Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔNG QUAN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM...

Tài liệu TỔNG QUAN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

.PDF
82
353
103

Mô tả:

ĐỀ TÀI TỔNG QUAN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG SVTH Lớp STT Nguyễn Thị Bích Hà NH10 15 Phan Thùy Uyên NH10 46 Hoàng Thị Dung NH10 13 Nguyễn Thị Mỹ Hằng NH10 16 Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2012 2 MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................... 5 1.1 Khái quát chung về xếp hạng tín dụng .................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng ............................................................................ 5 1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng:.......................................................................... 5 1.1.2.1 Đối với các TCTD ........................................................................................ 6 1.1.2.2 Đối với các đối tượng khác .......................................................................... 6 1.1.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. ............................................... 7 1.1.4 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ..................................................... 7 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD Doanh nghiệp.......................................... 8 1.1.5.1 Các nhân tố vĩ mô ........................................................................................ 8 1.1.5.2 Các nhân tố vi mô ........................................................................................ 9 1.1.6 Mối quan hệ giữa XHTD DN và công tác phân loại nợ ................................ 10 1.1.7 Mô hình XHTD DN của Edward I. Altman ................................................... 10 1.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số tổ chức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................................................................... 17 1.2.1 Xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng quốc tế. ................................... 17 1.2.1.1 Xếp hạng doanh nghiệp của S&P .............................................................. 17 1.2.1.2 Xếp hạng doanh nghiệp của Fitch .............................................................. 20 1.2.1.3 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s......................................................... 22 1.2.2 XHTD DN của trung tâm tín dụng CIC ........................................................ 24 1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho XHTD DN cho hệ thống NHTM Việt Nam. ......... 26 1.2.3.1 Các NHTM xây dựng hệ thống XHTN của riêng mình. ............................... 26 1.2.3.2 Cần thiết phải xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. ..................... 26 1.2.3.3 Xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay ................................................................................................................................... 26 Kết luận Chương I ....................................................................................................... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM................................................................................ 27 2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM ...................................... 27 2.1.1 Tăng trưởng tín dụng ...................................................................................... 27 3 2.1.2 Chất lượng tín dụng ......................................................................................... 28 2.1.3 Rủi ro tín dụng ................................................................................................ 35 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................... 35 2.1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. .................................................. 36 2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại một số NHTM ......................... 43 2.2.1 Tổng quan chung xếp hạng tín dụng doanh nghiêp của hệ thống NHTM. ... 43 2.2.2 Xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp tại BIDV .................................................... 44 2.2.2.1 Nội dung xếp hạng....................................................................................... 44 2.2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng ........................................................... 46 2.3 Đánh giá kêt quả xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM. ......................................... 68 2.3.1. Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM.................................... 68 2.3.1.1 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank ....................................... 69 2.3.1.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank. ............................................ 70 2.3.1.3 Xếp hạng tín dụng tại BIDV......................................................................... 70 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân. ................................................................................ 72 2.3.2.1 Tồn tại ......................................................................................................... 72 2.3.2.2 Nguyên nhân ............................................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 74 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CHO HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ...................................................................... 75 3.1 Giải pháp hoàn thiện XHTD tại các NHTM......................................................... 75 3.1.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự ......................................................... 75 3.1.2 Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng ................................................. 75 3.1.3 Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ ................. 76 3.1.4 Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng ...... 76 3.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 76 3.2.1 Đối với NHNN .................................................................................................. 76 3.2.1.2 Xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.............................................. 77 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC.......................................... 77 3.2.1.4 Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển. ................. 78 3.2.1.5 Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác. ....................................................................................................... 79 4 3.2.2. Đối với NHTM ................................................................................................ 80 3.2.2.1 Nâng cao nhận thức về xếp hạng tín dụng .................................................. 80 3.2.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin riêng của các NHTM ...................................... 80 3.2.2.3 Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo cán bộ ........................................... 80 3.2.2.4 Đẩy mạnh thực thi xếp hạng tín dụng trong họat đông tín dụng.................. 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 82 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về xếp hạng tín dụng 1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng “Xếp hạng tín dụng” được dịch ra từ thuật ngữ “Credit Rating”. Ngoài ra, tại Việt Nam, vẫn được sử dụng nhiều nghĩa khác như “xếp hạng tín nhiệm”, “xếp loại tín dụng”, và “phân loại tín dụng”. Trong đó, sát nghĩa nhất và theo thói quen của thị trường là hai từ “phân loại tín dụng” và “xếp hạng tín dụng” (phân loại có thứ bậc), nên thuật ngữ “xếp hạng tín dụng” được dùng xuyên suốt bài này. Mỗi tổ chức tài chính định nghĩa “xếp hạng tín dụng” khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi đều bao hàm ý kiến đánh giá chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của chủ thể phát hành.  Theo Standards & Poor’s, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn của một chủ thể phát hành, như một doanh nghiệp, một Chính phủ hoặc một Ủy ban nhân dân. Xếp hạng tín dụng cũng đề cập đến chất lượng tín dụng của một khoản nợ riêng lẻ, như một trái phiếu doanh nghiệp hoặc một trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương đối mà khoản phát hành đó có thể vỡ nợ.  Theo Moody’s, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của một nghĩa vụ nợ riêng lẻ hoặc của chủ thể phát hành dựa trên các kết quả phân tích tín dụng cơ bản và thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa đến C.  Theo Viện nghiên cứu Nomura, xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Như vậy, có thể hiểu: “Xếp hạng tín dụng là các ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi) của một đối tượng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã được xác định trước trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng xếp hạng đó”. 1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng: 6 1.1.2.1 Đối với các TCTD  Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng như là huyết mạch của nền kinh tế với vai trò cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó, tín dụng là một phần quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao,… Nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào từ ngân hàng nhỏ đến những ngân hàng hàng đầu thế giới vì nó là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát được nợ xấu ở một mức độ nhất định đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng.  Chính vì thế xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu nhằm đảm bảo ổn định thanh khoản và thích ứng các tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời XHTD cũng hỗ trợ cho các TCTD phân loại nợ và trích lập rủi ro tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.  Giúp ngân hàng quản lý tốt hơn danh mục tín dụng: giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư thông qua việc giám sát thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng,giúp kiểm soát đươc mức độ tín nhiệm của khách hàng và phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn.  Xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông qua thực hiện chính sách khách hàng như hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giá trị tài sản bảo đảm cần cho khoản vay, lãi suất cho vay. 1.1.2.2 Đối với các đối tượng khác:  Đối với nhà đầu tư: Xếp hạng tín dụng giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể nhận mức lãi suất cao hơn do giảm bớt được trung gian tài chính trong quá trình lưu thông tiền tệ. 7  Đối với doanh nghiệp: XHTD giúp các công ty mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay NH. XHTN cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty, các công ty được xếp hạng cao có thể duy trì được thị trường vốn, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi, nguồn tài trọ linh hoạt hơn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK khii được xếp hạng cao sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn.  Đối với chính phủ và thị trường tài chính: XHTD giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường của CP và NHNN. 1.1.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Hiện nay có hai phương pháp phổ biến trong xếp hạng tín dụng là phương pháp mô hình toán học và phương pháp chuyên gia.  Phương pháp chuyên gia (analyst driven ratings): Một cách tổng quát, các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ phân công một nhà phân tích đứng đầu, kết hợp với một đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng. Các nhà phân tích sẽ t́m kiếm thông tin trong các báo cáo của công ty, thông tin thị trường và cả thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với ban quản trị công ty. Họ sử dụng những thông tin đó để đánh giá t́nh trạng tài chính, hoạt động kinh doanh, chính sách và các chiến lược quản trị rủi ro của toàn công ty, từ đó đưa ra hạng mức tín nhiệm cho công ty.  Mô h́ ình toán học xếp hạng tín dụng (model driven ratings): Một số tổ chức xếp hạng khác hầu như chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng mà họ kết hợp chặt chẽ chúng trong một mô h́ nh toán học. Thông qua mô h́ nh, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ dựa trên chủ yếu là các báo cáo tài chính được công bố kèm theo những điều chỉnh thích hợp. 1.1.4 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Quy trình xếp hạng được các TCTD xây dựng dựa trên chính sách tín dụng và các quy định có liên quan. Tuy nhiên, một quy trình thông thường gồm có 3 bước cơ bản: Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá được thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của đơn vị. Hầu hết các bộ cẩm năng hướng dẫn xếp hạng đều thiết kế theo bảng câu hỏi thu thập thông tin khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ cập nhật 8 thông tin qua quá trình thẩm định, qua các tài liệu khách hàng cung cấp cũng như qua các kênh thông tin đáng tin cậy khác như CIC, internet… Bước 2: Nhập các dữ liệu đầu vào và phân tích bằng mô hình để đưa ra các kết luận về mức xếp hạng. Mô hình này được vài đặt và chạy theo đúng thời gian quy định của NHNN trước khi chính thức được áp dụng. Trong đó, hệ thống sử dụng đồng thời các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính chỉ là định tính nên yêu cầu phải được sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp vói từng loại hình của doanh nghiệp , từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đưa ra kết quả về tổng số điểm đạt được, mức xếp hạng va tình trạng phân loại nợ tương ứng. Kết quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thường không được công bố rộng rãi. Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của các đối tượng được xếp hạng. Định kì TCTD lập các báo cáo phân tích đánh giá , so sánh giữa kết quả xếp hạng và tình hình thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét, kiến nghị điều chỉnh mô hình. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD Doanh nghiệp 1.1.5.1 Các nhân tố vĩ mô Kinh Tế  Trạng thái hiện tại của nền kinh tế: phát triển, suy thoái….  Tình trạng kinh tế của những thị trường mà doanh nghiệp có liên quan hoặc ảnh hưởng. Xu hướng và sự phát triển ngành  Cạnh tranh  Tiềm năng tăng trưởng  Những yếu tốquan trọng trong việc phát triển: công nghệ, giá cả, bản quyền, thương hiệu, phân phối….  Rào cản thị trường Các quy định và chính sách chính phủ 9  Các chính sách khuyến khích hoặc can thiệp  Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của chính phủ  Các chính sách giá cả, thuế….  Môi trường, nhân công, luật đầu tư Tính tới thời điểm hiện nay, khung pháp lý liên quan đến hoạt động XHTD có các quy định 57/2002/QĐ-NHNN, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN xuất phát từ hiệp định Basel II thông qua 2004. Các kênh thông tin chung quan trọng mà các TCTD có thể truy cập là CIC, cơ quan thuế, ủy ban giám sát tài chính quốc gia… Hoạt động của các cơ quan này cùng với những qui định, chính sách phải có sự thay đổi theo từng thời kì, từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. 1.1.5.2 Các nhân tố vi mô Chất lượng cung cấp thông tin: Thông tin trong XHTD là các thông tin về tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến khách hang cần chấm điểm xếp hạng. Thông tin có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD sẽ phản ánh càng chân thực hơn đối tượng xếp hạng. Trong thưc tế hiện nay, thì việc thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn, quy chế về công bố thông tin minh bạch hóa trong hoạt động doanh nghiệp chưa được luật hóa. Các cơ quan xếp hạng khó tiếp cận nguồn thông tin về hồ sơ xác thực khi đưa dữ liệu vào phân tích. Công nghệ tài chính. Cơ sở hạ tầng và công nghệ điện tử, tin học và viễn thông hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt cho toàn bộ quá trình: từ thu thập, khai thác, quản lý dữ liệu và phân tích đánh giá với các phần mềm phân tích và xử lý thông tin hiện đại, hiệu quả đáp ứng được các nhu cầu đặt ra về phân tích tài chính doanh nghiệp; phân tích luân chuyển tiền tệvà chạy các mô hình giả định… Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, các TCTD phải có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ đầu tư theo chiều rộng mà còn đầu tư theo chiều sâu. Công 10 nghệ thông tin tài chính ngân hàng là hạ tầng để các TCTD đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích và mở rộng phạ vi hoạt động, trong đó có công tác XHTD nội bộ. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng. Tập trung đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; quản trị kinh doanh…và các lĩnh vực liên quan để có khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá tốt. Đội ngũ quản lý chiếm vị trí chủ chốt có kinh nghiệm, thiết lập và tạo mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng nhằm vạch ra và định hướng cho các kế hoạch, chính sách và chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn. 1.1.6 Mối quan hệ giữa XHTD DN và công tác phân loại nợ Quyết định 493 của NHNN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được ban hành nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD, giúp các TCTD chủ động hơn trong công tác xử lý nợ tồn đọng. Theo quy định này thì các TCTD có thể sử dụng hai phương pháp phân loại nợ: phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Trong đó, phương pháp định lượng là phân loại nợ theo tuổi nợ, còn phương pháp định tính lại căn cứ dựa trên hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro tín dụng của TCTD đó được NHNN chấp thuận. Kết quả XHTD là điểm tổng hợp và tương ứng với các mức trên thang điểm là nhóm nợ tương ứng. Thang điểm và nhóm nợ này không nhất thiết phải giống nhau giữa các TCTD mà tùy thuộc vào cơ cấu vận hành của mỗi hệ thống xếp hạng hàng đầu trên thế giới và một số hệ thống xếp hạng của TCTD trong nước. 1.1.7 Mô hình XHTD DN của Edward I. Altman 1.1.7.1 Chỉ số Z của Edward I. Altman Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (Multiple Disciminant Analysis - MDA). 11 Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5: Vốn luân chuyển X1= Tổng tài sản  Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn.  Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1 Lợi nhuận giữ lại X2 = Tổng tài sản  Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.  Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp v́ chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Lợi nhuận trước lăi vay và Thuế X3 = Tổng tài sản  Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi. Giá thị trường của vốn cổ phần X4 = Giá sổ sách của nợ  Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn  Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi  Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.  Đối với công ty chưa cổ phần hóa th́ giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần. 12 Doanh thu X5 = Tổng tài sản  Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.  Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.  X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau. Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về ḍng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến ḍng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đă được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác th́ rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản. Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp đă cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5  Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản  Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản  Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất: Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5  Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 13  Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản  Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại h́ nh DN. Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4  Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản  Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.  Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Giáo Sư Esward I. Altman, tác giả của chỉ số này đă phát ḿnh tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số Z’’+3.25 (các vùng cảnh báo phá sản v́ thế cũng được tăng lên 3.25). Ông đă nghiên cứu trên 700 công ty và t́m ra sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Công thức Z’’ điều chỉnh được xác định như sau: Z’’ = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Sự tương đồng giữ chỉ số Z’’ điều chỉnh và xếp hạng S&P của công ty, được giáo sư Altman viết rơ trong bài “The use of Credit scoring Models and The Important of a Credit Culture” và đựơc tŕnh bày trong Bảng 1.2. Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với cáchạng mức tín nhiệm trái phiếu của S&P. Hàm ư rằng các mô h́ nh toán học có thể sánh ngang với phương pháp chuyên gia. Bảng 1.1: Sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ với hệ số S&P và Moody’s Z'' điều chỉnh Định mức tín nhiệm S&P Định mức tín nhiệm Moody's 14 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản >8.15 AAA Aaa 7.60 - 8.15 AA+ Aa1 7.30 - 7.60 AA Aa2 7.00 - 7.30 AA- Aa3 6.85 - 7.00 A+ A1 có thể đầu 6.65 - 6.85 A A2 6.40 - 6.65 A- A3 6.25 - 6.40 BBB+ Baa1 5.85 - 6.25 BBB Baa2 5.65 - 5.85 BBB- Baa3 5.25 - 5.65 BB+ Ba1 có thể có nguy cơ tư Trái phiếu Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, Trái phiếu 4.95 - 5.25 BB Ba2 có độ rủi ro cao 4.75 - 4.95 BB- Ba3 4.50 - 4.75 B+ B1 phá sản Trái phiếu 4.15 - 4.50 B B2 không nên đầu tư Doanh nghiệp nằm 3.75 - 4.15 B- B3 15 trong vùng nguy 3.20 - 3.75 CCC+ Caa1 2.50 - 3.20 CCC Caa2 1.75 - 2.50 CCC- Caa3 0 - 1.75 D hiểm, nguy cơ phá sản cao Nguồn: Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm" 1.1.7.2 Chỉ số Zeta Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản. Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các trọng số của mô h́ nh mà chỉ cung cấp 7 biến số mô h́ nh sử dụng: Lợi nhuận trước lăi vay và Thuế X1 = Tổng tài sản Tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các biến số của Zeta. X2 = Mức ổn định thu nhập  Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của X1 trong ṿng 5 đến 10 năm. Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt.  Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài biến số tương tự để đo lường những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Những biến số này có ý nghĩa nhưng nó không được đưa vào mô hình 16 Lợi nhuận trước lăi vay và Thuế X3 = Lói vay  Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn.  Lăi vay bao gồm lăi phải trả cho các tài sản thuê ngoài. Lợi nhuận giữ lại X4 = Tổng tài sản Tài sản lưu động X5 = Tổng tài sản Vốn cổ phần thường X6= Tổng vốn  Vốn cổ phần thường được tính bằng giá trị thị trường b́ nh quân trong thời gian 5 năm.  Tổng vốn = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đăi + nợ + tài sản thuê ngoài đă được vốn hóa. X7 = Quy mô (tổng tài sản)  Biến số này được điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong báo cáo tài chính.  Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa phân phối của biến.  Mô hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng và phát triển thành các mô hình khác để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ ron thần kinh (neural network), mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường... 17 1.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số tổ chức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.2.1 Xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Cho đến nay, Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch là 3 cơ quan xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới. Theo thống kê, Moody’s và S&P kiểm soát khoảng 40% thị phần xếp hạng tín dụng toàn cầu, còn Fitch khoảng 15%. Ảnh hưởng của các xếp hạng tín dụng của các “đại gia” này được ví von rằng mỗi dấu cộng (+) hoặc trừ(-) của các tổ chức này đều có thể tự động kích hoạt dòng chảy vào hoặc ra lên đến hàng tỷUSD đối với một loại tài sản nào đó; thậm chí, không chỉcó thểlàm thay đổi sốphận của các doanh nghiệp, những tổchức xếp hạng này còn có thểlàm thay đổi vận mệnh của một quốc gia và thậm chí là cả thế giới. Nhìn chung thì quy trình phân loại tín dụng của các tổ chức xếp hạng theo sơ đồ sau: Rủi ro quốc gia, rủi ro ngành, khả năng sinh lời, Rủi ro kinh doanh vị thế cạnh tranh Mục tiêu, chiến lược, Rủi ro quản trị chính sách, kế hoạch, kiểm soát doanh nghiệp, kĩ năng quản trị Chính sách tài chính, Rủi ro tài chính kế toán, dòng tiền, cấu trúc vốn, tính thanh khoản 1.2.1.1 Xếp hạng doanh nghiệp của S&P Kết quả phân loại Kết tín dụng 18 Standard & Poor's là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ, được biết đến với tư cách là một cơ quan đánh giá tín dụng về các món nợ của các tập đoàn nhà nước và tư nhân. S&P đã được ủy ban chứng khoán Mỹ SEC chứng nhận là một trong những tập đoàn đánh giá xếp hạng tín nhiệm thừa nhận ở bậc quốc gia. Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trong quy tŕnh xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của ḍng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. Bảng 1.2 Thang đo phân loại tín dụng dài hạn của S&P Cấp độ Xếp hạng Ý nghĩa Cấp độ đầu tư Khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính cực kỳ AAA mạnh mẽ. Phân loại cao nhất. AA Khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính rất mạnh A Khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính mạnh, nhưng có thể bị tổn thương một chút khi đối diện với các điều kiện kinh tế bất lợi và các thay đổi trong môi BBB BBB- trường hoạt động. Đủ khả năng thanh toán các các nghĩa vụ tài chính, nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào các điều kiện kinh tế Cấp độ đầu cơ BB+ bất lợi. Được xem là cấp độ đầu tư thấp nhất đối với các thành 19 phần tham gia thị trường.. BB Được xem là cấp độ đầu cơ tốt nhất đối với các thành phần tham gia thị trường. B Ít tổn thương trong ngắn hạn, nhưng phải đối diện với các bất ổn đang phát triển ngày càng xấu hơn trước CCC những điều kiện kinh tế, tài chính và kinh doanh bất lợi. CC Bị tổn thương nhiều hơn trước các điều kiện kinh tế, C kinh doanh và tài chính bất lợi, nhưng hiện tại vẫn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Hiện tại đang bị tổn thương và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính và kinh doanh thuận lợi để thanh D/SD toán các nghĩa vụ tài chính. Hiện tại đang bị tổn thương ở mức độ cao. Đơn đề nghị phá sản hoặc một hoạt động tương tự đang diễn ra, nhưng việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính vẫn tiếp tục. Phân loại C cũng được sử dụng đối với các cổ phần ưu đãi có cổ tức chậm trả cũng như các khoản nợ riêng lẻ cấp thấp của các chủ thể phát hành được phân loại CCC- và CC. Vỡ nợ/ vỡ nợ có chọn lọc các nghĩa vụ tài chính. Không giống như các phân loại khác, phân loại D và SD không áp dụng ở tương lai. Chúng được sử dụng chỉ khi vỡ nợ thực sự đã xảy ra. S&P thay đổi các phân loại đến mức D: 20 Vào ngày đáo hạn, các khoản lãi và/hoặc nợ gốc không được hoàn trả. Ngoại trừ trường hợp chủ thể được gia hạn và S&P tin rằng chủ thể sẽ hoàn trả được trong thời gian đó thì các phân loại được duy trì; Dựa trên đơn phá sản tự nguyện hoặc các hoạt động tương tự (trừ trường hợp một khoản phát hành cụ thể mà S&P mong đợi việc hoàn trả sẽ tiếp tục được thực hiện). Trong trường hợp chủ thể không vỡ nợ thanh toán hoặc đệ trình phá sản, vỡ nợ kỹ thuật(ví dụ do vi phạm hợp đồng) không đủ để phân loại mức D; Dựa trên hoạt động hoán đổi kiệt quệ. Qua đó, một phần hoặc toàn bộ khoản phát hành được mua lại hoặc được thay thế bởi các chứng khoán khác có tổng giá trị rõ ràng thấp hơn mệnh giá (thậm chí giá bán có thể cao hơn giá thị trường hiện tại); hoặc Trường hợp các cổ phiếu ưu đãi hoặc các chứng khoán khác có lợi tức (cổ tức hoặc lãi vay) chậm thanh toán. Nguồn: S&P 2011 1.2.1.2 Xếp hạng doanh nghiệp của Fitch Cũng như S&P, Fitch cũng sử dụng cả phân tích định tính và định lượng để đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của bên đi vay. Fitch đánh giá khả năng bên đi vay có thể trả khoản nợ đúng hạn hay không, và xem xét cả trong tương quan so sánh với các công ty trong ngành, trong nền kinh tế. Fitch sẽ sử dụng dữ liệu lịch sử ít nhất 5 năm để đánh giá, cùng với các dự báo hoạt động tương lai của công ty cũng như của chính Fitch, và bao gồm cả việc so sánh với các công ty cùng ngành. Sau đó sẽ tiến hành phân tích độ nhạy để đánh giá khả năng thích ứng đối với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất