Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc...

Tài liệu Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc

.DOC
147
9376
142

Mô tả:

Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH (Đề giới thiệu) Đề gồm 2 trang ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THPT VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. NĂM HỌC 2012-2013 MÔN SINH HỌC- LỚP 10 ( Thời gian làm bài 180 phút) Câu 1(2 điểm): Trong các vật chất dưới đây: Tinh bột, glicogen, lipit, protêin, ADN, xenlulozơ, nhiễm sắc thể.Vật chất nào có tính đặc thù? Yếu tố nào quyết định tính đặc thù của các vật chất đó? Câu 2(2 điểm): a.Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0.8 atm; 1.5 atm. Cho biết áp suất trong nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0.6 atm và áp suất thẩm thấu là 1.8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật. b.Vì sao tế bào thực vật được coi là một hệ thẩm thấu sinh học? c. Màng trong ti thể tương đương với cấu trúc nào ở lục lạp? Giải thích? Câu 3(2 điểm): Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Vì sao? Câu 4(2 điểm): a. Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng? b. Vì sao 2 loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất? Câu 5(2 điểm): a. Cho biết tế bào tuyến nước bọt chế tiết ra enzim amilaza là một glicoprotein. Hãy mô tả con đường hình thành và chế tiết amilaza vào khoang miệng. b. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên? Câu 6(2 điểm): a. Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào. Anh (chị) hãy cho biết đây là kỳ nào của phân bào nguyên phân hay giảm phân. Dựa vào các đặc điểm trong hình vẽ, hãy giải thích tại sao anh (chị) lại khẳng định như vậy.   b. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chin đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn trong một giao tử được tạo ra ở vùng chin gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. - Xác định bộ NST 2n của loài - Tính số crômatit và số NST cùng trạng thái của mỗi tế bào ở kỳ giữa nguyên phân, kỳ giữa giảm phân I, kỳ giữa giảm phân II, kỳ cuối giảm phân II là bao nhiêu? www.nbkqna.edu.vn 1 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 7(2 điểm): a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao? b.Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì? Câu 8(2 điểm): a. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể. b. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế bào cơ của cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP. Câu 9(2 điểm): Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn. Câu 10(2 điểm): a. Hãy nêu những đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào người. b. Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại các tế bào người. ----------------------------- Hết ----------------------------- SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH Câu hỏi www.nbkqna.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THPT VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. NĂM HỌC 2012-2013 Nội dung trả lời Biểu 2 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 1 Câu 2 Câu 3 -Vật chất có tính đặc thù : Protêin, ADN, nhiễm sắc thể. -ADN: Đặc thù cho loài bởi số lượng,thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử và tỷ số ba giơ A +T/G + X = hằng số không đổi đặc trưng cho từng loài. -Protein: đặc thù cho loài bởi Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa trong phân tử -NST: đặc thù cho loài bởi số lượng, hình dạng kích thước NST và trật tự phân bố gen trên NST a.Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0,8 atm; 1,5 atm. Cho biết áp suất trương nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,6 atm và áp suất thẩm thấu là 1,8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật. - Sức hút nước của tế bào: S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2 - Đường saccarôzơ không thấm qua MSC. - Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm, nhỏ hơn sức hút nước của tế bào, do đó tế bào bị mất nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. . b- Hệ thẩm thấu: Giữa hai dung dịch hay giữa một dung dịch và nước ngăn cách với nhau bằng một màng bán thấm thì tạo nên một hệ thống thẩm thấu (VD: thẩm thấu kế...) - Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu vì các thành phần cấu trúc của nó tương ứng với các thành phần của hệ thẩm thấu vật lí. + Lớp màng của chất nguyên sinh và chất nguyên sinh mỏng gây nên hiện tượng thẩm thấu như 1 màng bán thấm. + Dịch bào tương đương với dung dịch trong thẩm thấu kế. + Dung dịch bên ngoài tế bào tương đương với dung dịch ngoài thẩm thấu kế. - Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu sinh học: + Nồng độ dịch bào thay đổi tùy loài thực vật, tùy theo loại cơ quan. + Lớp chất nguyên sinh có tính thấm chọn lọc. + Tế bào thực vật hút nước cho đến khi no nước (S = P – T). c. Màng trong ti thể tương đương với màng tilacoit ở lục lạp. Vì: Trên 2 loại màng này đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử và ATP-sintetaza. Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng � tổng hợp ATP. điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. 0,5 - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là protein, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên 0,5 kết hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu. + Glucozơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên 0,5 kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch. 0,5 www.nbkqna.edu.vn 3 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc a. Câu 4 Câu 5 Prôtêin bám màng Prôtêin xuyên màng -Bám vào phía mặt ngoài: tín hiệu - Pecmeaza, là chất mang vận chuyển 0,5 nhận biết các tế bào, ghép nối các tích cực các chất ngược građien nồng tế bào với nhau độ -Bám vào phía mặt trong: xác định - Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân hình dạng tế bào và giữ các prôtêin tử qua màng. Thụ quan giúp dẫn nhất định vào vị trí riêng truyền thông tin vào tế bào b.- Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo 0,5 nên tính linh hoạt mềm dẻo cho màng - Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng. Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương 0,5 đối đồng đều trên màng, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau. 0,5 a. -Amilaza là chất glicopotein được cấu tạo bởi hai thành phần là protein và 0,25 cacbohidrat. -Protein được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt, sau đó được vận chuyển vào bộ máy gongi. Ở đây, protein được gắn thêm cacbohidrat để tạo thành glicoprotein. Sau đó amilaza được đóng gói vào các bóng nội bào và được tiết ra ngoài bằng con đường xuất bào. 0,75 b. * Về cấu trúc - Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực -> màng ngoài là màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào. 0.25 - Có 1 AND vòng, kép, có riboxom 70S riêng…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng -> có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn. * Về chức năng 0.25 - Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng. - Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có 0.25 nguồn gốc từ sinh vật dị dưỡng hiếu khí. 0.25 www.nbkqna.edu.vn 4 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 6 Câu 7 Câu 8 a. - Đây là kỳ giữa của giảm phân I. - Đây là phân bào giảm phân, vì nếu là nguyên phân thì 4 nhiễm sắc thể kép (NST) phải cùng nằm trên một tấm trung kỳ (mặt phẳng phân bào); trong khi ở đây, 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng. - Một bằng chứng khác cho thấy đây là giảm phân vì có trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (crômatit) trong các cặp NST kép tương đồng. - Đây là kỳ giữa giảm phân I, không phải kỳ giữa giảm phân 2. Bởi vì ở kỳ giữa giảm phân 2 sẽ không có cấu trúc “tứ tử” hay còn gọi là thể “lưỡng trị” gồm 4 nhiễm sắc tử thuộc về hai NST trong cặp NST tương đồng như được vẽ trên hình. b. - Bộ NST 2n Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài. k là số đợt nguyên phân của TBSDSK (x, k nguyên dương; x chẵn) Theo đề bài: (2k- 1) . x + x . 2k = 240 (1) k–1 x/2 = 2 . 2 (2) Thay (2) vào (1): (x/2 – 1)x + x . x/2 = 240 X2 - X – 240 = 0 => x = 16; k = 3 Bộ NST 2n = 16 0,25 . Số crômatit và số NST cùng trạng thái: - Kỳ giữa nguyên phân: 32 crômatit, 16 NST kép - Kỳ giữa giảm phân I: 32 crômatit, 16 NST kép - Kỳ giữa giảm phân II: 16 crômatit, 8 NST kép - Kỳ giữa nguyên phân: 0 crômatit, 8 NST đơn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 a. Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. b-Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH. - Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) a. - Ty thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ty thể bị hỏng nên H + không tích lại được trong khoang giữa hai lớp màng ty thể vì vậy ATP không được tổng hợp. - Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều glucôzơ, lipit. - Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn dần nên có thể dẫn đến tử vong. b. - Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần dùng vì kiểu hô hấp này không tiêu tốn ô xy. - Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy cho hô www.nbkqna.edu.vn 0,25 5 0, 5 0, 5 0, 5 0, 5 0,5 0,25 0,25 0,5 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 9 hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến ô xy. - Khác nhau về cấu trúc: + Plasmit là một phân tử ADN vòng, mạch kép còn ADN của phagơ có thể là mạch kép hoặc ADN mạch đơn, ARN mạch kép hoặc mạch đơn. +Plasmit chỉ mang gen quy định các đặc tính có lợi cho vi khuẩn (như kháng kháng sinh, kháng độc tố, chống hạn,...) còn phagơ thì mang gen gây hại cho tế bào chủ. - Khác nhau về chức năng: +Plasmit luôn nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, không bao giờ làm tan tế bào vi khuẩn. +Còn ADN của phagơ thì có thể cài vào ADN của tế bào chủ, khi có tác nhân kích thích thì có thể sẽ làm tan tế bào chủ. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 10 a. - Tế bào vi khuẩn: + Kích thước bé → tỷ lệ S/V lớn → trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy ra nhanh, đồng thời vận chuyển các chất bên trong tế bào cũng nhanh. + Nhân sơ không có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời → quá trình tổng hợp protein xảy ra nhanh → sinh sản nhanh. - Tế bào người: + Kích thước lớn→ tỷ lệ S/V nhỏ hơn→ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy ra chậm hơn, đồng thời vận chuyển các chất bên trong tế bào cũng chạm hơn. + Nhân chuẩn có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra không đồng thời → quá trình tổng hợp protein xảy ra chậm hơn → sinh sản chậm hơn b. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta có thể sử dụng các chất kháng sinh để ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 ------------------------------- Hết ------------------------------- www.nbkqna.edu.vn 6 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI ĐỀ GIỚI THIỆU Môn: Sinh học – Lớp 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào 1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng. a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết  -1,4-glicozit, không phân nhánh. b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật. c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi. d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’. e. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất. 2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây? Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào 1. Kích thước nhỏ và bộ NST là đơn bội có đặc điểm có lợi gì về tiến hóa và thích nghi ở vi khuẩn? 2. Phân tử lipôprôtêin trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được tổng hợp ở những bào quan nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành chúng trong tế bào. Câu 3. (2 điểm) Cấu trúc tế bào Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức hình thành các đặc điểm mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy. Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào a. Có 2 ống nghiệm: - Ống 1: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malic. - Ống 2: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malonic. Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzim mạnh hơn? Giải thích. www.nbkqna.edu.vn 7 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở các vị trí đó. Câu 5 (2 điểm) Phân bào a. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất. b. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau ra trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào? Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I? Câu 6 (2 điểm) Cấu trúc và chức năng của tế bào vi sinh vật - Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10, hãy gọi tên các thành phần và cho biết: - Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+? - Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn? - Thành phần nào tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn? - Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong tế bào nhân thực? Câu 7 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau một thời gian ta thấy có một lớp váng trắng phủ trên mặt. - Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? - Nhỏ một giọt dịch nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào giọt trên sẽ thấy hiện tượng gì? Giải thích. - Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần, vì sao? Cách khắc phục hiện tượng đó? Câu 8 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật www.nbkqna.edu.vn 8 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn? Câu 9 ( 2 điểm) Dinh dưỡng và sinh trưởng ở vi sinh vật 1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l: - Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2. - Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0. Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc. - Môi trường A là loại môi trường gì? - Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó? - Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì? 2. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao? Câu 10 (2 điểm) Virut a. Thông qua quá trình nhân lên của Phagơ T 2 trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học chứng minh được rằng ADN chứ không phải prôtêin là vật chất di truyền? b. Tại sao các phage không thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn? c. Phân biệt chu trình tan và tiềm tan. ----------HẾT---------TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI HƯỚNG DẪN CHẤM www.nbkqna.edu.vn Môn: Sinh học – Lớp 10 9 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Câu 1 Đáp án Điểm 1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng. a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên (2 điểm) kết  -1,4-glicozit, không phân nhánh. b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật. c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi. d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’. e. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất. 2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây? 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 www.nbkqna.edu.vn 10 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc (2 điểm) a. - Do kích thước nhỏ dẫn đến tỉ lệ S/V lớn nên hấp thụ nhiều và a. Kích thước nhỏ và bộ NST là đơn bội có đặc điểm có lợi gì về tiến hóa và thích nghi ở vi khuẩn? b. Phân tử lipôprôt êin trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được tổng hợp ở những bào quan nào? Trình 0.5 chuyển hóa nhanh, sinh trưởng nhanh, có thể bù đắp được số lượng cá thể bị chết do các yếu tố bất lợi của môi trường. Vì vậy tránh bị diệt vong. - Do cơ thể là đơn bào, bộ nhiễm sắc thể chỉ có một nhiễm sắc thể nên 0.5 dễ phát sinh đột biến và các biến dị đột biến này sẽ bộc lộ thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau (cả đột biến gen trội và gen lặn). Do đó, chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải các gen có hại và các gen có lợi quy định các đặc điểm thích nghi được tăng nhanh trong quần thể, dẫn đến tạo ra các quần thể có kiểu hình thích nghi. b. - Có 3 bào quan là: lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn và bộ máy 0.25 Gôngi. - Sơ đồ tóm tắt: + Lưới nội chất hạt tổng hợp phân tử prôtêin, bao gói bằng túi tiết để 0.25 vận chuyển tới bộ máy gôngi. + Lưới nội chất trơn tổng hợp phân tử lipit, bao gói bằng túi tiết để 0.25 vận chuyển tới bộ máy gôngi. + Bộ máy gôngi liên kết 2 thành phần trên để tạo ra lipôprôtêin, bao 0.25 gói bằng túi tiết để vận chuyển đến màng sinh chất. www.nbkqna.edu.vn 11 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 3 Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức (2 điểm) hình thành các đặc điểm mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy. - Khi các tế bào sống bằng phương thức dị dưỡng, tế bào này ăn tế 0.5 bào khác thì tế bào có kích thước lớn hơn sẽ khó bị thực bào và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn vì thế chọn lọc tự nhiên sẽ ưu tiên giữ lại những tế bào có kích thước lớn hơn. - Kích thước tế bào chỉ gia tăng đến mức độ nhất định vì tế bào có 0.5 kích thước lớn quá thì tỉ lệ S/V sẽ nhỏ dẫn đến trao đổi chất với môi trường kém hiệu quả cũng như sự khuếch tán các chất trong tế bào từ nơi này đến nơi khác sẽ rất chậm. Kết quả là chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải các tế bào quá lớn. - Tế bào có kích thước lớn sẽ phải có các đặc điểm thích nghi như: Có 0.5 các bào quan có màng bao bọc và hệ thống lưới nội chất làm tăng tỉ lệ S/V cũng như tạo các xoang riêng biệt làm tăng hiệu quả hoạt động. - Các bào quan có màng bao bọc được tiến hóa hoặc bằng cách nội 0.5 cộng sinh như ti thể và lục lạp hoặc do màng tế bào lõm vào trong bao bọc lấy vật chất di truyền tạo nên màng nhân, hoặc màng tế bào gấp Câu 4 (2 điểm) vào trong tế bào chất tạo nên mạng lưới nội chất. a. Có 2 ống nghiệm: - Ống 1: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malic. - Ống 2: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malonic. Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzim mạnh hơn? Giải thích. b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở các vị trí đó. www.nbkqna.edu.vn 12 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc a. - Ở ống nghiệm 1 hoạt tính của enzim mạnh hơn. 0.25 - Vì: + Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh có tác động kìm hãm enzim 0.375 do chúng có cấu tạo giống với axit xucxinic nên tạm thời chiếm lĩnh mất trung tâm hoạt động của enzim. + Khi hình thành phức hệ enzim – chất ức chế thì chất ức chế không bị 0.25 biến đổi nên phức hệ enzim – chất ức chế rất bền vững và không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa. b. - ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp. 0.375 - Khác nhau: + Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm 0.25 photphat linh động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP tạo ATP. + Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa 0.25 khử trong hô hấp được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP. + Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được 0.25 hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP Câu 5 và nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP. a. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất (2 điểm) thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất. b. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau ra trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào? Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I? www.nbkqna.edu.vn 13 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc a. Thời điểm xử lý đột biến - Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen vì ở giai đoạn này diễn ra 0.25 quá trình nhân đôi ADN. - Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý cônsixin vào pha G 2 0.25 (hoặc thí sinh có thể viết là “cuối pha G2”) của kì trung gian. - Bởi vì: + Đến G2 nhiễm sắc thể của tế bào đó nhân đôi. 0.125 + Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ 0.25 pha G2. Cơ chế tác động của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lý cônsixin lúc này sẽ có tác dụng ức chế hình thành thoi phân bào. Hiệu quả tạo đột biến đa bội thể sẽ cao b. - Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng 0.125 bằng các phức protein được gọi là cohensin. - Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kì giữa, khi 0.25 enzim phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực đối lập của tế bào. - Trong giảm phân, sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước: + Trong kì sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các nhiễm 0.25 sắc thể tương đồng tách nhau ra. + Ở kì sau II, cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các nhiễm 0.25 sắc tử tách rời nhau. - Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại 0.25 xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở tâm động. www.nbkqna.edu.vn 14 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 6 (2 điểm) a. Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10, hãy gọi tên các thành phần và cho biết: - Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+? - Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn? - Thành phần nào tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn? b. Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong tế bào nhân thực? 1.125 0.125 0.325 0.125 0.125 0.125 www.nbkqna.edu.vn 15 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 7 Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau một thời gian ta thấy có một lớp (2 điểm) váng trắng phủ trên mặt. - Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? - Nhỏ một giọt dịch nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào giọt trên sẽ thấy hiện tượng gì? - Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần, vì sao? Cách khắc phục hiện tượng đó? a. - Váng trắng do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra. 0.25 - Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật 0.25 hiếu khí bắt buộc. b. - Hiện tượng: sủi bọt. 0.25 - Giải thích: Vi khuẩn axetic là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên có 0.5 enzim catalaza, phân giải H2O2 để giải phóng oxi nên có bọt sủi lên. 2H2O2 catalaza 2H2O + O2 c. - Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng oxi hóa 0.5 axit axetic thành CO2 và H2O, làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua. - Cách khắc phục: Duy trì nồng độ rượu trong dịch lên men giấm ít Câu 8 0.25 nhất 0,3 – 0,5%. a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi (2 điểm) khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn? www.nbkqna.edu.vn 16 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu Tảo, vi khuẩn lam Chất cho e Sự thải oxi Sắc tố tía, màu lục. H2A (A không phải oxi) Không thải oxi Khuẩn diệp lục H2O Có thải oxi Diệp lục tố và sắc tố 0.25 khác Cao 0.25 Hiệu quả (Bẫy Thấp năng lượng) Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I b. - Kiểu hô hấp của: 0.25 0.25 Có hệ quang hóa I và II. 0.25 + Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển. + Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử. 0.25 - Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như 0.25 catalase, superoxit dismustase để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của 0.25 vi khuẩn. www.nbkqna.edu.vn 17 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 9 1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi (2 điểm) nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l: - Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2. - Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0. Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc. - Môi trường A là loại môi trường gì? - Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó. - Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì? 2. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao? 1. a. Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh 0.25 vật nguyên dưỡng mới phát triển. b. Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy 0.25 chúng là vi sinh vật dị dưỡng đối với nguồn C. c. Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn 0.5 hóa dưỡng vô cơ. 2. - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí 0.25 bắt buộc. - Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì 0.25 vi khuẩn tả là vi sinh vật vi hiếu khí. - Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì 0.25 vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí chịu oxi. - Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh 0.25 metan là vi sinh vật kị khí bắt buộc. www.nbkqna.edu.vn 18 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc Câu 10 a. Thông qua quá trình nhân lên của Phagơ T 2 trong tế bào vi khuẩn, bằng cách (2 điểm) nào các nhà khoa học chứng minh được rằng ADN chứ không phải prôtêin là vật chất di truyền? b. Tại sao các phage không thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn? c. Phân biệt chu trình tan và tiềm tan. a. - Khi xâm nhiễm virut bơm ADN vào trong tế bào, còn vỏ protein 0.25 để lại bên ngoài. - Nếu dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu prôtein vỏ capsit của virut thì 0.25 chất đồng vị phóng xạ không bị đưa vào trong. - Khi virut nhân lên trong tế bào thì thế hệ virut con sẽ mang vỏ 0.25 protein mới không chứa chất đồng vị phóng xạ. Điều đó có nghĩa là prôtein không phải là chất mang vật chất di truyền. b. - Đối với phage tiềm tan thì nó chung sống hòa bình với vi khuẩn 0.25 dưới dạng prophage nên không giết chết vi khuẩn. - Đối với phage độc cũng không thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn bởi vì: + Vi khuẩn vẫn có cơ chế để bảo vệ: Có những thụ thể bị thay đổi 0.25 khiến cho phage không thể nhận ra để hấp phụ. + Ngay cả khi phage đã đột nhập thành công vào bên trong tế bào vi 0.25 khuẩn thì sẽ bị enzim giới hạn của vi khuẩn nhận ra và phân giải. Còn ADN của vi khuẩn sẽ được cải biến về mặt hóa học để không bị tấn công bởi enzim này. c. - Chu trình tan: Virut làm tan và giết chết tế bào chủ. 0.25 - Chu trình tiềm tan: Virut không giết chết tế bào chủ mà cùng chung 0.25 sống. Không tạo virut mới và không phá hủy tế bào, hệ gen của virut được gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào. www.nbkqna.edu.vn 19 Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Sinh học 10 của một số trường trên toàn quốc TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ DUYÊN HẢI 2013 BẮC GIANG MÔN: SINH 10 I. PHẦN TẾ BÀO HỌC Câu 1(2 điểm ) : a. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối? b. Về lipit hãy cho biết : - Sự khác biệt về cấu trúc của chất béo (triglyceride) với cấu trúc của phospholipid - Trong khẩu phần ăn những loại lipit được cho là không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích. - Cụm từ “ Dầu thực vật đã được hydrogen hoá” trên các nhãn thức ăn có nghĩa là gì và có tác dụng gì? Câu 2 ( 2 điểm ) : a. Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước nhỏ và một số khác có hình dạng hẹp, kéo dài như tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu người? b. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực. Câu 3 (2 điểm) : a. Thể Berg ở tế bào gan và thể Nissl ở tế bào thần kinh đều liên quan tới một loại bào quan. Đó là bào quan nào? Cấu tạo và chức năng của bào quan đó. b. Tại sao bệnh nhân bị tiêu chảy thường cho uống dung dịch Glucoz và muối với nồng độ cao? Câu 4 (2 điểm) : Hãy phân biệt các khái niệm sau - Cofactor, coenzim - Trung tâm hoạt động và trung tâm điều chỉnh - Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh. Câu 5 ( 2 điểm) : www.nbkqna.edu.vn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan