Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về một số cây thuốc chữa bệnh Gout...

Tài liệu Tổng quan về một số cây thuốc chữa bệnh Gout

.PDF
144
187
137

Mô tả:

:| i ^ = ^ = = = = ^ = = = = = y Bộ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI • HỌC • Dược HÀ NỘI • • iỉ ic ic-k-k-k ic-k NGUYỄN THỊ HOÀN TỔNG QUAN VÈ MỘT số CÂY THUỐC CHỮA BỆNH GOUT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dược SỸ Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội .. HÀ NỘI - 2010 [>íl . -iL - j Ì LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Hằng, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này! Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Dược, tập thể các thầy cô giáo trong trường nói chung và trong Bộ môn Dược liệu nói riêng đã tạo điều kiện tối đa và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn phòng đào tạo, phòng chính trị và công tác sinh viên đã hướng dẫn các nguyên tắc và thủ tục hành chính cần thiết cho tôi. Để hoàn thiện khóa luận, tôi không thể thiếu sự giúp đỡ của tất cả các anh chị và các bạn sinh viên trong trường đã trao đổi và góp ý cho tôi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và khi thực hiện khóa luận này! Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và người thân, những người đã làm nền tảng tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và luôn động viên tôi khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này! Hà nội ngày 18 tháng 05 năm 2010 Nguyễn Thị Hoàn Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ............................... 3 1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3 1.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 Chương 2. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH GOUT................................................................ 4 2.1. Định nghĩa bệnh Gout.........................................................................................4 2.2. Dịch tễ học.......................................................................................................... 4 2.3. Cơ chế bệnh sinh................................................................................................4 2.4. Nguyên nhân gây bệnh.......................................................................................7 2.5. Phân loại bệnh Gout..........................................................................................10 2.6. Điều trị bệnh Gout............................................................................................ 11 2.7. Thuốc điều trị Gout.......................................................................................... 11 Chương 3. NHỮNG CÂY THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT.............................. 16 3.1. Những cây thuốc chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian........................16 3.2. Những cây thuốc chữa bệnh Gout đã được nghiên cứu, sử dụng trong y học hiện đại.................................................................................................... 37 3.3. Các cây thuốc có tác dụng chữa bệnh Gout ở Việt Nam.................................74 BÀN LUẬN...............................................................................................................101 1. về cây thuốc sử dụng điều trị gout theo kinh nghiệm dân gian...................... 101 2. về cây thuốc sử dụng điều trị gout theo y học hiện đại....................................101 3. về sự liên quan giữa thành phần hóa học và tác dụng điều trịgout.................. 103 4. về các cây thuốc có ở Việt Nam.......................................................................104 KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ....................................................................................... 105 1. Kết luận..............................................................................................................105 2. Đề nghị...............................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 107 Danh mục viết tắt MSƯ Mono sodium urate (Mono natri urat) NSAIDs Non Steroidal Anti inflammatory Drags Thuoc chong viêm không steroid TNF Tumor necrosis factor (Yêu tô hoại tử mô) PG Prostaglandin HGPR Hypoxanthine-guanine phosphoribosyl PRPP Phosphoribosyl pyrophosphate GÓP Glucose 6-phosphate cox Cyclooxygenase LOX Lipoxygenase ATP Adenosin triphosphat XO Xanthin oxidase BMI Body mass index (Chỉ sô khôi cơ thê) Danh mục Bảng - Hình Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của acid uric C 5 H 4 O 3 N 4 ...................................................5 Hình 2.2 Sự lắng đọng acid uric tại các tổ chức và hậu quả....................................... 7 Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt quá trình hình thành và thải trừ acid uric trong cơ thể........9 Bảng 3.1. Những cây thuốc thuộc họ Cúc được sử dụng chữa bệnhGout...............16 theo kinh nghiệm dân gian......................................................................................... 16 Bảng 3.2. Những cây thuốc thuộc họ Bạc hà được sử dụng chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian.........................................................................19 Bảng 3.3. Những cây thuốc thuộc họ Đậu được sử dụng chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian........................................................................ 20 Bảng 3.4. Những cây thuốc thuộc họ Hoàng liên được sử dụng chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian........................................................................ 22 Bảng 3.5. Những cây thuốc thuộc họ cần được sử dụng chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian........................................................................ 23 Bảng 3.6. Những cây thuốc thuộc họ khác được sử dụng chữa bệnh Gout theo kinh nghiệm dân gian........................................................................ 24 Bảng 3.7. Những cây thuốc điều trị Gout theo cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase......................................................................................... 38 Bảng 3.8. Những cây thuốc điều trị Gout theo cơ chế tăng đào thải acid uric........ 52 Bảng 3.9. Những cây thuốc có tác dụng chống viêm trong điều trị G out................ 61 Bảng 3.10. Những cây thuốc điều trị Gout theo cơ chế giảm đau............................72 Bảng 3.11. Tóm tắt những cây thuốc chữa bệnh gout ở Việt Nam........................... 75 ĐẶT VẤN ĐÈ Bệnh Gout được phát hiện từ năm 2640 tru'ớc công nguyên và được Hypocrat ghi chép đầy đủ vào năm 400. Gout được mệnh danh là bệnh của vua và là vua của các loại bệnh, vì sức tàn phá ghê gớm của nó. Bệnh Gout liên quan đến chức năng chuyển hóa ở gan, chức năng thải trừ acid uric qua thận. Trong khi đó, phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau nhằm giải quyết các triệu chứng viêm khớp của cơn Gout cấp hoặc sử dụng thuốc tăng thải trừ hay giảm tổng hợp acid uric nhằm kiếm soát cơn Gout cấp tái phát. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt khoát bệnh Gout. Trong vài thập niên gần đây, số lượng bệnh nhân Gout gia tăng nhanh trên toàn thế giới. Bệnh Gout cùng nhiều bệnh lý chuyển hóa khác (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì...) ngày càng trở nên phổ biến trong thực tế lâm sàng, ở các nước phát triển, bệnh nhân Gout chiếm tỷ lệ 1 - 2% dân số. ở nước ta, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội trong khoảng 10 năm trở lại đây, bệnh Gout đã trở nên phổ biến ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh. Thuốc điều trị Gout thường tập trung vào giải quyết ba vấn đề: ức chế phản ứng viêm (colchicine, NSAIDs, glucocorticoid); giảm sản sinh acid uric (allopurinol) và tăng đào thải acid uric (thuốc lợi niệu). Tuy nhiên, các thuốc này không điều trị dút điểm được bệnh Gout mà chỉ điều trị triệu chứng, đồng thời có nhiều tác dụng phụ. Khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận nên có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Hướng mới trong nghiên cứu điều trị bệnh Gout đang được quan tâm là sử dụng các thuốc nguồn gốc thảo dược do tính an toàn và hiệu quả, có tác dụng tốt đến các chức năng gan, thận nhằm điều trị các rối loạn chuyển hóa ở mức độ nguyên nhân. Nước ta có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và phong phú, tuy nhiên thuốc điều trị bệnh Gout có nguồn gốc từ thảo dược chưa được nghiên cứu nhiều. Tài nguyên cây thuốc có tác dụng trong điều trị Gout cũng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Tru’ớc tình hình như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Tống quan về một số cây thuốc chữa bệnh Gout” với những mục tiêu sau: 1. Tổng kết những cây thuốc chữa bệnh Gout theo kỉnh nghiệm dân gian. 2. Tong kết những cây thuốc chữa bệnh Gout đã được nghiên cứu trong y học hiện đại. 3. Tong kết những cây thuốc được sử dụng chữa bệnh Gout có ở Việt Nam. 4. Nhận xét, bàn luận về cây thuốc chữa bệnh Gout. Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 1.1. Đối tượng nghiên cún. - Những cây thuốc sử dụng trong điều trị Gout theo y học dân gian trên thế giới và ở Việt Nam. - Những cây thuốc sử dụng trong nghiên cúai điều trị Gout theo y học hiện đại. 1.2. Phương pháp nghiên cứu. 1.2.1. Thu thập tài liệu Các tài liệu trong, ngoài nước liên quan đến bệnh Gout: - Tra cứu nguồn tài liệu qua Internet, các thư viện. - Tham khảo các nguồn tài liệu nghiên cứu trên: Sciencedirect, Sprigerlink, ISIknovvledge, American Chemistry Society, Pubmed. 1.2.2. Thống kê dữ liệu - Các cây thuốc sử dụng chữa bệnh gout theo kinh nghiệm dân gian trên thế giới và ở Việt Nam. - Các cây thuốc được nghiên cứu, sử dụng chữa bệnh Gout theo y học hiện đại. 1.2.3. Phân tích dữ liệu. - về số họ, chi, loài được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. - về cơ chế tác dụng của cây thuốc, thành phần hóa học trong điều trị Gout. - về số cây thuốc điều trị bệnh Gout có ở Việt Nam. 1.2.4. Bàn luận, từ đố đưa ra kết luận và đề xuất. Chương 2. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH GOUT 2.1. Định nghĩa bệnh Gout. Gout là bệnh rối loạn chuyến hóa purin và dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat do tăng acid uric kéo dài. Các rối loạn xảy ra riêng lẻ hay kết hợp bao gồm: (1) Tăng acid uric máu, (2) Cơn viêm khớp, đơn khớp điển hình, cấp tính, (3) Lắng đọng đơn tinh thể natri urat (MSU) trong các tổ chức: bên trong hoặc xung quanh các khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, khoảng kẽ hoặc nhu mô thận,... (4) Sỏi tiết niệu. Đặc trưng của bệnh là những đợt viêm cấp, tái phát gây đau dữ dội, lâu dài bệnh trở thành mạn tính [1], [8], [9], [19], [164], [181]. 2.2. Dich tễ hoc • • Tỷ lệ mắc bệnh Gout trung bình trên thế giới khoảng 0,2%. ở các nước phát triển tỷ lệ này khoảng 1 - 2%, với 95% là nam giới (> 30 tuổi), ở nữ giới thường gặp ở lứa tuổi tiền mãn kinh, ở Việt Nam tỷ lệ này vào khoảng 0,14% (năm 2000), chiếm 10,6% các bệnh về khớp, thường gặp ở nam giới (trên 96%) và trong độ tuổi trung niên. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 58,4 ± 10,0 tuổi, có 98,3% bệnh nhân ở độ tuổi trên 40 [8]. Bệnh Gout ngày càng phổ biến trên thế giới, nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng, lối sống. Tỷ lệ Gout tăng lên cùng chỉ số BMI [164|. 2.3. Cơ chế bệnh sinh Bệnh Gout đã được chứng minh do tăng cao acid uric máu kéo dài. Khi acid uric tăng, cơ thể có hàng loạt phản ứng thích nghi nhằm giảm acid uric trong máu bằng cách: - Tăng bài tiết qua thận - Lắng đọng muối urat trong các tổ chức: màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân,...dẫn đến sụ’ biến đổi về hình thái học các tổ chức này [10]. Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng các chất nội sinh và thức ăn chứa purin. Uric là một acid yếu, pKa = 5,75 (cấu trúc hóa học mô tả ở Hình 2.1). Tại pH sinh lí 7,4 trong khoảng kẽ gian bào nồng độ ion natri lớn nên khoảng 98% acid uric tồn tại ở dạng muối urat natri. Natri urat có độ tan kém (khoảng 380jU.mol/L) nên khi nồng độ vượt quá ngưỡng trên thì dẫn đến sự hình thành và tăng sự kết tinh tạo thành các tinh thể mono natri urat (MSU) [10,164], O Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của acid uric C5H 4O 3N 4 Trong các mô, sự tạo thành MSU phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ urat tại đó. Độ tan của urat trong các dịch khớp phụ thuộc vào trạng thái hydrat hóa của khớp, nhiệt độ, pH, nồng độ các cation và sự có mặt của nền protein bên ngoài tế bào như các proteoglycan, collagen và chondroitin sulphat. Tính đa dạng của các yếu tố này thể giải thích cho sự điển hình của Gout tại các khớp xương tay chân (vùng khớp xương ngoại biên với nhiệt độ thấp hơn), viêm xương khớp mãn tính (các khớp có sự giảm hàm lượng collagen, proteoglycan) và đau mạnh về đêm (bởi sự dehyrat hóa bên trong các khớp) [164]. Khi tinh thể urat lắng đọng ở kẽ thận dẫn đến các tổn thương thận như sỏi thận, viêm thận kẽ, xơ hóa cầu thận. Khi bệnh diễn tiến có thể làm suy giảm chức năng màng thận và hoạt hóa hệ renin-angiotensin dẫn đến tăng huyết áp, suy thận,... Các biến chứng của Gout tương quan với thời gian và mức độ tăng acid uric máu. Đây là các yếu tố tiên lượng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị Gout [10], [164], Sự lắng đọng các MSU trong dịch khớp tạo thành các dị vật vi tinh thể kích thích đại thực bào. Các tế bào này bị tổn thương giải phóng các mediator (cytokines, yếu tố hoại tử mô - TNFa), dẫn đến một loạt các phản ứng như: - Hoạt hóa tại chỗ yếu tố Hageman, từ đó kích thích các tiền chất gây viêm kininogen và kallikreinogen trở thành kinin và kallikrein. - Hoạt hóa plasminogen dẫn đến tăng tính thấm thành mạch, tăng khả năng xuyên mạch của bạch cầu. Bạch cầu đa nhân trung tính tập trung tới chỗ viêm, thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các enzym tiêu thế của bạch cầu (lysozym), các gốc tự do có nguồn gốc từ oxy, chất chuyển hóa leukotrien, prostaglandin (PG), collagenase, protease. Theo thời gian, các đại thực bào đơn nhân thay thế cho bạch cầu đa nhân, chúng sẽ giải phóng ra PGE2, các enzyme từ lysosom, yếu tố hoại tử a-interleukin IL-1 và IL-6. Chúng đều là những tác nhân gây viêm rất mạnh. - Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm pH, urat càng lắng đọng nhiều. Các yếu tố đó duy trì phản ứng viêm màng hoạt dịch và các thành phần của bao khớp, gây ra biểu hiện lâm sàng của đợt viêm cấp tính do Gout [9], [10], [19, [181]. Gout mãn tính đặc trưng bởi sự viêm đa khớp mãn tính gồm viêm các khớp dạng thấp, dị dạng khớp và các tinh thể MSU được bao quanh bởi các phản ứng mãn tính đại thực bào đơn nhân [10]. Sự lắng đọng MSU ở tổ chức tạo thành các u cục (gọi là hạt tophi) có kích thước khác nhau. Hạt tophi thường ít gây đau và hiếm quan sát được. Đôi khi phần da trên các hạt tophi bị loét, đẩy ra chất màu trắng như phấn là các MSƯ. Hạt tophi thường được phát hiện dưới lớp da nông, trên vành tai, trên khắp các mấu khuỷu, các gân nối bắp chân với gót chân, bên trong và xung quanh các khớp, ngón chân hoặc ngón tay, xung quanh đầu gối và bên trong túi phía trước bánh chè, gồm cả xương sống có thể dẫn đến sự nén các dây hoặc đầu dây thần kinh và cũng có thể nhiễm khuẩn gây tê giả ngoài màng cứng. Khi hạt tophi ở trong gân, dây chằng cơ gấp bàn tay, trong hốc khối xương cổ tay và thậm chí ở giữa các dây thần kinh, có thể dẫn đến hội chứng khối xương cổ tay. Một vài khu vực hiếm khác như trong mắt, vú, các dây thanh quản, trong tim và ruột kết [10], [164], Hình 2.2 Sự lắng đọng acid uric tại các tổ chức và hậu quả 2.4. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Gout nhưng chủ yếu là do tăng acid uric máu. Nồng độ acid uric máu của người Việt Nam khoảng 4,5±1,0 mg/L (208-327 |j,mol/L). Khi nồng độ trên 7,0 mg/L (> 420 |j.mol/L) thì được coi là tăng acid uric máu. Tăng acid uric máu chưa hẳn đã bị Gout vì bệnh Gout chỉ chiếm dưới 25% tổng số bệnh nhân có tăng acid uric máu nhưng trên thực tế nếu mắc bệnh Gout chắc chắn có tăng acid uric máu [9]. Tăng acid uric máu có thể do nhiều nguyên nhân: tăng tổng hợp, giảm tiết hoặc đồng thời cả hai [181]. 2.4.1. Sự hình thành và thải trữ acid uric. Trong cơ thể acid uric được tạo ra từ 3 nguồn chính; - Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào. - Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào chết. - Do tổng và chuyển hóa purin trong cơ thể nhờ các enzym đặc hiệu. Đường tiêu hóa thải trừ 1/3 và đường tiết niệu thải trừ 2/3 lượng acid uric sinh ra hàng ngày [1], [19], [181], Quá trình hình thành và thải trừ acid uric trong cơ thể được tóm tắt ở Hình 2.3. 2.4.2. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu. 2.4.2.ỉ. Tăng tong hợp acid uric máu [8], [19]. - Nguyên nhân ngoại sinh: ăn nhiều thức ăn chứa purin (nội tạng, hải sản, thịt đỏ,..) - Nguyên nhân nội sinh do rối loạn các enzym tổng hợp acid uric; + Thiếu hụt HGPR transferase là enzym có vai trò bắt giữ các base purin, làm chậm sự tạo vòng mới nên làm chậm quá trình chuyển các guanin và hypoxanthin thành acid uric. Vì vậy, thiếu hụt enzym này gây tăng acid uric máu, sỏi urat và Gout. Thiếu hụt hoàn toàn enzym này gây hội chứng Lesch - Nyhan. + Tăng hoạt động của PRPP synthetase là enzym đầu tiên trong con đường tạo vòng mới. Do đó, khi tăng hoạt động của enzym này gây tăng sản xuất quá mức purin dẫn đến tăng acid uric máu và bị sỏi urat. - Tăng thoái giáng nucleo-protein tế bào: trong trường hợp tế bào thay nhanh, tăng sinh, hoặc chết như bệnh bạch cầu, tan huyết, liệu pháp độc tế bào điều trị bệnh ác tính, hoặc do thoái hóa quá mức ATP của cơ vận động,... 2.4.2.2. Giảm bài tiết acid uric [17], [19], - Bệnh thận nội sinh: suy thận, viêm cầu thận... - Suy chức năng vận chuyển ở ống thận, làm giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết urat ở ống lượn gần, tăng tái hấp thu ở ống lượn xa nguyên nhân do sử dụng thuốc (thiazid, probenecid,...), tăng acid lactic máu (nhiễm toan acid lactic,...), tăng ceton máu (nhiễm toan ceton do đái tháo đường,...), đái tháo nhạt (kháng vasopressin). - Giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân (hiếm gặp). 2.4.23. Nguyên nhân kết hợp - Thiếu hụt G6P gây tăng acid uric từ lúc còn nhỏ và gây khởi phát Gout sớm. - Thoái hóa quá mức ATP của cơ vận động [19]. - Ngoài ra, do gen di truyền và các nguyên nhân phối hợp như: vận động quá mức, uống nhiều rượu có độ cồn cao,... [164]. :z; '< X H />g— < œ g /h -i H 5 a H Hình 2.3. So’ đồ tóm tắt quá trình hình thành và thải trừ acid uric trong cơ thể 10 2.5. Phân loại bệnh Gout. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, có thể phân loại bệnh Gout như sau; - Bệnh Gout do tăng acid uric bẩm sinh (Hội chửng Lesch - Nyhan): Sự thiếu hụt HGPR transferase có liên quan đến khiếm khuyết gen ở nhiễm sắc thể X và thông thường chỉ những bé trai và những người nam trưởng thành bị ảnh hưởng. Sự tăng acid uric máu liên quan đến thận và hội chứng khớp xuất hiện sớm trong cuộc đời đối với hầu hết các bệnh nhân có sự giảm enzym HGPR transferase. Biểu hiện là hội chứng thần kinh bao gồm từ nhẹ đến vừa phải (chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn vận động kiểu múa vờn,...); các dấu hiệu của Gout mạn (viêm khớp, nổi u cục, tổn thương thận); lượng acid uric máu tăng cao; lượng enzym HGPR transferase giảm dần. Nồng độ urat huyết tương và sự bài tiết urat tăng rất lớn trong các bệnh nhân này. Bệnh này tuy hiếm gặp nhưng thường nặng [1], [8], [9], [164], - Bệnh Gout nguyên phát (chiếm khoảng > 90%): Tăng acid uric chủ yếu do tăng tổng hợp nội sinh. Các điều kiện khác thường đi cùng với Gout nguyên phát bao gồm sự béo phì, sử dụng các chất cồn, chứng tăng huyết áp, sự tăng triglycerit máu,... Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền (25%), những người có bố mẹ bị Gout thì khả năng bị bệnh cao hơn. Ngoài ra bệnh còn liên quan đến yếu tố cơ địa (4060%). Bệnh thường gặp ở nam giới (> 90%), trung niên (40-70 tuổi), ở nữ thường ở tuổi mãn kinh [1], [8], [9], [164], - Bệnh Gout thứ phát: ít gặp (5-10%) nhưng thường nặng và khó điều trị hơn. Gout thứ phát là kết quả của việc sử dụng các thuốc (thuốc lợi tiểu, chống lao, aspirin liều thấp kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch,...) hoặc trong tiến trình phát triển của các rối loạn khác như sự nhiễm độc chì, suy thận, bệnh đa u tủy, xơ tủy, thiếu máu bất sản, vẩy nến,... Phụ nữ mắc Gout thứ phát chiếm tỉ lệ cao hơn 17%, còn ở nam là 6% [1], [8], [9], [164], 11 2.6. Điều trị bệnh Gout 2.6.1. Mục tiêu đ ề u trị. Mục tiêu điều trị bệnh Gout gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân đồng thời kiểm soát tốt các bệnh kèm theo. Phòng cơn Gout cấp tái phát, tránh chuyển thành mạn tính nếu ở giai đoạn đầu. Nếu ở giai đoạn mạn, điều trị các tồn thương ở giai đoạn mạn tính (hạt tophi, tổn thương khớp, thận). Mục tiêu cụ thể là: - Chống viêm khớp khi có cơn Gout cấp một cách nhanh chóng. - Duy trì lượng acid uric máu ở mức bình thường để khỏi tái phát cơn viêm khớp. - Phòng ngừa sự lắng đọng acid uric trong khớp. - Phòng ngừa các bệnh có nguy cơ gây bệnh Gout như béo phì, tăng triglyceride máu, tăng huyết áp,... - Bảo vệ thận khỏi bị sỏi và suy giảm chức năng thận [8], [9], [14]. 2.6.2. Nguyên tắc điều trị. - Chống viêm trong cơn Gout cấp. - Dự phòng những cơn viêm khớp cấp tái phát. - Hạ acid uric. - Tách biệt điều trị viêm khớp cấp trước, sau đó mới dùng thuốc hạ acid uric máu. - Điều trị tổn thương thận. - Với những hạt tophi nhỏ có thể cắt bỏ [8], [9], [10] Ngoài việc sử dụng thuốc theo dung nguyên tắc trên, cần hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc về chế dinh dưỡng và sinh hoạt: duy trì chế độ ăn uống hợp lý, không dùng đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Tránh thức ăn giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,... uống nhiều nước (l,5-2L/ngày, uống nước chứa bicarbonat). Không làm việc quá sức, tránh thấp và gió lạnh,... [8], [9], [10], [14], [164], 2.7. Thuốc điều trị Gout 2.7.1. Thuốc có nguồn gốc hóa dược 2.7.1.1. Thuốc chong viêm 12 a. Colchicin Colchicin là một alkaloid chiết xuất từ cây Tỏi độc {Colchicum autumnale L.) đã được sử dụng cho điều trị Gout từ rất lâu. Tuy nhiên, ngày nay nguồn Colchicin sử dụng chủ yếu do tổng hợp hóa dược. Colchicin chống viêm, giảm đau nhanh và mạnh trong vòng 24h, không có tác dụng với các trường hợp không phải do Gout. Dùng cho điều trị cơn Gout cấp và phòng cơn cấp ở bệnh nhân Gout mạn. Do làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, giảm sự tập trung của bạch cầu hạt ở 0 viêm, ức chế thực bào các tinh thể urat, do đó kìm hãm sản xuất acid lactic, giữ pH tại chỗ được bình thường. Colchicin không có tác dụng trên sự đào thải acid uric [6], [7]. Colchicin có nhiều tác dụng phụ (rối loạn tiêu hóa, dị ứng, rối loạn thần kinh cơ,...), liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây thần kinh, độc với gan, thận, đông máu rải rác, giảm tinh trùng,.. Độc tính của colchicin tăng lên với bệnh nhân cao tuổi, trường hợp suy gan, thận hoặc khi dùng cùng kháng sinh marcrolid, cyclosporin, verapamil, hoặc thuốc hạ lipid máu [1], [6], [7], [8], [9], [17], [164], b. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Nhiều thuốc NSAID có tác dụng chống viêm trong điều trị bệnh Gout như indomethacin, piloxicam, meloxicam,.. Các NSAID có tác dụng giảm đau do làm giám tổng hợp PGE2, giảm tính cảm thụ của dầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, serotonin,... Tác dụng chống viêm của các NSAID do ức chế cox, ngăn cản tổng hợp PG là chất hóa học trung gian gây viêm, do đó làm giảm quá trình viêm. Ngoài ra, các NSAID còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein, làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất hóa học trung gian (bradykinin, histamin, serotonin,...), ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm [6], [7]. Thuốc có tác dụng rất tốt và ưu tiên trong điều trị cơn Gout cấp (trừ trường hợp chống chỉ định). Tránh dùng NSAID khi có tổn thương thận. Neu bắt buộc dùng thì cần theo dõi chức năng thận [1], [6], [7], [8], [9], [17]. 13 C. Thuốc chống viêm glucocorticoid Glucocorticoid có tác dụng giảm viêm ở giai đoạn đầu quá trình viêm và chống viêm do mọi nguyên nhân. Cơ chế chống viêm là làm tăng lipocortin là chất ức chế enzym phospholipase A2, làm giảm tổng hợp PG gây viêm. Ngoài ra thuốc còn ức chế dòng bạch cầu đa nhân, đơn nhân, lympho bào di chuyển vào mô để khởi phát phản ứng viêm [6], [7]. Các tác dụng không mong muốn khá trầm trọng: suy thượng thận cấp khi dùng liều cao kéo dài, gây nhiễm trùng do ức chế miễn dịch, xốp xương, chậm lớn, tăng huyết áp, biến đổi về tâm thần,...[6], [7]. Glucocorticoid được sử dụng để điều trị Gout ở những bệnh nhân không dùng được colchicin hoặc NSAIDs, và chỉ sử dụng ngắn ngày [17], [164], 2.7.1.2. Thuốc làm hạ acid uric máu. a. Thuốc ức chế tổng hợp acid uric Các thuốc nhóm này được chỉ định tùy theo lượng acid uric máu, tình trạng của bệnh nhân (tần số cơn Gout cấp, hạt tophi,...). Duy trì thuốc nhóm này cho đến khi acid uric máu đạt dưới 6,0 mg/L, thậm chí dưới 5,0 mg/L trong trường hợp Gout mạn có tophi... Trị liệu này có tác dụng ngăn các cơn Gout cấp và làm mất các hạt tophi. Thường dùng liên tục trong 1 - 2 tháng, sau đó tùy lượng acid uric mà chỉnh liều. Có trường hợp phải dùng suốt đời nếu bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong nhóm này hiện có Allopurinol, là thuốc ức chế enzym xanthin oxidase, dẫn đến hạ acid uric máu và niệu [1], [6], [7], [8], [9], [17]. Các tác dụng không mong muốn do allupurinol gây ra như các rối loạn tiêu hóa, độc với gan, dị ứng da, có thể gặp cơn Gout cấp ở giai đoạn đầu điều trị,.. .xuất hiện trên ít hơn 2% số bệnh nhân nhưng có thể đe dọa đến cuộc sống của họ với tỷ lệ tử vong lên đến 20%. Chúng xuất hiện sớm hơn và tăng đối với các bệnh nhân suy thận, dùng allopurinol liều cao, dùng allopurinol cùng các thuốc lợi tiểu. Do vậy, các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với allopurinol sẽ không được sử dụng [164], b. Thuốc tăng thải trừ acid uric. 14 Nhóm thuốc này làm tăng thải acid uric qua thận, ức chế hấp thu ở ống thận, làm giảm acid uric máu song làm tăng acid uric niệu. Các thuốc này có tác dụng khá nhanh và mạnh, chỉ định trong trường hợp không dung nạp các thuốc ức chế tổng hợp acid uric. Hiện nay probenecid, sulfinpyrazon và benzbromazon được sử dụng như một liệu pháp thứ cấp cho các bệnh nhân đào thải acid uric kém. ở liều điều trị chúng làm tăng thải acid uric, nhưng liều thấp lại làm giảm thải acid uric. Cơ chế tác dụng là ức chế cạnh tranh hệ vận chuyển anion gây ức chế tái hấp thu aciđ uric ở ống thận, làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Khi nồng độ acid uric máu giảm thì các tinh thể urat lắng đọng ở khớp sẽ tan ra và trở lại máu rồi thải trừ ra ngoài cơ thể. Nhóm thuốc này tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Hiếm gặp là các rối loạn tiêu hóa, tăng tạo sỏi thận hoặc cơn đau quặn thận,... [1], [6], [7], [8], [9], [17]. Ngoài ra, việc giáo dục ý thức cho bệnh nhân trong việc ăn uống, lối sống hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị là yếu tố quan trọng trong điều trị Gout. 2.7.2. Phương pháp đ ề u trị Gout theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, bệnh Gout được gọi là bệnh “thống phong”, thuộc phạm trù chứng tý. Nguyên nhân gây chứng týlà do ngoại tà gồm phong - hàn - thấp xâm nhập vào cơ the gây tắc nghẽn kinh lạc, khíhuyết ứ trệ tại khớp, gây đau, co duỗi khó khăn. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh để lâu thì tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà thành u cục hạt tophi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần [2], [5], [12], [16]. Theo biện chứng luận trị y học cố truyền thì các vị thuốc điều trị thống phong (Gout) có thế chia làm các nhóm; • Khu phong, tán hàn, trừ thấp Nhóm thuốc này phần lớn có vị đắng, cay; tính ấm (ôn); quy kinh tỳ, can, thận. Cay để khứ phong, ôn để trừ hàn. Thuốc có tác dụng khứ phong thấp, tán hàn, chỉ thống, thư cân thông lạc. Ví dụ: độc hoạt, uy linh tiên, thương truật, sa nhân, hậu phác,... [2], [5], [12], [16]. 15 • Khứ phong thấp, thanh nhiệt Các vị thuốc này phần lớn vị cay, đắng; tính hàn, quy kinh can, tỳ, thận. Có tác dụng khứ phong thấp, thông lạc chỉ thống, thanh nhiệt tiêu thũng. Ví dụ: hoàng bá, tỳ giải, phòng kỷ, sa tiền tử,... [2], [5], [12], [16], • Khứ phong thấp, cường gân cốt Thuốc phần lớn vị đắng, ngọt; tính ấm; quy kinh can, thận nên có tác dụng khứ phong thấp, bổ can thận, cường gân cốt. Một số vị hay dùng: ngũ gia bì, tang kí sinh, cẩu tích,... [2], [5], [12], [16],
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng