Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về thị trường bán lẻ ở việt nam...

Tài liệu Tổng quan về thị trường bán lẻ ở việt nam

.PDF
51
649
66

Mô tả:

Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam
1. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Tháng 6/2008, hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI), theo đó Việt Nam đã soán ngôi số một của Ấn Độ để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi (năm 2007, Việt Nam xếp thứ 4). Theo A.T. Kearney, thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ (khoảng 20 tỷ USD) song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, thể chế chính sách lại đang được điều chỉnh theo hướng thân thiện hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Theo A.T. Kearney, “bây giờ là lúc thích hợp nhất để tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam”. 2. Bốn nhà bán lẻ Việt Nam lọt vào Top 500 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Hàng năm, dựa trên kết quả khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạp chí Retail Asia tổ chức bình chọn 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2008, dựa trên kết quả kinh doanh của năm 2007, có 4 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách này. Đứng đầu là Saigon Co-op với thứ hạng 321/500, tiếp đó là Công ty Vàng bạc Đá quý TPHCM (SJC) hạng 349/500; hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim xếp thứ 402/500 và Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) xếp thứ 481/500. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Saigon Co-op lọt vào bảng xếp hạng của Retail Asia và đoạt giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. PNJ cũng đã 5 năm liền có mặt trong bảng xếp hạng này. Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu Việt Nam rơi năm bậc SGTT - Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay vừa được tập đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố, với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu. Cần lưu ý rằng, đây là bước rơi mạnh, bởi trong bảng xếp hạng của tổ chức này trong suốt sáu năm qua, chỉ mới có ba quốc gia là Slovenia, Croatia, Ukraine và Ai Cập là bị đẩy khỏi “tốp 5”, và nhất là khi đã lọt được vào “tốp 3” rồi, thì cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều “cố thủ” rất chắc chắn. Mặc dù vậy, điều an ủi là, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, GRDI của tất cả các quốc gia đều rơi và khoảng cách giữa thị trường bán lẻ của nước ta với “tốp 5”, đặc biệt là với cả ba quốc gia đứng ngay sát trên chỉ duy nhất “một bước chân”. Cụ thể là, thay vì cao ngất ngưởng ở mức 88 – 100 điểm những năm trước đây, GRDI của Ấn Độ chiếm “ngôi hậu” năm nay chỉ là đạt 68 điểm, về nhì là Nga cũng chỉ đạt 60 điểm, còn ba quốc gia đứng liền kề trên chúng ta là Arập Saudi, các tiểu vương quốc Arập thống nhất và cả Trung Quốc đều chỉ đạt 56 điểm, tức là chỉ hơn thị trường bán lẻ của nước ta vỏn vẹn 1 điểm. Điều này có nghĩa là, cho dù tụt năm hạng là một bước rơi tự do đối với một quốc gia ở trong thế phát triển ổn định như nước ta là nghiêm trọng, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế khác là tất cả “cùng rơi tự do” gần như nhau, cho nên cơ hội vươn lên các thứ hạng cao hơn của thị trường bán lẻ nước ta là không nhỏ. Thế nhưng, trước khi nói đến chuyện “phục thù”, điều có ý nghĩa quyết định lúc này là cần phải xem nguồn cơn dẫn đến “thảm hoạ này”. Trước hết, GRDI là chỉ số do tập đoàn tư vấn A.T. Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Trong đó, các tiêu chí hình thành GRDI được chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống nhau là 25% và đều được đánh giá theo thang điểm 100, gồm: 1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh (Country and business risk), trong đó 0 điểm là rủi ro cao và 100 điểm là rủi ro thấp; 2) Độ hấp dẫn của thị trường (Market attractiveness), trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp và 100 điểm là độ hấp dẫn cao; 3) Độ bão hoà của thị trường (Market saturation), trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm là không bão hoà; 4) Áp lực thời gian (Time pressure), trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và 100 điểm là cần khẩn trương thâm nhập thị trường. Theo cách đánh giá này, ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh của thị trường bán lẻ nước ta, sau bốn năm cho dù còn chậm, nhưng vẫn có tiến bộ, thì năm nay đã rơi tự do. Đó là, theo A. T. Kearney, nếu như mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh năm 2004 là 52 điểm; năm 2005 nhích lên 54 điểm; năm 2006 tụt xuống còn 43 điểm; còn hai năm 2007 – 2008 đều đạt 57 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 34 điểm, tức là đã không chỉ giảm mất 40,35% số điểm đã đạt được, mà còn đang ở mức “đáy”. Không những vậy, ở tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta, tình hình thực sự còn tồi tệ hơn nữa. Bởi lẽ, sau “những bập bõm ban đầu”, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong hai năm 2007 – 2008, nhưng hiện đã rơi tự do thảm hại không những chỉ so với những gì chúng ta đã đạt được, mà còn ở mức “đáy” so với cả 30 quốc gia có tên trong bảng xếp hạng của A.T. Kearney. Cụ thể, ở tiêu chí này, nếu như thị trường bán lẻ của nước ta năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống chỉ còn 24 điểm, còn hai năm 2007 – 2008 cùng đạt 34 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 16 điểm, tức là đã “đánh rơi” mất hơn một nửa số điểm đã đạt được và chỉ bằng gần 60% số điểm của quốc gia thấp nhất trong 29 quốc gia khác có trong danh sách 30 quốc gia này của A.T. Kearney năm nay. Mặc dù vậy, ở cả hai tiêu chí còn lại, thị trường bán lẻ của nước ta cũng phần nào có được “sự an ủi”. Đó là, ở tiêu chí độ bão hoà của thị trường, theo đánh giá của A.T. Kearney, thay vì 67 điểm năm 2008, với 74 điểm, độ bão hoà của thị trường bán lẻ nước ta đã “loãng hơn”, tức là nhu cầu tăng tiêu dùng hiện nay đã lớn hơn năm 2008 và gần trở lại mức của năm 2007. Đặc biệt, ở tiêu chí áp lực thời gian, với 97 điểm, tăng 7 điểm so với năm 2008, còn so với năm 2004 thì tăng tới 31 điểm và gần “chạm trần”, thị trường bán lẻ nước ta đang có “sức mời gọi” các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia kinh doanh lớn nhất. Nói tóm lại, tuy rơi tự do trong bảng xếp hạng, nhưng nếu ổn định được tình hình vĩ mô và khôi phục được sự hấp dẫn, thì tương lai phát triển của thị trường bán lẻ nước ta sẽ rất sáng trở lại. Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới. Dự báo thị trường bán lẻ 2009 và những giải pháp Thứ hai, 11 Tháng 5 2009 14:07 Mặc dù bị tác động trực tiếp và mạnh mẽ của thị trường thế giới, thị trường hàng hóa, dịch vụ Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng vẫn giữ được sự phát triển tốt trong năm 2008 vừa qua. Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2008 Mặc dù bị tác động trực tiếp và mạnh mẽ của thị trường thế giới nhưng thị trường hàng hóa, dịch vụ Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng vẫn giữ được sự phát triển tốt trong năm 2008 vừa qua. Theo số liệu thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2008 đạt 968.000 tỷ đồng, tăng khoảng 31% so với năm trước, nếu so với năm 2004 – 2005 thì đã tăng gấp 4 lần. Thị trường nội địa đã có quy mô khá lớn và quan trọng nhất, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức khoảng 20%/năm trong suốt thời gian từ năm 2003 đến nay. Chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường vào 01/01/2009, hệ thống bán lẻ Việt Nam đã có những chuyển biến rất lớn trong nhận thức về mở cửa thị trường phân phối và tiến trình hội nhập của Việt Nam. Các doanh nhân, thương nhân Việt Nam đã tìm hiểu cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng bước vào sân chơi mới. Chỉ trong vòng gần 3 năm, dù còn nhiều khó khăn nhưng đến nay cơ sở hạ tầng bán lẻ đã có trên 400 siêu thị, trên 60 trung tâm thương mại, gần 2.000 cửa hàng tiện ích và hơn 2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi vùng đất nước, góp phần đưa quy mô và tốc độ phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trên tất cả các vùng miền, các lĩnh vực, các nhóm hàng hoá, dịch vụ, từ hàng tiêu dùng thiết yếu cho đến nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ văn hoá, ngân hàng v.v…Các nhà bán lẻ lớn như Saigon Co.op, Intimex, Satra, Hapro đã tập trung đầu tư thành lập hệ thống phân phối ở các trung tâm đô thị lớn và ở các tỉnh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Đây thực sự là những nỗ lực lớn của các nhà bán lẻ Việt Nam. Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tổng mức bán lẻ năm 2008 vẫn tăng 24-25% so với năm 2007 Tuy nhiên, hệ thống bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Việt Nam và tổ chức thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn một số bất cập. Đó là: - Hệ thống phân phối, bán lẻ Việt Nam dựa trên nền sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán; sản xuất nông lâm thuỷ sản chủ yếu là kinh tế hộ, trang trại quy mô nhỏ; công nghiệp chế biến lạc hậu, thô sơ, nhiều khâu thủ công; sản xuất hàng hoá xuất khẩu còn ở dạng gia công; hệ thống giao thông, kho, cảng, dự trữ, bảo quản hàng hoá yếu kém; hệ thống chợ nông thôn sơ khai; hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích số lượng ít, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn; phương thức kinh doanh, phương tiện thanh toán lạc hậu; đội ngũ thương nhân ít qua đào tạo, tư duy tiếp cận thị trường chậm đổi mới, không nhạy bén và chưa có tầm nhìn để vạch chiến lược kinh doanh, còn nặng về lợi ích trước mắt. Đây là những thách thức và áp lực rất lớn cho những năm tới, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối. - Cơ sở hạ tầng bán lẻ đã được cải thiện một bước nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cả về không gian tổ chức hệ thống bán lẻ lẫn quy mô, cấp độ thị trường. Đặc biệt, có sự chênh lệch rất lớn về cơ sở vật chất giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng. Theo thống kê, toàn quốc hiện nay bình quân mỗi xã chưa có được 1 chợ; ở miền núi, hải đảo bình quân 2, 3 xã chưa có 1 chợ mà hầu hết là chợ tạm bợ, vì vậy, sẽ thiếu không gian cho tổ chức lưu thông hàng hoá ở khu vực quan trọng còn bỏ ngỏ này. Đây sẽ là bất cập lớn khi thị trường nông thôn phát triển trong những năm tới. - Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân bán lẻ so với các nước có dân số và trình độ phát triển tương đương thì số lượng chưa nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, toàn quốc hiện có khoảng 35 vạn doanh nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp tổ chức bán lẻ và tham gia hệ thống bán lẻ, kể cả các doanh nghiệp vừa tổ chức sản xuất, vừa tổ chức hệ thống bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm như thép, xi măng, phân bón, dược phẩm v.v… Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 14-16% khối lượng hàng hoá được bán lẻ theo phương thức hiện đại, còn lại vẫn kinh doanh theo phương thức truyền thống. Năm 2008 là năm thị trường nội địa nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu và giá cả thị trường thế giới tăng giảm quá thất thường, nhanh chóng và khó dự báo. Không một tổ chức nghiên cứu thị trường hay chuyên gia kinh tế nào dự đoán được giá gạo lên đến 1.000 USD/tấn (trong khi bình quân các năm gần đây chỉ 290 đến 400 USD/tấn). Cũng rất ít chuyên gia dự báo được năm 2008 giá dầu thô sẽ lên đến gần 150 USD/thùng dù trước đó ít năm, đã có người dự báo dầu sẽ lên trên 100 USD/thùng. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2008, hầu như không có ai dự báo được giá dầu tụt xuống dưới 40 USD/thùng. Với phôi thép, phân bón và nhiều mặt hàng khác, tình hình cũng tương tự. Sự trồi sụt thất thường này đã gây sốc và khó khăn cho các nền kinh tế và đương nhiên, kinh tế Việt Nam, hệ thống bán lẻ Việt Nam cũng gặp nhiều bất ngờ, dù chủ động cũng không thể xử lý được như mong muốn. Mặc dù vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam đã có nhiều cố gắng để thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp đã đưa các giải pháp tức thời để không đẩy giá lên như Saigon Co.op, Intimex, Hapro v.v… hoặc cố gắng khai thác nguồn hàng nhập khẩu để kịp thời đáp ứng nhu cầu, góp phần dập tắt những cơn sốt cục bộ về một số loại hàng hoá có triệu chứng nổ ra ở một số khu vực. Dự báo xu hướng thị trường năm 2009 Đợt tăng giá nguyên liệu, nhiên liệu trên thị trường thế giới và cơn lạm phát toàn cầu mới tạm thời lắng dịu thì đợt giảm giá và nguy cơ thiểu phát, suy giảm kinh tế lại lộ diện. Âu đó cũng là quy luật thị trường mà chúng ta phải chấp nhận và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của ta, sao cho thiết thực, nhanh chóng và hiệu quả. Tình hình trên làm cho việc dự đoán thị trường nội địa Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng rất khó khăn và thiếu chính xác. Nhưng dù sao, trước thềm năm mới 2009 - năm con trâu, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cần suy nghĩ về xu hướng thị trường. Có thể dự đoán một số xu hướng sau: - Sức mua xã hội sẽ giảm so với năm 2008. Dự đoán bình quân sẽ giảm khoảng 25 – 27% so với bình quân năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá nhiều khả năng chỉ tăng 16 – 18% so với mức bình quân 25 – 27% của năm 2008. Sức mua có thể tăng trong dịp Tết dương và âm lịch nhưng mức độ tăng sẽ không thể bằng những tháng đầu năm 2008. - Giá cả các mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm, sẽ ổn định trong những tháng đầu năm 2009. Giá các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng ổn định như mức hiện nay và có thể tiếp tục giảm sâu hơn sau những ngày Tết dương và âm lịch, trước hết là hàng điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng công nghiệp thông thường. Riêng giá nguyên nhiên vật liệu, kể cả xăng dầu, thép, xi măng, phân bón có thể sẽ có biến động tăng nhưng không lớn. Tuy nhiên, nếu chủ quan không có biện pháp đối phó, vẫn có thể gây xáo động thị trường . - Lạm phát sẽ dịu dần và có thể sẽ ở mức cao nhất của một con số vào những tháng cuối năm 2009. - Từ 01/01/2009 ta mở cửa cho các nhà phân phối 100% vốn nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Trái với cảnh báo của nhiều chuyên gia và nhiều phương tiện thông tin, thị trường phân phối Việt Nam sẽ chưa xảy ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt và đối đầu ngay lập tức. Tình hình bề ngoài vẫn diễn ra suôn sẻ, song ngấm ngầm bên trong sẽ là sự cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, thương hiệu, nhãn mác, giá bán lẻ, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp nước ngoài đã vào Việt Nam dưới dạng liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Bước đầu, hình thức liên doanh liên kết, hợp tác là phổ biến để thăm dò cùng làm ăn tồn tại. Sau từ 2 đến 3 năm sẽ diễn ra cạnh tranh quyết liệt về giá bán lẻ, chiếm lĩnh thị trường, thu hút người tiêu dùng. Lúc đó, ai nắm được cơ hội, giảm bớt được thách thức thì người đó sẽ giành thắng lợi trên thương trường. Năm 2009, nhà bán lẻ Việt Nam sẽ phải tính đến các yếu tố tác động vào thị trường để quyết định tăng, giữ vững hay thu hẹp kinh doanh của mình trước tác động bất lợi của suy giảm sức mua và chính sách tài chính - tiền tệ tiềm ẩn những yếu tố không ổn định, nhân tố làm cho kinh doanh không có hiệu quả. Vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định và phát triển Năm 2009, cần tận dụng tối đa những biện pháp giúp thị trường Việt Nam ổn định và phát triển từ sản xuất đến tiêu dùng và xuất khẩu mà WTO cho phép như hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng nghèo, vùng dân tộc. Tập trung kích cầu tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, xử lý thỏa đáng quan hệ cung cầu, sản xuất và tiêu dùng hậu lạm phát, hậu suy giảm, phòng ngừa lạm phát quay lại để chủ động giữ vững thị trường ổn định và phát triển. Tiếp theo, cần sử dụng công cụ lãi suất tín dụng và thuế xuất nhập khẩu một cách nhạy bén, kịp thời, uyển chuyển để ổn định sản xuất kinh doanh, giúp các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm sản xuất, giữ thị trường ổn định. Thực hiện có hiệu quả những biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước theo đúng cam kết và bình ổn giá theo cơ chế thị trường đối với những mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, gạo, đường, phân bón, muối, thuốc chữa bệnh và những mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu vào những năm 2009, 2010 như thép, xi măng v.v… Cần có dự báo sớm về thị trường như cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu, xu hướng biến động giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xu hướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để chủ động sử dụng công cụ lãi suất tín dụng, thuế và các rào cản kỹ thuật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cân đối cung cầu trong nước, cân đối xuất nhập khẩu, tránh gây ra những biến động bất thường không chủ động, kịp thời can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có giải pháp kích cầu tiêu dùng một cách thoả đáng, đối tượng là người tiêu dùng còn nghèo, đại đa số là nông dân, công chức, học sinh, công nhân có thu nhập thấp. Bình thường họ đã không đủ chi tiêu, sau cơn bão giá, họ là những người bị tổn thương nhiều nhất, khó khăn nhất. Chỉ cần khuyến khích họ chi thêm 15 đến 20.000 đồng/tháng thì sức mua xã hội sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Công cụ kích cầu có thể bằng hỗ trợ từ Chính phủ, từ lãi suất tín dụng, từ điều kiện, thời gian vay vốn phục vụ cho sản xuất, lưu ý tới việc tiếp cận vốn vay của khu vực người nghèo từ trước tới nay rất khó khăn. Cuối cùng, cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, chống sản xuất hàng giả, lưu thông hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, chống đầu cơ các loại hàng hoá nhạy cảm, đồng thời sẵn sàng can thiệp vào thị trường trong trường hợp có biến động đột biến, tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô. Giá nguyên nhiên vật liệu, kể cả xăng dầu, thép, xi măng, phân bón có thể có biến động tăng nhưng không lớn. Tuy nhiên, nếu chủ quan không có biện pháp đối phó, vẫn có thể gây xáo động thị trường. 5 xu hướng phát triển của bán lẻ Thứ tư, 13 Tháng 5 2009 18:11 Khi xã hội phát triển, trình độ chuyên môn hoá được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cá biệt hoá thì bán lẻ cũng xuất hiện những xu hướng phát triển mới để khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. 1. Hình thành các tập đoàn lớn Trên thế giới, xu hướng tập trung hoá để hình thành các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đã có từ lâu như các tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Hoa Kỳ), Carrefour, Cora (Pháp), Tesco (Anh). Với mạng lưới kinh doanh được mở rộng xuyên quốc gia, những tập đoàn này vừa kinh doanh bán buôn cho các doanh nghiệp khác (B2B), vừa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C) thông qua các cửa hàng dạng kho hàng, các đại siêu thị và các trung tâm mua sắm lớn của mình. Với mức độ chuyên môn hoá cao và hệ thống phân phối tốt, hình thức tổ chức này có vị trí dẫn dắt phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ toàn cầu. Nó có những ưu điểm nổi trội như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến theo hệ thống thông suốt từ trung tâm đến cơ sở, khả năng nghiên cứu và nắm bắt thị trường nhanh nhạy, chính xác, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, do kinh doanh số lượng hàng hoá lớn với chủng loại phong phú, phục vụ tiện lợi cho người mua hàng, kết hợp với ưu đãi tăng chiết khấu cho người mua số lượng lớn, hình thức này đem lại hiệu quả khá cao. Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại siêu thị thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Các doanh nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. 2. Bùng nổ thương mại điện tử Thương mại điện tử diễn ra khi tất cả các hoạt động trao đổi, thảo luận, đàm phán, ký kết hợp đồng và mua bán hàng hoá giữa người bán và người mua được thực hiện bằng phương pháp điện tử trên mạng truy cập toàn cầu Internet hoặc các mạng thông tin khác. Lợi ích của thương mại điện tử đối với dịch vụ bán lẻ thể hiện rất rõ trên các mặt như: Tăng được năng suất do việc quản lý mua sắm và kho dự trữ đạt hiệu quả cao hơn (kiểm kê hàng hoá không cần giấy tờ) hoặc do cải thiện được hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước, tiết kiệm được chi phí giao dịch, đem lại cảm giác thoải mái, tiện lợi khi mua hàng, tăng cường hiệu quả quảng cáo, marketing bán hàng và thanh toán tiền hàng, tăng nhanh khả năng phổ biến và tiếp thu công nghệ mới... Do có tính ưu việt như vậy nên trong những năm gần đây, doanh số thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng chóng mặt: 280 tỉ USD năm 2000, 2.400 tỉ USD năm 2004 và hơn 4.000 tỉ USD năm 2005, tức là tăng trưởng bình quân khoảng 70% mỗi năm. Thương mại điện tử bán lẻ với tính cách mạng tiên tiến và những ưu thế ngày càng vượt trội sẽ là loại hình kinh doanh phổ biến của tương lai. Dự báo trong vòng 5 - 10 năm tới, tuy các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra doanh số của bán lẻ thế giới nhưng tỷ trọng của hình thức bán lẻ ảo sẽ tăng lên nhanh chóng và đạt được thị phần đáng kể. Vừa qua, cú “bắt tay” ngoạn mục giữa Ebay với Công ty Peacesoft (chủ website chodientu.com, khu chợ “ảo” với hàng chục nghìn lượt giao dịch mỗi ngày) cho thấy những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, hiện tại có 15 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và trong 3 năm tới, con số này có thể lên tới 30 triệu. Thị trường rộng lớn đó, kết hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo điều tra của Bộ Công Thương với 1000 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có website mới chỉ chiếm 20-25%, tính năng thương mại điện tử trong các website này cũng còn khá mờ nhạt. Website được lập chủ yếu để giới thiệu về công ty (93,8%) hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (62,5%), tính năng cho phép đặt hàng qua mạng chỉ chiếm 27,4% và khả năng cho phép thanh toán trực tuyến còn ít hơn nữa, chỉ 3,2%. Thêm vào đó, khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trên “chợ ảo” còn chưa đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hình thức bán lẻ này. 3. Kết hợp chức năng “2 trong 1” Đó là xu hướng kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ. Điển hình là tại Mỹ và EU, các trung tâm phân phối quy mô lớn có xu hướng kết hợp cả chức năng bán buôn và bán lẻ tại cùng một điểm bán hàng với phương thức bán hàng đơn giản, giảm thiểu yếu tố dịch vụ và mang tính công nghiệp cao độ (bán ngay tại kho hàng hoặc tại nhà máy). Ngoài ra, các trung tâm thương mại hay các đại siêu thị cũng ngày càng tích cực tham gia dịch vụ bán buôn. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp vừa nâng cao lợi nhuận, vừa nắm bắt nhanh chóng nhu cầu xã hội để kịp thời đề ra chiến lược kinh doanh tốt nhất. 4. Tăng cường các dịch vụ phục vụ “thượng đế” Bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, để làm hài lòng khách hàng, ngoài yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Song song với quá trình bán hàng, các doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được vai trò của dịch vụ khách hàng và coi đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bên cạnh việc đảm bảo hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả hợp lý, doanh nghiệp nào có dịch vụ khách hàng tốt hơn thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Đôi khi chỉ một ánh mắt thiếu thiện cảm của nhân viên bảo vệ, sự thờ ơ của nhân viên phục vụ, tác phong chậm chạp của nhân viên tính tiền, sự vô ý của nhân viên giao nhận hoặc gặp sự cố mà không có ai giúp đỡ... sẽ khiến cho khách hàng “một đi không trở lại”. Các dịch vụ bổ sung trong quá trình kinh doanh có rất nhiều hình thức. Có dịch vụ trực tiếp diễn ra trong quá trình bán hàng như: dịch vụ bao bì, đóng gói; vận chuyển hàng tận nhà; bảo hành sửa chữa ... Có dịch vụ phục vụ cho sự tiện lợi của khách hàng như kết hợp giữa nơi bán hàng và nơi giải trí, có chỗ cho con trẻ vui chơi trong khi người lớn mua hàng (có thể là phòng chiếu phim, chơi games, phòng vẽ tranh…). Riêng ở Việt Nam, sẽ rất khó thành công trong việc mở siêu thị nếu không có dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng. 5. Sự phát triển của nhượng quyền thương mại Hình thức nhượng quyền thương mại (franchising) đang ngày càng trở nên phổ biến. Bản chất của hình thức tổ chức này là doanh nghiệp kinh doanh một ngành hàng nào đó, sau khi đã đạt được những thành công trong kinh doanh và xây dựng được một thương hiệu mạnh, sẽ nhượng quyền khai thác thương mại cho các doanh nghiệp hay cá nhân khác theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Có thể kể đến các thương vụ nhượng quyền “nội” có tiếng tăm trong những năm gần đây như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24... hoặc “ngoại” như KFC, Lotteria... Nội dung của nhượng quyền thương mại có nhiều mức độ khác nhau. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào hợp đồng được ký kết giữa hai bên. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ hoặc chưa nhận thức đúng về tính hai mặt của phương thức này, dẫn đến lạm dụng nhượng quyền, từ đó làm nảy sinh những “lệch lạc” về hình ảnh thương hiệu hoặc làm xói mòn phong cách cung cấp dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ hoặc chưa nhận thức đúng về tính hai mặt của phương thức nhượng quyền,dẫn đến lạm dụng nhượng quyền, từ đó làm nảy sinh những "lệch lạc" về hình ảnh thương hiệu hoặc làm xói mòn phong cách cung cấp dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp Bức tranh thị trường bán lẻ Việt Nam trước “giờ G” Written by Webmaster Sunday, 09 November 2008 Bắt đầu từ năm 2009, nghĩa là chưa đầy 2 tháng nữa, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn ngành thương mại bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết WTO. Hơn 400.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống của cả nước làm sao có thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ với sức mạnh hùng hậu trên thế giới đang bắt đầu đổ bộ ào ạt vào thị trường trong nước? Xin điểm lại hiện trạng của ngành thương mại bán lẻ Việt Nam, những vấn đề cần lưu ý trước giờ G. Cần thấy rằng, thị trường của Việt Nam là đáng mơ ước đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điều “mơ ước” này được biểu hiện trên nhiều mặt. Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hằng năm tăng trên 1 triệu người (đứng thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong 50 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), là thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ. Tính tự cấp tự túc giảm nhanh, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán tăng rất mạnh (tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tiêu dùng cuối cùng đã tăng từ 64,7% năm 1995 và 68,5% năm 2000, lên 82,1% năm 2005, 93,1% năm 2007 và có khả năng vượt qua mốc 95% trong năm nay). Mức tiêu dùng bình quân đầu người tuy còn thấp, nhưng tốc độ tăng quy mô và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ tốc độ tăng giá tiêu dùng còn tăng cao hơn (tăng 12,3%/năm), ước tính đạt 57,6 tỉ USD trong năm nay. Việt Nam có dân số trẻ, nên sự chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng cũng khá nhanh. Tỷ lệ dân số đô thị chưa cao (năm 2007 mới đạt 27,44%, thuộc loại thấp trên thế giới), nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, nên cơ cấu tiêu dùng cũng sẽ có sự chuyển dịch nhanh. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đang làm cho người tiêu dùng của các nước không còn tăng với tốc độ như cũ, thậm chí đối với một số nước, một số bộ phận dân cư, một số chủng loại hàng hóa, dịch vụ (như hàng hóa cao cấp, hóa mỹ phẩm cao cấp, du lịch nước ngoài,...) còn bị giảm. Trong khi Việt Nam tăng trưởng kinh tế vẫn thuộc loại cao so với các nước, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy thấp hơn các năm trước nhưng tính chung 10 tháng qua vẫn còn tăng 6,1%..., thì thị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (triệu USD) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng có một số điểm đáng lưu ý. Theo ngành hoạt động, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ngành thương nghiệp (tức là thương mại thuần túy)! Năm 2007 còn 77%, năm 2008 cao hơn chủ yếu do giá tăng cao hơn. Lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn nhà hàng, du lịch, dịch vụ) mặc dù tăng lên, nhưng hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khách sạn nhà hàng 2007 chiếm 11,8%, 10 tháng này giảm còn 11,3%; du lịch, dịch vụ năm 2007 chiếm 11,2%, 10 tháng này còn 6,3%). Theo loại hình kinh tế, tỷ trọng kinh tế nhà nước tiếp tục giảm xuống và hiện còn chiếm tỷ lệ thấp (năm 2007 chiếm 10,2%). Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 85,9%, 10 tháng này là 86,2%). Kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng không đáng kể (1%). Kinh tế cá thể chủ yếu là chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (56,1%) đây chính là thị phần sẽ có nhiều thay đổi tới đây do cả kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn “thu phục”. Kinh tế tư nhân (doanh nghiệp) mới hình thành từ mười lăm năm nay, đặc biệt trong bảy tám năm nay, nhưng hiện đã chiếm tới 29,1%, phần lớn các siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi đều do khu vực này quản lý hoặc liên kết với hợp tác xã hay cá thể để hình thành. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 3,9%), nhưng chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Có thể dự đoán rằng, do tiêu dùng trong nước đang tăng chậm lại, nhưng cũng phù hợp với thời gian lựa chọn địa điểm, đầu tư xây dựng, thăm dò thị hiếu,... để các nhà đầu tư nước ngoài có chỗ đứng vững chắc tại thị trường, nên thị phần vào năm 2009 của khu vực này cũng chỉ vào khoảng 5%, sau đó sẽ tăng nhanh từ năm 2010. Vấn đề đặt ra là các nhà bán lẻ trong nước làm sao có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài để không bị thua ngay trên sân nhà? Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney vừa công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) trên toàn cầu, theo đó Việt Nam soán ngôi vị số một của Ấn Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư. Các siêu thị nước ngoài nhận được cảm tình của người tiêu dùng Việt. Ảnh: Hoàng Hà. Năm ngoái, Việt Nam chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻ ở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson... đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam. Chuyên gia của A.T. Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD. Song theo số liệu công bố trong nước, doanh số bán lẻ năm nay sẽ tăng khoảng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,3 tỷ USD. Sau 3 năm duy trì vị trí số 1, Ấn Độ năm nay phải lùi xuống sau Việt Nam. Kế đó là Nga, Trung Quốc, Ai Cập, Morocco và Ảrập Xêút. A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ vẫn chưa sôi động [03/03/2009 5:15:35] Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa “bùng nổ” trong các tháng đầu năm 2009 như dự báo trước đó mặc dù thị trường này đã được mở cửa hoàn toàn cho các công ty nước ngoài, theo các ý kiến từ một hội thảo xoay quanh chủ đề trên do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) vừa tổ chức. Mặc dù nhiều nhà bán lẻ nước ngoài vẫn cân nhắc kế hoạch vào Việt Nam, nhưng nhận định đây là thị trường hấp dẫn - Ảnh minh họa: Mộng Bình Trong vòng 3 tháng qua, mới chỉ có thêm tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc) chính thức tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam bằng việc liên doanh với đối tác trong nước mở siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn, có tổng vốn đầu tư 70 triệu đô la Mỹ tại quận 7, TPHCM. Cửa đã mở, nhưng… Trong năm 2008, có rất nhiều các cuộc hội thảo với chủ đề về thị trường bán lẻ Việt Nam được tổ chức tại TPHCM và các thành phố khác, phần lớn các diễn giả đều cho rằng thị trường này sẽ rất sôi động ngay từ đầu năm 2009 khi thị trường được mở cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Nhưng thực tế của các tháng đầu năm nay không diễn ra như dự báo. Một số diễn giả tại hội thảo của Eurocham cho rằng khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các công ty bán lẻ nước ngoài tạm gác lại kế hoạch vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ông Rik Mekkelholt, giám đốc phụ trách các siêu thị mua sắm của Big C Việt Nam, lại nói rằng suy thoái kinh tế có thể chỉ là một trong nhiều lý do nằm sau quyết định của các tập đoàn bán lẻ trước khi vào Việt Nam - một thị trường có đến 86 triệu người tiêu dùng và đa phần dân số còn rất trẻ. Ông nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng trong chiến lược phát triển, các nhà bán lẻ nước ngoài cân nhắc rất nhiều yếu tố về kế hoạch phát triển thị trường, sức mua, thu nhập của người tiêu dùng... “Các công ty bán lẻ nước ngoài luôn cân nhắc cả hàng năm trời trước khi đưa ra quyết định, chứ không phải chỉ trong một tháng,” ông nói. Ông nói thêm, mỗi tập đoàn, công ty đều có chiến lược riêng để phát triển thị trường của họ. "Thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa nhưng còn đó các thủ tục pháp lý, các quy định áp dụng cho các nhà bán lẻ nước ngoài". Đồng tình với ý kiến của ông Mekkelholt, bà Zoya Vassilieva, giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn của Công ty PricewaterhouseCoopers, cho rằng nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền về sự thay đổi luật cũng như các quy định còn phức tạp và rườm rà. Vẫn có nhiều yếu tố hấp dẫn Các chuyên gia nước ngoài cho rằng không phải một thị trường có đến 86 triệu người tiêu dùng là yếu tố thu hút các nhà bán lẻ nước ngoài, mà chính vì yếu tố dân số trẻ mới thu hút sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài. Ông Mekkelholt chỉ ra rằng theo số liệu mà ông có được thì khoảng 60% dân số của Việt Nam ở độ tuổi dưới 30, và nhiều người trong số này có cơ hội đi du lịch, công tác nước ngoài nên dễ thay đổi thói quen từ việc mua sắm truyền thống sang các kênh mua sắm hiện đại. Theo bà Vassilieva, chính lý do dân số trẻ đã giúp Việt Nam vượt qua Trung Quốc, Nga và Ấn Độ để trở thành thị trường bán lẻ được bầu chọn là hấp dẫn nhất trong năm 2008 trong các nền kinh tế mới nổi. "Các kênh mua sắm hiện đại chỉ chiếm khoảng 18% của tổng thanh toán thương mại tại Việt Nam, nhưng đang tăng rất nhanh trong các năm qua, khoảng 26% vào năm 2008", bà Vassilieva nói. Ông Mekkelholt dự báo thị phần của kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam sẽ tăng đến khoảng 35% như ở Thái Lan hiện nay. Ý kiến này cũng được ông Bart Verheyen từ Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam chia sẻ khi ông cho rằng việc mua sắm qua các kênh phân phối hiện đại vẫn tiếp tục tăng rất nhanh tại thị trường này. "Nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam có mức thu nhập cao cũng góp phần làm cho thị trường bán lẻ ở đây thêm hấp dẫn," ông Mekkelholt dựa vào số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam để phân tích. Theo TNS, số người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu ở Việt Nam với mức thu nhập 250 - 435 đô la Mỹ/tháng và trên 435 đô la Mỹ/tháng đang tăng lên. Hiện tại, số người này hiện chiếm khoảng 17% dân số Việt Nam, và dự báo sẽ tăng 25% trong năm nay và các năm sắp tới. Do vậy, ông Mekkelholt nói rằng thị trường bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. Ông cho biết vào khoảng tháng 7-2009, Big C Việt Nam sẽ khai trương siêu thị thứ 9 tại thành phố Huế. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2008 đạt 58 tỉ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2007. Còn theo phân tích của bà Vassilieva từ PricewaterhouseCoopers thì doanh số bán lẻ của Việt Nam tăng 18 - 23%/năm trong giai đoạn 2003 - 2007, cao hơn mức tăng 8 - 10% trong các năm trước đó. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường RNCOS, doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo là sẽ tăng khoảng 13,6% trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012. Hiện Việt Nam có khoảng 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại, 2.000 cửa hàng mua sắm tiện lợi, và hơn 900.000 các loại cửa hàng khác. Trong vòng 2 năm tới, các chuyên gia dự báo sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại và hàng chục ngàn các cửa hàng tiện lợi. THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁNH THỨC 03/03/2009 Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy qui mô còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và mức chi tiêu ngày càng tăng... Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Theo A.T. Kearney (hãng tư vẫn Mỹ), năm 2007 Việt Nam là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc), năm 2008 vượt lên đứng đầu. Dự báo thời gian tới mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng cao (khoảng trên 20%). Sau ngày 01/01/2009, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối tại Việt Nam theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà ĐTNN do vậy, Việt Nam chắc chắn được nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài nhắm đến trong chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu của họ. Theo cam kết, lộ trình mở cửa ở thị trường dịch vụ phân phối như sau: Về hình thức đầu tư: ngay khi Việt Nam gia nhập doanh nghiệp hoạt động theo hình thức liên doanh, trong đó nhà đầu tư chiếm không quá 49% vốn điều lệ; từ 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN (nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh); từ 01/01/2009 được thành lập doanh nghiệp theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà ĐTNN. Về lập cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM: "Quyền phân phố của nhà ĐTNN gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương. Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT (số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố). Về hàng hóa: danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn đó là những mặt hàng mà nhà ĐTNN sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...). Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn (nhà ĐTNN được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như: từ 01/01/2009 máy kéo - phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy; từ 01/01/2010 rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn). Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh muốn gửi tới các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thông điệp: Cạnh tranh để phát triển cùng có lợi (Win - Win), không phải là Cạnh tranh sinh tồn. Tuy nhiên, muốn làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng vươn lên bằng cách phát huy các ưu thế của mình, tạo uy tín trên thị trường, thiết lập mạng lưới chân rết để có được nguồn hàng với sức cạnh tranh, thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tập trung tích tụ vốn, nguồn lực để xây dựng và phát triển nhiều tập đoàn phân phối đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cần phát huy vai trò là cầu nối để kết nối các doanh nghiệp, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ và là kênh thông tin hữu ích để trao đổi giúp các doanh nghiệp trong cùng Hiệp hội tận dụng những cơ hội và vượt qua mọi thách thức. Mặt khác, có một số mặt hàng như gạo, đường, thuốc chữa bệnh... các doanh nghiệp nước ngoài không được quyền phân phối thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm lấy cơ hội để phát triển hệ thống của mình nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thấy gì từ thị trường bán lẻ Việt Nam ? ( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 4225) Sức hấp dẫn lớn từ một thị trường mới nổi: Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney vừa công bố Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc.Chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ bảy (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia). Năm 2005 Việt Nam vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ tám. Năm 2006, với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới. Chỉ số phát triển bán lẻ chung do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được xếp hạng là một trong bảy thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới, do vậy các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài để nắm lấy thị phần tại thị trường này. Hầu hết các nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu đã bước đầu có mặt tại Việt Nam bao gồm Metro Cash & Carry, Big C..v.v và Wal-mart cũng đang đặt sự chú ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Việt Nam đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động với 5 siêu thị tại thành phố HCM, Hà Nội, và Đồng Nai. Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza ...đang hoạt động tại thành phố HCM. Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài: • Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, GDP năm 2004 tăng 7,5%, GDP năm 2005 tăng 8,4%, GDP năm 2006 tăng 8,17%, và dự kiến sẽ tăng tăng 9% trong năm 2007 ( dự báo do Ngân hàng Đầu tư "Credit Suisse" của Thụy Sĩ đưa ra - nguồn website Ngân hàng nhà nước ). • Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân. • Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 84 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal-Mart. • Mỗi thị trường có có một giai đoạn nhất định được xem là cơ hội tốt để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam giống như một "tiểu Ấn Độ" (little India) của 5 năm về trước còn thị trường Trung Quốc - trước kia được xem như là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ- thì nay đang trong giai đoạn thoái trào; do đó các tập đoàn bán lẻ tập trung chuyển hướng chủ yếu vào thị trường Ấn Độ và Việt Nam - đang trong giai đoạn cực thịnh. • Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ sở hạ tầng bán lẻ tại Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nữa với các trung tâm buôn bán nhỏ có lắp đặt điều hòa nhiệt độ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và các siêu thị xuất hiện ở nhiều nơi, thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến mua sắm. • Việt Nam là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc các rào cản bị xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hạn chế: Bên cạnh những con số và những điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khá ấn tượng thì thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại trong mình nhiều hạn chế, yếu kém, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nó, như: • Thói quen " ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng". Người dân Việt Nam có thể đi một quãng đường dài chỉ để mua một sản phẩm nhỏ với giá rẻ hơn một chút so với hàng trong các trung tâm thương mại. Điều này đã trở thành thâm căn cố đế trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Mặt khác, người Việt di chuyển chủ yếu bằng xe mô tô có thể đi được đến mọi nơi, lại không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua sắm, họ chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình cần trong các " cửa hàng trong nhà". Mô hình cửa hàng này tuy thuận tiện, nhưng không quy mô, ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường mua sắm mở rộng (trung tâm thương mại ). Hệ thống các chợ trời vẫn còn phổ biến với hơn 9.000 chợ vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, thấp và những người hưu trí. Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu ngày một gia tăng, nhưng điều đó chưa đủ để có thể thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cho đến nay chỉ có khoảng 13% hoạt động mua bán hàng tiêu dùng của người Việt Nam được thực hiện thông qua các kênh phân phối hiện đại. • Tuy cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển tương đối nhưng vẫn thiếu các tòa nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam. Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có ít nhất 7 trung tâm thương mại với hơn 8.000m2 tổng diện tích cho thuê; Hà Nội chỉ chỉ có 3 trung tâm thương mại lớn với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 12.000 m2. Mức giá thuê tại các trung tâm này khá cao: từ 15 USD/m2/ tháng đến 100 USD/m2/tháng. Thực tế : Khi nghiên cứu số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2005 bình quân tăng 16,86%/năm; mức tăng 2006 khoảng 23%. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì tác nhân gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do sự tăng giá của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 gần 10%). Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29%. Như vậy doanh thu cao là do sự tăng giá của hàng hóa chứ chưa phải là do sự tăng lên của thị phần. Trong khi đó, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân có lẽ bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn. Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, một thực tế đáng lo ngại là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Metro ... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Cuộc chiến giành thị phần: Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia Mỹ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh. Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực trên. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối (VDA). Mục tiêu của VDA là trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics. Để đạt được điều ấy, ngoài việc phát huy thế mạnh của từng thành viên, VDA đã ký ngay văn bản hợp tác chiến lược với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan