Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quát về dân tộc chứt...

Tài liệu Tổng quát về dân tộc chứt

.DOC
24
966
149

Mô tả:

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ================= TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Môn : CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ. Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Sinh viên thực hiện : Hà Nội – T12/2011 NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 1 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Phần I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT I. Một số khái niệm 1. Khái niệm dân số. Dân số (population) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.Dân số của một cộng đồng, một quốc gia phụ thuộc vào quá trình sinh tử. Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như kết hôn, ly hôn, gián hôn và đặc biệt là xuất nhập cư. 2. Chất lượng dân số. Theo Ph. Ăngghen, chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Theo các nhà nhân khẩu học Nga, chất lượng dân số là “khái niệm trung tâm của hệ thông tri thức về dân số”. Và được phản ánh qua các chỉ tiêu: (1) Trình độ giáo dục; (2) Cơ cấu nghề nghiệp xã hội; (3) Tính năng động và tình trạng sức khoẻ. Theo từ điển bách khoa của Việt Nam xuất bản năm 1995, “ chất lượng dân số phải được biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số”. 3. Khái niệm Dân tộc thiểu số. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có sốdân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 2 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Phần II: Tổng quát về dân tộc Chứt Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với hơn 50 dân tộc anh em , phân bố rộng khắp lãnh thổ, trong đó dân tộc thiểu số phân bố trên địa bàn rộng lớn ở vùng miền nùi , vung biên giới hải đảo , vùng đầu nguồn xung yếu vị trí quan trọng của đất nước về chính trị , kinh tế và an ninh quốc phòng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư giú bà con dân tộc thiểu số cải thiên cuộc sống. Tuy nhiên do điểu kiên đại lí, phong tục tập quán cung như do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các dân tộc thiểu số kinh tế. Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A Rem, người Mày, người Mã Liềng, người Tu Vang, người Pa Leng,người Xe Lang, người Tơ Hung, người Cha Cú, người Tắc Cực, người U Mo, người Xá Lá Vàng... là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. 1. Địa bàn cư trú Tại Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân tộc này có dân số khoảng 3.289 người[1], sống chủ yếu ở tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch (Quảng Bình); một số ở Hương Khê (Hà Tĩnh) và tại Đăk Lăk. Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nhóm người Rục được phát hiện muộn nhất (năm1959) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa và đến năm 2004 có 85 hộ với 428 nhân khẩu. Nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê ngày 1 tháng 7 năm 2003 thì dân số người Chứt giảm xuống còn 3.787 người[2]. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình(5.095 người, chiếm 84,6 % tổng số người NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 3 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người)[3] Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue[4] thì có khoảng 450 người Chứt (Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh Khammouan. Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như "bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt". Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ.Người Chứt sống chủ yếu bằng trồng trọt và một phần nhờ săn bắn và hái lượm. Họ ăn cơm đồ cách thuỷ với thức ăn thường có rau rừng thái nhỏ nấu với ốc hay cá suối. 2. Về lịch sử phát triển Trước đây, người dân tộc Chứt sống di cư, chủ yếu sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh trong điều kiện sống rất lạc hậu. Theo A. Cheon và Th. Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp đã mô tả người dân tộc Chứt "hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn. Họ không có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm, cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau". Có nguồn thông tin cho biết nhóm người Rục thời trước có nguồn thức ăn quan trọng là bột cây báng và thịt khỉ. Dưới thời thực dân Pháp, người dân tộc Chứt bị miệt thị là "Xá Lá Vàng". "Xá" chỉ những tộc người lạc hậu; "Lá Vàng" chỉ cuộc sống di cư. Người dân tộc Chứt thường chỉ sống tại một địa điểm trong những túp lều lợp bằng lá cây khoảng vài ngày cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì bỏ đi nơi khác. Bản thân chữ NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 4 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ "Chứt" cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt. Với trình độ sản xuất thấp, người dân tộc Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè, nam giới người Chứt thường đóng khố và cởi trần; còn phụ nữ Chứt mặc váy. Vào mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Khi Việt Nam giành được độc lập sau cuộc kháng chiến chống Pháp, người Chứt được chính quyền Việt Nam vận động về sống định cư, hòa đồng hơn vào các tộc người khác. Ngày nay người dân tộc Chứt đã sống định canh, định cư nhưng các làng của người Chứt gọi là Cà Vên thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt như nhóm dân tộc Sách làm ruộng, còn nhóm dân tộc Rục và dân tộc A Rem làm rẫy, canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong Người đàn ông này đang chuẩn bị nỏ lên rẫy (nguồn:http://cuocsongviet.com.vn) xuôi. Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao đổi do người Chứt không trồng bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại. Người dân tộc Chứt ngày nay thường nhận mình có họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người dân tộc Chứt, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng 3. Ngôn ngữ: Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 5 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Kinh nguyên thủy. Ngôn ngữ của người Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường. 4. Đặc điểm kinh tế 5. Đặc điểm văn hoá dân tộc Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình đều có mặt và sinh sống tập trung trong vùng đệm của VQG. Ngoài người Kinh chiếm phần đông đảo, trong khu vực có hai dân tộc thiểu số được xếp hạng trong số 54 dân tộc Việt Nam là: dân tộc Vân Kiều và dân tộc Chứt. Dân tộc Vân Kiều bao gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì. Dân tộc Chứt gồm các tộc người: Sách, Mày, Rục và Arem. Các tộc người này thường phân bố tập trung thành từng bản riêng rẽ, hoặc đôi khi sống xen kẽ lẫn nhau trong cùng một bản. Nhìn chung thì mỗi xã thường có một vài tộc người cùng làm ăn sinh sống. Bảng 1.5. Thành phần dân tộc của các xã VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Xã người Tổng Dân Hoá Hoá Sơn Trung Hoá % người % người % người Dân tộc Vân kiều Ma Kinh Vân Khùa Trì Kiều Coong 3446 43524 1933 46 773 1231 82.9 3.7 6.6 2.3 0.1 17 3446 0.4 77.5 876 61.1 4727 28 NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT Dân tộc Chứt Sách Mày Rục Arem Tổng 983 324 216 52476 1.5 1.9 0.6 0.4 983 22.1 558 38.9 100.0 4446 100.0 1434 100.0 4755 6 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ % người Thượng Hoá % người Tân Trạch % Thượng người % Trạch người % người Xuân Trạch % người Sơn Trạch % người Phú Định % người Hưng Trạch % người Phúc Trạch Trường Sơn % CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ 99.4 1965 77.2 0.6 187 7.3 15 20 19 12.6 1212 46 1.1 1.5 92.7 3.5 324 69 12.7 132 87.4 15 1.1 8794 100.0 4926 100.0 8126 109 98.7 1.3 2405 100.0 10081 100.0 1592 1804 46.9 53.1 100.0 2545 100.0 151 100.0 1308 100.0 8794 100.0 4926 100.0 8235 100.0 2405 100.0 10081 100.0 3396 100.0 Theo Hà Văn Tân và Phạm Đức Dương trong bài "Về ngôn ngữ tiếng Việt-Mường" (Tạp chí Dân tộc học số 1/1978) thì ngôn ngữ Chứt là cổ nhất trong nhóm ngôn ngữ Việt-Mường và được tách khỏi tiếng Việt-Mường từ thế kỷ X - XI. Theo tài liệu của Ban Dân tộc Bình Trị Thiên (1980) thì thời đó người Chứt chỉ có 359 hộ với 1839 nhân khẩu, 85 người Chứt sống ở xã Thượng Trạch và Tân Trạch (vùng Phong Nha) còn đại đa số (1754 người) sống ở huyện Tuyên Hoá. Họ sống rải rác và xen kẽ với tộc người Khùa. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 7 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Theo Nguyễn Quốc Lộc (1984) và các tác giả trong cuốn "Các dân tộc ít người của Bình Trị Thiên " thì ở 3 tỉnh trên có 2.000.000 người, trong đó khoảng 60.000 người (3%) thuộc 4 dân tộc : Vân Kiều, Kơ Tu, Tà Ôi và Chứt. So với 54 dân tộc trong cả nước Việt Nam, Chứt là một dân tộc nhỏ đứng thứ 44. Dân tộc Chứt gồm nhiều nhóm tộc: Sách, Mày, Rục, Arem... Arem là nhóm nhỏ nhất, đến thời điểm tháng 12/1997 chỉ có 116 người, sau đó là nhóm Rục chỉ có 324 người (đến tháng 12/1997). a. Về văn hoá dân gian, người Chứt có những bài hát phổ biến, nhất là điệu "Con trâu ra đồng" được sử dụng với một số nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn ống. Đàn ống gần giống như nhị của người Kinh được làm bằng cây lồ ô. Ngoài ra còn có một số nhạc cụ khác như sáo (pi), ống thổi (pìa). Các làn điệu dân ca và nhạc cụ được sử dụng vào ngày lễ tết, đám cưới, hoặc được thầy mo sử dụng trong lễ cúng cơm mới, gọi hồn,.... b. Về tôn giáo tín ngưỡng, đối với dân tộc Chứt còn tồn tại nhiều phong tục tập quán như các nghi lễ, các ma thuật, kiêng kỵ,... Mỗi năm người Chứt có 3 lần cúng tế nông nghiệp: lần thứ nhất là lễ làm mùa, lần thứ hai là lễ lấp lỗ, lần thứ ba là lễ cúng cơm mới. Các ma thuật chủ yếu ở đây được sử dụng vào việc chữa bệnh và làm hại người khác. Người Chứt còn giữ tương đối nhiều hình thức kiêng kỵ rất phức tạp, như đi vào rừng thì tên các loài động vật phải gọi tên lóng và phải im lặng sợ ma rừng phật ý. Khi đàn bà sinh đẻ phải vào trong lán ở bìa rừng do người chồng làm để sinh nở. Sau khi sinh nở chỉ có hai vợ chồng tự chăm sóc nhau. Sau từ 10 đến 15 ngày hai vợ chồng mới được trở về nhà sau khi đã làm một số thủ tục tà phép (phong tục này còn tồn tại ở một số bản người Sách xã Dân Hoá). Một số kiêng kỵ khác như kiêng ngồi góc nhà, đặc biệt là kiêng không mắc màn trong nhà đã gây cản trở trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt suất huyết... Tuy nhiên, các phong tục tập quán và lễ nghi cho đến nay NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 8 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ đã thay đổi nhiều do ảnh hưởng văn hoá của người Kinh. Chỉ có một số bản vẫn giữ lại các phong tục cổ xưa, như bản Arem (Tân Trạch), bản người Rục ở Yên Hợp (Thượng Trạch) và một số bản người Sách ở xã Dân Hoá. Theo tiếng dân tộc Chứt ở Quảng bình thì Rục có nghĩa là: nơi nước lặn xuống đất để chảy ngầm dưới đất hoặc nước từ ngầm nổi lên trên. Arem có nghĩa là: mái đá, lèn đá, hang đá hoặc vòm đá. Người Arem và người Rục là hai nhóm nhỏ của dân tộc Chứt từ xa quen sống cách ly với cộng đồng ở vùng núi đá hoặc trong hang đá. Trong dân tộc Chứt, nhóm Arem và nhóm Rục có ít người nhất và cũng là hai trong số các nhóm nhỏ nhất so với toàn bộ các nhóm dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Đời sống của hai tộc người này tương đối giống nhau trong sản xuất, các phong tục và cách sinh hoạt. Đời sống của họ còn giữ tính hoang sơ nhất, sống cách ly khỏi các cộng đồng dân tộc một thời gian dài nên họ vẫn sống dựa vào nương rẫy, săn bắn, hái lượm và bắt cá trong suối. Theo phong tục của họ khi làm một cái rẫy để trồng lúa khô hoặc ngô thì người đứng đầu bản phải mơ thấy thần linh cho làm có kết quả thì họ mới làm, nếu không thì họ phải vào rừng kiếm thức ăn bằng cách đào củ các loại cây thuộc họ Mài (Dioscoraceae), họ Ráy (Araceae). Nhúc là một loại tinh bột rất quan trọng đối với họ được lấy từ loài cây đoác (Arenga saccharifera), thuộc họ Cau dừa (Palmae) rất phổ biến ở vùng này. Các loại rau xanh chủ yếu từ nguồn măng tre nứa và các loài rau rừng. Nguồn thịt cung cấp cho bữa ăn một phần rất lớn được thu thập từ việc săn, bẫy thú nhỏ, bắt cá, cua, ếch, nhái, lấy mật ong. Khi săn bắn thú họ đi thành nhóm 7 - 8 người dùng nỏ, lao. Nhà của họ rất đơn giản, thường bằng tre hoặc cây gỗ nhỏ và lợp lá cây nên chỉ tồn tại được 3 - 4 năm. Trớc đây người Arem sống từng nhóm 10 - 12 nhà rải rác ở các vùng gần hang Đại Cáo, hang Người lùn, hang Duật... Còn người Rục NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 9 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ sống thành nhóm nhỏ hơn khoảng 5-7 hộ ở các thung lũng gần nơi nước lặn hoặc các hang đá ở núi Ma Ma. c. Trang phục:Trước đây quần áo của hai nhóm người này được tự đan lấy bằng sợi của vỏ cây sui (Antiaris toxicaria) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), một loài cây có nhựa mủ độc nhưng vỏ có nhiều sợi. Các tác giả ngoại quốc lại cho rằng quần áo như vậy rất gần gũi với các dân tộc Polynesi. Ngày nay trang phục của họ cũng dần được thay đổi theo hướng ăn mặc của người Kinh. Trước kia người Arem sống rải rác trong các thung lũng và hang đá trong rừng ở gần bản Đoòng và bản Rào Con bây giờ. Sau khi được phát hiện năm 1962, Chính phủ đã tổ chức cho họ ra ở gần cây số 14 đờng 20 và giúp đỡ họ rất nhiều. Giai đoạn 1965-1972, do chiến tranh ác liệt trên dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, họ lại phân tán vào rừng, một phần về nơi cư trú cũ, một phần sống trong hang Đại Cáo và Đại ả cách đờng 20 khoảng trên 10 km về phía đông. Năm 1993 Chính phủ lại giúp đỡ người Arem xây dựng một bản mới là Tân Trạch ở phía tây nam VQG và giúp đỡ họ dựng nhà, xây lớp học, trạm xá và cung cấp cho họ các nhu cầu cần thiết. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 10 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Người Rục sống rải rác, rất hoang dã trong các thung lũng và núi đá ở núi Ma Ma trước khi được bộ đội tìm thấy (1960). Sau đó Chính phủ đã giúp họ định cư tại bản Yên Hợp bây giờ. Tuy nhiên, cuộc sống định cư đối với họ chưa trở thành thói quen, nên một số gia đình vẫn tiếp tục sống cuộc sống hoang sơ trong hang đá và thung lũng núi đá vôi. Hiện nay ở Yên Hợp còn một số hộ sống như thế trong núi Ma Ma; họ vẫn muốn từ chối sự giúp đỡ về nhà cửa, trường học, y tế, gia súc. Người Arem và người Rục là đối tượng nghiên cứu của dân tộc học vì cho đến 3 thập kỷ gần đây họ vẫn quen sống cách ly khỏi cộng đồng. Công cụ sản xuất lạc hậu, quần áo tự sản xuất bằng vỏ cây sui và dây rừng. Tộc người Arem và người Rục với các phong tục tập quán của họ cũng là một đối tượng cần bảo vệ như những di sản văn hoá nhân văn. Văn hóa tín ngưỡng Người dân tộc Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà; luôn luôn phải có thịt khỉ sấy khô. Bên cạnh những tập quán lạc hậu, người Chứt cũng có những nét văn hóa khá đặc sắc. Họ có tập tục cúng lúa mới bằng cách gặt lúa rẫy về, rang gạo để cúng. Ngày cúng lúa mới cũng là ngày hội. Đồng bào cùng quây quần và hát những bài hát bằng tiếng dân tộc trong tiếng đàn Chơ-ra-bon khuấy động núi rừng. Ông Đệ cho biết, cây đàn Chơ–ra–bon có lẽ là nhạc cụ duy nhất mà người Chứt còn lưu giữ được. Chiếc đàn chỉ gồm một ống nứa và một sợi dây cước, dùng một thanh nứa mỏng, dẹt kéo qua kéo lại như đàn violon. Chiếc đàn tuy đơn sơ nhưng phát ra những âm thanh rất du dương. Hiện nay đồng bào ăn mặc giống như người Kinh. Quan hệ vợ chồng bền vững; lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật quan trọng nhất ngoài lợn, gà, nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. Tang ma đơn giản và có nhiều ảnh hưởng của người Kinh, thường tổ chức trong 3 ngày, sau đó đưa đi chôn, đắp mộ NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 11 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ đất, sau 3 ngày tộc trưởng làm lễ gọi hồn người chết về ngụ trên bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó phần mộ không được chăm nom. Ngoài thờ cúng tổ tiên, bàn thờ đặt ở nhà tộc trưởng, người Chứt thờ nhiều ma: ma rừng, ma suối, thần nông, ma bếp... Các nghi lễ nông nghiệp thường được thực hiện như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như làn điệu dân ca Kà Tưm, Kà Lềnh, nhiều truyện kể; nhạc cụ có khèn bè, đàn ống, lồ ô, sáo... Việc ma chay của người dân tộc Chứt đơn giản, nhóm dân tộc Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người dân tộc Kinh. Lễ tang được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ phần được đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 12 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Ngoài thờ cúng tổ tiên, người dân tộc Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp... Trong tín ngưỡng của người dân tộc Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Người dân tộc Chứt có làn điệu dân ca là Cà Lưm, Kà Lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, ống sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau. Người Chứt có món cơm pồi rất ngon, được chế biến rất công phu. Lương thực chủ yếu của dân tộc Chứt là ngô, sắn, lúa nương và các loại củ quả (chất có bột), nên nguyên liệu để làm món cơm pồi gồm: ngô hạt, lúa nếp nương, sắn củ. Tuy nhiên thì người chứt vẫn rất lạc hậu thể hiện: Món ăn của người Chứt hàng ngày chủ yếu là củ nâu, củ mài, măng, ếch và nhái. Ếch và nhái thường được phơi khô, sấy bằng khói để ăn dần. Bên cạnh đó, người Chứt còn có món “đặc sản” được gọi là “canh bồi”. Món ăn này được chế biến bằng cách dùng măng nứa ngâm nước, đâm vào một ít bột gạo và thịt nhái rồi hầm lên như nấu cháo. Đó là hai món ăn mà như ông Đệ nhận xét là “không dễ gì mà làm quen được”. Ngày mới phát hiện ra, đồng bào sống tạm bợ trong các hang đá hoặc các túp lều dột nát. Người Chứt rất mê tín và tin vào việc mọi người đều có linh hồn sau khi qua đời. Chính vì thế, nếu gia đình nào có người chẳng may mất đi, lập tức họ sẽ đặt người chết lên các hốc đá trong rừng, sau đó vào rừng tìm những cây thật to, bóc lấy lớp vỏ và bó vào thi thể của người chết, để như thế đúng một ngày một đêm. Sau đó, trước khi từ biệt, mỗi người trong bản sẽ dùng dao cắt một miếng trên vỏ cây đã được dùng để bó thi thể, mang theo trong người. Sau đó họ để lại thi thể một ít thóc, củi, dao, nồi…Họ tin rằng nếu làm như vậy, linh hồn người chết sẽ NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 13 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ luôn bên cạnh, phù hộ giúp đỡ trồng được nhiều lúa, săn được nhiều thú, đi rừng tránh được rắn rết, hổ báo và những con ma rừng. Người Chứt cũng có một tập tục rất lạc hậu mà phải đến hàng chục năm, các cán bộ bám bản mới xóa bỏ được. Đó là những người phụ nữ khi đến kỳ sinh nở hoặc những ngày "đèn đỏ", họ sẽ phải ở một mình ngoài rừng, sát bên bờ suối. Những người phụ nữ này phải ở trong những căn lều lợp hoàn toàn bằng lá rừng. Đồng bào quan niệm rằng những phụ nữ ở trong thời kỳ đó thường không được sạch sẽ, nếu ở cùng mọi người sẽ mang lại điều không may mắn. Nhóm người Rục Tộc người Rục được một Tiểu đội Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện vào ngày 12 tháng 8 năm 1959 trong một hang sâu tại vùng hang động Phong NhaKẻ Bàng, thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình gồm 11 hộ gia đình với 34 người. Người dân tộc Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm... nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn Trơ Bon, đàn Môi, sáo Dọc và làn điệu Cà Lưm Cà Lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người dân tộc Rục có nguy cơ suy giảm dân số hết sức nghiêm trọng. Trong hơn 40 năm, người dân tộc Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò Ó-Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình; ở xen kẽ với các tộc khác như Sách, Mày, Kinh. Số liệu điều tra vào năm 2009 ghi nhận số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 14 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ II. Dân tộc Chứt tại Thượng Hóa – Minh Hóa – Quảng Bình 1. Thông tin về xã - Diện tích: 346km2 - Diện tích canh tác trung bình / đầu người (m2): 750m2/người - Thu nhập bình quân / đầu người ( đồng/ người/ tháng): 294.000đồng - Tổng số thôn bản: 10 thôn ( 6 thôn, 4 bản) - Khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm huyện: 18km - Khoảng cách từ trung tâm xã đến thị xã ( của tỉnh): 110km - Tổng số hộ gia đình: 723 - Tổng số hộ gia đình nghèo: 552 - Tổng số dân sô: 3160 - Xã đã có điện lưới sinh hoạt, điện thoại và ô tô đến huyện Người trong xã chủ yếu là Người Kinh và người Chứt nhưng nhóm chúng tôi chủ yếu đề cập tới dân tộc Chứt, người Chứt đang sinh sống trên địa bàn: Dân tộc Chứt: Tổng số hộ gia đình Tổng số dân số Số hộ có ít nhất 01 phương tiện nghe nhìn Số hộ gia đình văn hóa năm 2010 Số người từ 11 tuổi trở lên vi phạm pháp luật, 207 834 71 5 4 bị tệ nạn xã hội năm 2010 Số người từ 19 – 60 có trình độ từ dạy nghề 11 ngắn hạn trở lên 2. Thông tin về thôn, bản: NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 15 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Trong 6 thôn tại xã là: Phú Nhiên, Tiến Hóa, Hát, Khai Hóa, Quyền, Quang thì chỉ có thôn Phú Nhiên là có đường ô tô đến xã, có điện đến bản: Tổng số hộ gia đình: 2/163 (chiếm gần 2%), tổng số dân: 7/727 (chiếm 0.9%). Còn 4 bản: Bản Ón, Bản Yên Hợp, Bản moo ô, Bản Phú Minh thì hầu hết đã có đường ô tô đến xã, có điện đến bản chiếm 98% trên tổng số dân số. Qua bảng thống kê thì thấy được: Giao thông liên lạc; Đây là một trong yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ và phát triển vì chúng liên quan đến vấn đề lưu thông là phương tiện tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đường ô tô lên xã , cơ hội và việc làm, giáo dục vận chuyển hàng hóa ( giao thông, điện thoại , ti vi ,sử dụng internet… Giao thông : nhìn chung hiện nay giao thông của của đại bàn nghiên cứu cũng đã được cải thiện . Thông tin liên lạc: đã có điện thoại, mạng thông tin đài báo của xã và điện đã đến với từng bản. 3. Thu nhập và phân phối thu nhập Thu nhập bình quan đầu người thể hiện mức sống và sư giàu có của người dân. Nhờ có thu nhập mà người dân có thể tự duy trì cuộc sống của bản thân mình và gia đình. Th u nhập và phân bổ thu nhập phản ánh mức độ cân bằng của các nguồn kinh tế.( thu nhập bình quân , hệ số GINI, Tỉ lệ đói nghèo). Dân tộc Chứt tại xã Thượng Hóa : nhờ có sự tác động của sự phát triển khoa học kí thuật, kinh tế xã hội cũng như những tác động của yếu tố địa hình , điều kiện thiên nhiên đã tác động không nhỏ đến đời sống người dân. Thu nhập của người dân đã tăng lên số hộ đói nghèo, đã giảm xuống. 4. Lao động và việc làm Lao động làn nhân tố quan trong vì lao động là phương thức tạo ra thu nhập để duy trì và cai thiện cuộc sống. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 16 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Việc làm: hiện nay cơ cấu nghề của người Chứt, cũng như người Kinh tại xã Thượng Hóa kha đa dạng và được hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế tăng thu nhập. “ Bây giờ kinh tế đã có sự biến chuyển, trước đây hàng hóa của dân đem ra chợ bán ít, nay người dân làm ra hàng hóa (rau cỏ, gà vịt, nhiều hơn). Nhận thức của người dân được nâng lên qua đài báo, tập huấn, nhà nước đầu tư về giống, cây con. Có ý thức sản xuất để trao đổi” Kinh tế phát triển chủ yếu là thu nhập từ cây lúa nước, khoa học kỹ thuậ được áp dụng, Nhiều, năng suất cao. Người Chứt biết chăn nuôi gà lợn, trâu bò, mùa rét biết bảo vệ chăm sóc, quây kín tránh rét. Chuẩn bị rơm rạ cho trâu ăn khi mùa đông. Tuân theo sự tuyên truyền của khuyến nông , xã trong áp dụng khoa học kỹ thuật. 5. Tình hình giáo dục Về trường lớp mẫu giáo: Tổng số cơ sở trường lớp mẫu giáo trong xã : 10 Trong số cơ sở trường lớp mẫu giáo phân ra:: - Cơ sở riêng biệt : 0 cơ sở - Cơ sở nhờ nhà dân : 3 cơ sở Trong số cơ sở trường lớp mẫu giáo, phân ra: - Xây kiên cố : 7 cơ sở - Nhà sàn kiên cố : 0 cơ sở Về giáo dục tiểu học: ( cấp I; từ lớp 1 đến lớp 5) Xã đã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học cấp I Có tổng số 7 lớp tiểu học cho các em tiểu học ( tổng số nhà xây kiên cố: 7 nhà). Tổng số giáo viên Tiểu học : 41 thầy cô, và tất cả các thầy cô đều là người dân tộc kinh, không có thầy cô nào là người dân tộc Chứt NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 17 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Nam Nữ Tổng số CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Là giáo viên Phân theo dân tộc Từ nơi khác đến Là người địa phương 14 13 27 7 7 14 21 20 41 Qua bảng thống kê, và điều tra thì ta có thể thấy rằng: số giáo viên tiểu học hiện nay còn thiếu rất nhiều và học sinh thì phải học ghép rất nhiều ( nhiều lứa tuổi). Và thông qua ta thấy được nhu cầu giáo dục đối với bậc tiểu học là rất quan trọng vì bây giờ chúng ta đang hướng tới phổ cập giáo dục. Về giáo dục trung học cơ sở ( cấp II, từ lớp 6 đến lớp 9) Trong xã mới có 2 nhà xây dựng kiên cố để cho các em học tập và sinh hoạt, nhưng trường lớp vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia vì hệ thống cơ sở vật chất giáo dục, các phương tiện nghe nhìn vẫn còn thiều nhiều để phục vụ quá trình học tập của các em. Có tổng số 18 giao viên, chủ yếu là người Kinh Nam Nữ Tổng số Là giáo viên Phân theo dân tộc Từ nơi khác đến Là người địa phương 13 1 14 2 2 4 15 3 18 Theo bảng thống kê, Tổng số học sinh phân theo: + Mẫu giáo : 221 học sinh + Tiều học : 335 học sinh + Trung học cơ sơ : 190 học sinh’ + Trung học phổ thông : 93 học sinh NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 18 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Trình độ học vấn của người từ 18 tuổi trở lên của toàn xã (chỉ đề cập tới người Chứt) Tên dân Tổng DS Không tộc Kinh Chứt Tổng số Tiểu học ( THCS THPT (từ Trung học từ 18 biết đọc, từ lớp 1 ( từ lớp 6 lớp tuổi trở biết viết lên 1575 398 1973 0 48 48 đến lớp 5) đến lớp 9) đến 570 280 850 489 46 535 12) 378 20 398 10 chuyên lớp nghiệp trở lên 129 4 133 Theo bảng số liệu trên thì có thể thấy được trình độ giáo dục của người Chứt trong hệ thống toàn xã: có 48 người không biết đọc biết viết, bậc tiểu học chiếm 32% trong tổng số, THCS chiếm 9% trong tổng số, THPT chiếm 5% trong tổng số, trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm 3% tổng số. 6. Y tế công cộng Tuổi thọ người dân được nâng cao.. tuổi thọ trung bình 60-65 Trong làng có cụ sống 75- 80tuổi chiều cao, cân nặng, bệnh tật, chế độ dinh dưỡng, tuổi thọ, giới tính…: Như các DT khác, điều kiện tương đương nhau, nhưng về chiều cao thì người Chứt hơi thấp hơn các DT khác Người dân được tuyên truyền chăm sóc sức khỏe , phong tránh các bệnh thường gặp, vệ sinh môi trường , an toàn thức phẩm… - Mong muốn của người dân: tăng cường cơ sở vất chất, phương tiện kĩ thuật, hỗ trợ thêm thuốc men,… - Tăng cường y tế dự phòng, giáo dục về sinh môi trường, khám sức khỏe định kì. NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 19 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Mặc dù đã có sự đầu tư và được sự quan tâm của chính quyền địa phương, huyện, tỉnh nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật vẫn chưa đảm bảo tốt mà những tình trạng khẩn cấp thì đều phải chuyển lên các khoa, tuyến cao cấp hơn mới có để phương tiện, thiết bị y tế tốt nhất để có được chăm sóc tốt nhất. Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở vật chất vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia và cũng còn nhiều khâu thiếu sót. Tuy nhiên thì trong xã cũng đã có trạm y tế riêng biệt và cũng đã được xây dựng kiên cố để phục vụ người dân tại địa phương: trẻ em được tiêm phòng, phụ nữ mang thai thì được khám và kiểm tra định kì. Tổng số cán bộ y tế xã 08 người, phân ra: - Bác sĩ - Y sĩ đa khoa : 01 người : 02 người - Nữ hộ sinh trung hoc : 02 người - Y tá trung học : 03 người Trạm y tế cũng đã có điện thắp sáng, có điện thoại và quần thuốc để phục vụ người dân trong xã Số gường bệnh: 4 giường Nhìn chung, hệ thống y tế xã đã được cải thiện đáng kể. III- Chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với Dân tộc Chứt Ủy ban Dân tộc phối hợp với Trung ương Hội phối hợp xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở vùng tộc người Rục (dân tộc Chứt) xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nhằm giúp cho đồng bào tiếp cận với tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cách làm ăn và phương pháp áp dụng những tiến bộ hoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao thu nhập. Tổng kinh phí thực hiện dự NHÓM 4 - K53CTXH DÂN TỘC CHỨT 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan