Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Trả lời bài thi em yêu lịch sử xứ thanh khối 10...

Tài liệu Trả lời bài thi em yêu lịch sử xứ thanh khối 10

.DOC
19
11861
148

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT -----š › š › ----- BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ XỨ THANH Họ và tên: Lớp: ......................................... , năm 2016 Câu 1: Lê Thánh Tông tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Lê Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua. Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý. Năm 1497, Lê Thánh Tông mất, ở ngôi 37 năm, thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lăng. 2 Câu2 Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc lẫy nỏ thần làm từ móng chân rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá trị khảo cổ to lớn của Cổ Loa. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: Thành Ngoài (8km), Thành Giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và Thành Trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành. Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. 3 Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.. Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ" Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven 4 đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt. Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Năm 1962, Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp nhà nước. Nó có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hoá Việt Nam qua bao thế hệ. Trong khu vực Thành Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu đình Ngự triều di quy, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn với hàng trăm pho tượng… Các nhà khảo cổ học còn trưng bày ở đây rất nhiều hiện vật quý giá của người Việt cổ đã khai quật được trong lòng đất Cổ Loa: Trống đồng Cổ Loa, tiền đồng, rìu đồng, hàng nghìn mũi tên đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung,… Hàng năm, lễ hội Cổ Loa tưởng nhớ vua An Dương Vương được tổ chức vào mùa xuân, ngày mồng 6 tháng giêng. Có 8 làng trong xã Cổ Loa tổ chức rước kiệu truyền thống tụ về sân đình Cổ Loa, dâng lễ, thể hiện tấm lòng thành 5 kính đối với vị vua có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, chỉ đứng sau các vua Hùng. Hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (năm 2010), Cổ Loa đang từng bước được tu bổ, tôn tạo để xứng đáng với Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố Hà Nội đã lập dự án “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích khu thành Cổ Loa”. Khu di tích Cổ Loa theo quy hoạch mới sẽ gồm: khu di tích thành Cổ Loa, khu tưởng niệm An Dương Vương và các di tích lịch sử văn hoá khác, với tổng diện tích hơn 830 ha thuộc địa phận các xã Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú, Uy Nỗ. Phía tây bắc giới hạn bởi đường quy hoạch nối khu đô thị 34 (dự kiến) đi khu công nghiệp Đông Anh, phía đông bắc được giới hạn bởi đường Cổ Loa – Yên Viên, phía nam và tây nam giới hạn bởi đường liên khu vực huyện Đông Anh. Quy hoạch khu di tích Cổ Loa sẽ được thực hiện đến năm 2020 với các khu quy hoạch chính: Khu vực di tích thành: Các vòng thành bao gồm luỹ và hào được bảo vệ chống sự xâm phạm, vòng thành nội sẽ được tôn tạo lại toàn bộ với chiều dài hơn 1.700m. Thành ngoại và thành trung sẽ tôn tạo lại một số đoạn đã xuống cấp để phục vụ việc khai thác di tích, các đoạn tôn tạo chủ yếu tập trung tại 8 cửa ra vào. Khu trung tâm di tích Cổ Loa bao gồm: khu vực sân tiếp đón đặt tại phía nam của thành nội; khu vực trung tâm thành nội sẽ hình thành một không gian tập trung của toàn bộ khu di tích với quy mô 5 ha để có thể bố trí các công trình bảo tàng trưng bày các di chỉ khảo cổ, tổ chức các hoạt động lễ hội văn hoá làm sống lại các phong tục tập quán của người Việt… Khu vực các di tích kiến trúc như: đình, chùa, mộ Mỵ Châu… được đầu tư để tôn tạo. Khu vực các di chỉ khảo cổ chính Đồng Vông, Bãi Mèn và Đường Mây sẽ được xây dựng thành các bảo tàng tàng… Khu vực sẽ phát triển mới để hỗ trợ khu di tích gồm: Công viên tại phía nam khu vực di tích với quy mô hơn 6 74ha; khu vực trồng hoa, cây cảnh tại khu vực bắc sông Hoàng và phục hồi một phần diện tích mặt nước tạo lại một phần diện mạo cảnh quan xưa… Câu3 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, cùng với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh, trong đó Thanh Hóa là tỉnh địa đầu của miền Trung, là hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu III, Bắc Bộ và Tây Bắc. Mùa hè năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang năm thứ 8. Cục diện chiến trường Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng. Tại chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân và dân ta mở nhiều chiến dịch lớn. Mọi nhu cầu bảo đảm cho cuộc kháng chiến đòi hỏi rất lớn ở hậu phương. Những tháng cuối năm 1953, hậu phương Thanh Hóa vừa phải ra sức đẩy mạnh mọi mặt công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương, vừa tích cực động viên sức người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng. Chiến dịch nối tiếp chiến dịch, từ năm 1951-1953, quân và dân Thanh Hóa liên tiếp bổ sung lực lượng, phục vụ 5 chiến dịch lớn: Trung Du, Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc và Thượng Lào. Đặc biệt chiến dịch Thượng Lào tháng 5-1953, Thanh Hóa bảo đảm tới 76% nhu cầu của cả chiến dịch. Thực hiện nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” (Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 12 -1953). Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trở thành ý chí, hành động cụ thể của quân và dân ta. 7 Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, các binh đoàn chủ lực của ta lần lượt rời hậu phương Thanh Hóa để dồn sức cho chiến dịch. Các Đại đoàn 304, 320, 316 và một số trung đoàn của bộ đang đứng chân tác chiến bảo vệ Thanh Hóa và vùng tự do Liên khu III lần lượt hành quân lên Tây Bắc, sang Lào chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo vệ Thanh Hóa lúc này do lực lượng vũ trang trong tỉnh đảm nhiệm. Từ trung tuần năm 1953 đến đầu năm 1954, khi biết quân và dân ta đang chuẩn bị mở các chiến dịch lớn tại Lai Châu, Tây Bắc, Thượng Lào và đang ráo riết tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp vừa tăng cường đối phó với ta ở chiến trường Tây Bắc, vừa cho máy bay, tàu chiến bắn phá, càn quét dữ dội vào Thanh Hóa nhằm buộc ta chi phối lực lượng và chia cắt hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh với chiến trường chính Tây Bắc và Lào. Ngày 15 và 16-10-1953, Na-va mở cuộc hành binh Hải Âu đánh ra Tây Nam Ninh Bình và cuộc hành binh “con bồ nông” đánh vào vùng biển Thanh Hóa. 6 tháng cuối năm 1953 và những tháng đầu năm 1954, thực dân Pháp cho quân đổ bộ, càn quét hơn 10 lần vào các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Trận càn ít nhất là 100 tên, nhiều nhất là hơn 3.000 tên. Để phân tán lực lượng của địch hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện chia lửa với chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân, dân Thanh Hóa tổ chức những trận tập kích vào các đồn bốt ở Chính Đại, Mai An Tiêm, Vân Hải thuộc các xã phía bắc huyện Nga Sơn để kìm chân địch không để chúng ra ứng cứu cho chiến trường Bắc Bộ và Tây Bắc. Tại các huyện Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia, các đại đội bộ đội địa phương đã cùng dân quân du kích tổ chức lực lượng chống càn quét bảo vệ địa phương. Đầu tháng 12-1953, công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành ráo riết. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa một mặt phải tổ chức chiến đấu bảo vệ địa phương, mặt khác phải tích cực chi viện cho chiến trường thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Công tác tuyển quân không chỉ một năm 1 đợt, 2 đợt mà có năm lên tới 3, 4 đợt, lúc nào 8 tiền tuyến cần, lúc đó có hậu phương chi viện. Năm 1953 và 6 tháng đầu năm 1954, Thanh Hóa có 18.890 thanh niên nhập ngũ, bằng quân số nhập ngũ 7 năm về trước (1946-1953). Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng bắt đầu huy động lực lượng dồn sức cho Điện Biên Phủ. Đáp ứng cho chiến dịch, Thanh Hóa đã nhanh chóng củng cố nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng bộ đội địa phương để kịp thời chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã bổ sung nhiều đơn vị ra chiến trường như Tiểu đoàn 275 bộ đội địa phương tỉnh cho Trung đoàn 53, các Đại đội 150, 160 cho Tiểu đoàn 541 phòng không, 2 trung đội trinh sát cho Đại đoàn 304. Ngoài ra Thanh Hóa còn điều động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 128 bộ đội huyện Bá Thước, 112 bộ đội huyện Tĩnh Gia, các đơn vị của Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương, Thạch Thành cho các đơn vị tham gia chiến đấu tại Điện Biên Phủ. Ngày 13-3-1954, bộ đội ta bắt đầu nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, tại Nga Sơn, quân và dân Thanh Hóa ra sức đẩy mạnh tiến công quân sự để kìm chân địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Mặt khác các tổ dân vận, địch vận vẫn tăng cường tuyên truyền hoạt động khuyếch trương chiến thắng của ta trên chiến trường Điện Biên, làm lung lay tinh thần và làm tan rã hàng ngũ địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tin chiến thắng nhanh chóng đến với quân và dân Thanh Hóa, lực lượng vũ trang tỉnh tích cực khuyếch trương chiến thắng, các tổ dân vận, địch vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nói rõ âm mưu thủ đoạn của địch, kêu gọi binh lính địch đóng tại các đồn Điền Hộ, Mai An Tiêm hạ vũ khí đầu hàng. Đồng thời, các đại đội bộ đội địa phương tổ chức các đợt tấn công truy quét, buộc địch phải đầu hàng. 9 Thất bại trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, buộc địch phải rút khỏi Nga Sơn, bị tiêu diệt nặng trong các trận càn quét vào bờ biển phía nam Thanh Hóa, âm mưu phá hậu phương Thanh Hóa bị thất bại hoàn toàn. Ngày 7-8-1954, thực dân Pháp phải rút khỏi đảo Hòn Mê, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp ở Thanh Hóa. Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, giải phóng vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ, động viên quân và dân Thanh Hóa chiến đấu bảo vệ địa phương, dồn sức chi viện cho chiến trường. Trong chiến dịch, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã bổ sung 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, 2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. Tinh thần xả thân chiến đấu ngoan cường của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thanh Hóa trên mặt trận là biểu tượng tốt đẹp rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có 5 đồng chí được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sĩ Trần Đức, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia; anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa; anh hùng liệt sĩ Trương Công Man, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy; anh hùng Lò Văn Bường, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân; tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Tiểu đội trưởng Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367, quê xã Nông Trường, huyện Nông Cống đã lấy thân mình cứu pháo không để rơi 10 xuống vực thẳm. Âm vang Điện Biên Phủ đã lan tỏa trên các mạch sống của nhân dân Thanh Hóa nói chung và lực lượng vũ trang Thanh Hóa nói riêng. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên nguồn lực tiếp sức cho lực lượng vũ trang Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Quân và dân Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về thăm năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Câu 4 Tại Thanh Hóa, từ năm 1858 đến trước năm 1930, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau, tiêu biểu là các phong trào: Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa Ba Đình... Các phong trào đấu tranh vô cùng anh dũng nhưng đều không thành công và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Giữa lúc cách mạng cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đang chìm trong khủng hoảng về đường lối thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con đường cứu nước mới đó là con đường cách mạng vô sản, Người đã dày công chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đêm trường nô lệ, nhiều thanh niên yêu nước Thanh Hóa đã ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu là Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh, Đinh Chương Dương... Lê Hữu Lập sang Trung Quốc tham gia lớp lý luận cách mạng đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy và được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (Việt Nam cách mạng thanh niên), được phân công về nước tuyên truyền tổ chức cách 11 mạng. Lê Hữu Lập về Thanh Hóa tháng 5-1926, tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng ở TP Thanh Hóa sau đó phát triển ra các huyện trong tỉnh. Trên cơ sở đó, tháng 4-1927, thành lập tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Lê Hữu Lập làm Bí thư. Ảnh hưởng đường lối chính trị của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, phái trẻ trong Đảng “Phục Việt” tách ra thành lập Đảng “Tân Việt” và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm Bí thư. Hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Đảng Tân Việt (hai tổ chức tiền thân của Đảng) đặt nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời. Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tổ chức hội nghị đảng viên của ba chi bộ cộng sản đầu tiên (chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân) tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (đảng viên là quần chúng ưu tú lựa chọn trong tổ chức Thanh Niên). Hội nghị định ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư. Sau khi ra đời Đảng bộ tổ chức cơ quan ấn loát tài liệu, in ấn phát hành tờ báo “Tiến lên”, truyền đơn cộng sản phát triển cơ sở đảng và các tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, tổ chức phong trào đấu tranh chống thuế ở một số địa phương trong tỉnh. Ngô Minh Loan (1915 - 2001) Ngô Minh Loan sinh năm 1915 tại làng Ngò, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi tham gia cách mạng, viết văn, làm thơ, lấy bút danh là Minh, Quang Minh. Thân phụ là ông Ngô Văn Tư, thân mẫu là bà Hồ Thị Tư. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên Ngô Minh Loan không được đi học. Lên 7 tuổi, Ngô Minh Loan đã phải vào làm việc trong nhà máy Diêm - Bến Thủy. Được các anh Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, Vi Nình… làm việc trong nhà máy Diêm tận tình giúp đỡ, Ngô Minh Loan nhanh chóng hòa chung 12 cuộc sống với giai cấp công nhân Vinh - Bến Thủy nên sớm giác ngộ cách mạng. Trong Hồi ký cách mạng của mình, Ngô Minh Loan đã viết:“ Quê tôi là đất Nghệ An, một xứ nghèo khổ sở, từ tấm bé, tôi đã theo bố mẹ đến Bến Thủy, một thị xã phía Nam thành phố Vinh để kiếm sống. Lên 7 tuổi, tôi đã vào làm công nhân trong nhà máy Diêm Bến Thủy … . Năm lên 13 tuổi Ngô Minh Loan được các đồng chí Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc hoạt động trong tổ chức Đảng Tân Việt giao nhiệm vụ làm liên lạc và canh gác các cuộc họp bí mật. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, Đảng phát động công-nông mít tinh, biểu tình chống áp bức, đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm, giảm sưu, giảm thuế. Ngô Minh Loan đã mang theo gậy đi biểu tình, hòa trong dòng người trên đường phố, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nông và thợ thuyền. Sau cuộc đấu tranh của công nông Vinh - Bến Thủy trong ngày 1-5-1930, nhà máy Diêm bị đóng cửa, Ngô Minh Loan xin sang làm công nhân nhà máy gỗ. Được mấy tháng, công việc nặng nhọc, có lần thấy tên cai đánh đập một anh công nhân ốm yếu, Ngô Minh Loan thấy chuyện bất bình liền đến can thiệp. Vì chống lại tên cai, hôm sau Ngô Minh Loan bị đuổi việc, anh lại xin sang nhà máy rũa cưa (Braseur) thuộc hãng SIFA. Được các đồng chí đảng viên đi trước tuyên truyền, bày cách, Ngô Minh Loan hăng hái đi treo cờ, rải truyền đơn, đi mít tinh, biểu tình chống bọn chủ nhà máy để đòi các quyền lợi… Năm 1932, khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp khủng bố trắng, các đồng chí Đảng viên người bị giết, người bị tù, bọn cai xếp trong các nhà máy thừa cơ đánh đập, cúp phạt, đuổi thợ, cuộc sống của công nhân bị bóp nghẹt. Cũng may lúc bấy giờ bà Hồ Thị Tư mẹ Ngô Minh Loan nhờ khéo tay có nghề làm bánh đa, bánh phở nên kiếm được đồng ra đồng vào. Cuộc sống và cái ăn của gia đình tạm đủ, bà Tư cho Ngô Minh Loan nghỉ việc ở nhà máy để đi học. Thời gian đầu Ngô Minh Loan xin vào học tại trường Phan Bá Tuân. Nhờ 13 sáng dạ, thông minh nên anh đã thi đỗ vào trường Cao Xuân Dục Vinh. Sau 5 năm học hành chăm chỉ, Ngô Minh Loan đã đỗ bằng Tiểu học. Học xong nhưng vẫn chưa xin được việc làm, Ngô Minh Loan lại tham gia phong trào Mặt trận dân chủ. Năm 1937, anh tham gia các cuộc mít tinh của nhân dân Nghệ An đón tiếp GôĐa để đưa bản dân nguyện. Ngô Minh Loan có ấn tượng sâu sắc khi được nghe trưởng đoàn Hà Huy Giáp nói chuyện tại thành phố Vinh. Anh được đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và Siêu Hải giúp đỡ, bố trí công việc cùng Hồ Mỹ Xuyên mở quầy bán sách báo, phục vụ nhân dân nhằm nâng cao dân trí. Cũng như các đồng chí Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc,Vi Nình và nhiều anh chị khác đi trước. Ngô Minh Loan gia nhập đội ngũ công nhân từ thời niên thiếu. Anh đã lớn lên và trưởng thành từ phong trào yêu nước của giai cấp công nhân Vinh - Bến Thủy. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 đã tôi luyện Ngô Minh Loan trưởng thành và lớn lên theo tiến trình của cuộc cách mạng dân tộc. Năm 1939, Ngô Minh Loan được gặp một đồng chí trước đây cùng hoạt động ở nhà máy Diêm, bị địch truy nã nên lánh ra Hải Phòng hoạt động cùng đồng chí Nguyễn Viết Lục (đồng chí Nguyễn Viết Lục sau bị bắt giải về giam tại nhà lao Vinh và kết án tử hình). Ra Hải Phòng, Ngô Minh Loan xin vào làm việc trong hãng Peniest, thu nhập đồng lương khá cao. Tiền lương hàng tháng, anh chỉ để đủ trả tiền cơm, còn bao nhiêu đều đem nộp hết cho quỹ của Chi bộ dùng mua giấy mực in tài liệu truyền đơn báo chí để tuyên truyền. Cuối năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai bắt đầu bùng nổ, thực dân Pháp ra lệnh nghiêm cấm mọi hoạt động xã hội của thời kỳ Mặt trận dân chủ. Hàng loạt các chiến sỹ cộng sản trong nhà máy đều bị bắt, trong đó có đồng chí Ngô Minh Loan. Sau khi bị bắt Ngô Minh Loan bị bọn lính giải lên giam tại nhà tù Hỏa Lò để làm án rồi đầy lên giam tại nhà tù Sơn La. Cùng với các chiến sỹ cộng sản trong nhà tù như Tô Hiệu, Ngô Minh Loan tích cực tham gia các cuộc đấu tranh, học quốc ngữ và học chính trị. Tranh thủ thời gian những lúc phải vào 14 rừng lao động khổ sai, Ngô Minh Loan đã rủ anh em, đồng chí học võ để rèn luyện sức khỏe dẻo dai, khi có thời cơ sẽ tìm cách vượt ngục, ra tù để tiếp tục hoạt động cách mạng. Thời gian bị giam tại nhà tù Sơn La, Ngô Minh Loan bị tăng án đến hai lần. Lần đầu do anh đã đánh lại một tên lính coi tù để giải thoát cho chính trị vượt ngục. Lần thứ hai vì tội bí mật tổ chức cướp súng cho quân Việt Minh. Khi bị bắt lần hai, Ngô Minh Loan bị giam trong xà lim, cạnh phòng đồng chí Tô Hiệu, người tù chính trị mà tên tuổi anh đã đi vào sử sách. Khi mặt trận Việt Minh ra đời, Ngô Minh Loan càng hăng hái luyện tập quân sự, mong ngày ra tù được phục vụ nhiều nhất cho cách mạng. Năm 1945, Ngô Minh Loan được ra tù, đồng chí thành lập đội du kích Âu Cơ và trực tiếp chỉ huy, đánh thắng hai trận lớn (một trận đánh với quân đội Nhật, một trận đánh với quân bù nhìn và Bảo an binh), ghi chiến công hiển hách lẫy lừng. Tháng 81945, đồng chí được cử làm Bí thư Đảng liên tỉnh Phú Thọ - Yên Bái. Sau đó được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo đội quân du kích tiến đánh giải phóng hai huyện Phủ Yên và tỉnh Sơn La, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau ngày Tổng khởi nghĩa, Ngô Minh Loan được cử giữ chức Bí thư kiêm chủ tịch tỉnh Yên Bái. Được cấp trên giao nhiệm vụ chỉ huy quân đi giải phóng tỉnh Lào Cai. Thắng lợi trở về, đồng chí được cử làm Bí thư Ban cán sự Đảng kiêm Chủ tịch Quân chính tỉnh Lào Cai. Sau cách mạng tháng 8-1945, Ngô Minh Loan được điều về Bắc Ninh làm Bí thư Tỉnh ủy và Ủy viên khu 12. Năm 1948, do yêu cầu của cuộc cách mạng trong giai đoạn mới. Thời kỳ chuyển sang giai đoạn kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, kết hợp 3 lực lượng quân sự: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Với tài tổ chức, Ngô Minh Loan lại được điều động về làm Liên Khu ủy viên Khu 3 kiêm phó Bí thư Quân Khu 3. Năm 1949, Ngô Minh Loan được cử giữ chức Vụ trưởng Vụ bảo vệ kinh tế và ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công an. Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, 15 Ngô Minh Loan được cử làm Cục trưởng cục Quân Pháp kiêm Cục trưởng Cục bảo vệ Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1958, thời kỳ miền Bắc khôi phục kinh tế, đồng chí Ngô Minh Loan được cử giữ chức Vụ trưởng Vụ bảo vệ kinh tế Bộ Công an. Năm 1959, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1960, đồng chí Ngô Minh Loan được bầu vào ủy viên Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. Năm 1966, thời kỳ cả nước có chiến tranh, Ngô Minh Loan được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1969, đồng chí Ngô Minh Loan được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm, với nhiệm vụ nặng nề, chi viện cho miền Nam và nước bạn Lào anh em. Năm 1978, đồng chí Ngô Minh Loan giữ chức Trưởng ban cải tiến Quản lý kinh tế Xí nghiệp Quốc doanh thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Đồng chí Ngô Minh Loan được bầu là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các khóa IV, V, VI. Tháng 8-1987, đồng chí Ngô Minh Loan được nghỉ hưu, tiếp tục nghề cầm bút. Đồng chí là nhà văn, nhà báo, nhà thơ cách mạng với bút danh là Minh, Quang Minh. Ngô Minh Loan là một chiến sỹ cách mạng nặng nghĩa, nặng tình với Tổ quốc, đồng bào, anh em, đồng chí, đặc biệt là những đồng đội của anh đã chiến đấu ở các chiến trường, đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc. Một trong những tác phẩm hay của nhà văn Quang Minh là cuốn: "Đốm lửa phía trước", một cuốn sách có giá trị lịch sử và nhân văn về đồng bào Tây Bắc. Với những thành tích đóng góp to lớn cho cách mạng, đồng chí Ngô Minh Loan đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. 16 Do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Ngô Minh Loan đã từ trần vào hồi 4h 50 phút ngày 11-2-2001, hưởng thọ 87 tuổi, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Câu 5 Suốt 65 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn canh cánh trong lòng lời dạy và cũng là mong muốn của Bác là xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu. Tuy chưa được như mong muốn, song nhờ quyết tâm phấn đấu để đền đáp công ơn trời biển của Bác, Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Dấu ấn những mô hình kiểu mẫu theo lời Bác Sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm Thanh Hóa, Bác cũng dành nhiều tình cảm động viên kịp thời Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa qua những lần ký sắc lệnh tặng các phần thưởng cao quý, gửi thư khen, gửi tặng huy hiệu của Người, hay qua những bài báo viết về những điển hình ở Thanh Hóa... Đáp lại tình cảm sâu đậm của Bác, cả trong kháng chiến và xây dựng đất nước, từng địa phương, từng đơn vị trên địa bàn tỉnh đã luôn nỗ lực thi đua theo lời Bác dạy. Trong những năm tháng chiến tranh, nức tiếng không chỉ ở Thanh Hóa mà còn được cả nước biết đến và học tập như: Nhân dân xã Đông Anh, Đông Sơn giúp bộ đội địa phương nhiều nhất; huyện Vĩnh Lộc xóa xong nạn mù chữ trước thời hạn quy định và sớm nhất trong các huyện miền Bắc; kinh nghiệm chăn nuôi, cải tiến nông cụ của các xã Đại Phong, Xuân Lai, Quảng Hải; Hợp tác xã Đông Phương Hồng xây dựng tốt hợp tác xã, đạt năng suất lúa cả năm trên 6,5 tấn/ha, Hợp tác xã cơ khí Thành Công… Rồi tấm gương các cụ lão dân quân xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) mặc dù tuổi cao nhưng vẫn kiên cường bắn rơi máy bay địch bằng súng bộ binh; Chị em trong đội dân quân gái các xã ven biển huyện Hậu Lộc anh dũng bám trận địa bắn rơi nhiều máy bay địch; Quân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng đã không tiếc máu xương ngày đêm đảm bảo huyết mạch giao thông để góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cả dân tộc… Bước vào thời kỳ đổi mới, mảnh đất Thanh lại có thêm những điểm sáng, những 17 lá cờ đầu, những đơn vị, những huyện kiểu mẫu trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội. Tiêu biểu như Yên Định - huyện anh hùng đầu tiên trong thời kỳ đổi mới, là địa phương đã mạnh dạn đi đầu với những mô hình thiết thực, hiệu quả đã đem lại cuộc sống ấm no cho nông dân. Nhiều mô hình ở Yên Định đã và đang được nhân rộng như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ nâng cao giá trị sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, huy động nguồn lực từ nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu… Hiện nay, Yên Định đang là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong xây dựng nông thôn mới với 26/27 xã đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên, trong đó có 4 xã đạt 13 tiêu chí… Hay như Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn - một doanh nghiệp hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam, mô hình liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả và bền vững. Nơi đây đang tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 30.000 lao động. Với tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, từ một tỉnh nghèo, hiện nay Thanh Hóa trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa. Tỉnh đã gia nhập câu lạc bộ các tỉnh đạt 1,5 triệu tấn lương thực trở lên và thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, nền công nghiệp của Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh, xếp thứ 13 trong cả nước, đây là bước đệm vững chắc để Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020... Quyết tâm xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để sớm xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Ông Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: "Thanh Hóa xác định việc xây dựng thành tỉnh kiểu mẫu là việc làm liên tục, lâu dài được kế thừa và phát triển, đòi hỏi phải thực hiện kiên quyết, bền bỉ. 18 Nhưng trước hết, tỉnh tập trung thực hiện tốt và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra, bởi đây là những yếu tố quyết định sớm đưa Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến của cả nước, làm tiền đề để xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai nhanh Nghị quyết TW 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Xuyên suốt trong công tác lãnh chỉ đạo của tỉnh ủy là phải xây dựng cho được con người kiểu mẫu, nhất là những cán bộ, đảng viên, những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Chính họ là hạt nhân để xây dựng phong trào, đưa tập thể phát triển và sớm thành những mô hình kiểu mẫu. Tỉnh cũng sẽ ban hành những chính sách phù hợp nhằm phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển về mọi mặt...". 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan