Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về dược liệu sả cymbopogon sp....

Tài liệu Tổng quan về dược liệu sả cymbopogon sp.

.DOC
24
1898
91

Mô tả:

0 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : Lớp : Mã SV : TÊN ĐỀ TÀI :Tổng quan về dược liệu Sả Cymbopogon sp. 1 HÀ NỘI - 2010 Trang Mục lục I.Đặt vấn đề 2 II.Tổng quan tài liệu 1. Đặc điểm thực vật ,phân bố 3 2. Thành phần hóa học 6 3.Kiểm nghiệm tinh dầu 8 4.Định lượng tinh dầu 9 5. Tác dụng và công dụng 15 6. Một số bài thuốc Đông Y 17 III. Kết luận Tài liệu tham khảo 21 2 I.ĐẶT VẤN ĐỀ Sả là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam.Từ xa xưa,nhân dân ta đã biết sử dụng sả phục vụ cho đời sống hàng ngày. Phụ nữ thường lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu.Trong thực phẩm, sả là gia vị quen thuộc dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn.Trong y học, sả tác dụng phòng và chữa bệnh rất hữu hiệu.Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.Tuy nhiên,không phải ai cũng biết được hết những công dụng quý báu của cây sả. Bài tiểu luận sau đây xin đươc trình bày một cách khái quát dược liệu sả cùng với những hoạt chất quan trọng trong cây sả và công dụng của nó. II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.Đặc điểm thực vật , phân bố Chi Cymbopogon có chừng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước châu Á và châu Phi.Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi,rễ chùm ăn rộng cho nên kém chịu hạn và úng.Thân có đốt ngắn được bao bọc kín bởi các bẹ lá,tạo thành các tép sả.Lá hẹp như lá lúa,hai mặt và mép lá rất ráp.Độ dài của lá tùy từng loài,có thể từ 0,2-1,2m.Cụm hoa chùm, có hai loại hoa trên cùng một cây: Hoa lưỡng tính và hoa đực. Về giá trị kinh tế của tinh dầu,phải kể đến 7 loài chính sau đây: 1. Cymbopogon winterianus Jowitt –Sả Java –được trồng để sản xuất tinh dầu mang tên tinh dầu sả Java,với tên thương phẩm la Citronella oil. 2. Cymbopogon nardus Rendle –Sả Sri lanka –Tinh dầu có tính chất và thành phần hóa học tương tự sả Java nhưng chất lượng kém hơn. 3. Cymbopogon martinii Stapf. Var .motia –Sả hoa hồng –được trồng để sản xuất tinh dầu mang tên tinh dầu sả hoa hồng ,với tên thương phẩm la Palmarosa oil. 4. Cymbopogon martinii Stapf. Var .sofia –Sả gừng –được trồng để sản xuất tinh dầu sả gừng với tên thương phẩm la Gingergrass oil. 5. Cymbopogon citratus Stapf. –Sả chanh –được trồng để sản xuất tinh dầu sả chanh với tên thương phẩm la West Indian Lemongrass oil. 6. Cymbopogon flexuosus Stapf. –Sả dịu –được trồng để sản xuất tinh dầu sả dịu với tên thương phẩm là East Indian lemongrass oil. 4 7. Cymbopogon pendulus (Nees ex Steud.) Wats. –Sả tía,Sả Jammu –được trồng để sản xuất tinh dầu sả jammu với tên thương phẩm la jammu Lemongrass oil. Trong các loài trên,các loài được trồng chủ yếu ở Việt Nam gồm:Sả Java,sả chanh ,sả hoa hồng,sả dịu. Sả Java hay sả xòe,sả đỏ nguồn gốc có thể từ Nam Ấn Độ và Sri Lanka,đã được nhập vào Indonexia và trồng ở Java trên diện tích lớn từ cuối thế kỷ 19.Ở Việt Nam,Sả Java được nhập trồng từ nhưng năm 1960-1963 ở các huyện Chiêm Hóa,Hàm Yên,Đồng Giao,Thạch Hà.Trồng bằng các tép sả được chọn từ những bụi khỏe,không bị sâu bệnh ở dộ tuổi từ 1-2 năm.Có thể trồng xen với cây cao su,ca cao ,cà phê hoặc rừng cây gỗ vào những năm đầu.Sáu tháng sau khi trồng cod thể thu hoạch.Nếu chăm sóc tốt cứ sau 40 ngày thu hoạch 1 lần. Sả hoa hồng có nguồn gốc ở các vùng có khí hậu bán lục địa của Ấn Độ và đã được đưa vào trồng trọt ở Ấn Độ,Indonexia những năm đầu thế kỷ 20.Hiện nay còn được trồng ở một số nước Chau Mỹ Latinh.Ở Việt Nam trồng thử nghiệm ở một số vùng quanh Hà Nội,Miền Trung , Đông Nam Bộ.Trồng chủ yếu bằng hạt.Hạt sả hao hồng rất nhỏ.khi gieo phải trộn với cát.Thu hoạch khi cây bắt đầu nở hoa,thường là 5-6 tháng sau khi trồng. Sả chanh được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ như Achentina,Brazil,Honduras,Liên Bang Nga,Ấn Độ…Nhân giống bằng các tép sả,chọn từ bụi sả 1,5-2,5 tuổi.Có thể trồng xen với cao su và cà phê.Sáu tháng sau khit rồng có thể thu hoạch. 5 Sả dịu có nguồn gốc Ấn Độ và được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới trên thế giới.Có hai chủng loại chính;chủng thân trắng và chủng thân đỏ.Nhân giống bằng hạt hoặc các tép sả,thường chọn bụi sả khỏe chất lượng tốt để nhân giống.Sau từ 6-8 tháng có thể thu hoạch. Hình 1.Sả Java Hình 3.Sả chanh Hình 2.Sả hoa hồng Hình 4.Sả dịu 6 2.Thành phần hóa học Sả Java- Cymbopogon winterianus Jowitt: Thành phần chủ yếu là tinh dầu.Hàm lương tinh dầu trong lá tươi thay dổi theo mùa vụ và chế độ chăm sóc.Vào mùa khô là 0.6-1,2%,mùa mưa là 0,30,5%,thậm chí có thể đạt đến 1,8% vào mùa khô và 0,75% vào mùa mưa như ở Guatemala hay Honduras.Năng suất tại Ấn Độ có thể đạt 250kg/1hecta.Ở Việt Nam, năng suất tinh dầu thường thấp hơn do phụ thuộc vào từng vùng canh tác. Tinh dầu sả Java là một chất lỏng màu vàng nhạt,mùi thơm của sả với các hằng số:d15:0,887-0,895,aD20-0,35ºđến -5.6º;thành phần chính là citronelal (2554%),geranilol (26-45%),các alcol khác như citronelol.Hàm lượng geraniol toàn phần là 85-96%. Hình 5.geraniol Hình 6.citronenlal 7 Sả hoa hồng - Cymbopogon martinii Stapf. Var .motia: Thành phần tinh dầu trong cây có hàm lượng:toàn cây là 0,16%,ngọn mang hoa 0,52%(tính trên nguyên liệu tươi).Tinh dầu sả hoa hồng là chất lỏng màu vàng nhạt,mùi hoa hồng,thành phần chính của tinh dầu là geranilol(7595%). Hình 7.geraniol Sả chanh - Cymbopogon citratus Stapf.: Hàm lương tinh dầu từ 0,46 -0,55%.Tinh dấu sả chanh là một chất lỏng màu vàng nhạt,mùi thơm của sả với các hằng số :d20:0,8986, nD20:1,4910,aD20:62º.Thành phần chính của tinh dầu la citral a và citral b (65-86%). Hình 8.Citral Sả dịu - Cymbopogon flexuosus Stapf.: 8 Hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 1,1%(tính trên nguyên liệu khô tuyệt đối).Tinh dầu sả dịu là chất lỏng màu vàng dễ chuyển thành vàng đỏ hoặc nâu đỏ dễ hòa tan trong cồn,d15:0,899-0,905,aD:+1º25´ đến -5º,nD301,4831,488.Thành phần chính của tinh dầu thường là citral thường trên 75%. Mùi đặc trưng của sả có được là do tất cả các loài sả đều có chứa methytheptenon với hàm lượng 1-2% làm cho tinh dầu sả có mùi rất đặc trưng của sả. Hình 9.Methytheptenon 3. Kiểm nghiệm tinh dầu Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu a. Phát hiện nước Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể đồng sulfat khan (có màu trắng xanh) rồi nhỏ từng giọt tinh dầu. Lắc đều. Để yên 15 phút. Nếu trong tinh dầu có nước, đồng sulfat sẽ chuyển sang màu xanh lam. b. Phát hiện cồn - Nhỏ từng giọt nước vào trong ống nghiệm có chứa 1ml tinh dầu, lắc đều. Nếu đục như sữa là trong tinh dầu có cồn. 9 - Cho vào bình cassia 5ml tinh dầu, thêm 75ml nước. Lắc đều. Thêm nước để dồn phần tinh dầu lên phía cổ bình có chia vạch. Nếu lượng nước giảm rõ rệt là trong tinh dầu có cồn. c. Phát hiện dầu hỏa, dầu parafin Trong một ống đong dung tích 100ml, cho vào 80ml ethanol 80%. Nhỏ từng giọt tinh dầu đến hết 5ml. Tinh dầu sẽ tan trong alcol, nếu có dầu hỏa hoặc dầu parafin thì các chất này sẽ không tan va nổi lên bề mặt của chất lỏng. Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng Các mẫu tinh dầu: tinh dầu Quế, tinh dầu Đinh hương, Tinh dầu Hương nhu trắng, Tinh dầu Sả,… Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 (Merck), hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ. Dung môi khai triển: n-hexan - ethyl acetat (85 : 15). Sau khi khai triển sắc ký, hiện màu các vết bằng các thuốc thử: Thuốc thử vanilin - acid sulfuric, thuốc thử diazo, thuốc thử 2,4 - dinitrophenylhydrazin (2,4 - DNPH). 4.Định lượng tinh dầu a. Nguyên tắc Tách tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Từ lượng tinh dầu thu được so với khối lượng dược liệu tính được hàm lượng tinh dầu trong dược liệu. Có nhiều bộ dụng cụ khác nhau để định lượng tinh dầu, dưới đây là sơ đồ một số bộ dụng cụ: b. Dụng cụ Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo quy định của Dược điển Việt nam III 10 Hình 3.3.1.1. Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo quy định của DĐVN III Tinh dầu trong dược liệu được định lượng bằng cách cất kéo hơi nước trong dụng cụ như mô tả ở hình vẽ. Trong quá trình cất sau khi được làm lạnh tinh dầu tách khỏi nước nổi lên trên (đối với tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1) hoặc tan vào xylen (với tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1 - trước khi cất thêm một thể tích cố định xylen) nước được chảy tự động trở lại bình cất. Thể tích tinh dầu cất được có thể đọc trực tiếp ở phần chia độ của ống này hoặc đọc thể tích tổng cộng của xylen và tinh dầu rồi trừ đi thể tích xylen cho vào (đối với tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1). Hàm lượng tinh dầu được biểu thị bằng phần trăm (tt/kl). 11 - Khi định lượng tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1: Cân chính xác tới 0,01g một lượng mẫu (đã được chia nhỏ qua rây số 2000 sao cho có thể cất được 0,5 đến 1ml tinh dầu) cho vào bình cất. Thêm 300 đến 500ml nước và vài mảnh đá bọt. Lắp bình cất với đầu A của bộ dụng cụ cất. Thêm nước qua phễu N tới mức B. Đun bình cho đến sôi, sau đó nếu không có chỉ dẫn khác thì điều chỉnh tốc độ cất sao cho cất được 2 - 3ml dịch cất trong 1 phút. Xác định tốc độ cất như sau: mở vòi 3 nhánh M để hạ mức dịch cất trong ống đến vạch J, khóa vòi M lại, đồng thời bấm đồng hồ cho chạy. Khi mức dịch cất đến ngang vạch H thì bấm dừng đồng hồ và đọc thời gian. Sau đó mở vòi M và tiếp tục cất trong khoảng 5 giờ (nếu không có chỉ dẫn gì khác) cho đến khi thể tích tinh dầu không tăng nữa. Ngừng cất, sau ít nhất 10 phút đọc thể tích tinh dầu cất được trong ống hứng chia độ. - Khi định lượng tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1 Cho vào bình cất 1 lượng mẫu (đã được chia nhỏ qua rây số 2000) sao cho có thể cất được từ 0,5 - 1ml tinh dầu. Thêm khoảng 300 - 500ml nước và vài mảnh đá bọt vào bình. Lắp bình cất vào đầu A của dụng cụ cất. Thêm nước qua phễu N tới mức B. Dùng pipet cho 1ml xylen (TT) vào bình qua lỗ K (tựa đầu pipet vào phía dưới của lỗ K). Đun bình cho đến sôi rồi điều chỉnh tốc độ cất như quy định ở phần định lượng tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1. Cất khoảng 30 phút thì ngừng cất, sau 10 phút đọc thể tích xylen ở phần ống hứng chia độ. Tiến hành cất với tốc độ 2 -3ml dịch cất được trong 1 phút. Cất trong khoảng 5 giờ (nếu không có chỉ dẫn gì khác) cho tới khi thể tích tinh dầu không tăng nữa. Ngừng cất, sau ít nhất 10 phút đọc thể tích hỗn hợp tinh dầu và xylen trong ống hứng chia độ. Thể tích đọc được lần này trừ đi thể tích xylen sẽ cho thể tích tinh dầu trong mẫu định lượng. Từ thể tích tinh dầu cất được và khối lượng dược liệu đem cất tính ra hàm lượng tinh dầu có trong mẫu. - Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu được tính theo công thức sau: Tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1 Tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1 X%  a 100 b (1) X%  (a - c) 100 b (2) X: hàm lượng phần trăm tinh dầu (ml/g) a: thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (ml) c: thể tích xylen đọc được trong ống hứng trước khi cất tinh dầu (ml) b: khối lượng dược liệu đã trừ độ ẩm (g) Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo quy định của Dược điển Việt nam IV 12 Hình 3.3.1.2. Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo quy định của DĐVN IV (Kích thước tính bằng mm) Tinh dầu trong dược liệu được định lượng bằng cách cất kéo hơi nước trong dụng cụ cất như mô tả ở hình vẽ. Dịch cất được hứng vào một ống chia độ, sử dụng xylen để giữ lại tinh dầu, pha nước được chảy tự động trở lại bình cất. Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo DĐVN IV bao gồm các bộ phận sau: - Một bình cầu thủy tinh đáy tròn có cổ ngắn với đường kính trong khoảng 29mm. - Bộ phận ngưng cất (xem hình) nối kín được với bình cất, được làm từ thủy tinh có hệ số giãn nở thấp, bao gồm các bộ phận sau: 13 Khóa K’ có một lỗ thông khí, nhánh K có một lỗ đường kính khoảng 1mm trùng khớp với lỗ thông khí, bề mặt cuối của nhánh K là thủy tinh mài có đường kính trong 10mm. Bầu hình quả lê J có thể tích 3ml. Ống JL chia vạch đến 0,01ml. Bầu tròn L có thể tích khoảng 2ml. M là một vòi 3 nhánh. Điểm nối B cao hơn 20mm so với vạch chia độ trên cùng. - Bộ phận đốt nóng có thể điều chỉnh được nhiệt độ. - Giá đỡ thẳng đứng với vòng đỡ nằm ngang có gắn vật liệu cách điện. Cho một thể tích dung môi cất theo quy định vào bình cất, thêm vài mảnh đá bọt và lắp bộ ngưng cất vào. Thêm nước qua phễu N tới mức B. Mở khóa K’, dùng pipet cho vào một lượng xylen theo quy định (tựa đầu pipet vào phía cuối của nhánh K). Đóng khóa K’ sao cho lỗ thông trùng khớp. Đun bình cho đến sôi, sau đó nếu không có chỉ dẫn gì khác thì điều chỉnh tốc độ cất sao cho cất được 2ml/min đến 3ml/min. Xác định tốc độ cất như sau: Mở vòi 3 nhánh M để hạ mức dịch cất trong ống đến vạch (a) của bầu (J), khóa vòi M lại và xác định thời gian cần thiết để cất được đến vạch (b). Mở vòi M và tiếp tục cất, điều chỉnh nhiệt độ đun để có tốc độ cất theo quy định. Cất trong 30 phút. Ngừng cất, đọc thể tích xylen trong ống hứng chia độ khi nhiệt độ ống hứng trở về nhiệt độ phòng. Cho vào bình cất một lượng mẫu theo quy định và tiếp tục cất với thời gian và tốc độ cất như quy định của chuyên luận riêng. Ngừng cất, đọc thể tích hỗn hợp tinh dầu và xylen trong ống hứng chia độ khi nhiệt độ ống hứng trở về nhiệt độ phòng. Thể tích đọc được lần này trừ đi thể tích xylen sẽ cho thể tích tinh dầu trong lượng mẫu định lượng. Tính toán kết quả thu được biểu thị theo ml trong một kg mẫu thử. 14 H2. Bộ phận hứng tinh dầu nặng hơn nước H1. Bộ phận hứng tinh dầu nhẹ hơn nước 15 Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến (dựa trên cơ sở dụng cụ theo quy định của DĐVN I, 1971) Bộ dụng cụ với ống hứng trong bình cầu: A. Bình cầu đựng dược liệu B. Ống nối C. Sinh hàn H1. Bộ phận hứng tinh dầu nhẹ hơn nước H2. Bộ phận hứng tinh dầu nặng hơn nước Để tiện cho việc lắp ráp, bộ dụng cụ trên được gia công thêm một ống nối để nối bình cầu với sinh hàn. Trong ống nối có 3 mấu thủy tinh để giữ bình hứng (hình 3.3.1.3). Để tiện lợi hơn phục vụ học tập phần kiểm nghiệm tinh dầu, TS. Nguyễn Thị Tâm (1985) đã nghiên cứu cải tiến bộ cất tinh dầu trên cơ sở: phần hứng chia độ được đặt trong một ống nối có hai đầu cổ mài, phần trên có các gai để treo ống hứng, ở phần miệng ống hứng có gờ để treo được trên các gai. Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), Nguyên tắc Citral, citronelal khi tác dụng với hydroxylamin hydroclorid tạo thành dẫn chất oxim và giải phóng ra một lượng tương đương acid hydrocloric. Định lượng acid hydrocloric giải phóng bằng dung dịch KOH 0,5N, từ đó tính ra được lượng citral có trong tinh dầu. Tiến hành Cân chính xác khoảng 1g tinh dầu Sả, thêm 10ml alcol 90%, 10ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 0,5N (dùng pipet hút chính xác hoặc buret), 5 giọt methyl da cam. Lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,5N trong alcol đến khi màu chuyển sang vàng bền vững. Song song tiến hành định lượng với mẫu trắng. Tính kết quả: Hàm lượng citral trong tinh dầu được tính theo công thức: C%  (V - V1) M 20G V: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu thử (ml) V1: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml) M: Khối lượng phân tử aldehyd cần định lượng G: lượng tinh dầu đã cân tính bằng gam. 5.Tác dụng và công dụng 16 Ở liều lượng lớn, dầu bạch đàn, giống như rất nhiều các loại tinh dầu gây tử vong do kích thích đường ruột . uống 4-24 ml tinh dầu có thể chết, nhưng cùng một số lượng lại có thể phục hồi [3]. Dấu hiệu của ngộ độc bao gồm đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa tiêu chảy, chóng mặt, suy nhược cơ bắp, cảm giác nghẹt thở, chứng xanh da, mê sảng, co giật, và tử vong. Sả là loại gia vị vừa tạo mùi thơm, vừa kích thích tiêu hóa, chống nôn, sát trùng, khử hôi miệng, tiêu đờm, giảm đau, thông kinh lạc, chữa cảm cúm, trúng hàn, chữa cho trẻ em chứng động kinh Lá sả xua đuổi được ruồi, muỗi, khử hết mùi xú uế. Có thể dùng pha nước uống cho mát, chóng tiêu hóa thức ăn, thông tiểu tiện, chữa cảm sốt (cảm cúm), ngày dùng 15 - 30g củ hoặc lá. Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, lá bưởi, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)... đung sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu quả. Tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Để chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa hay kích thích trung tiện, có thể uống 3-4 giọt tinh dầu sả với nước đun sôi để nguội. Tinh dầu này cũng được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi, tẩy mùi hôi trong hồi sức cấp cứu tích cực ở các bệnh viện và những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại… Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh. Bạn có thể dùng một bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy một chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu. Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày sẽ giúp các bà bầu giảm cảm giác buồn nôn. Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu. Sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng 17 hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp ăn ngon và làm giảm co thắt. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, chỉ cần 3 - 6 giọt tinh dầu nghiền chung với một ít siro thành một hỗn hợp dạng sữa rồi uống sẽ tống được hơi ra ngoài. Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau. Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi. Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày. Tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da. Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g. 6.Mốt số bài thuốc Đông Y 1 - Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian). 2 - Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lả ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền). 3 - Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian). 4 - Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian). 18 5 - Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông. 6 - Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. Lá: Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò: Lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-30 phút, rồi uống làm hai lần trong ngày. Kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. Nên ăn vài khẩu mía trước khi uống thuốc để tránh khé cổ. Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ. Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Rễ: Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em. Dùng phối hợp: Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống. Chữa đau dạ dày - tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm. Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40o vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). Trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml. Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách. Tinh dầu: Chiết được từ lá và rễ sả được dùng uống, mỗi lần 3-6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Ở một số nước châu 19 Âu, nước sả có đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích. Dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Bôi trên da hoặc phun trong nhà, dầu sả là thuốc diệt muỗi, dĩn, bọ chét. Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, sả được dùng để làm thơm thức ăn, nước hãm lá sả để giải khát. Ở Indonesia, rễ sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc; dùng nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng. Hình 10.Tinh dầu sả : Công dụng: Tăng cường chức năng hô hấp, giúp thư giãn và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất