và tổn thất tinh thần. Tổ chức bị xâm phạm danh dự, uy tín có thể bị giảm thu nhập, thậm chí bị tuyên bố phá sản; cá nhân bị xâm phạm 10 danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể bị giảm thu nhập, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí đến sức khoẻ, tính mạng. Rõ ràng, hậu quả mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu cũng rất nghiêm trọng. Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bên gây thiệt hại phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Tổn thất tinh thần. Đối với chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường theo nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” (khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự) tức là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Đối với tổn thất tinh thần, trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bên bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Về mức bồi thường, bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại có quyền thoả thuận về mức bồi thường; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác – Thực tiễn ở Việt Nam Những năm trước đây, các vụ việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín hiếm khi được các chủ thể liên quan yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bên bị xâm phạm thường chấp nhận hoặc thoả thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như không được đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng” của các bên, thậm chí bên bị xâm phạm không muốn những người khác biết chuyện của mình, cho dù đó là chuyện không đúng sự thật. 11 Những năm gần đây, số lượng những vụ việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín được giải quyết tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tăng lên đáng kể, đặc biệt là số vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Toà án. Mặc dù những vụ việc này chủ yếu được giải quyết tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội và phần lớn liên quan đến cá nhân, tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật, tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ mức độ nhận thức cao hơn của cá nhân, tổ chức về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Xuất phát từ những điểm chưa hoàn thiện của các quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cho nên, các cơ quan, tổ chức gặp phải một số vướng mắc khi giải quyết loại việc này.  Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong xác định hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Về khó khăn này, ta có thể minh chứng bằng vụ việc ca sĩ Phương Thanh kiện blogger Cogaidolong (Lê Nguyễn Hương Trà) vì hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của Phương Thanh4. Ngày 16/10/2007, ca sĩ Phương Thanh đã khởi kiện blogger Cogaidolong (Lê Nguyễn Hương Trà) trước Toà án nhân dân quận Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh) vì blogger đã xúc phạm danh dự của Phương Thanh. Theo Phương Thanh, bài viết về liveshow “Mưa” và bài viết “Chuyện của… Cờ” trên blog của Hương Trà viết về cô với nội dung “sai sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín”. Ca sĩ Phương Thanh cho rằng trong bài viết “Mưa”, Hương Trà viết “bảo vệ mở rộng cửa cho khán giả nhào vào. Ghế trống đầy…” là không đúng sự thật, hơn nữa hạ uy tín của một ca sĩ tên tuổi như cô. Blogger Hương Trà lại cho rằng bài viết về liveshow “Mưa” là đúng sự thật, vì tối đó trời mưa rất lớn, nơi biểu diễn không có mái che nên khán giả bị ướt, bảo vệ phải mở cửa cho khán giả vào để tránh mưa chứ không phải để miễn mua vé. Còn bài viết “Chuyện của…Cờ” không phải viết về Phương Thanh mà viết theo 4 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Phuong-Thanh-va-sao-blog-ra-toa/11047532/218/ 12 lối phóng tác. Về vụ việc này, có những quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề mấu chốt: blogger Hương Trà có xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Phương Thanh hay không. Đây cũng chính là khó khăn dẫn đến vụ việc kéo dài.  Thứ hai, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong trình tự thủ tục giải quyết trách nhiệm dân sự do vi phạm danh dự nhân phẩm, uy tín. Ta có thể minh chứng bằng một vụ việc như sau: Giữa tháng 3/2009, Báo Dăk Lăk đăng bài viết phản ánh rằng có bốn hộ dân được Binh đoàn 15 Quân khu 5 (nay là Công ty Cà phê 15) giao khoán vườn cà phê nhưng không giao nộp sản phẩm và “làm thủ tục” để được cấp giấy đỏ trái quy định, xây công trình trái phép trên đất quốc phòng5…Bốn hộ dân cho rằng sau đó dư luận xầm xì, bàn tán là họ đã có hành vi gian dối, không trung thực, làm thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ. Do vậy, họ yêu cầu TAND huyện Krông Búk (cũ) buộc Báo Dăk Lăk bồi thường tổng cộng 20 triệu đồng thiệt hại về sức khỏe và tổn thất tinh thần, đồng thời đăng cải chính những nội dung sai sự thật, công khai xin lỗi theo Luật Báo chí. Suốt quá trình tòa giải quyết, Báo Dăk Lăk đều vắng mặt. Cách hành xử này của báo cũng có nguyên do. Ngay từ khi TAND huyện Krông Búk thụ lý, Báo Dăk Lăk đã cho rằng các đương sự chưa khiếu nại đến báo theo quy định tại Điều 9 Luật Báo chí và Nghị định số 51 năm 2002 của Chính phủ (quy định về cải chính trên báo chí)…Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là khi một người cho rằng một tờ báo viết sai, xâm hại đến lợi ích của mình thì có được kiện thẳng ra tòa hay phải khiếu nại đến tờ báo đó trước? Do vậy mà gây ra sự khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền khi giải quyết những vụ việc này.  Thứ ba, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần. Thực tế, bên bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, 5 Nguồn tin: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/10/13/3912/ 13 uy tín thường chứng minh tổn thất tinh thần và yêu cầu được bồi thường nhưng mức bồi thường trong bản án, quyết định của Toà án lại rất nhỏ so với tổn thất mà bên bị xâm phạm phải gánh chịu. Chính vì vậy, bên bị xâm phạm không thấy thoả đáng; bản án, quyết định của Toà án không mang tính thuyết phục, thậm chí còn gây khiếu kiện kéo dài6. 4. Những bất cập về quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và hướng hoàn thiện Với những điều kiện nhất định, những hành vi gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể cấu thành hai tội hình sự: Tội vu khống và tội làm nhục người khác được qui định tại Điều 121, 122 Bộ luật Hình sự và do đó việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm sẽ được thực hiện bằng những biện pháp hình sự . Tuy nhiên biện pháp hình sự chỉ áp dụng được trong trường hợp người thực hiện hai hành vi nói trên có lỗi cố ý tức người đó phải tự mình bịa hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm hạ thấp danh dự người khác. Người có hành vi lăng nhục thì cố ý dùng những lời lẽ khinh bỉ, thiếu văn hóa hay những hành động có tính chất thóa mạ để làm nhục người khác. Đề cập đến vấn đề này, chúng ta cũng cần phải nhắc đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm là một quyền có tính cách tổng quát được quy định trong Hiến pháp chứ không chỉ thuần túy là một quyền dân sự, nhưng luật dân sự có nhiệm vụ cùng các ngành luật khác bằng những phương tiện riêng của mình góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, danh dự, uy tín của một tổ chức một khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định cách thức xác định thiệt hại khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong phần “Xác định thiệt hại” mà không quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là một 6 http://ledinhnghi.net/?p=3 14 trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể trong phần “Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể” (từ Điều 613 đến Điều 630). Điều này gây khó khăn trong thực tiễn xác định hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy cần đưa trường hợp này vào mục 3 của Chương V phần thứ ba của Bộ luật Dân sự7, trong đó phải có điều luật quy định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và những hành vi nào bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phải bồi thường. Hơn nữa, mặc dù Điều 611 Bộ luật dân sự quy định bên xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bù đắp tổn thất tinh thần cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Tuy nhiên, do khó khăn của việc xác định tổn thất tinh thần dẫn đến khó khăn trong việc xác định mức bù đắp cụ thể trong mỗi trường hợp. Mặc dù Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn “Việc xác định tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hoặc đăng trên báo viết hay báo hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…” nhưng hướng dẫn này vẫn còn chung chung. Do vậy có thể thấy rằng việc pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ gây khó khăn trong việc xác định mức bồi thường, hơn nữa việc quy định cách thức xác định thiệt hại như vậy liệu có hoàn toàn thỏa đáng khi mức bồi thường được đặt ra trên thực tế bao giờ cũng nhỏ hơn mức thiệt hại đã xảy ra? Mà đặc biệt là những thiệt hại đối với tổn thất tinh thần? Vấn đề đặt ra là, thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại đối với tổn thất về tinh thần. Theo ý kiến của một số nhà khoa học, tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm… những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể 7 Th.s Phạm Kim Anh: Về quy định về bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện-tạp chí khoa học pháp lý-số 3/2001 15 hiện bằng việc con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Ví dụ như: đau đớn do người thân bị mất, băn khoăn lo lắng do uy tín, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm, mặc cảm do bị tàn phế, do bị bôi nhọ, làm nhục, bắt giam khi không có tội… Thậm chí chỉ một xâm phạm nhỏ như gán cho một tên gọi rất xấu hoặc cưỡng ép kết hôn hay “quấy nhiễu” sau khi ly hôn cũng làm cho người ta rất khổ tâm. Đây chính là những đau đớn, dằn vặt của nội tâm mà người ta phải chịu. Sự đau khổ này biểu hiện cũng không giống nhau. Những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, để tránh tùy tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cần phải được bồi thường một cách thỏa đáng. Tuy nhiên, người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được khôi phục. C. KẾT BÀI Tóm lại, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một vấn đề được xã hội cũng như các nhà làm luật hết sức quan tâm. Bởi danh dự, nhân phẩm và uy tín của một cá nhân, danh dự, uy tín của một tổ chức có vai trò trò rất lớn đối với bản thân mỗi cá nhân hay tổ chức đó. Hơn nữa việc hòa giải trong trường hợp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại cũng hết sức khó khăn. Những điều luật quy định về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều tranh cãi do đó pháp luật cần quy định cụ thể hơn nữa về vấn đề này. 16 Bài viết trên của em được hoàn thành dựa trên sự tham khảo của nhiều nguồn tài liệu cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và trình độ hiểu biết của mình. Do vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan