Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan về công ty cầu 11 thăng long...

Tài liệu Tổng quan về công ty cầu 11 thăng long

.DOC
26
108
108

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................1 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………2 1. Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên……………………...3 1.1 Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam…………………………………..3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………........3 1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức……………………………………………......4 1.2 Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên…………………...5 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………....5 1.2.2 Cơ cấu tổ chức………………………………………………….......5 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh Trung Yên trong những năm gần đây....................................................................................8 2.1 Hoạt động huy động vốn.........................................................................8 2.2 Hoạt động tín dụng……………………………………………………13 2.3 Hoạt động khác………………………………………………………..20 2.4 Kết quả kinh doanh tại chi nhánh Trung Yên………………………...23 3. Mục tiêu phấn đấu của chi nhánh Trung Yên đến hết năm 2010………………………………………………………………...24 KẾT LUẬN………………………………………………………………...25 SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 0 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABA APRACA CICA CN EUR GTCG GTGT HĐQT NHNo&PTNT NHNN NHNo NHPTNo SXKD TCKT TCTD USD VNĐ XNK WB WTO Hiệp hội ngân hàng châu Á Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn khu vực châu Á Thái Bình Dương Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp quốc tế Chi nhánh Đồng tiền chung châu Âu Giấy tờ có giá Giá trị gia tăng Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng nhà nước Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng phát triển nông nghiệp Sản xuất kinh doanh Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Đồng đô la Mỹ Đồng Việt Nam Xuất nhập khẩu Ngân hàng thế giới Tổ chức thương mại thế giới SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế luôn có những biến động như hiện nay. Là một sinh viên ngành ngân hàng, em cần phải hiểu rõ các hoạt động của loại hình tổ chức này. Nên khi tham gia thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Trung Yên, ngoài việc đi sâu tìm hiểu đề tài thực tập của mình, em còn có cơ hội thu thập các thông tin, tài liệu về chi nhánh để nâng cao kiến thức, qua đó hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp. Báo cáo tổng hợp của em về chi nhánh Trung Yên gồm 3 phần chính: 1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Trung Yên 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh Trung Yên trong những năm gần đây 3. Mục tiêu phấn đấu của chi nhánh Trung Yên đến hết năm 2010 Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin của em còn nhiều thiếu xót do còn hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm trong công việc vì vậy em mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm 1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Trung Yên 1.1 Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rual Development, viết tắt là AGRIBANK, trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội. Trước năm 1988: Agribank là một bộ phận trong NHNN hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính bao cấp. Ngày 26/3/1988 Agribank được thành lập sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam với tên là NHPTNo Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trên 80% vốn vay của NHPTNo là vốn vay của NHNN. Từ 1988 đến nay, NHPTNo đã qua hai lần đổi tên là vào 14/11/1990 đổi thành NHNo Việt Nam và vào 15/11/1996 đổi thành NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank). Đến cuối năm 2002 Agribank là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc của ngân hàng là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA. Hiện nay, Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến, có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp và có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ và có 8 công ty trực thuộc.Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng và có lượng nhân sự lên đến 35.135 nhân viên. SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm 1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT HĐQT BAN THƯ KÝ HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 1; LOẠI 2 PHÒNG GIAO DỊCH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CHI NHÁNH LOẠI 3 ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC CHI NHÁNH PHÒNG GIAO DỊCH Sơ đồ 1.1.2: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Nguồn: http://www.agribank.com.vn/ SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm 1.2. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Trung Yên 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên NHNo&PTNT chi nhánh Trung Yên ( gọi tắt là chi nhánh Trung Yên ) có trụ sở tại Tầng 1, toà nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, đường Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy- Hà Nội, được thành lập từ năm 2000, là chi nhánh cấp 2 ( trực thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT I sau là chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long). Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh Trung Yên được nâng cấp lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Agribank. Sự ra đời của chi nhánh đã thể hiện quyết tâm của HĐQT Agribank trong chiến lược củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị đánh dấu bước phát triển về lượng và chất của hệ thống Agribank trên địa bàn Hà Nội. Tính đến nay, chi nhánh Trung Yên đã có 4 phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh nhằm đáp ứng các yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Trung Yên Chi nhánh Trung Yên thực hiện điều hành theo chế độ thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ trong bộ máy theo sự phân công uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản của ban giám đốc. Chi nhánh có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc với nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt hoạt động của chi nhánh theo sự phân công SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm của giám đốc và theo quy định chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được giao. Mỗi phòng nghiệp vụ ở chi nhánh Trung Yên do một trưởng phòng điều hành và có phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Các phòng nghiệp vụ: - Phòng Kế hoạch, Kinh doanh: có 14 người với nhiệm vụ: trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, quản lý các hệ số an toàn theo quy định; tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch và lập các báo cáo định kỳ; Tham mưu đề xuất với giám đốc các chiến lược về khách hàng, phân tích kinh tế theo ngành nghề để lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn, thẩm định và đề xuất cho vay theo thẩm quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên, tiếp nhận các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước, thực hiện các mô hình thí điểm về tín dụng, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của khách hàng …nhiệm vụ chính là cho vay và quản lý cho vay để đem lại kết quả kinh doanh có lãi. - Phòng Kế toán và Ngân quỹ có 19 người với nhiệm vụ: trực tiếp hách toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của chi nhánh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính; quản lý và sử dụng tiền và thực hiện tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, quyết toán và các báo cáo theo quy định; quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối liên quan đến nghiệp vụ thẻ,… - Phòng Hành chính và Nhân sự có 9 người với nhiệm vụ: xây dựng các chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự làm việc cho chi nhánh, phân tích đánh giá các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của chi nhánh và các nhiệm vụ khác … - Phòng Kiểm tra, kiểm soát Nội bộ có 4 người với nhiệm vụ: giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước và NHNN về hoạt động kinh doanh và SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm hoạt động ngân hàng như: việc chấp hành các chính sách chế độ kinh doanh, các quy định về an toàn; bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định,… - Phòng Dịch vụ và Marketing có 7 người với nhiệm vụ: trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng, đề xuất tham mưu với giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch tiếp thị, tuyên truyền quảng bá về các dịch vụ của chi nhánh… - Phòng Điện toán có 2 người với nhiệm vụ: tổng hợp và thống kê ,lưu trữ số liệu liên quan đến chi nhánh, làm dịch vụ tin học, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê,hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác của chi nhánh … Các Phòng giao dịch trực thuộc: có nhiệm vụ: cung ứng các dịch vụ do chi nhánh Trung Yên giao; cho vay; phát hành, chiết khấu giấy tờ có giá do chi nhánh ủy quyền phát hành; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị của chi nhánh; tổng hợp báo cáo thống kê theo quy định của giám đốc chi nhánh;…với số nhân sự ở mỗi phòng giao dịch như sau: + Phòng giao dịch Nguyễn Tuân: 7 người + Phòng giao dịch Số 1: 10 người + Phòng giao dịch Số 2: 6 người + Phòng giao dịch Số 3: 6 người SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được bố trí theo sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH, KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG DỊCH VỤ VÀ MARKETING PHÒNG ĐIỆN TOÁN Sơ đồ 1.2.2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Trung Yên Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự - Chi nhánh Trung Yên 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh Trung Yên trong những năm gần đây 2.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng,chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng; nó quyết định đến hoạt SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm động, khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Trung Yên huy động vốn từ các nguồn : vốn điều chuyển từ hội sở, vốn vay các tổ chức tín dụng khác, vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. Trong đó vốn huy động từ phía khách hàng là nguồn lớn nhất, bảng sau thể hiện tình hình huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của chi nhánh Trung Yên. SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 9 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Bảng 2.1a: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Trung Yên Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2008 Chỉ tiêu Nguồn vốn huy động Số tiền 1.635 Năm 2009 Đến 30/6/2010 100 3.113 100 Tốc độ tăng trưởng 90,4 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2.838 100 Tốc độ tăng trưởng 82,33 1. Phân theo đối tượng - Tiền gửi của dân cư 247 15,11 331 10,63 34,01 278 9,8 - Tiền gửi của các TCKT 1388 84,89 2.749 88,31 78,6 2.535 89,32 84,43 33 1,06 25 0,88 51,52 77,51 - Nhận tiền gửi, tiền vay của các TCTD 2. Phân theo loại tiền 67,98 - VNĐ 1.552 94,92 3.015 96,85 94,27 2.676 94,29 - USD, EUR (quy đổi) 83 5,08 98 3,15 18,07 162 5,71 230,61 - Không kỳ hạn 1.095 66,97 2.158 69,32 97,08 1.876 66,1 73,86 - Có kỳ hạn 540 33,03 955 30,68 76,85 962 33,9 101,47 3. Phân theo kỳ hạn Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CN Trung Yên 2008-2010 SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 10 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2009 là 90,4%, đây được xem là kết quả đáng khích lệ do tình hình kinh tế năm 2009 có nhiều biến động. Để xem xét việc tăng của nguồn vốn huy động là chủ yếu tăng ở nguồn huy động nào ta cần đi sâu vào xem xét. Nếu xét nguồn vốn huy động theo đối tượng thì việc tăng của nguồn vốn là do tăng ở cả 3 loại: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và nhận tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng. Trong đó, tiền gửi của các TCKT là tăng trưởng nhanh nhất, tăng 78,6% vào năm 2009 và 84,43% vào năm 2010. Trong cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng thì cả 3 năm, tiền gửi của các TCKT luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi nhánh cũng chú trọng trong công tác huy động lượng tiền gửi này vì ít biến động hơn lượng tiền trong dân cư. Mặt khác, do chính sách thuế GTGT có hiệu lực vào năm 2009 thì mọi giao dịch, thanh toán vượt qua 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào nên cũng đặt ra yêu cầu cho các TCKT phải mở tài khoản tại ngân hàng, từ đó cũng góp phần tạo cơ hội cho chi nhánh trong việc huy động lượng tiền từ các đối tượng này. Mặc dù, nền kinh tế năm 2009 gặp nhiều khó khăn: giá cả tăng nhanh, người dân phải cắt giảm tiêu dùng; ngoài ra, giá vàng tăng cao đột biến khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà đổ xô đi mua vàng nhưng vốn huy động của chi nhánh qua các năm vẫn tăng nhanh, đảm bảo nguồn cung ứng cho vay. Để đạt được kết quả này, chi nhánh dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn như: tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời hạn gửi, tiết kiệm học đường – cho ngày mai tươi sáng,… hay các chương trình ưu đãi như: quay số mở thưởng, cùng Agribank mừng xuân,… để thu hút khách hàng. Còn nếu xét nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ thì huy động bằng VNĐ vẫn là chủ yếu. Tuy tốc độ tăng trưởng của năm 2010 có chậm hơn so với năm 2009 nhưng vẫn cao và vốn huy động từ VNĐ luôn chiếm trên 90% vốn huy động qua các năm. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn ngoại tệ rất khó khăn, nhất là đồng USD, nhưng chi SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 11 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm nhánh đã cố gắng gia tăng nguồn ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng nguồn ngoại tệ huy động được của năm 2009 đạt 18,07%; đến năm 2010, tốc độ tăng rất nhanh, tăng đến 230,61%. Trong nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chủ yếu là USD và EUR. Vốn huy động không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm. So với năm 2008, thì năm 2009, vốn huy động không kỳ hạn tăng nhanh hơn vốn huy động có kỳ hạn (vốn huy động không kỳ hạn tăng 97,08%, còn vốn có kỳ hạn tăng 76,85%) và tỷ trọng của loại vốn huy động này cũng gia tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này: một phần vẫn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; ngoài ra, còn do lạm phát tăng cao khiến người dân có tâm lý lo ngại, đa phần chuyển sang gửi tiền không kỳ hạn cho an toàn. Tuy nhiên, điều này lại làm chi nhánh không chủ động được trong công tác tín dụng vì lượng tiền huy động đa phần là không kỳ hạn mà chi nhánh lại sử dụng chủ yếu nguồn vốn huy động để cho vay theo các kỳ hạn khác nhau. Đến 30/6/2010, tốc độ tăng trưởng vốn huy động có kỳ hạn là 101,47%, tăng nhanh hơn vốn huy động không kỳ hạn. Đây là điều thuận lợi để cho chi nhánh hoàn thành kế hoạch của cả năm 2010. Ngoài ra, chi nhánh còn huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá, kết quả huy động được thể hiển ở bảng sau: Bảng 2.1b : Nguồn vốn huy động qua phát hành giầy tờ có giá Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm 2008 Năm 2009 Phát hành GTCG Số Tỷ tiền trọng 1.215 100 11.842 Tỷ trọng 100 - Kỳ phiếu ngắn hạn 915 75,31 11.542 - Trái phiếu ngắn hạn 300 24,69 300 Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 10.627 875,65 94,47 10.627 1161 5,53 0 0 Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm CN Trung Yên 2008,2009 Huy động qua giấy tờ có giá, chi nhánh chủ yếu tập trung vào kỳ phiếu ngắn hạn.Năm 2009, tốc độ tăng trưởng từ huy động vốn qua kỳ phiếu ngắn SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 12 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm hạn tăng tới 1161% so với năm 2008; trong khi huy động từ trái phiếu ngắn hạn lại không tăng trưởng, cả 2 năm 2008, 2009 đều huy động được 300 triệu đồng. Phát hành giấy tờ có giá đã góp phần làm tăng lượng vốn huy động phục vụ công tác cho vay tại chi nhánh 2.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng chính là cho vay. Sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã mang về nguồn lợi nhuận cho ngân hàng. Huy động nhiều thì cho vay cũng nhiều, nhưng nếu không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến rủi ro, mất khả năng thanh toán; còn nếu cho vay ít sẽ gây hiện tượng ứ đọng vốn. Do vậy chỉ cần có sai sót nhỏ trong quá trình sử dụng vốn có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí thể gây ra sự phá sản cho ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chi nhánh Trung Yên luôn chú trọng công tác sử dụng vốn, trong năm chi nhánh cũng thực hiện hàng loạt các biện pháp theo chỉ thị của NHNo&PTNT Việt Nam để nâng cao chất lượng tín dụng nên qua các năm 2008, 2009, và 6 tháng đầu năm 2010 chi nhánh đã đạt được kết quả sau: SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 13 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Bảng 2.2a: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Trung Yên Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2008 Chỉ tiêu 1. Tổng dư nợ Đến 30/6/2010 Năm 2009 Số Tỷ tiền trọng Số Tỷ tiền trọng 412 100 611 100 Tốc độ tăng trưởng 48,3 69,42 457 74,8 59,79 1.1 Phân theo thời hạn - Nợ ngắn hạn 286 Số Tỷ tiền trọng 699 100 583 83,4 1 - Nợ trung hạn 42 10,19 61 9,98 45,24 - Nợ dài hạn 84 20,39 93 15,22 10,71 27 3,86 97,33 592 96,89 46,88 674 96,42 - USD, EUR (quy 11 đổi) 1.3 Phân theo đối tượng - Doanh nghiệp 330 2,67 19 3,11 72,73 25 3,58 80,1 446 73 35,15 - Cá nhân 19,9 165 27 101,22 28,88 115 18,82 -3,36 71,12 496 81,18 69,28 1.2 Phân theo loại tiền - VNĐ 401 82 1.4 Phân theo mục đích - Cho vay tiêu 119 dùng - Cho vay SXKD 293 89 12,73 Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm CN Trung Yên 2008,2009, 2010 Tổng dư nợ qua các năm của chi nhánh không ngừng tăng lên. Năm 2009, tổng dư nợ tăng 48,3% so với năm 2008. Đến năm 2010, chỉ với 6 tháng đầu năm tổng dư nợ đã cao hơn của cả năm 2009 là 14,14%. Kết quả SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 14 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm này đạt được là do nền kinh tế năm 2010 dần được khôi phục từ cuộc khủng hoảng năm 2008 và suy thoái năm 2009. Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy: dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, các khoản mục này qua các năm đều tăng lên trong đó dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh nhất (tăng 59,79% vào năm 2009), dư nợ dài hạn tăng trưởng chậm nhất (tăng 10,71% vào năm 2009). Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian ngắn (dưới 12 tháng ) tạo điều kiện cho ngân hàng dễ thu hồi vốn, mặt khác khi nền kinh tế có nhiều biến động và các ngân hàng vào thời điểm đó lại bị giới hạn bởi lãi suất cho vay tối đa (không được vượt quá 150 lãi suất cơ bản) nên tình hình cho vay trung và dài hạn còn e dè, vẫn chủ yếu tập trung ở những khách hàng quen thuộc và những dự án đem lại hiệu quả cao. Một trong số đó là công ty TNHH đầu tư và phát triển Xuân Thái (100 tỷ đồng), công ty TNHH thiết bị giáo dục Thắng Lợi (40 tỷ đồng), công ty TNHH công nghiệp và xây dựng ngọc Khánh (46 tỷ đồng). Qua các năm, dư nợ ngoại tệ trong tổng dư nợ có tỷ trọng ngày càng tăng, và còn tăng trưởng mạnh hơn so với dư nợ nôi tệ (dư nợ ngoại tệ tăng 72,73% vào năm 2009, trong khi nội tệ tăng 46,88%) . Lý do là nhiều khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ để thuận tiện cho việc chi tiêu, kinh doanh của mình. Năm 2009, trung bình dư nợ nội tệ mỗi tháng đạt 49,33 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010, chỉ tiêu này là 112,3 tỷ, tức là tăng 127,7%. Dư nợ ngoại tệ còn tăng với tốc độ nhanh hơn, tăng tới 163,16%. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của người đi vay ngày càng gia tăng. Số lượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là cá nhân nhưng qua các năm số lượng khách hàng doanh nghiệp vẫn gia tăng. Bảng 2.2b: Số lượng khách hàng doanh nghiệp của CN Trung Yên: Chỉ tiêu Số lượng khách hàng doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng Năm 2008 Năm 2009 Đến 30/6/2010 40 47 51 17,5% 117,02% SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 15 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Nguồn: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2009, 2010 của CN Trung Yên Số lượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng với tốc độ cao hơn năm trước rất nhiều. Một phần là do số doanh nghiệp vay trung và dài hạn từ năm trước vẫn được tính vào năm tiếp theo, một phần là do các chính sách để thu hút các doanh nghiệp cần vốn của chi nhánh. Nhìn vào bảng 2.2a ta thấy: dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nhưng dư nợ cho vay cá nhân lại tăng trưởng nhanh hơn (tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân năm 2009 là 101,22%, còn dư nợ cho vay doanh nghiệp là 33,15%). Cho vay đối với khách hàng cá nhân thì việc thu hồi vốn tuy không tập trung nhưng lại dễ dàng hơn so với khách hàng doanh nghiệp, vì vậy mà năm 2009, dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh lại tăng nhanh đến như vậy. Đến hết năm 2009, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng nhanh (tăng 69,28%) trong khi đó dư nợ cho vay tiêu dùng lại giảm 3,36%. Nguyên nhân là do năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn, giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao, hơn nữa lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng, đã buộc người dân giảm chi tiêu nên dư nợ cho vay tiêu dùng giảm. Mặt khác, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong năm 2009 Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điển hình là cho vay hỗ trợ lãi suất. Khi đó lãi suất cho vay là vào 4 đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đi vay, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận vì vậy thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn. Điều này đã nâng cao dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh qua 2 năm 2008 và 2009 cũng đã được một số kết quả sau: SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 16 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Bảng 2.2c: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Trung Yên Đơn vị: triệu đồng, % Năm 2008 Đến 30/6/2010 Năm 2009 Chỉ tiêu 100 15.835 100 Tốc độ tăng trưởng 85,7 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 8.508 99,78 10.707 67,62 25,85 4.612 24,77 -13,85 - Bảo lãnh dự thầu 0,22 333 2,1 1652,63 420 2,26 152,25 - Bảo lãnh hoàn tạm ứng 4.106 25,93 8.771 47,1 327,23 - Bảo lãnh thanh toán 110 0,69 1.583 8,5 2778,2 - Bảo lãnh bảo hành 579 3,66 3.236 17,37 1017,79 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số dư bảo lãnh 8.527 19 Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng doanh nghiệp năm 2008,2009 SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 17 18.622 Tỷ trọng 100 Tốc độ tăng trưởng 135,2 Số tiền Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Trong 2 năm 2008, 2009 hoạt động bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng: năm 2008 tỷ trọng của loại bảo lãnh này trong tổng số dư bảo lãnh là 97,78%, năm 2009 tỷ trọng giảm còn 67,62%. Ngoài ra, năm 2009, chi nhánh còn thu được 1 khoản tiền không lớn từ hoạt động bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành nhưng đến năm 2010 thì khoản tiền thu về từ các loại bảo lãnh này là rất lớn. Đặc biệt hoạt động bảo lãnh hoàn tạm ứng, năm 2009 tỷ trọng chỉ chiếm 25,93% nhưng năm 2010 lại chiếm chủ yếu trong tổng số dư bảo lãnh (chiếm 47,1%). So với năm 2009, số dư hầu hết các loại bảo lãnh đều tăng, duy chỉ có bảo lãnh thực hiện hợp đồng là giảm 13,85%. Năm 2010, nhiều loại bảo lãnh có tốc độ tăng rất nhanh so như bảo lãnh thanh toán tăng tới 2778,2%, bảo lãnh bảo hành tăng 1017,79%. Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đang dần được mở rộng và thu hút được nhiều khách hàng. Cho vay đồng nghĩa với việc chi nhánh phải đối mặt với vấn đề rủi ro tín dụng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện điều đó: Bảng 2.2d: Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Trung Yên Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Đến 30/6/2010 Tốc độ tăng trưởng -12,9 4942,8 Số tiền Tốc độ tăng trưởng 68,81 Trích lập dự phòng 19.234 16.740 15.638 Thu hồi nợ xấu 290 14.624 Tỷ lệ nợ xấu 3,3 1,94 3,5 Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 Tỷ lệ tỷ nợ xấu năm 2008 là 3,3%; theo kế hoạch đến năm 2009 giảm tỷ lệ này xuống còn 3% nhưng thực tế chi nhánh đã giảm chỉ còn 1,94%. Nợ xấu của năm 2009 chủ yếu rơi vào doanh nghiệp nhà nước mà cụ thể là Công ty Cổ phần vận tải biển Vinashin. Đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ vận tải biển không có nguồn hàng vận chuyển, dẫn đến không có việc làm, không có nguồn thu nhập, làm cho khả năng thanh toán kém, từ đó phát sinh nợ xấu. Đến 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nợ xấu SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 18 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Lê Thanh Tâm lại tăng tới 3,5%. Tỷ lệ này tăng là do Vinashin, một khách hàng lớn của chi nhánh chưa hoàn trả được nợ. Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu nếu trừ Vinashin thì chỉ có 1,96%. Ngoài ra, còn do công tác quản lý của chi nhánh chưa được hoàn thiện, do khách hàng gặp rủi ro trong công việc làm ăn nên không thể chi trả nợ đúng như kế hoạch, từ đó dẫn tới tỷ lệ nợ xấu gia tăng. So với năm 2008, thì năm 2009: trích lập dự phòng rủi ro giảm 12,9%, thu hồi nợ xấu tăng tới 4942,8%, vượt cả kế hoạch đề ra là 46,24%. Năm 2009, trung bình mỗi tháng trích lập dự phòng là 1395 triệu đồng; năm 2010 là 2606 triệu, tăng 86,81%. Do 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, khiến chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Hoạt động tín dụng của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn do: chi nhánh mới được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 lên thành chi nhánh cấp 1 không lâu nên còn thiếu thốn nhiều cả về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Mà cụ thể như sau: - Cán bộ tín dụng tại chi nhánh Trung Yên phần lớn là trẻ chưa có kinh nghiệm. Cán bộ mới từ nơi khác chuyển về chưa am hiểu thị trường Hà Nội. Cán bộ mới, trẻ nên thực hiện dự án WB chưa có kinh nghiệm trong thẩm định cho vay cũng như kiểm, nhận biết tiền, khó khăn trong xử lý nghiệp vụ. - Mối quan hệ với cấp ủy chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị đoàn thể có liên quan trong việc cho vay thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chưa được thực sự quan tâm, việc chỉ đạo chưa sát sao. Việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được đồng bộ nên rất hạn chế trong việc phát mại tài sản để thu nợ. Mặt khác, do ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm nên còn có các con nợ chây ỳ dẫn đến việc thu hồi nợ quá hạn đã xử lý có kết quả chưa cao. Để hạn chế những khó khăn trên, chi nhánh cố gắng duy trì có bài bản việc đầu tư tín dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ, việc xem xét thẩm định và quyết định cho vay phải gắn liền với quyền tự chủ, tự quyết định, tính độc lập với vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân của từng cán bộ tín dụng. SV: Phạm Thị Dung Lớp: Ngân hàng 49A 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan