Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan lý thuyết về hiệu ứng nhà kính...

Tài liệu Tổng quan lý thuyết về hiệu ứng nhà kính

.DOC
10
728
99

Mô tả:

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH I.KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Nguyên lý hiệu ứng nhà kính Khi Mặt Trời xuyên qua kính, thì các tia có bước sóng λ lớn hơn 0,7µm bị ngăn không cho qua. Các tia sáng có bước sóng ngắn hơn 0,7µm thì sẽ qua được kính. Khi đi qua lớp kính, sẽ xảy ta tương tác của các photon lên vật chất làm phát xạ các tia nhiệt thứ cấp có bước sóng dài tia hồng ngoại (lớn hơn 0,7µm) , nên không thể đi ra khỏi nhà kính và kết quả là những bức xạ nhiệt này làm cho không gian bên trong nhà kính nóng lên. 2. Hiệu ứng nhà kính - Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học , nhà vật lý người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính và làm cho toàn bộ không gian bên trong nóng dần lên. - Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: các khí nhà kính chứa trong bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất, lúc này dựa theo nguyên lý hiệu ứng nhà kính, thì khi bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất sẽ bị các khí nhà kính giữ lại, kết quả là làm cho toàn bộ khí quyển nóng dần lên và theo đó Trái Đất cũng nóng dần lên. - Từ đó, ta định nghĩa, hiệu ứng nhà kính: "Hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên, được gọi là hiệu ứng nhà kính" 3. Khí nhà kính - Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. - Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC - Thành phần của các khí nhà kính trong khí quyển Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen (N2), 21% là Oxygen (O2), 1% còn lại là các khí khác mà chủ yếu là các Khí nhà kính như Carbon dioxide (CO2), hơi nước, Nitrious Oxide (N2O), Methane (CH4), Ozone (O3). Khí nhà kính trong 1% Khí quyển có thành phần như sau: + CO2: 56% + CFC: 13% + CH4: 18% + O3: 7% + N2O: 6% 4. Các loại hiệu ứng nhà kính a) Hiệu ứng nhà kính khí quyển Là hiệu ứng nhà kính tự nhiên, có tác động tích cực đến Trái Đất cụ thể nhờ có hiệu ứng nhà kính khí quyển mà nhiệt độ Trái Đất được sưởi nóng lên 380C, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nếu không có hiệu ứng nhà kính khí quyển, nhiệt độ trung bình trên Trái Đấ sẽ là 150C. b) Hiệu ứng nhà kính nhân loại Là hiệu ứng nhà kính do những hoạt động của con người gây nên, cụ thể là từ chính những hoạt động thường ngày như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu…dẫn đến hàm lượng các khí nhà kính tăng lên, từ đó, khí quyển ấm lên dần gâynên những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ sự sống trên Trái Đất. II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Trước hết, phải khẳng định rằng, chính những hoạt động hằng ngày của chúng ta là nguyên nhân chính làm cho trái đất nóng lên, hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí CO2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO2 càng ngày đầy. Đồng thời, từ những hoạt động đó, hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển được tăng lên. 1.Hơi nước Hơi nước chiếm thành phần chủ yếu và rất quan trọng trong các khí nhà kính. - Ở một hàm lượng thích hợp, tức là khi mà hàm lượng các khí nhà kính cân bằng với tự nhiên, hơi nước sẽ góp phần cân bằng nhiệt độ cho Trái Đất bằng việc phản xạ ánh mặt trời (một ảnh hưởng có lợi), và việc bắt giữ tia cực tím(ảnh hưởng nhiệt). - Khi lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng, nhiệt độ tăng, các yếu tố khí hậu sẽ thay đổi theo, bao gồm cả lượng hơi nước trong khí quyển. Trong khi đó, hoạt động của con người lại không thêm trực tiếp một lượng hơi nước đáng kể vào khí quyển. Lúc mà hơi nước tự do là một khí nhà kính, sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng lên khi hơi nước tăng. 2. Khí CO2 (carbon dioxit) - Là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. - Do quá trình hô hấp của con người, động thực vật tạo ra. - Do hoạt động của núi lửa, cháy rừng, các nhà máy, các khu công nghiệp. - Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trái đất tăng lên khoảng 300C. 3. Khí CFC (CFC – cloro floro carbon) - Là chất hóa học gây suy giảm tầng ozon. - Là loại khí nhân tạo được tạo ra trong quá trình làm lạnh. - Là loại khí thứ hai gây ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu ứng nhà kính. 4. Khí CH4 (metan) - Là thành phần chính của khí tự nhiên khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. - Được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. -Mêtan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 kgmêtan, mỗi năm làm ấm Trái Đấtgấp 23 lần 1 kg CO2 5. Khí O3 (ozon) - Là chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhễm chung - Nó được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện (trong các tia chớp), tia cực tím. 6. Khí NO, N2O, NO2 - Được tạọ ra từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và việc đốt các nhiên liệu hóa thạch - Mỗi phân tử bặt giữ lượng nhiệt gấp 270 lần so với CO2 III. THỰC TRẠNG Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ carbon dioxit cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt. Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,50C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,50C, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều. - Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ lại. Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng 20-30% lượng băng trên biển Trong vòng 100 năm qua, mực nước biển trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ 1-2mm mỗi năm. Kể từ năm 1992, tỷ lệ này khoảng 3mm/năm. Mực nước biển tăng, cư dân sống ở các đảo thấp và các thành phố ven biển đối mặt với tình trạng ngập lụt Cháy rừng thường xuyên diễn ra hơn, với quy mô trên diện rộng làm mất rất nhiều diện tích bao phủ trên bề mặt Trái Đất. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục. Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết: - Kể từ sau năm 1750 , hàm lượng khí CO2 đã tăng 38%, chủ yếu là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai. - Nồng độ khí CO2 trong không khí hiện nay là 380ppm, trong khi đó mức chuẩn là 350ppm. - Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, dẫn đến lượng khí NO, NO2 ngày càng gia tăng - Về khí metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải IV. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Tác động tích cực - Nếu không có hiệu ứng nhà kính, thì nhiệt độ trên Trái Đất sẽ chỉ là 150C – một nhiệt độ mà không phải bất kì sinh vật nào trên hành tinh này cũng có thể thích nghi được, nhưng nhờ có hiệu ứng nhà kính, mà nhiệt độ trên Trái Đất được nâng lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật phát triển. - Hiệu ứng nhà kính cũng được các nhà khoa học sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng, bằng cách đặt các hộp thu phẳng trong các nhà kính, để hấp thu nhiệt lượng trong đó, nhiệt độ có thể đạt được trên 1500C, ứng dụng để đun nước, thiết bị sấy, bếp Mặt Trời... - Người ta thường trồng các loại hoa, rau quả trong các nhà kính, để nhờ hơi ấm trong đó mà cây cối cho thể nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc 2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, thì hiệu ứng nhà kính, hay nói chính xác hơn là những hoạt động làm tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển lên, đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, mà cụ thể là làm cho Trái Đất nóng dần lên kéo theo những hệ quả khôn lường như: - Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên Tăng lượng mây bao phủ quanh trái đất Tăng nhiệt độ của đại dương - Băng ở hai cực tan ra và mực nước biển dâng cao làm cho nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. - Làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất, làm biến đổi nhịp sinh học. - Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc,các đới khí hậu có xu hướng thay đổi - Nhiều vùng đất bị sa mạc hóa - Hạn hán kéo dài, cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn. - Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, sức khỏe con người suy giảm Từ đó, cho ta thấy rằng, hiệu ứng nhà kính nhân loại làm cho khí hậu nóng dần lên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hoạt động sống của toàn nhân loại chúng ta V. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ CÁC KHÍ NHÀ KÍNH Ta thấy rằng vấn đề biến đổi khí hậu do sự nóng lên của Trái Đất, là một vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự sống của toàn thể các sinh vật trên Trái Đất và trong đó có nhân loại chúng ta, để sự sống không đứng trước nguy cơ bị hủy diệt, thì cần có những biện pháp bảo vệ môi trường sống, và một trong nhưng biện pháp đó là cắt giảm lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Nội dung của hiệp ước này là việc cắt giảm khí nhà kính.Nhiều nước đã có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.Trong ngành điện lạnh, không sử dụng CFC làm chất sinh hàn Con người cần phải sử dụng năng lượng một cách hợp lý, để nhằm giảm lượng khí CO2 sinh ra. Chúng ta cũng có thể giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, bằng biện pháp tái sử dụng lại, những gì còn có thể sử dụng được Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Ngoài việc đốc thúc các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp thiết thực làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để cứu trái đất. Cho dù rất khó khả thi nhưng ít nhiều cũng mở ra được một cách nhìn mới đó là: - Các nhà khoa học Anh, sử dụng kĩ thuật “chôn CO2 dưới đáy biển”: hóa lỏng CO2 rồi thông qua đường dẫn dầu (không còn sử dụng) bơm CO2 về mỏ dầu, ước tính thời gian lưu trữ có thể lên đến 1 vạn năm. - Các nhà khoa học đưa ra ý tưởng sử dụng “màng che bầu trời”một màng chắn nhằm ngăn chặn triệt để bức xạ ánh sáng mặt trời, làm giảm nhiệt độ cho trái đất. Song kế hoạch này vẫn nằm trong giai đoạn giả tưởng, vì chi phí quá cao và với điều kiện kỹ thuật hiện nay thì trong tương lai gần khó có thể thực hiện được.... Những ảnh hưởng tiêu cực đó đang dống lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn thể nhân loại chúng ta. Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường hơn, từ chính những hoạt động thường ngày của chúng ta như tiết kiệm điện, tiết kiết nước sạch, hạn chế tối đa thải những chất độc hại ra môi trường, sử dụng những nguồn nhiên liệu sạch như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió… hãy làm tất cả để bảo vệ sự sống trên hành tinh thân yêu này! ---------------------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan