Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Trắc nghiệm ôn thi cuối kì kỹ thuật môi trường (Hỗ trợ tải qua zalo 0587998338)...

Tài liệu Trắc nghiệm ôn thi cuối kì kỹ thuật môi trường (Hỗ trợ tải qua zalo 0587998338)

.PDF
17
71
115

Mô tả:

TRẮC NGHIỆM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Câu 1. Chọn khái niệm chính xác nhất: A. Hệ sinh thái là tập hợp các quần xã sinh vật và môi trường mà nó đang sinh sống B. Hệ sinh thái là một hệ thống các quần xã sinh vật cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó C. Hệ sinh thái là một tập hợp động vật, thực vật và vi sinh vật cùng tương tác với nhau và với các thành phần khác của môi trường D. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật cùng chung sống trong một sinh cảnh chịu tác động lẫn nhau và tác động của môi trường xung quanh Câu 2. Đặc điểm chính của quần xã sinh vật là: A. Quá trình hình thành quần xã là một quá trình lịch sử; B. Tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một sinh cảnh xác định C. Tập hợp các quần thể liên quan với tương quan số lượng và cấu trúc; D. Tập hợp các quần thể được hình thành trong quá trình lịch sử; Câu 3. Quần xã có những đặc trưng về cấu trúc như sau (tìm một ý kiến đúng) A. Cấu trúc về: loài, không gian, dinh dưỡng và kích thước cơ thể; B. Cấu trúc về: loài, phân bố, sinh cảnh và chuổi thức ăn; C. Cấu trúc về: dinh dưỡng, kích thước cơ thể, phân bố và không gian; D. Cấu trúc về: không gian, loài, sinh cảnh, dinh dưỡng và kích thước cơ thể; Câu 4. Cấu trúc về kích thước của quần xã phụ thuộc vào yếu tố nào: A. Chuổi thức ăn; B. Bộ máy dinh dưỡng; C. Nhịp điệu sinh sản và số lượng các thể; D. Cá thể hình thành nên các quần thể của sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng và phân huỷ Câu 5. Sự phát thải của các chất khí gây ô nhiễm – được phân loại: Câu 6. Thế nào là sự phát triển bền vững? a/ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. b/ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhằm giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, nâng dần mức sống của người dân. c/ Phát triển kinh tế bằng mọi giá nhằm để tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. d/ Tấn cả đáp án trên đều đúng. Câu 7. Sự nóng dần lên của Trái Đất dẫn đến hậu quả: A. Đe dọa an ninh lương thực B. Suy giảm đa dạng sinh học C. Giảm khả năng cung cấp nước ngọt và nhấn chìm các vùng đất thấp D. Ba câu A, B và C đều đúng Câu 8. Sự nóng dần lên của Trái đất là do CFC Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính : CO2, hơi nước, CH4, N2O, CFC. Câu 9. Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm. - Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Câu 10. Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái là: A. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn trong sinh quyển từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, từ cơ thể sinh vật ra môi trường ngoài B. Các nguyên tố cơ bản vật chất tuần hoàn trong sinh quyển theo các con đường đặc trưng C. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường D. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường Câu 11. Vòng tuần hoàn vật chất khác với dòng năng lượng vì: A. Vật chất được các thành phần hệ sinh thái tái sử dụng còn năng lượng không được sử dụng lại B. Vòng tuần hoàn vật chất là vòng kín còn dòng năng lượng là vòng hở C. Vòng tuần hoàn vật chất là chu trình tuần hoàn còn dòng năng lượng là chu trình không tuần hoàn D. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng không thể diễn ra đồng thời Câu 12. Chu trình nào sau đây là chu trình không tuần hoàn: A. Chu trình cacbon B. Chu trình nitơ C. Chu trình phốt pho D. Chu trình lưu huỳnh Câu 13. Ngày Môi trường Thế giới (5/6) ra đời từ năm nào ? a/ Năm 1982 b/ Năm 1975 c/ Năm 1972 d/ Năm 1978 Câu 14. Trong công nghiệp ozon được dùng làm:  Khử trùng nước uống trước khi đóng chai,  Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfua hiđrô, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của nước,  Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen),  Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế),  Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính,  Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su. Câu 15. Phát triển bền vững cần chú trọng đến các yếu tố: A. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội B. Tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường C. Bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế D. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường Câu 16. Các khí gây mùi trong khí quyển: SO2, NOx. Câu 17. Xí nghiệp sản xuất sẽ tạo ra khí gì: Câu 18. Sol khí là chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo (d < 1μ m) và tương đối bền, khó lắng. Sol khí cũng là nguồn gốc tạo nên các nhân ngưng tụ hình thành mây mưa. Câu 19. Bệnh gây ra bởi bụi silic: bụi anghan, bụi than đá. Câu 20. thành phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nước, CO2, H2, O3, NH4, các khí trơ. Câu 21. Chu trình tuần hoàn: sinh vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ  sinh vật phân hủy. Câu 22. Cac hien tuong thoi tiet chu yeu xay ra trong tang khi quyen nao: a. Tang doi luu b. Tang binh luu c. Tang trung quyen d. Tang nhiet Câu 23. ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi, Câu 24. Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên hữu hạn Câu 25. Năng lượng gió thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên hữu hạn Câu 26. Nước ngọt thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 27. Đất phì nhiêu thuộc dạng tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 28. Nhiên liệu hóa thạch thuộc dạng tài nguyên nào A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 29. Khoáng sản kim loại thuộc loại tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh viễn B. Tài nguyên có thể phục hồi C. Tài nguyên không thể phục hồi D. Tài nguyên vô hạn Câu 30. Nồng độ CO2 tăng cao: Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Nồng độ SO2 trong công nghiệp thải ra: SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Kết hợp nước tạo mưa acid gây tổn thương cho cây và bệnh vàng lá. Câu 31. Tang ozon la lop khong khi giau ozon, nam trong tang: a. Tang doi luu b. Tang binh luu c. Tang trung quyen d. Tang nhiet Câu 32. Công nhân làm ở đâu dễ bị ung thư phổi nhất: Tại những xí nghiệp mà chất thải nhiều bụi. Câu 33. Mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn. Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí. Phong hóa: Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí Câu 34. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối. Bụi nhiễm ? Câu 35. Xima: Dung dịch mạ Vật cần mạ (catot) - Anot bằng kim loại mạ. Câu 36. Dệt nhuộm: kim loại, phẩm màu. Câu 37. Bột giấy có thể được sản xuất từ gỗ, sợi bông (dính hột), giấy tái sinh, vải và rơm, rạ, cỏ, lanh, gai, đay, bã mía..., có thể được sản xuất bằng phương pháp cơ học, phương pháp hóa học và phương pháp nửa hóa học. Bột giấy từ gỗ: gỗ được bóc vỏ, rửa, chặt thành từng mảnh trong máy băm, lọc qua máy sàng rồi phân loại mảnh dăm theo kích cỡ đồng đều. Dăm gỗ sau đó có thể được xử lý mài, nghiền, nấu (phương pháp cơ học) hoặc bằng hóa chất (phương pháp hóa học) tạo thành bột giấy thô (chưa tẩy). Sau đó bột này mời được đưa đi tẩy trắng với mức độ tùy theo yêu cầu, rồi pha loãng để đưa qua máy xeo cán thành giấy cuộn. Câu 38. Đất chua xử lý bằng vôi và lân. Câu 39. Cây: hấp thụ CO2 thải ra O2, tối thì ngược lại. Câu 40. Tiêu chuẩn của nước uống đa số nồng độ có mặt nhỏ hơn 0, . Không có mùi và vị lạ. Độ đục cho phép: 0 ÷ 4000. Câu 41. nước biển của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Câu 42. Hiệu ứng nhà kính là gì? a/ Là do nhiệt độ trái đất tăng làm tan băng ở hai đầu cực trái đất, hậu quả là làm cho mực nước biển dâng cao. b/ Là do sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất, gây hậu quả xấu cho môi trường c/ Là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. d/ Cả 2 câu a và c đều đúng.. Câu 43. Sóng thần có tên gọi là Tsunami. Câu 44. Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta đã ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X. X là: A. TNT B. 666 C. DDT D. Covac Câu 45. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo vì nhân tạo do con người. Khu du lịch tự nhiên thuộc hệ sinh thái tự nhiên. Câu 46. Sức chịu tải của môi trường: trong đáp án chọn khả năng chịu đựng. Câu 47. Ô nhiễm không khí HCOOH được xếp vào dạng chất hấp thụ. Câu 48. Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường; Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm. Câu 49. SO2 + ẩm ướt + to cao tạo ra acid yếu và lập tức tạo lại SO2. Tác hại dễ thấm qua da hơn nữa. ( Xem câu 30 ) Câu 50. Khí gây độc cho thực vật là SO2, NO2, ozon, fluor, chì... gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Câu 51. Thời gian tồn tài của SO2 trong tầng đối lưu là 0,025. Câu 52. Vật dụng trong đời sống sinh ra O3 là các thiết bị sử dụngđiện cao áp, như ti vi và máy phôtôcopy Câu 53. Sương mù quang hóa là một dạng ô nhiễm không khí sinh ra khi ánh sáng mặt trời tác dụng lên khí thải động cơ xe máy, khí thải công nghiệp… để hình thành nên những vật chất như ozone, aldehit và peroxyacetylnitrate (PAN). Sương mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần lớn các chất khí gây ô nhiễm : NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic Compounds)… Câu 54. Nước thải chế biến tinh bột cách xử lý: Sử dụng phương pháp hóa lý để xử lý sơ bộ các thành phần ô nhiễm trong nước thải, làm giảm chúng đi để phù hợp cho quy trình phía sau. Phương pháp hóa lý bao gôm: Trung hòa, keo tụ, Lắng. Các thành phần sẽ bị loại bỏ cơ bản: BOD, COD, SS, Phốt pho… Câu 55. Biện pháp xử lý ô nhiễm không khí: đa số là dùng các loại máy chuyên dụng xem trong giáo trình rất nhiều máy. Câu 56. Ecoli không gây đục cho nước. Không mùi không màu khó nhận biết khi ở trong nước. Câu 57. Tổng hàm lượng sắt: ≤ 10 mg/l F : < 1,5mg/l Câu 58. Nước giếng bị nhiễm phèn → Fe ( Đối với đất là Al ). Câu 59. Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là: A. Nicôtin B. Thủy ngân C. Xianua D. Đioxin Câu 60. Hoàng Sa, Trường Sa xử lý nước biển thành nước ngọt: Công nghệ này hoạt động theo nguyên tắc, nước biển với nồng độ muối cao khi di chuyển qua màng bán thấm (RO) sẽ chuyển thành dung dịch muối loãng vì muối cùng các hợp chất có phân tử lớn bị giữ lại, chỉ phân tử nước được đi qua. Câu 61. Khí dễ gây nỗ là H2. Câu 62. Điểm khác biệt nhau giữa BOD và COD là tìm ý kiến sai: A. BOD chỉ dùng để đo chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; B. COD chỉ dùng để đo chất hữu cơ khó phân huỷ. C. COD dùng hoá chất để oxi hoá chất hữu cơ; D. BOD dùng vi sinh vật để oxi hoá chất hữu cơ; Câu 63. BOD là một số đo của: A. Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước; B. Tốc độ tiêu thụ oxygen bởi vi sinh vật hiện diện trong mẫu nước; C. Tốc độ tiêu thụ oxygen bởi hoá chất hiện diện trong mẫu nước; D. Hiệu lực của một trạm xử lý nước thải; Câu 64. Sự khác biệt về ý nghĩa vệ sinh giữa BOD và COD được căn cứ vào yếu tố nào sau đây: A. BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxi hoá nhờ tác nhân hoá học; B. COD thể hiện chất hữu cơ khó phân huỷ, BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ; C. COD nhờ vào tác nhân hoá học, BOD nhờ vào tác nhân sinh học; D. COD khó thực hiện, BOD dễ thực hiện; Câu 65. BOD là chỉ số dùng để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc từ yếu tố nào sau đây: A. Các chất rắn lơ lững; B. Các chất màu; C. Kim loại nặng; D. Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học Câu 66. Để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ nguồn nước, người ta dựa vào: A. Chỉ số pH B. DO, BOD, COD C. Độ đục D. Chỉ số Coliform Câu 67. BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD5: Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở 20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá. COD: Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Nhu cầu ôxy hóa học (COD - viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity - AC). Đơn vị tính của DO thường dùng là mg/l. Câu 68. Nước thải của thủy hải sản là Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo.. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,… Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước. Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ¸ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l. Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,… Câu 69. Làm ngành thuộc da dễ bị bệnh: bệnh lở lét cho da, gây ung thư, sinh con sau này bị quái thai. Câu 70. Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA) là một nhóm các glycoprotein không đồng nhất có TLPT 200.000 dalton, di chuyển cùng với các beta globulin khi làm điện di máu. Tuy vậy, CEA có xu hướng tăng cao khi bị các bệnh lý ác tính. Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA) được sản xuất gia tăng trong nhiều trường hợp khác nhau. CEA là một chất chỉ dẫn kém đặc hiệu do có nhiều bệnh lý không phải bệnh lý khối u cũng có thể gây tăng CEA, vì vậy không nên sử dụng đơn độc XN này để chẩn đoán ung thư. Tuy vậy, khi giá trị của CEA càng tăng cao, nguy cơ phát hiện được một bệnh lý khối u càng hiển nhiên. Như vậy, khi giá trị CEA > 15 ng/ml, khả năng bị bệnh lành tính rất thấp và khi nồng độ CEA > 25 ng/ml khả năng bệnh lành tính gần như được loại bỏ. Câu 71. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Ngoài ra nước + sinh vật + môi trường tạo ra các chu trình P, N… Câu 72. Đất có khả năng hấp phụ là nhờ keo đất có tỷ diện lớn nên có năng lượng bề mặt lớn. Câu 73. Phân loại các chất ô nhiễm không khí theo tính chất vật lí người ta chia làm 3 loại là rắn lỏng khí. Câu 74. Bụi thô, cát bụi: gồm từ các hạt bụi, chất rắn có kích thước hạt lớn hơn 75μm Câu 75. Pb nguyên tố có thể gây dị dạng cho thai nhi, giảm trí tuệ và thính lực. Do muối PbBr2 thoát ra ngoài xiland. Câu 76. Pb: 0 – 0,1 mg/l tuỳ tiêu chuẩn từng nước. Nước tới nông nghiệp: 0,1 mg/l Nước cho chăn nuôi : 0,05 mg/l. Câu 77. Hg: Nước uống: 0,0001 -0,001 mg/l theo tiêu chuẩn từng nước. Nước tưới nông nghiệp : 0,005 mg/l Câu 78. Nước phát triển ô nhiễm càng nhiều. HẾT: vẫn còn thiếu mấy câu không biết trả lời. TẤN TÀI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng