Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra....

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

.DOC
17
135
51

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................1 I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra....................................................................................................2 1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ........................................................2 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................3 2.1 Có thiệt hại xảy ra................................................................................3 2.2 Có sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho con người...........................................................................................................3 2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ và những thiệt hại xảy ra..............................................4 2.4 Lỗi.........................................................................................................4 3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.............................................................................................................5 3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu................................5 3.2 Trách nhiệm bồi thường của người đã được chủ sở hữu giao cho quản lý nguồn nguy hiểm cao độ................................................................5 3.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thứ ba chiếm dụng tài sản trái pháp luật...............................................................5 II. Những vụ việc có thật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...........................................................................................................6 Vụ việc số 1....................................................................................................6 Vụ việc số 2....................................................................................................9 Vụ việc số 3..................................................................................................12 III. Nhận xét về những qui định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...............................................15 Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................17 1 I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ. Hiện tại thì luật nước ta chưa có điều luật nào quy định rõ nét như thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Ở khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 chỉ đưa ra định nghĩa về nguồn nguy hiểm cao độ mang tính chất liệt kê như sau: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại lớn cho môi trường và con người. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ con người không thể kiểm soát tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại. Vậy để xác định nguồn gây thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không cần căn cứ cụ thể vào Điều 623 BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng như việc đánh giá tính chất nguy hiểm, khả năng tiềm ẩn nguy cơ của nguồn gây thiệt hại. 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 2.1 Có thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng chỉ được đặt ra khi trên thực tế đã xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người. Thiệt hại có thể được hiểu là thiệt hại đã xảy ra trong thực tế, thiệt hại tuy chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nguồn nguy hiểm cao độ với tính chất tiềm ẩn của sự nguy hiểm nên bất cứ một lúc nào đó có thể sẵn sằng gây thiệt hại cho bất kì ai có liên quan đến nó bao gồm cả chủ sở hữu, người vận hành và những người xung quanh. Vì vậy trách nhiệm bồi 2 thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ có tác động vào môi trường và con người trong quá trình vận hành, sản xuất mà gây ra sự thiệt hại. 2.2 Có sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho con người. Những nguồn gây thiệt hại đã được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật… Loại trừ những trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ không có tính trái pháp luật như hoạt động phá dỡ các công trình xây dựng trái phép của xe cần trục, xe ủi; những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác mà vì lý do đảm bảo an toàn giao thông đường sắt không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường… 2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ và những thiệt hại xảy ra. Nguyên nhân bao giờ cũng đi liền với kết quả và đương nhiên hoạt động mà nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng không phải là ngoại lệ. Khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại về nguồn nguy hiểm cao độ phải tìm hiểu giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối 3 quan hệ nhân quả hay không? Sự thiệt hại phải là cái có sau, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là cái có trước. Giữa thiệt hại và hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ nhân quả. Từ đó mới có căn cứ để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tránh trường hợp cứ có thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 2.4 Lỗi. Lỗi là một trong những yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Yếu tố lỗi chỉ là căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chủ thể nào có lỗi trong sự quản lý, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (không phải lỗi đối với hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ) sẽ phải nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người trực tiếp nắm giữ quản lý, thu lợi nhuận từ nguồn nguy hiểm cao độ khi xảy ra những thiệt hại thì chủ sở hữu phải đứng ra bồi thường thiệt hại. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. 3.2 Trách nhiệm bồi thường của người đã được chủ sở hữu giao cho quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao cho người khác giữ quyền quản lý, sử dụng, khai thác công dụng, hưởng lợi từ nguồn nguy hiểm cao độ thì người này phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 4 Thỏa thuận này không được trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. 3.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thứ ba chiếm dụng tài sản trái pháp luật. Bản thân những người chiếm dụng trái pháp luật là những người đã có lỗi cố ý chiếm đoạt sử dụng và khai thác nguồn nguy hiểm cao độ trái quy định của pháp luật do đó khi có những thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì trách nhiệm trước tiên và trực tiếp nhất sẽ được giao cho người đang nắm giữ, quản lý trái pháp luật tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ đó. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. II. Những vụ việc có thật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vụ việc số 1 * Tóm tắt vụ việc: Khoảng 20 giờ 30 ngày 31/8/2009, Cồ Quốc Duy cùng hai bạn học đi xe đạp đến gần đoạn ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn. Đường ngập, lại có “lô cốt” to án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường phóng thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Thấy em gặp nguy hiểm, hai bạn học vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu. Những người dân gần đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn học của Duy ra rồi gọi điện thoại báo cơ quan chức năng. Công an phường 2 (quận 5) và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân 5 viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM mới xuống hiện trường cắt điện. Em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn học của em bị chấn thương, sau khi cấp cứu đã tỉnh lại. Ngay trong đêm, các cơ quan chức năng gồm Công an quận 5, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM và Công ty Điện lực TP.HCM đã khảo sát hiện trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc Xí nghiệp Chiếu sáng 2 (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM), một cột đèn tín hiệu giao thông và một trụ điện thuộc Công ty Điện lực Chợ Lớn. Thực nghiệm hiện trường cho thấy luồng điện 240 V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở mạch điện. Trong khi đó, ông Trần Trọng Huệ – Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM cho rằng nguyên nhân rò điện là do nước ngập thẩm thấu vào các mối nối của dây điện bên trong hộp trụ đèn. Theo giải thích của ông Huệ thì các mối nối dây điện được quấn bằng băng keo cách điện nhưng vì trụ đèn bị ngâm nước quá lâu nên băng keo không còn tác dụng cách điện. Từ đó điện mới bị rò ra ngoài. Theo ông Huệ, đây là yếu tố khách quan không lường trước được. Tuy nhiên, một chuyên gia về ngành điện ở TP.HCM cho rằng có một phần do yếu tố chủ quan từ đơn vị quản lý. Vị này cho biết đối với các thiết bị điện nói chung và với cột đèn chiếu sáng nói riêng phải có thiết bị ngăn, chống nước thẩm thấu. Ngoài ra, theo quy định còn phải có thiết bị tiếp đất, nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị này sẽ tác động lên cầu dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt ngay nguồn điện. Việc đơn vị quản lý đã dùng băng keo dán các mối nối dây điện trong trụ đèn không đảm bảo an toàn về kỹ thuật nên mới dẫn đến rò điện. Gia đình nạn nhân Cồ Quốc Duy đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc lên Tòa án quận 5 để khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Tuy nhiên, cho đến nay vụ án vẫn chưa được giải quyết. * Cách giải quyết vụ việc của nhóm: Vụ việc trên được xác định có thiệt hại xảy ra do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 6 ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Luồng điện gây tử vong cho em Duy được xác định xuất phát từ trụ điện chiếu sáng công cộng số 86. Đèn chiếu sáng công cộng được xem là hệ thống tải điện và theo quy định, nó nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ. Hệ thống trụ điện chiếu sáng đang ở trong tình trạng hoạt động, tiềm ẩn sự nguy hiểm cao và khả năng gây thiệt hại lớn, nhất là trong thời tiết mưa bão. Và thực tế đã có thiệt hại về tính mạng con người do sự phóng điện từ trụ điện chiếu sáng số 86. Theo điều 623 BLDS, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, kể cả khi không có lỗi, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do người bị hại cố ý gây thiệt hại cho mình. Tai nạn này xảy ra không vì thiên tai hay sự kiện bất khả kháng, người bị nạn không cố ý gây thiệt hại cho mình thì đương nhiên chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường cho gia đình em Duy mà không thể đưa ra bất kỳ một lý do nào để thoái thác trách nhiệm dân sự trong vụ việc này. Trong trường hợp này, ngành điện lực mà cụ thể là Xí nghiệp Chiếu sáng số 2 thuộc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định của BLDS 2005 chứ không phải chỉ là “hỗ trợ”. Đơn vị này phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật. Đó không chỉ là trách nhiệm dân sự mà còn là trách nhiệm đạo đức. Hệ thống chiếu sáng là nguồn nguy hiểm cao độ nên dứt khoát phải có quy chế, quy định về kỹ thuật, vận hành, bảo quản, quản lý. Đơn vị quản lý luôn phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật để đảm bảo an toàn và kiềm chế tối đa khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Công ty Chiếu sáng công cộng TP. HCM không thể lấy lí do đường ngập trong nước quá lâu dẫn đến băng dính cách điện mất tác dụng. Phía Công ty Chiếu sáng công cộng đã phải lường trước được nhưng rủi ro có thể xảy ra ngay từ khi lắp đặt và càng phải chú ý tới những điều kiện đảm bảo an toàn cho người dân trong những ngày mưa bão. Các thiết bị mà công ty sử dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên phía công ty chỉ dùng băng dính 7 cách điện sau đó thì lấy lí do là do trụ điện bị ngâm nước quá lâu, băng cách điện mất tác dụng. Đây là một lí do thể hiện sự vô trách nhiệm và sự yếu kém trong công tác quản lý, bảo trì hệ thống điện chiếu sáng. Hơn nữa, sau khi sự việc xảy ra 30 phút thì nhân viên điện lực mới xuất hiện để cắt nguồn điện. Điều này càng thể hiện sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đơn vị quản lý. Lỗi trong công tác quản lý, bảo quản, vận hành hệ thống chiếu sáng của cơ quan quản lý trụ đèn đã dẫn tới hậu quả chết người – hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng cần phải làm rõ và xem xét tới khả năng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Về phần trách nhiệm dân sự, căn cứ theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005 thì Xí nghiệp chiếu sáng số 2 thuộc Công ty Chiếu sáng công cộng TP. HCM là đơn vị trực tiếp quản lí trụ điện chiếu sáng số 86 phải bồi thường thiệt hại cho gia đình em Cồ Quốc Duy. Nhưng bên cạnh đó phía Công ty chiếu sáng công cộng TP. HCM cũng phải chịu một phần trách nhiệm do yếu kém trong việc quản lý vì Xí nghiệp chiếu sáng số 2 trực thuộc công ty. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân thì trước hết Xí nghiệp chiếu sáng số 2 phải chính thức đứng lên nhận hoàn toàn trách nhiệm về sự yếu kém trong việc tu sửa cũng như quản lý trụ điện của mình dẫn đến cái chết thương tâm của em Cồ Quốc Duy. Việc Xí nghiệp Chiếu sáng số 2 chỉ chấp nhận “hỗ trợ” gia đình nạn nhân là không đúng với tính chất của vụ việc. Việc “hỗ trợ” gia đình em Duy chỉ là một sự thoái thác, phủ nhận trách nhiệm của đơn vị này. Xí nghiệp chiếu sáng số 2 chính xác là phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho gia đình nạn nhân. Xí nghiệp chiếu sáng số 2 phải trực tiếp xin lỗi gia đình nạn nhân và chi trả toàn bộ chi phí mai tang nạn nhân. Ngoài ra, Xí nghiệp phải bồi thường thiệt hại cho gia đình em Duy một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần theo sự thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp không có sự nhất trí về mức bồi thường tổn thất tinh thần giữa các bên, Tòa án có thể xem xét 8 quyết định mức bồi thường nhưng không vượt quá 60 tháng lương tối thiểu theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét xử. Vụ việc số 2 * Tóm tắt vụ việc: Vào lúc 15 giờ 30 ngày 11-5-2010, lái xe Đinh Văn Tú, SN 1984, quê Thái Bình điều khiển xe ô tô tải BS 60M-3348 lưu thông trên tuyến đường thuộc địa bàn xã Tân Bình, huyện Dĩ An, thành phố Bình Dương. Khi xe chạy đến ngã ba dốc Ông Thập, thuộc ấp Tân Phước, xã Tân Bình, Tú cho xe rẽ trái để đi về hướng xã An Phú nhưng do sự cố kỹ thuật, xe bị mất thắng nên Tú không xử lý được và đã tông thẳng vào phía sau các căn nhà của anh Trương Minh Phong, làm sập căn nhà cấp 4B diện tích 28,8m2; nhà cấp 4C diện tích 39,92m2; hư hỏng toilet nhà cấp 4C diện tích 4,62m2 và một số vật dụng sinh hoạt gia đình. Đến ngày 2-6-2010, Công an huyện Dĩ An đã trưng cầu Trung tâm Đăng kiể m xe cơ giới tỉnh Bình Dương giám định hệ thống kỹ thuật an toàn (giám định phanh) của xe BS 60M-3348. Sau khi tiếp nhận, ngày 3-6-2010, Trạm Đăng kiểm XCG 6102S thuộc Trung tâm Đăng kiểm Bình Dương đã có biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật xe ô tô 60M-3348 và đã xác định: ống dầu phanh chính đã bị bể, dẫn đến mất phanh. Những thiệt hại về tài sản của gia đình anh Phong do xe 60M-3348 gây ra cũng đã được cơ quan điều tra trưng cầu Hội đồng định giá tài sản huyện Dĩ An thẩm định. Tại biên bản kết luận số 109/BB-ĐG của Hội đồng Định giá tài sản huyện Dĩ An xác định tổng giá trị thiệt hại là 93.651.800 đồng. Ngày 16-7-2010 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Dĩ An ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn giao thông trên. Ngày 18-8-2010, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Chí Lập Thành đã có bảng báo giá gửi anh Trương Minh Phong, thông báo chi phí xây dựng mới căn nhà cấp 4 tương tự với nhà cũ của anh. Theo đó, căn nhà có diện tích 94,7m2, tổng mức đầu tư là 245.273.000 đồng. Căn cứ vào 9 đó, anh Phong đã yêu cầu anh Tú phải bồi thường cho mình số tiền là 200 triệu đồng để xây dựng lại ngôi nhà mới. Sau đó, các bên có liên quan đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra thoả thuận giải quyết hậu quả: anh Trương Minh Phong chủ nhà là người bị thiệt hại yêu cầu phía ô tô tải 60M-3348 gây ra tai nạn bồi thường: tiền nhà bị sập và các vật dụng bị hư hỏng với tổng cộng số tiền là 200 triệu đồng nhưng phía chủ xe 60M-3348 chỉ đồng ý bồi thường số tiền là 100 triệu đồng. Do hai bên hoà giải không thành nên cơ quan điều tra cũng đã hướng dẫn các bên khởi kiện ra Toà án Nhân dân huyện Dĩ An để được giải quyết theo thẩm quyền. * Cách giải quyết vụ việc của nhóm: Vụ án trên vẫn chưa được Tòa án huyện Dĩ An giải quyết. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét của nhóm như sau: Trong tình huống này, ô tô tải là phương tiện vận tải cơ giới – một ngồn nguy hiểm cao độ được nhắc đến tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 đang ở trong tình trạng hoạt động đã gây thiệt hại về tài sản. Thiệt hại là do tự bản thân hoạt động của chiếc xe gây ra. Theo biên bản kiểm tra kỹ thuật của Trạm Đăng kiểm XCG 6102S thuộc Trung tâm Đăng kiểm Bình Dương xác định được nguyên nhân do ống dầu phanh chính đã bị bể, dẫn đến mất phanh. Tuy anh Tú là người đang điều khiển xe nhưng không có lỗi trong việc điều khiển và tình huống xe ô tô mất phanh đúng khi đang vào cua nằm ngoài sự kiểm soát của anh Tú. Trong trường hợp này là thiệt hại về tài sản do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vì vậy làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường 10 hợp này, anh Tú là chủ sở hữu trực tiếp của chiếc xe ô tô tải BS 60M-3348, là người thực tế đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, anh Tú là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại xảy ra rất đáng tiếc. Nếu như anh Tú tuân thủ đúng các quy định về bảo quản phương tiện, kiểm tra xe trước khi sử dụng, phát hiện sự cố bể ống dầu phanh chính và kịp thời sửa chữa thì thiệt hại sẽ không xảy ra. Như vậy, chủ sở hữu xe ô tô tải đã có lỗi trong việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Về mức độ bồi thường, theo biên bản kết luận số 109/BB-ĐG của Hội đồng Định giá huyện Dĩ An xác định tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 93.651.800 đồng. Theo nhóm chúng tôi, việc anh Tú chấp nhận bồi thường cho anh Phong 100 triệu đồng là hợp lý. Căn cứ vào biên bản xác định mức độ thiệt hại, tổng giá trị thiệt hại thực tế chỉ là 93.651.800 đồng. Thiệt hại xảy ra là điều không ai mong muốn. Khi thỏa thuận mức bồi thường cần xác định một mức bồi thường hợp lý, phù hợp cho cả hai bên. Mức bồi thường 100 triệu đồng đã đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản. Phía anh Tú cũng thể hiện thiện chí sẵn sàng bồi thường. Tuy nhiên anh Phong lại căn cứ theo bảng báo giá xây dựng do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Chí Lập Thành đưa ra để yêu cầu mức bồi thường thiệt hại là 200 triệu đồng. Đây không phải là căn cứ có giá trị pháp lý để xác định mức bồi thường thiệt hại. Vì vậy, số tiền 200 triệu đồng mà anh Phong yêu cầu anh Tú phải bồi thường là không phù hợp. Ngoài ra, anh Tú cũng phải chịu thiệt hại là chiếc xe bị hư hỏng nên số tiền bồi thường 100 triệu đồng đưa ra là hợp lý cho cả hai bên. Vụ việc số 3 * Tóm tắt vụ việc: Khoảng 11h trưa ngày 31/12/2008, một sợi cáp điện loại A95 trên đường dây 0,4 KV thuộc lưới điện trung hạ áp ở thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà bỗng dưng bị đứt, rơi xuống trước sân nhà của vợ chồng ông bà Nguyễn Thanh 11 Sang - Đặng Thị Chi, 46 tuổi, ở ven đường QL25. Và điều chẳng lành đã xảy ra khi đứa cháu nội gần 3 tuổi của chủ nhà là Nguyễn Lê Shan chạy ra sân, vướng phải đoạn dây cáp đứt nên bị điện giật. Thấy đứa cháu lâm nạn, bà Chi hốt hoảng chạy tới nắm tay đứa trẻ kéo ra, nhưng hậu quả cả hai bà cháu đều tử vong vì điện. Sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Sơn Hòa đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi và thu thập các dấu vết có liên quan. Qua đó được biết đường dây điện trung hạ áp 22/0,4KV và trạm biến áp T306 được Nhà nước đầu tư thi công xây dựng từ giữa tháng 8/1999, sau gần nửa tháng đã nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hợp tác xã quản lý và kinh doanh điện Sơn Hà là đơn vị được giao đảm nhiệm quản lý, vận hành hệ thống đường dây tải điện nêu trên. Nguyên nhân dẫn đến sự cố đứt cáp điện là tại vị trí dây bị đứt có lắp kẹp quai bằng đồng để mắc nối dây xuống công tơ điện của khách hàng, do sử dụng lâu ngày, kẹp siết dây cáp không chặt nên xảy ra hiện tượng phóng điện gây phát nóng cục bộ dây nhôm ở vị trí kẹp quai đồng, đốt nóng chảy và làm đứt dây nhôm. Cho rằng đơn vị quản lý lưới điện là Hợp tác xã Quản lý kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trên, ông Sang đã nộp đơn yêu cầu chính quyền địa phương xử lý. Tháng 7-2009, trả lời đơn khiếu nại của ông Sang, thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng Công an huyện Sơn Hòa cho biết không thể xử lý ai cả. Bởi lẽ tai nạn xảy ra là do sự chủ quan, thiếu hiểu biết của gia đình nạn nhân. Thấy dây cáp điện bị đứt, rơi trước sân nhà nhưng gia đình không cảnh giác đề phòng, không báo cho người có trách nhiệm và có biện pháp an toàn cho người ở gần khu vực trên biết để đề phòng tai nạn. Khi cháu bé bị vướng dây cáp điện, bà nội không đủ tỉnh táo tìm vật liệu cách điện cứu cháu mà trực tiếp nắm tay nên cũng bị điện giật chết. Cũng theo thượng tá Tuấn, mặc dù có hậu quả xảy ra chết người nhưng đây là tai nạn ngoài ý muốn, không có lỗi trực tiếp của người nào, kể cả nhân viên trực tiếp quản lý và vận hành lưới điện. Căn cứ vào công văn này, UBND xã cũng đã có biên bản từ chối thanh toán chi phí mai táng cho hai nạn nhân trên. 12 * Cách giải quyết vụ việc của nhóm: Trong vụ việc trên đã có đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hệ thống tải điện đã được pháp luật quy định là một nguồn nguy hiểm cao độ vì vậy theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, nếu để xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường. Theo kết quả điều tra thì nguyên nhân dẫn đến sự cố đứt cáp điện là tại vị trí dây bị đứt có lắp kẹp quai bằng đồng để mắc nối dây xuống công tơ điện của khách hàng, do sử dụng lâu ngày, kẹp siết dây cáp không chặt nên xảy ra hiện tượng phóng điện gây phát nóng cục bộ dây nhôm ở vị trí kẹp quai đồng, đốt nóng chảy và làm đứt dây nhôm. Vì vậy áp dụng Điều 623 BLDS 2005 để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo khoản 2 Điều 623 BLDS 2005. Xét với vụ việc trên thì Nhà nước là chủ sở hữu của hệ thống điện nói trên nhưng Hợp tác xã Quản lý và kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà (HTX Sơn Hà) đã được giao để quản lí, vận hành và hưởng lợi từ hệ thống điện này nên có thể coi HTX Sơn Hà có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu. Cơ quan công an xác định HTX Sơn Hà không phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Sang là sai căn cứ pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm pháp lí đặc biệt không cần điều kiện lỗi. Bởi vì, những nguồn nguy hiểm cao độ đã kể trên luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ và đột ngột cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà con người không phải bao giờ cũng có thể lường trước và ngăn chăn được. Do vậy pháp luật đã quy định cho những sự bất ngờ đó những hâu quả pháp lí và biện pháp giải quyết những hậu quả đó, nhằm đảm bảo cho các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp tài sản được xác 13 định là nguồn nguy hiểm cao độ. Việc dây điện đứt cáp rơi xuống làm chết người, gia đình ông Sang không có lỗi vì cháu bé còn quá nhỏ và bà nội quá lo lắng cho cháu nên không cẩn thận. Lỗi thuộc về HTX Sơn Hà do thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và bảo quản hệ thống tải điện. Nếu như HTX Sơn Hà làm tốt công tác bảo quản, trông giữ hệ thống tải điện thì đã không có sự cố đứt dây cáp, tránh được thiệt hại đáng tiếc xảy ra. HTX Sơn Hà phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân và đơn vị này không thể viện lẽ không có lỗi để phủi tay trước cái chết ngoài ý muốn của hai bà cháu. Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm của HTX Sơn Hà, trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, trái với quy định của pháp luật. HTX Sơn Hà phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Đấy là chưa kể đến phương diện đạo đức xã hội thì HTX Sơn Hà cũng cần phải có sự thăm hỏi, giúp đỡ cho gia đình ông Sang. Thiệt hại trong trường hợp trên là thiệt hại về tính mạng con người, theo quy định của BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì HTX Sơn Hà sẽ phải bồi thường chi phí mai táng và tiền bù đắp tổn thương tinh thần cho gia đình ông Sang. Tiền mai táng có thể tính toán được dựa trên những chi phí thực tế nhưng khoản tiền bù đắp tinh thần thực sự chưa có văn bản pháp luật nào quy định mức bồi thường cụ thể. Mất đi 1 người thân đã đau khổ nhưng ông Sang lại có 2 người thân cùng qua đời, một là cháu, một là vợ, chưa kể còn những người gọi người đã mất là mẹ, là con, là em…Sự đau đớn này làm sao có thể tính được. Về nguyên tắc hai bên có thể tự thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại. Tại Nghị quyết 03/2006 có một quy định nữa: “Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”. Tại thời điểm tháng 8/2009 thì Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2009 có hiệu lực, quy định mức lương tối thiểu là 650.000 14 đồng/tháng. Như vậy, nếu không thỏa thuận được với HTX thì số tiền “đền bù tổn thất về tinh thần” mà gia đình ông Sang có thể nhận được nếu tính theo pháp luật là: 650.000 x 60 = 39 triệu đồng. Số tiền trên chưa bao gồm tiền mai táng. Còn nếu thời điểm giải quyết bồi thường mà kéo dài tới ngày 1/5/2010 thì theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu chung tăng lên 730.000 đ/tháng thì sẽ căn cứ theo mức này để tính khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần. III. Nhận xét về những qui định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Quy định hiện hành còn chưa dẫn đến cách hiểu thống nhất về nguồn nguy hiểm cao độ. Với một điều luật chỉ mang tính chất liệt kê dẫn đến việc muốn xác định nguồn nguy hiểm cao độ trong thực tế thường phải dẫn chiếu nhiều văn bản pháp luật có liên quan song vẫn không thể bao quát mọi trường hợp xảy ra. Các nhà làm luật có thể đưa ra những tiêu chí chung để căn cứ theo đó xác định nguồn nguy hiểm cao độ. Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như đã trình bày ở trên chỉ mang ý nghĩa lý luận và hiện nay chưa có điều luật nào quy định cụ thể khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, dẫn đến nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần có quy định rõ ràng chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ khi do sự tác động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng vẫn chưa thật sự rõ ràng. Việc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể thực hiện theo nghĩa vụ 15 lao động hoặc theo một giao dịch dân sự. Nếu chuyển giao theo nghĩa vụ lao động và thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong quá trình người lao động quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường phải thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ người được hưởng lợi từ sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu người được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng lại sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vào mục đích khác không theo nhiệm vụ mà gây thiệt hại thì họ phải tự chịu trách nhiệm. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật, bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác và nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường. Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp cơ quan Nhà nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ lợi ích công cộng như trưng dụng, tạm giữ…Trong thời gian cơ quan Nhà nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm quản lý nguồn nguy hiểm cao độ đã thuộc về cơ quan, tổ chức mà không thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ vì vậy cơ quan, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Kết thúc đề tài nghiên cứu về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thông qua một số vụ việc thực tế còn nhiều vấn đề chưa thực sự rõ ràng. Nhóm hi vọng nhận được ý kiến phê bình, nhận xét từ phía các thầy cô và ghi nhận đó là cơ hội để nhóm hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 16 Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình 1.Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II, Trường Đại học Luật Hà nội,Nxb CAND, Hà Nội – 2006 Tài liệu tham khảo 2. Ts. Vũ Thị Hải Yến – Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. 3. Ts. Phùng Trung Tập – Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. 4. Lê Phước Ngưỡng, “Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005. Văn bản luật 5. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 6. Nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006. Websites 9. www.chinhphu.vn 10. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 11. www.tintuc.xalo.vn 12. http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=267207 13. http://www.phapluattp.vn/news/xa-hoi/view.aspx?news_id=268613 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan