Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Trắc nghiệm giáo dục công dân lớp 12 theo từng bài ( có đáp án)...

Tài liệu Trắc nghiệm giáo dục công dân lớp 12 theo từng bài ( có đáp án)

.DOCX
41
1531
101

Mô tả:

rất hay
         Bài 1: Pháp luật và đời sống :v Câu 1: Từ khi ra đời đến nay Bộ luật Hình sự đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù  hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện nội dung nào sau đây? A. Đặc trưng của pháp luật. B. Bản chất giai cấp của pháp luật. C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Nội dung của pháp luật.   Câu 2: Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật? A. Pháp luật là sự cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp. B. Hiến pháp là sự cụ thể hóa nội dung của pháp luật. C. Nội dung của Hiến pháp và pháp luật không liên quan gì với nhau. D. Hiến pháp chính là pháp luật.   Câu 3: Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt  Nam? A. Hiến pháp. B. Luật, Bộ luật. C. Nghị quyết. D. Nghị định, thông tư.   Câu 4: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai  cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Thể hiện nội dung nào? A. Tính quyền lực. B. Tính Nhà nước. C. Bản chất giai cấp của pháp luật. D. Bản chất xã hội của pháp luật.   Câu 5: Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản? A. 2            B. 3             C. 4             D. 5   Câu 6: Luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, sau đó nhiều lần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện nội dung nào? A. Nội dung của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật. C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Vai trò của pháp luật.   Câu 7: Pháp luật có tính bắt buộc đối với A. mọi cá nhân.                                 B. mọi công dân. C. mọi tổ chức.                                  D. mọi cá nhân, tổ chức.   Câu 8: Đâu không phải là một bộ luật? A. Luật hình sự.                                B. Luật dân sự. C. Luật hành chính.                          D. Luật buôn bán.   Câu 9: Một trong các trưng cơ bản của pháp luật A. tính chặt chẽ.                                B. tính thời sự. C. tính quy phạm phổ biến.              D. tính thời đại.   Câu 10: Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác, người ta căn cứ vào A. tính quy phạm phổ biến.              B. nội dung. C. tính thống nhất.                                     D. tính quyền lực.   Câu 11: Trong các quy định dưới đây, quy định nào mang tính quy phạm phổ biến? A. Nội quy trường học.                     B. Hương ước. C. Luật lao động.                              D. Đạo đức.   Câu 12: Các quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để một  người bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác. Nội dung này  thể hiện A. tính giai cấp của pháp luật. B. tính quy phạm phổ biến. C. tính xã hội của pháp luật. D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.   Câu 13: Nội dung nào thể hiện vai trò của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. C. Pháp luật là phương tiện để giáo dục, tuyên truyền đến mọi người dân. D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật công bằng và hiệu quả nhất.   Câu 14: Pháp luật là A. là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành. B. là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. C. là hệ thống các quy tắc xử sự chung và được mọi người tôn trọng thực hiện. D. là hệ thống các quy tắc xử sự chung và được mọi người tự giác thực hiện vì lợi ích  chung.   Câu 15: Nội dung của pháp luật bao gồm A. những việc phải làm. B. những việc được làm. C. những việc cần làm D. những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.   Câu 16: Kinh doanh phải nộp thuế, nội dung này thuộc A. những việc cần phải làm. B. những việc được làm. C. những việc phải làm. D. những việc không được làm.   Câu 17: Cấm đua xe trái phép, nội dung này thuộc A. những việc cần phải làm. B. những việc được làm. C. những việc phải làm. D. những việc không được làm.   Câu 18: Công dân có quyền học tập, nội dung này thuộc A. những việc cần phải làm. B. những việc được làm. C. những việc phải làm. D. những việc không được làm.   Câu 19: Hiến pháp, pháp luật do cơ quan nào ban hành? A. Chính phủ.                                   B. Hội đồng nhân dân. C. Toà án.                                         D. Quốc hội.   Câu 20: Đâu không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính giai cấp.   Câu 21: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức  mạnh quyền lực Nhà nước. Nội dung này nói lên A. tính giai cấp của pháp luật. B. nội dung của pháp luật. C. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật. D. bản chất của pháp luật.   Câu 22: Pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải  xử sự theo pháp luật. Nội dung này nói lên A. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật. B. nội dung của pháp luật. C. bản chất của pháp luật. D. tính quy phạm phổ biến.   Câu 23: Quy định nào sau đây không mang tính bắt buộc chung? A. Đèn đỏ dừng. B. Kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ. C. Đi xe máy đội mũ bảo hiểm. D. Nộp học phí đúng thời hạn.   Câu 24: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì A. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự pháp triển của xã hội. B. pháp luật bắt nguồn từ xã đạo đức, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự pháp triển của xã hội. C. pháp luật được hình thành trong lịch sử và được thực hiện trong đời sống vì sự ổn định của xã hội. D. pháp luật được hình thành từ tư duy sáng tạo của con người và được thực hiện trong đời sống vì trật tự của xã hội.   Câu 25: Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy  phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Nội dung này nói lên A. mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. B. mối quan hệ giữa pháp luật với giai cấp. C. mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. D. mối quan hệ giữa pháp luật với xã hội.   Câu 26: Pháp luật được thể hiện dưới hình thức A. ca dao, tục ngữ. B. văn bản. C. bài thơ. D. tình huống.   Câu 27: Nội dung nào thể hiện điểm giống nhau giữa pháp luật với đạo đức? A. Điều chỉnh hành vi của con người. B. Hình thức thể hiện là bằng văn bản. C. Việc thực hiện đều mang tính tự nguyện, tự giác. D. Việc thực hiện đều mang tính bắt buộc.   Câu 28: Hành vi nào đây vi phạm đạo đức mà không vi phạm pháp luật? A. Yêu một lúc nhiều người. B. Vượt đèn đỏ. C. Làm hàng giả. D. Bán hàng hết hạn sử dụng.   Câu 29: Pháp luật là phương tiện để công dân A. thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. thực hiện các nội dung của pháp luật.   Câu 30: Điều 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ Nhà nước và xã hội  không phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con  nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” quy định này phù hợp với A. các quy tắc đạo đức. B. các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. C. truyền thống của người Việt Nam. D. Hiến pháp.   Câu 31: Pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội và được thực hiện trong thực  tiễn đời sống xã hội và sự phát triển của xã hội. Nội dung này nói lên A. tính giai cấp của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung. C. tính thời đại. D. bản chất xã hội của pháp luật.   Câu 32: Các quy tắc xử sự bao gồm ( những việc được làm, những việc phải làm,  những việc không được làm ) thể hiện vấn đề nào của pháp luật? A. Hình thức của pháp luật. B. Nội dung của pháp luật. C. Đực trưng của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.   Câu 33: Pháp luật được hình thành từ đâu? A. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. B. Ý chí, nguyện vọng của nhân dân. C. Nhà chức trách. D. Nhà cầm quyền.   Câu 34: Phương thức tác động của pháp luật là A. giáo dục, động viên. B. giáo dục, tuyên truyền. C. giáo dục, răn đe. D. giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước   Câu 35: Pháp luật mang bản chất A. giai cấp và đạo đức. B. giai cấp và chính trị. C. thời đại và thời sự. D. giai cấp và xã hội.   Câu 36: Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lý A. dân chủ và chặt chẽ. B. dân chủ và công bằng. C. dân chủ và hiệu quả. D. dân chủ và linh hoạt.   Câu 37: Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật Nhà nước phải A. phạt tù đới với tất cả các hành vi vi phạm pháp luật. B. thực hiện xét xử lưu động. C. tuyền truyền, giáo dục pháp luật đến mọi người dân. D. lắp đặt hệ thống biển báo.   Câu 38: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí  của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là A. đặc trưng. B. đại diện. C. đại biểu. D. đặc thù.   ĐÁP ÁN   1 C 11 C 21 C 31 D 2 A 12 D 22 A 32 B 3 A 13 A 23 D 33 A 4 C 14 B 24 A 34 D 5 B 15 D 25 C 35 D 6 C 16 C 26 B 36 C 7 D 17 D 27 A 37 C 8 D 18 B 28 A 38 B 9 C 19 D 29 C                       BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Câu 1: Ông A là chủ lô hàng 1 tấn ngà voi từ nước ngoài về Việt Nam, bị lực lượng  Hải quan bắt giữ. Xác định hành vi vi phạm pháp luật của ông A? A. Vi phạm hình sự.                                   B. Vi phạm dân sự. 10 A 20 D 30 D     C. Vi phạm hành chính.                             D. Vi phạm kỷ luật.   Câu 2: Anh Th bị bệnh tâm thần và đã có hành vi giết người. Theo em trường hợp  này pháp luật sẽ xử lý như thế nào? A. Bị tòa án đưa ra xét xử. B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý. C. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý, nhưng bắt buộc phải đi chữa bệnh. D. Vì bị bệnh tâm thần nên anh Th được hưởng tù treo.   Câu 3: Bảo mẫu đánh trẻ em thâm tím cả mặt, tạo nên sự phẫn nộ trong dư luận xã  hội. Hành vi này thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm hình sự.                                   B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự.                                    D. Vi phạm kỷ luật.   Câu 4: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền ( những việc được làm) là A. sử dụng pháp luật.                                 B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.                                D. áp dụng pháp luật.   Câu 5: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ ( những việc phải làm) là A. sử dụng pháp luật.                                 B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.                                D. áp dụng pháp luật.   Câu 6: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế không làm những việc pháp luật cấm là A. sử dụng pháp luật.                                 B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.                                D. áp dụng pháp luật.   Câu 7: Nhà xuất bản M đã vi phạm quyền tác giả của ông N, hành vi này vi phạm  pháp luật A. hình sự.                                                  B. dân sự. C. hành chính.                                            D. kỷ luật.   Câu 8: Của hàng xăng dầu bán xăng không đủ lít bị lập biên bản, hành vi này vi phạm A. pháp luật hình sự.                                  B. pháp luật dân sự. C. pháp luật hành chính.                                      D. pháp luật kỷ luật.   Câu 9: Anh A vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật,  trong đó có nội dung – giới hạn quyền đi lại và chịu sự giám sát của chính quyền địa  phương. Xác định loại vi phạm pháp luật của anh A? A. Vi phạm hình sự.                                   B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự.                                    D. Vi phạm kỷ luật.   Câu 10: Hành vi nào sau đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức? A. Nói dối. B. Buôn bán ma túy. C. Vô lễ với giáo viên. D. Lấy tiền nộp học chơi game.   Câu 11: Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức phải thực hiện A. những việc phải làm. B. những việc được làm. C. những việc không được làm. D. những việc không cần làm.   Câu 12: Đâu là hành vi vi phạm pháp luật bằng hành động? A. Kinh doanh không nộp thuế. B. Ra lệnh bắt cóc trẻ con. C. Không thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Không tố giác người vi phạm pháp luật.   Câu 13: Những người vi phạm hành chính sẽ không chịu mức hình phạt nào sau  đây? A. Cảnh cáo. B. Cải tạo không giam giữ. C. Phạt tiền. D. Tước giấy phép lái xe.   Câu 14: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4   Câu 15: Thanh niên từ 18 đến 25 tuổi không thực hiện nghĩa vụ quân sự, nội dung  này thuộc hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Không thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Không sử dụng pháp luật.   Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ  tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên.   Câu 17: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà  mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên.   Câu 18: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng  do cố ý hoặc tội phạm đặt biệt nghiêm trọng là A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. C. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. từ 16 tuổi đến đủ18 tuổi.   Câu 19: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do  cố ý A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. C. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi.   Câu 20: Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại? A. 4                      B. 5                      C. 6                      D. 7   Câu 21: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật? A. Nói dối.                                                  B. Buôn lậu. C. Đánh người gây thương tích.                           D. Nhận hối lộ.   Câu 22: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Nội dung này  thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật.                                B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.                               D. Áp dụng pháp luật.   Câu 23: Đâu không phải là trách nhiệm pháp lý? A. Ông B bị xử phạt 11 năm tù giam. B. Ông H nộp thuế nhà đất. C. Ông K nộp phạt 200.000 đồng do không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. D. Bà H bị tịch thu giấy phép hành nghề.   Câu 24: Hành vi nào sau đây thể hiện lỗi vi phạm pháp luật do vô ý? A. Bẫy chuột làm chết người. B. Trộm cắp. C. bắt trộm chó. D. Đánh người gây thương tích.   Câu 25: Hành vi trái pháp luật mà bằng hành động có nghĩa là A. làm những việc được làm theo quy định của pháp luật. B. làm những việc theo quy định của pháp luật. C. làm những việc pháp luật yêu cầu. D. làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.   Câu 26: Hành vi trái pháp luật không phải bằng hành động có nghĩa là A. không làm những việc được làm theo quy định của pháp luật. B. không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. C. không làm những việc pháp luật không quy định. D. không làm những việc cần làm.   Câu 27: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm A. động viên các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật. B. ngăn cản, giáo dục những người khác để họ trách hoặc kiềm chế những việc làm trái  pháp luật. C. giáo dục, răn đe những người khác để họ trách hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp  luật. D. yêu cầu các chủ thể tôn trọng pháp luật.   Câu 28: Hành vi nào sau đây được coi là tuân thủ pháp luật? A. Buôn bán động vật quý hiếm. B. Không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. C. Đi xe máy đội mũ bảo hiểm. D. Kinh doanh không nộp thuế.   Câu 29: Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Không thuộc bài. D. Đánh người gây thương tích.   Câu 30: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình  trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì A. bị xử phạt hành chính. B. phải chịu trách nhiệm hình sự. C. phải chịu trách nhiệm dân sự. D. vi phạm pháp luật hành chính.   Câu 31: Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật? A. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. B. Nội quy nhà trường. C. Pháp lệnh cán bộ, công chức. D. Hương ước của khu dân cư.   Câu 32: Hình phạt nhẹ nhất dành cho người vi phạm hình sự? A. Tù treo.                                                  B. Phạt tiền. C. Cảnh cáo.                                               D. Cải tạo không giam giữ.   Câu 33: Làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái  pháp luật A. bằng hành động.                                    B. không hành động. C. có hành động.                                        D. chưa hành động.   Câu 34: Người tham gia giao thông không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu  đèn đỏ. Hành vi đó thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng.                                                B. Thi hành. C. Tuân thủ.                                                         D. Áp dụng.   Câu 35: Sử dụng pháp luật là A. phải làm những gì mà pháp luật quy định. B. không làm những gì mà pháp luật cấm. C. làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. D. làm những việc mà pháp luật cho phép.   Câu 36: Thi hành pháp luật là A. phải làm những gì mà pháp luật quy định. B. làm những việc mà pháp luật cho phép. C. làm những điều mà pháp luật cấm. D. không làm những điều mà pháp luật cấm.   Câu 37: Tuân thủ pháp luật là A. không làm những điều mà pháp luật cấm. B. làm những điều mà pháp luật cấm. C. sử dụng đúng đắn các quyền của mình. D. làm những việc mà pháp luật cho phép.   Câu 38: Anh B và chị H kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Vậy  anh B và chị H đã vị phạm pháp luật A. hình sự                                                   B. hành chính. C. dân sự.                                                   D. kỷ luật.   Câu 39: Công dân bình thường không có quyền A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.   Câu 40: Chủ thể nào sau đây được áp dụng pháp luật A. cá nhân, cơ quan, tổ chức. B. cơ quan, tổ chức. C. cá nhân, tổ chức. D. các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.   Câu 41: Tòa án ra quyết định cho anh Th và chị Ph ly hôn có nghĩa là A. làm pháp sinh quyền và nghĩa vụ giữa anh Th và chị Ph. B. chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa anh Th và chị Ph. C. thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa anh Th và chị Ph. D. bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa anh Th và chị Ph.   Câu 42: Do mâu thuẫn cá nhân ông P đã đánh ông N bị thương và theo kết quả giám  định của bác sĩ tỉ lệ thương tật của ông N là 27%. Xác định loại vi phạm pháp luật của ông P?   A. Vi phạm hình sự                                    B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự.                                    D. Vi phạm kỷ luật.   Câu 43: Vi phạm hình sự là những hành vi ..................... cho xã hội, bị coi là tội phạm  được quy định tại Bộ luật Hình sự A. rất nguy hiểm.                                        B. nguy hiểm. C. quá nguy hiểm.                                                D. gây nguy hiểm.   Câu 44: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho  xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy định của nhà nước. B. quy tắc quản lý nhà nước. C. bộ luật D. quy tắc đạo đức.   Câu 45: Anh Th vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Vậy anh Th đã vi phạm pháp luật A. hình sự                                                   B. hành chính. C. dân sự.                                                    D. kỷ luật.   Câu 46: Căn cứ vào đâu để phân chia các loại vi phạm pháp luật A. đối tượng bị xâm phạm. B. đối tượng bị xâm phạm và mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. C. mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. D. tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.   Câu 47: Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Đi xuất khẩu lao động. B. Buôn bán trái cây. C. Giải quyết việc làm cho người khuyết tật. D. Sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm.   Câu 48: Hành vi nào sau đây là vi phạm dân sự? A. Mua hàng không chịu trả nợ. B. Vượt biên ra nước ngoài. C. Trốn thuế. D. Trộm cắp.   Câu 49: Hành vi nào sau đây là vi phạm hành chính? A. Thường xuyên đi làm trễ giờ. B. Hút thuốc nơi làm việc. C. Làm hàng giả với số lượng lớn. D. Vượt đèn đỏ.   Câu 50: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật? A. Là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào đời sống. B. Cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. C. Cá nhân, tổ chức tự giác thực hiện quy phạm pháp luật. D. Cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước chủ động thực hiện pháp luật.   Câu 51: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định về việc điều chuyển cán bộ từ  Sở Giáo dục – Đào tạo sang Sở Văn hóa – Thông tin. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh đã A. sử dụng pháp luật.                                 B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.                                D. áp dụng pháp luật.   Câu 52: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ lao động và quan hệ đạo đức. B. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. quan hệ kinh tế và quan hệ đạo đức. D. quan hệ chính trị và quan hệ tài sản.   Câu 53: Trách nhiệm pháp lý được phân làm mấy loại? A. 3                      B. 4                      C. 5                      D. 6   Câu 54: Một trong các dấu hiệu của vi phạm pháp luật là A. là hành vi trái pháp luật. B. là hành vi hợp pháp. C. do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện. D. do người không có năng lực hành vi dân sự thực hiện.   Câu 55: Chủ thể nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Mọi các nhân, tổ chức. B. Mọi công dân. C. Người có hành vi vi phạm pháp luật. D. Người có hành vi vi phạm đạo đức.   Câu 56: Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Nói dối với người lớn. B. Cùng một lúc yêu nhiều người. C. Hai thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị Cảnh sát giao thông lập biên bản. D. Chơi game.   Câu 57: Trường hợp nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Buôn bán ma túy. B. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. C. Người chồng đưa đơn ly hôn trong lúc vợ đang mang thai. D. Cản trở người thi hành công vụ.   Câu 58: Hành vi nào sau đây được pháp luật cho phép? A. Buôn bán nội tạng.                                B. Buôn bán thuốc lá. C. Buôn bán ngà voi.                                  D. Buôn bán vũ khí.   Câu 59: Ông A nộp thuế nhà đất, điều này nói lên A. ông A sử dụng pháp luật. B. ông A đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. ông A thi hành pháp luật. D. ông A tuân thủ pháp luật.   Câu 60: Bạn A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị Cảnh sát giao thông lập biên bản. Điều này nói lên bạn A A. đang áp dụng pháp luật. B. không tuân thủ pháp luật. C. không sử dụng đúng đắn pháp luật. D. đã xâm phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước.   Câu 61: Quy định nào sau đây mang tính bắt buộc? A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn. B. Đèn đỏ dừng. C. Không được lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán. D. Tất cả mọi trường hợp không đội mũ bảo hiểm đều bị lập biên bản phạt tiền.   Câu 62: Cấm kết hôn đối với những người đang có vợ hoặc đang có chồng, quy định này phù hợp với A. đạo đức xã hội. B. chế độ hôn nhân một vợ một chồng. C. quan niệm sống của con người. D. quy định chung.   Câu 63: Hành vi trộm cắp tài sản là vi phạm A. pháp luật.                                              B. đạo đức. C. pháp luật và đạo đức.                                      D. không vi phạm gì hết.   Câu 64: Nội dung nào nói đúng về sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm  hành chính? A. Đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. B. Là hành vi trái pháp luật. C. Đều bị tòa án đưa ra xét xử. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.   Câu 65: Thực hiện pháp luật phải là hành vi A. trái pháp luật.                              B. hợp pháp. C. vi phạm pháp luật.                       D. có thể hợp pháp.   Câu 66: Vi phạm pháp luật là hành vi ........................, có lỗi do người có năng lực  trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội. A. hợp pháp. B. trái pháp luật. C. xâm phạm các qui tắc quản lý của Nhà nước. D. xâm phạm pháp luật.   Câu 67: Đánh người với tỉ lệ thương tật từ bao nhiêu % trở lên là vi phạm hình sự? A. Từ 10% trở lên.                                      B. Từ 11% trở lên. C. Từ 20% trở lên.                                      D. Từ 21% trở lên.   Câu 68: Cơ quan nào có quyền xét xử đối với những người vi phạm hình sự? A. Viện kiểm sát.                              B. Tòa án. C. Tư pháp.                                                D. Công an.   Câu 69: Một hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ mấy dấu hiệu? A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4   Câu 70: Năng lực trách nhiệm pháp lý được hiểu là A. khả năng của người đã đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. B. khả năng của người đã đạt đến một độ tuổi nhất định. C. khả năng của người đã đạt đến 18 tuổi. D. khả năng của người đã đạt đến 16 tuổi.   Câu 71: Đâu không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp luật? A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.   Câu 72: Ông A uống rượu say rồi đến cơ quan làm việc, hành vi này là vi phạm A. hình sự.                                        B. hành chính. C. dân sự.                                          D. kỷ luật.   Câu 73: Hành vi nào sau đây bị coi là vi phạm kỷ luật? A. Vượt đèn đỏ. B. Hút thuốc nơi cơ quan. C. Bán thực phẩm bẩn. D. Làm hàng giả.   Câu 74: Con cái có hành vi chửi bới, ngược đãi cha mẹ già là vi phạm A. đạo đức và pháp luật. B. đạo đức. C. pháp luật. D. không vi phạm gì hết.   Câu 75: Là một cán bộ công chức nhà nước nhưng anh T thường xuyên hút thuốc lá  trong giờ làm việc. Xác định loại vi phạm pháp luật của T? A. Hình sự.                                       B. Hành chính. C. Dân sự.                                         D. Kỷ luật.   Câu 76: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có A. chủ đích.                                                B. mục đích. C. ý thức.                                          D. tư duy.   Câu 77: Cơ sở giết mổ X đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang và lập biên bản về  hành vi bom nước vào gia súc ( bò ) trước khi đưa ra giết mổ. Vậy cơ sở giết mổ X  sẽ bị xử phạt A. hình sự.                                        B. hành chính. C. dân sự.                                          D. hành chính và dân sự.   Câu 78: Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái  pháp luật A. bằng hành động.                           B. không hành động. C. có hành động.                               D. chưa hành động.   Câu 79: Anh A và chị B được Ủy ban nhân dân phường X cấp giấy chứng nhận kết  hôn. Vậy trong trường hợp này chủ thể áp dụng pháp luật là A. anh A. B. chị B. C. Ủy ban nhân dân phường X. D. Anh A và chị B.   Câu 80: Chị B yêu anh T nhưng bố mẹ chị không đồng ý và ép chị phải ưng anh D vì  nhà anh D giàu có có thể đảm bảo cho chị cuộc sống sau này. Việc làm của bố mẹ  chị B là vi phạm A. luật kết hôn. B. luật hôn nhân và gia đình. C. luật gia đình. D. không vi phạm gì hết.   Câu 81: Bạn H là học sinh lớp 11, được bố mẹ giao cho một chiếc xe máy trên 50  phân khối để đi học vì nhà xa ( bố mẹ bạn là người đứng tên chủ sở hữu đối với  chiếc xe máy đó ). Trong một lần đi học về bạn ấy đã gây ra tại nạn cho anh B, làm  anh B bị trương nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật? A. Bạn H.                                                   B. Bạn H và bố mẹ. C. Bạn H và bố.                                          D. Bạn H và mẹ.   Câu 82: Cảnh sát bắt quả tang hai cặp nam nữ đang thực hiện hành vi bán dâm tại  khách sạn W. Trong trường hớp này những ai là người vi phạm pháp luật? A. Chủ khách sạn W. B. Chủ khách sạn W và hai cặp nam nữ. C. Hai cặp nam nữ. D. Hai phụ nữ bán dâm.   Câu 83: Vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt A. hình sự.                                                  B. hành chính. C. dân sự.                                                   D. kỷ luật.     ĐÁP ÁN   1 2 3 4 5 6 7 8 9 A C A A B C B C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A B B D B B B A A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 A A B A D B C B D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 C C A C D A A B D 41 42 43 44 45 46 47 48 49 B A D B B B D A D 51 52 53 54 55 56 57 58 59 D B B A C C C B C 61 62 63 64 65 66 67 68 69 B B C C B B B B C 71 72 73 74 75 76 77 78 79 B D B A D B B B C 81 82 83   B B B 10 B 20 A 30 B 40 D 50 A 60 D 70 A 80 B BÀI 3:CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Câu 1: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi  vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nội dung này nói lên  quyền bình đẳng của công dân về A. trách nhiệm pháp lý.                              B. trách nhiệm hình sự. C. trách nhiệm hành chính.                         D. trách nhiệm dân sự.   Câu 2: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. B. mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. D. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bằng nhau.   Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong A. đạo đức.                                                 B. hiến pháp và luật. C. nội quy.                                                  D. chính sách.   Câu 4: Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm  của A. nhà nước. B. công dân. C. nhà nước và công dân. D. nhà nước, công dân và các tổ chức xã hội.   Câu 5: Bất kì công dân nào, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có  quyền lao động, điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về bổn phận. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm. C. công dân bình đẳng về mọi mặc. D. công dân bình đẳng về hưởng quyền.   Câu 6: Hai công ty M và N cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng, đều bị cơ  quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đới với hai công ty M và N là  biểu hiện bình đẳng về A. bổn phận.                                              B. trách nhiệm. C. trách nhiệm pháp lý.                              D. nghĩa vụ nộp thuế.   Câu 7: Bạn C và một nhóm thanh niên tổ chức đua xe trái phép, nên đã bị công an  bắt và giải về trụ sở làm việc. Nhưng ngay sau đó, chỉ có một mình bạn C được thả  ra vì bố bạn ấy là công an. Điều này nói lên A. sự bất bình đẳng về quyền. B. sự bất bình đẳng về nghĩa vụ. C. sự bất bình đẳng về bổn phận. D. sự bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.   Câu 8: Anh A và anh B cùng có thu nhập là 30 triệu đồng/ tháng, nhưng anh B đóng  thuế thu nhập cá nhân ít hơn anh A, vì còn phải nuôi bố mẹ già. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về bổn phận. D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.   Câu 9: Ngoài bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc A. thực hiện bổn phận. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện trách nhiệm. D. thực hiện quân sự.   Câu 10: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ là nội dung công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ B. quyền và bổn phận. C. trách nhiệm trước xã hội. D. trách nhiệm chung.   ĐÁP ÁN   Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B B C D C D B B A BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Câu 1: Anh M luôn giúp đỡ, chia sẽ với vợ về công việc gia đình, chăm sóc con cái. Nội dung này thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ tình cảm. C. quan hệ tài sản. D. quan hệ trách nhiệm. Câu 2: Trong các quan hệ xã hội dưới đây, quan hệ nào pháp luật không điều chỉnh? A. Quan hệ hôn nhân. B. Quan hệ bạn bè. C. Quan hệ lao động. D. Quan hệ kinh tế. Câu 3: Anh Th chưa ly hôn với chị S, nhưng đã qua lại và có con với người phụ nữ khác. Vậy anh Th đã vi phạm A. luật dân sự. B. luật hôn nhân và gia đình. C. luật hình sự. D. luật hành chính. Câu 4: Anh K yêu cầu vợ của mình là chị H nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái và gia đình. Vậy anh K đã vi phạm A. quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động. B. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. C. quyền tự do cá nhân. D. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. Câu 5: Anh T đi làm còn vợ anh ở nhà nội trợ. Vậy tài sản do anh T làm ra được coi là tài sản A. riêng của người chồng. B. riêng của người vợ. C. chung của vợ và chồng. D. của dòng họ. Câu 6: Để giao kết hợp đồng lao động, người lao động căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự giác, bình đẳng. B. Tự do, tự nguyện, tự giác. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, tự giác, tự nguyện. Câu 7: Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động? A. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động. B. Để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động. C. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên. D. Để bảo vệ quyền lợi của tập thể người lao động. Câu 8: Câu nào sau đây không nói về tình cảm gia đình? A. Chị ngã em nâng. B. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. C. Của chồng công vợ. D. Đồng cam cộng khổ. Câu 9: Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản thể hiện ở quyền? A. chiếm hữu, sử dụng và quyết định. B. sở hữu, sử dụng và định đoạt. C. chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. D. sở hữu, sử dụng và quyết định. Câu 10: Đủ bao nhiêu tuổi là đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật? A. 14 B. 15 C. 16 D. 18 Câu 11: Theo Hiến pháp nước ta đới với mỗi công dân lao động là A. trách nhiệm. B. quyền lợi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan