Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Trắc nghiệm hay gdcd 12 bài 6,7,8,9...

Tài liệu Trắc nghiệm hay gdcd 12 bài 6,7,8,9

.DOCX
11
71173
157

Mô tả:

GDCD BÀI 6,7,8,9
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất. 1. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền nào đóng vai trò quan trọng nhất ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở C. Quyền đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín D. Quyền tự do ngôn luận 2. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của Bộ Luật hình sự ? A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên B. Người từ đủ 15 tuổi trở lên C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên D. Người từ đủ 17 tuổi trở lên 3. Trong Hiến pháp và Pháp luật nước ta, những quyền nào có vị trí quan trọng nhất và không tách rời đối với mỗi công dân A. Quyền tự do cơ bản B. Quyền bình đẳng C. Quyền sống D. Quyền dân chủ 4. Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc là trái pháp luật nào sau đây: A. Đánh người gây thương tích B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật C. Khám xét nhà khi không có lệnh D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác 5. Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo đê tạm giam ? A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp B. Tòa án nhân dân các cấp C. Cơ quan điều tra các cấp D. Ủy ban nhân dân 6. Trong trường hợp nào thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt người ? A. Người đang bị tuy nã B. Người phạm tội lần đầu C. Người phạm tội rất nghiêm trọng D. Bị cáo có ý định bỏ trốn. 7. Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền và trình tự, chúng ta cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật ? A. Đúng công đoạn B. Đúng thủ tục C. Đúng diai đoạn D. Đúng thời điểm 8. Việc làm nào sau đây xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi B. Khống chế và băt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà. C. Bắt người theo quyết định của Tòa án. D. Đánh người gây thương tích. 9. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về thân thể A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở D. Quyền tự do ngôn luận 10. Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự ? A. Vu khống người khác. B. Bóc mở thư của người C. Vào chổ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý D. Bắt người không có lí do 11. Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào sau đây: 1 A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình C. Cần bắt người bị truy nã đang lẫn tránh ở đó D. Bắt người không có lí do 12. Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đối với chỗ ở của người khác, chúng ta phải có thái độ tôn trọng và đối với chỗ ở của mình, chúng ta phải tự biết A. Bảo vệ B. Tố cáo C. Ủng hộ D. Tôn trọng 13. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân A.Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà. B. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ C. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi. D. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ. 14. Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín A. Tin nhắn điện thoại B. Email. C. Bưu phẩm. D. Sổ tay ghi chép. 15. Hành vi nào sau đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi B. Nhận thư không đúng tên mình gửi trả lại bưu điện C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị 16. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau C. Thư nhặt được thì được phép xem D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra. 17. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về tinh thần A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe D. Quyền tự do ngôn luận 18. Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở D. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín. 19. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng internet. 20. Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây ? A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình B. Tuyệt đối không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác. 2 C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. D. Tích cực giúp đỡ các bộ nhà nước thi hành pháp luật II. LUYỆN TẬP ĐIỀN KHUYẾT Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: - Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ cơ bản giũa Nhà nước và (1) ……………. 1. A. nhân dân B. công dân C. dân tộc D. cộng đồng - Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của (2) ……….., quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội (3) ……….. 2. A. tòa án B. chính phủ C. quốc hội D. công an 3. A. ban đêm B. quả tang C. nghiêm trọng D. nguy hiểm - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về (4) ...................... Việc bắt giữ người phải đeo đúng quy định của pháp luật 4. A. thân thể B. lương tâm C. nhân phẩm D. danh dự - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền (5) ................. của công dân và quan trọng nhất vì nó gắn liền với mỗi con người, giúp công dân có thể sống tự do và an toàn. 5. A. cơ bản B. cơ sở C. thực chất D. bản chất - Mọi việc làm xâm hại đến tính mạnh, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác đều bị pháp luật (6) …………………. nghiêm khắc. 6. A. cảnh cáo B. trừng phạt C. phê phán D. phê bình Trong cuộc sống, chúng ta phải biết (7) ……………. tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết (8) ………….. quyền của mình. 7. A. bảo vệ B. tìm hiểu C. yêu thương D. Tôn trọng 8. A. yêu thương B. tìm hiểu C. bảo vệ D. Tôn trọng - Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái với (9) ................ xã hội, vừa vi phạm pháp luật 9. A. Lương tâm B. đạo đức C. chuẩn mực D. dư luận - Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở là một trong những quyền (10) ................. của công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta. 10. A. cơ bản B. cơ sở C. thực chất D. Bản chất - Không ai được tự ý vào vào chổ ở của người khác nếu không được người khác đồng ý, trừ trường hợp (11) .................. cho phép. 11. A. tòa án B. pháp luật C. cảnh sát D. công an - Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết tự (12) ………….. chổ ở của mình và (13) ……….….. người khác khi họ xâm hại chổ ở một cách trái phép 12. A. bảo vệ B. ủng hộ C. tố cáo D. tôn trọng 13. A. bảo vệ B. ủng hộ C. tố cáo D. tôn trọng 3 Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là (14) ………… dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức hoặc cùng nhau bàn bạc công việc sản xuất kinh doanh. 14. a. động lực b. cơ sở c. phương tiện d. mục tiêu - Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc về đời sống (15) ……….. của mỗi con người, thuộc về bí mật (16) ………. của mỗi cá nhân 15. A. vật chất B. tinh thần C. tâm hồn D. văn hóa 16. A. đời tư B. riêng biệt C. biệt lập D. riêng tư - Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân (17) ………. chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội 17. A. góp ý B. giúp đỡ C. tham gia D. kiến nghị - Để thực hiện quyền tự do (18) …………., công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội để đề đạt nguyện vọng của mình. 18A. tín ngưỡng B. ngôn luận C. thân thể D. hội họp - Để bảo đảm các quyền tự do cơ bản, Nhà nước ta (19) ……….. pháp luật và (20) ………. nghiêm khắc các hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân 19. A. ban hành B. thực hiện C. áp dụng D. đề xuất 20. A. góp ý B. trừng trị C. nhắc nhở D. cảnh cáo BÀI 7 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ A. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất. 1. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ? A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín 2. Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là A. cá nhân. B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. tổ chức. D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. 3. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật bầu cử: A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín 4. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử B. Quyền đóng góp ý kiến C. Quyền kiểm ta, giám sát D. Quyền tham quan quản lý nhà nước và xã hội 5. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. A. Công dân đủ 21 tuổi trở lên B. Cán bộ, công chức nhà nước C. Tất cả mọi công dân D. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước. 6. Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử? 4 A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín 7. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi người đượcc tự do, độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối với những người trong danh sách ứng cử viên đã thể hiện nguyên tắc bầu cử gì? A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín 8. Trong quá trình bầu cử, việc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chổ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử? A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Công bằng D. Bỏ phiếu kín 9. Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng A. Hiến pháp B. Pháp luật C. Quy định D. Quy tắc 10. Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường A. tự đề cử. B. tự bầu cử C. được giới thiệu D. được đề cử II. LUYỆN TẬP Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Hiến pháp nước ta quy định nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua (1).............. là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân (2) ............ ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. (1) A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân D. Mặt trận Tổ quốc (2) A. bầu B. chọn C. tìm D. tự đứng ra - Hiến pháp nước ta quy định mọi công dân Việt Nam đủ (3)............tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ (4) ...........tuổi trở lên có quyền ứng cử nếu không vi phạm những trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật. (3) A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 (4) A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 - Các công dân có đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm các điều cấm và có khả năng, trách nhiệm với cử tri đều có thể (5)............ hoặc được cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội (6) .............ứng cử. (5) A. tự đề cử B. tự bầu cử C. tự ứng cử D. được đề cử (6) A. đề cử B. đề bạt C. giới thiệu D. chọn lựa - Quyền tham gia quả lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân được tham gia (7) ............... vào các công việc chung của đất nước và quyền được (8) .......... với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế. (7) A. xây dựng B. thảo luận C. đóng góp D. phê bình (8) A. kiến nghị B. khiếu nại C. tố cáo D. phê bình - Mục đích của khiếu nại là nhằm (9) .............. quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại. Mục đích của tố cáo là nhằm ..........(10) các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nươc và công dân (9) A. tìm kiếm B. bảo vệ C. khôi phục D. phát hiện (10) A. bảo vệ B. tìm kiếm C. khôi phục D. ngăn chặn 5 Bài 8: PHÁT LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN I. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất. Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc dúng duy nhất) trong các câu sau: 1 Quyền học tập của công dân được quy định trong A. Hiến pháp và Pháp luật. B. các văn bản quy phạm pháp luật. C. Hiến pháp và Luật Giáo dục. D. Luật Giáo dục. 2. Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo A. sở thích . B. nguyện vọng . C. năng khiếu . D. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện bản thân. 3. Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta: A. Quyền học tập B. Quyền sáng tạo C. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia 4. Thực hiện tốt quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ đem lại điều gì? A. Sự phát triển toàn diện của công dân B. Tạo ra sự công bằng, bình đẳng C. Khuyến khích mọi người học tập D. Bồi dưỡng nhân tài 5. Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là: A. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ. b. Mọi công dân đều được hưởng những chăm sóc y tế như nhau. c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu. d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng. 6. 1. Đâu là động cơ học tập đúng đắn nhất đối với học sinh A. Vì tương lai bản thân B. Thanh danh dòng họ C. Tương lai đất nước D. Tương lai của bản thân và dân tộc 7. Để thể hiện tốt nghĩa vụ học tập, việc làm nào sau đây là đúng đắn nhất A. Chỉ học khi có bài kiểm tra B. Học khi bố mẹ treo giải thưởng C. Học tập theo kế hoạch và có phương pháp tốt D. Vừa học vừa thưởng thức ca nhạc và phim ảnh 8. Việc xác định đúng quyền học tập và sáng tạo và phát triển sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây ? A. Đạt được mục đích trước mắt B. Có được động lực tinh thần để vượt qua khó khăn C. Chán nản và không cố gắng D. Gian dối trong kiểm tra, thi cử 9. Quyền nào sau đây thuộc về quyền sáng tạo của công dân ? A. Học tập suốt đời B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe C. Tự do nghiên cứu khoa học D. Khuyến khích để phát triển tài năng 10. Đối với nước ta để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện được xem là A. Cơ sở và động lực B. Động lực và phương hướng C. Phương hướng và mục tiêu D. Mục tiêu và động lực II. LUYỆN TẬP 6 Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Pháp luật nước ta một mặt (1) ............. tự do sáng tạo và phổ biến các công trình khoa học có giá trị; mặt khác luôn (2) ............. quyền sáng tạo của công dân thông qua các quy định trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm bản quyền tác giả (1). A. khuyến khích B. bảo vệ C. khẳng định D. thừa nhận (2). A. khuyến khích B. bảo vệ C. bảo đảm D. thừa nhận - Để phát triển thể chất, ngoài việc có quyền được mức sống đầy đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, công dân còn có quyền được hưởng sự chăm sóc (3)............, đặc biệt (4) ........... được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh. (3). A. xã hội B. giáo dục C. y tế D. văn hóa (4). A. thanh niên B. tất cả mọi người C. người già D. trẻ em - Quyền học tập, phát triển và sáng tạo của công dân là điều kiện cần thiết để con người được phát triển (5)............., từ đó tạo ra (6) .............. to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (5). A. bình đẳng B. toàn diện C. đồng đều D. công bằng (6). A. cơ sở B. yếu tố C. động lực D. mục tiêu - Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình đều (7).............. về cơ hội học tập. Ngoài ra, Nhà nước (8) ............. cho con em dân tộc thiểu số, người tàn tật, được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. (7). A. bình đẳng B. giống nhau C. đồng đều D. công bằng (8). A. hạn chế B. tạo điều kiện C. quan tâm D. đặt điều kiện - Kế thừa quan điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, (9) ............. luôn chú ý bồi dưỡng, trân trọng, tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các (10) ................ có cống hiến quan trọng cho đất nước. (9). A. nhân dân B. nhà nước C. tổ chức chính trị - xã hội D. công dân (10). A. cá nhân B. lực lượng C. tập thể D. nhân tài BÀI 9 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất. 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện A. trong lĩnh vực văn hóa, B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 7 2. Trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay và đảm bảo sự lâu dài và hiệu quả, mỗi một quốc gia nên chọn phát triển theo hướng nào ? A. Năng động B. Sáng tạo C. Bền vững D. Liên tục 3. Những vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ? A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh B. Kinh tế, dân số, văn hóa, môi trường và quốc phòng an ninh C. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa và xã hội. D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh 4. Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước, công cụ, phương tiện nào được xem là có vai trò nổi bật nhất ? A. Văn hóa B. Pháp luật C. tiền tệ D. Đạo đức 5. Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với A. các lĩnh vực của đời sống xã hội. B. lĩnh vực bảo vệ môi trường. C. phát triển kinh tế đất nước. D. việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. 7. Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về: A. Dân số và giải quyết việc làm. B. Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. C. Phòng, chống tệ nạn xã hội. D. Tất cả các vấn đề trên 8. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong kinh doanh nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững được gọi là gì ? A. Hành lang pháp lí B. Trách nhiệm pháp lí C. Quy phạm pháp luật D. Định chế pháp luật 9. Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ? A. Tỉ giá ngoại tệ B. Thuế C. Lãi suất ngân hàng D. Tín dụng 10. Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật tác động đến lĩnh vực nào sau đây: A. Môi trường B. Văn hóa C. Kinh tế D. Quốc phòng an ninh 11. Trong lĩnh vực văn hóa, pháp luật có vai trò A. tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam. B. giữ gìn nền văn hóa dân tộc. C. góp phần hội nhập với nền văn hóa thế giới. D. duy trì đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. 12. Đối với sự phát phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là A. điều kiện B. cơ sở 8 C. tiền đề D. động lực 13. Chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội thể hiện sự quan tâm của nước ta đối với lĩnh vực nào sau đây ? A. Kinh tế B. Văn hóa C. Xã hội D. Quốc phòng an ninh 14. Sự tác động của pháp luật trong lĩnh vực xã hội sẽ giúp cho quá trình phát triển kinh tế gắn liền với A. công bằng xã hội B. an ninh công cộng C. an toàn xã hội D. trật tự xã hội 15. Giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố A. tồn tại độc lập B. song song tồn tại C. không thể tách rời D. hỗ trợ lẫn nhau 16. Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của A. Bộ luật Hình sự B. Luật hành chính C. Luật Môi trường D. Luật Dân sự 17. Hiện nay, đối với việc bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề gì ? A. ngăn chặn tốc độ suy thoái B. cải thiện chất lượng môi trường C. đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền D. tăng cường tốc độ khai thác 18. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là A. từ 18 tuổi đến 27 tuổi B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. C. từ 17 tuổi đến 27 tuổi. D. từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi. 19. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc giữ vững quốc phòng an ninh? A. Quân đội nhân dân và cảnh sát B. Công an nhân dân và dân quân tự vệ C. cảnh sát và bộ đội D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân 20. Hiến pháp nước ta quy định đối với công dân, bảo vệ Tổ quốc là A. nghĩa vụ C. quyền cao quý B. trách nhiệm và nghĩa vụ D. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý II. LUYỆN TẬP Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Một đất nước phát triển bền vững là một đất nuớc có sự (1) .................. liên tục về kinh tế, có sự (2) ................ về văn hóa, xã hội, có môi trường được (3)................., có nền quốc phòng và anh ninh (4) ................... 1. A. tăng trưởng C. tiến lên B. phát triển D. tiến bộ 2. A. tăng trưởng và tiến bộ C. giữ vững và tiến bộ B. ổn định và phát triển D. phát triển và tiến bộ 3. A. phát triển và tiến bộ C. bảo vệ và cải thiện B. tăng trưởng và cải thiện D. ổn định và phát triển 4. A. bảo vệ C. giữ vững B. giữ gìn D. vững chắc - Để đất nước phát triển bền vững cần phải sử dụng hàng loạt công cụ, phương tiện và biện pháp khác nhau, trong đó (5) .............. giữ vai trò nổi bật, nó là (6) ............. hàng đầu để Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. 5. A. nghị định C. quy chế 9 B. pháp luật D. hiến pháp A. biện pháp C. phương pháp B. cách thức D. phương tiện - Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền (7) ………………. của công dân nhằm khai khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội để thức đẩy tăng trưởng kinh tế. 7. A. tự lập công ti C. tự giác lao động B. tự do kinh doanh D. tự chọn việc làm - Trong các nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh thì nghĩa vụ (8) ………….. là rất quan trọng, cần được thực hiện nghiêm chỉnh. 8. A. trả lương C. nộp bảo hiểm B. thực hiện hợp đồng D. đóng thuế - Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những (9) ………… trong lối sống, nếp sống của các dân tộc, bài trừ những (10) ………. có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân. 9. A. thuần phong mĩ tục C. lễ giáo gia phong B. phong tục tập quán D. tục lệ làng xã 10. A. tập tục C. hủ tục B. phong tục D. gia tục - Trong thời kì hội nhập , Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng và ban hành các quy định về (11) …………. các giá trị di sản văn hóa cùa dân tộc. 11. A. xây dựng và bảo vệ C. bảo vệ và phát huy B. Phát huy và gìn giữ D. gìn giữ và bảo vệ - Việc giải quyết những vấn đề xã hội chính là để thực hiện tư tưởng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với (12) ………… xã hội. 12. A. tiến bộ, công bằng C. yên bình, thịnh vượng B. phát triển, giàu mạnh D. ổn định, an sinh - Trong các vấn đề xã hội thì vấ đề (13) ……….. luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi vì nó có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước. 13. A. việc làm C. phòng chống tệ nạn xã hội B. dân số D. chăm sóc sức khỏe nhân dân - Các quy định của pháp luật về môi trường có tác dụng (14) ............... tác động xấu của con người trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhằm (15) .............. có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 14 A. hạn chế C. suy giảm B. giới hạn D. giảm sút 15. A. ngăn chặn C. bảo vệ B. hạn chế D. bảo tồn - Bảo vệ môi trường vài tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không thể (16) ............. của quá trình phát triển, là một trong những (17) ................... bảo đảm phát triển bền vững đất nước. 16. A. tách rời C. độc lập B. song song D. gắn kết 17. A. quan điểm C. động lực B. nguyên tắc D. mục tiêu - Pháp luật quy định củng cố quốc phòng an ninh là nhiệm vụ của (18) ................ mà nòng cốt là (19) .................. và công an nhân dân 18. A. tất cả mọi người C. toàn dân B. toàn xã hội D. tất cả các tổ chức 19. A. bộ đội C. cảnh sát 6. 10 B. Quân đội nhân nhân D. dân quân tự vệ - Quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc (20)....................... xã hội chủ nghĩa. 20 .A. chế độ B. Tổ quốc Việt Nam C. nền dân chủ D. Nhà nước 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan