Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp một số dẫn xuất của 3-aminocoumarin...

Tài liệu Tổng hợp một số dẫn xuất của 3-aminocoumarin

.PDF
73
238
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH HÓA HỮU CƠ ĐỀ TÀI TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA 3-AMINOCOUMARIN GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG SVTH: NGUYỄN HỒ BẢO TUYÊN KHÓA: 2009-2013 Tp. Hồ Chí Minh – tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN .......................................................................................................7 I.1 KHÁI QUÁT VỀ COUMARIN ...................................................................................8 I.3 ỨNG DỤNG CỦA COUMARIN .............................................................................. 12 I.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP COUMARIN .................................... 10 I.4 MỘT SỐ PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA CỦA 3-AMINOCOUMARIN ............... ......................................................................................................................................... 15 II.1 TỔNG HỢP 3-AMINOCOUMARIN ..................................................................... 22 CHƯƠNG II THỰC NGHIỆM............................................................................................... 21 II.1.1 Tổng hợp acetylglycine (1)........................................................................... 22 II.1.1.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 22 II.1.1.2 Hóa chất .......................................................................................................... 22 II.1.1.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 23 II.1.2 Tổng hợp 3-acetylaminocoumarin (2) .................................................... 23 II.1.2.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 23 II.1.2.2 Hóa chất .......................................................................................................... 23 II.1.2.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 23 II.1.3 Tổng hợp 3-aminocoumarin (3) ................................................................ 24 II.1.3.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 24 II.1.3.2 Hóa chất .......................................................................................................... 24 II.2 II.1.3.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 24 TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA 3-AMINOCOUMARIN ................. 24 II.2.1 Tổng hợp 1-(coumarin-3-yl)-3-phenylthiourea (4) ......................... 24 II.2.1.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 24 II.2.1.2 Hóa chất .......................................................................................................... 24 II.2.1.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 25 II.2.2 Tổng hợp ethyl (coumarin-3-yl)carbamate .......................................... 25 II.2.2.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 25 II.2.2.2 Hóa chất .......................................................................................................... 25 II.2.2.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 25 II.2.3 Tổng hợp N-(coumarin-3-yl)pivalamide ............................................... 27 II.2.3.1 Phương trình phản ứng ........................................................................... 27 II.2.3.2 Hóa chất .......................................................................................................... 27 II.2.3.3 Cách tiến hành ............................................................................................. 27 II.3 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC DẪN XUẤT CỦA 3AMINOCOUMARIN ............................................................................................................... 27 II.4 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ...................................................................................... 28 II.4.1 Nhiệt độ nóng chảy .......................................................................................... 28 II.4.3 Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) ..................................................... 28 II.4.2 II.4.4 CHƯƠNG III III.1 Phổ hồng ngoại (IR) ......................................................................................... 28 Phổ khối lượng phân giải cao (HR-MS)................................................... 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 29 TỔNG HỢP 3-AMINOCOUMARIN ..................................................................... 30 III.1.1 Tổng hợp acetylglycine (1) ...................................................................... 30 III.1.1.1 Phương trình phản ứng ......................................................................... 30 III.1.1.2 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 30 III.1.2 Tổng hợp 3-acetylaminocoumarin (2)................................................ 30 III.1.2.1 Phương trình phản ứng ......................................................................... 30 III.1.2.2 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 31 III.1.2.3 Nghiên cứu cấu trúc................................................................................. 32 III.1.2.3.1 Phổ hồng ngoại của (2)................................................................... 32 III.1.2.3.2 Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) của (2) ..................... 33 III.1.3 Tổng hợp 3-aminocoumarin (3) ............................................................ 34 III.1.3.1 Phương trình phản ứng ......................................................................... 34 III.1.3.2 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 34 III.1.3.3 Nghiên cứu cấu trúc................................................................................. 36 III.1.3.3.1 Phổ hồng ngoại của (3)................................................................... 36 III.2 III.1.3.3.2 Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) của hợp chất (3) .. 37 TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA 3-AMINOCOUMARIN ................. 38 III.2.1 Tổng hợp 1-(coumarin-3-yl)-3-phenylthiourea (4) ..................... 38 III.2.1.1 Phương trình phản ứng ......................................................................... 38 III.2.1.2 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 38 III.2.1.3 Nghiên cứu cấu trúc................................................................................. 39 III.2.1.3.1 Phổ hồng ngoại của (4)................................................................... 39 III.2.1.3.2 Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) của hợp chất (4) .. 40 III.2.2 Tổng hợp các hợp chất N-(coumarin-3-yl)carbonamide ............ 41 III.2.2.1 Phương trình phản ứng ......................................................................... 41 III.2.2.2 Cơ chế phản ứng ........................................................................................ 41 III.2.2.3 Nghiên cứu cấu trúc................................................................................. 42 III.2.2.3.1 Phổ hồng ngoại (IR) ......................................................................... 42 III.2.2.3.2 Phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) ..................................... 44 III.2.2.3.3 Phổ HR-MS của hợp chất (5a) ..................................................... 48 III.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHỔ HỒNG NGOẠI VÀ PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ PROTON CỦA CÁC HỢP CHẤT............................................................... 50 III.4 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC DẪN XUẤT CỦA 3AMINOCOUMARIN. .............................................................................................................. 52 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 56 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của các ngành khoa học kỹ thuật nói chung và hóa học nói riêng, các hợp chất hữu cơ mà đặc biệt là các dị vòng ngày càng được quan tâm nghiên cứu do những ứng dụng hết sức quan trọng mà chúng mang lại. Các hợp chất dị vòng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống như: y học, nông nghiệp, công nghiệp,… Coumarin là một loại dị vòng benzopyrone - một nhóm chất ưu việt tồn tại trong tự nhiên cũng như nhân tạo đã và đang được quan tâm nghiên cứu bởi khả năng ứng dụng của chúng trong kỹ thuật cũng như trong y học. Các sản phẩm 3- aminocoumarin N-thế được thấy có một số tác dụng sinh học như: kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của côn trùng, chống dị ứng, tác động lên hệ thần kinh trung ương; bên cạnh đó, một số hợp chất đã được sử dụng như thuốc chống ung thư [7]. Novobiocin - một dẫn xuất của 3-benzamidocoumarin là chất kháng sinh đã được cấp phép để điều trị các bệnh nhiễm trùng và hiệu quả của nó đã được xác nhận trong thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, 3-aminocoumarin N-thế còn thể hiện nhiều tính chất quang hóa và đã được sử dụng để đánh dấu huỳnh quang. Từ những ứng dụng quan trọng của hợp chất 3-aminocoumarin, chúng tôi thực hiện đề tài “Tổng hợp một số dẫn xuất của 3-aminocoumarin”  Mục đích nghiên cứu Tổng hợp 3-aminocoumarin Tổng hợp dẫn xuất của 3-aminocoumarin • N-(coumarin-3-yl)pivalamide • Ethyl (coumarin-3-yl)carbamate • 1-(Coumarin-3-yl)-3-phenylthiourea Khảo sát tính chất vật lý (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, màu sắc, dung môi kết tinh…) của các hợp chất tổng hợp được. Nghiên cứu cấu trúc của các chất tổng hợp được. Thăm dò hoạt tính kháng khuẩn với 2 chủng vi khuẩn Escherichia coli và Bacillus subtilis.  Phương pháp nghiên cứu • Nghiên cứu tài liệu. • Thực nghiệm tổng hợp các chất. • Nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất thông qua phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) và phổ khối lượng phân giải cao HR-MS. • Thực nghiệm thăm dò hoạt tính kháng khuẩn. CHƯƠNG I TỔNG QUAN I.1 KHÁI QUÁT VỀ COUMARIN Coumarin (2H-chromen-2-one) là một loại của hợp chất benzopyrone, tồn tại trong thực vật được biết từ năm 1820 trong hạt của cây Dipteryx odorata Willd thuộc họ đậu. Cây này mọc ở Brazil, có trồng ở Venezuela và còn có tên địa phương là “coumarou”, do đó mà có tên coumarin. Hợp chất benzopyrone gồm một vòng benzen kết hợp với một vòng pyrone, có hai loại thường gặp là benzo-α-pyrone thường được gọi là coumarin và benzo-γ-pyrone thường được gọi chromone. O O O O Benzo-α-pyrone Benzo-γ-pyrone Phân tích tia X cho thấy coumarin có cấu tạo gần như phẳng. 136,9 139,0 143,1 117,30 136,8 134,4 120,00 121,90 139,5 134,4 121,60 139,1 138,3 137,8 117,20 121,60 O 136,7 120,4 O Độ dài liên kết tính bằng pm (1pm = 10-12m) Ở trạng thái tự nhiên, coumarin là một chất kết tinh không màu, dễ thăng hoa và có mùi thơm. Ở dạng kết hợp glycosid thì có thể tan trong nước, ở dạng aglycon thì dễ tan trong dung môi kém phân cực. Coumarin tồn tại nhiều trong các loài thực vật: Cỏ mực, Ba dót, Mần tưới, Bạch chỉ, Tiền hồ, Ammi visnaga, Sài đất, Mù u, Hoàng kỳ, Cúc La Mã, Quế… được sử dụng rộng rãi trong các loại nước hoa, các ngành công nghiệp mỹ phẩm, nông nghiệp và dược phẩm. Một số dẫn xuất coumarin đã được tổng hợp để phục vụ cho điều trị bệnh tim mạch, lão hóa, tính chất kháng khuẩn và quang. Hóa học của coumarin ngày càng được quan tâm phát triển thêm nhiều sản phẩm hữu ích. I.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP COUMARIN Coumarin có thể được tổng hợp bằng các phản ứng cổ điển như phản ứng Perkin, Pechmann hoặc Knoevenagel. Thời gian gần đây, các phản ứng để tổng hợp các hợp chất dị vòng thuận lợi hơn được quan tâm là phản ứng Wittig, Kostanecki-Robinson và Reformatsky [9, tr.38-45].  Các phản ứng Perkin, Knoevenagel, Reformatsky, Kostanecki-Robinson và phản ứng Wittig đều có sự tham gia của vòng benzen có hai nhóm thế (-COR và –OH) ở vị trí ortho: • Phản ứng Perkin Vòng coumarin được hình thành nhờ phản ứng ngưng tụ aldol giữa ortho- hydroxybenzaldehyde với anhydride acetic có mặt xúc tác natri acetate. CHO O + NaOAc O O OH O O • Phản ứng Knoevenagel Phản ứng ngưng tụ của aldehyde với hợp chất methylene hoạt động khi có mặt ammonia hoặc amine đều được biết như là phản ứng Knoevenagel. Xúc tác thường sử dụng trong phản ứng là base, hoặc hỗn hợp của amine và acid carboxylic, hoặc acid Lewis trong môi trường đồng thể. Khi sử dụng xúc tác là acid malonic hoặc pyridine thì gọi là sự kết hợp Doebbner. ROOC COOR RO CHO O base + O OH RO OH O O • Phản ứng Wittig Ban đầu là sự tạo thành alkene nhờ phản ứng giữa hợp chất carbonyl với phosphonium ylide, alkene tiếp tục thực hiện chuyển hóa đóng vòng để tạo hợp chất coumarin. R R CO2CH2CH3 CHO Et2NPh + Ph3P=CHCO2Et t0 OH OH R O O • Phản ứng Reformatsky Phản ứng Reformatsky là sự ngưng tụ giữa aldehyde hoặc ketone với α- halo ester có mặt xúc tác kẽm tạo thành β-hydroxy ester. Trong điều kiện phản ứng thích hợp sẽ xảy ra quá trình đóng vòng tạo coumarin. Br R C(OZnBr)CH2CO2CH2CH3 COR O Zn + O OH OH H3O R R C(OH)CH2CO2CH2CH3 O O OH • Phản ứng Kostanecki - Robinson Vòng coumarin được tạo thành từ quá trình acyl hóa giữa các ketone ortho-hydroxyaryl với các anhydride acid béo kết hợp với phản ứng đóng vòng nội phân tử R2 R1 R1 O O O O + O OH O R2 O R2 R1 R2 O O  Phản ứng Pechmann và phản ứng Ponndorf đều có sự tham gia của hợp chất phenol • Phản ứng Pechmann Một phương pháp để tổng hợp vòng coumarin rất có giá trị là phản ứng Pechmann. Trong phản ứng này, vòng coumarin được tạo thành nhờ sự ngưng tụ giữa phenol với β-ketoesters có mặt xúc tác acid. Phản ứng giữa ester acetoacetate và dẫn xuất thường được gọi là phản ứng Pechmann-Duisberg. R4 O O R3 + R7 R4 O R3 OH R7 O O • Phản ứng Ponndorf Phản ứng được thực hiện giữa aryl halogenua hoặc phenol với alkyne ở nhiệt độ phòng cùng với sự đóng vòng nội phân tử sẽ tạo thành coumarin. R2 OH R1 + O R2 R3 O R1 R1 O R3=COOH, COOEt O R2 I.3 ỨNG DỤNG CỦA COUMARIN Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus - là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Các aflatoxin (B1, B2, G1, G2, M1, M2) là một nhóm các chất độc cấp tính và là tác nhân gây ung thư. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian epoxit hoạt hóa hoặc được thủy phân và trở thành M1 ít độc hơn. Aflatoxin B1 đã được tổng hợp từ 5- benzyloxy-4-methyl-7methoxy coumarin . Các hợp chất này đều chứa khung coumarin trong phân tử. MeO O O O O O H O OBn H Me O O (–)aflatoxin B1 Kháng sinh nhóm coumarin như novobiocin, coumermycin A1 và clorobiocin là chất ức chế mạnh enzyme DNA gyrase. Các kháng sinh này đã được phân lập từ các loài Streptomyces khác nhau và tất cả đều chứa gốc 3-amino-4hydroxycoumarin. Novobiocin đã được cấp phép ở Mỹ để điều trị cho người nhiễm vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus, S. epidermidis. Novobiocin và các dẫn xuất của nó cũng đã được nghiên cứu như thuốc chống ung thư tiềm năng [3,7]. OH H N O OCH3 CH 3 O O OH O CH3 CH3 H2N O O OH Novobiocin O Một trong những sắc tố màu vàng được phân lập từ các tuyến mùi hương của hải ly đã được xác định là urolithin-A và urolithin-B. Alternariol (3,4benzocoumarin) là chất kháng khuẩn đầu tiên được phân lập từ nấm Alternaria tenus. Benzocoumarins autumnariol và autumnarriniol phân lập từ củ hành tạo thành các thành phần hương vị của Shilajit. Furocoumarin glapalol và coumasterol cũng đã được cô lập. Sự tích tụ và biến đổi đồng thời của các hợp chất được gọi là phytoalexin (rotenonones, stemonone và stemonal) trong quá trình chuyển hóa được cho là cơ chế kháng bệnh ở thực vật [11]. Bảng 1.1 Hoạt tính sinh học của coumarin Hợp chất Hoạt tính sinh học Cyclocoumarol Chống đông Glycosides coumarin thơm mang C-2 Chống đái tháo đường và sát trùng và nhóm thế C-3-alkoxy Ức chế sinh tổng hợp leukotriene trong 7-(Bromomethyl)-4-(furan-3- điều trị đau thắt ngực, ngăn ngừa sự yl)coumarin hình thành của dịch bệnh xơ vữa động mạch, và chống dị ứng Dẫn xuất 4-methoxycoumarin Dẫn xuất 3-acyl-7-nitro-6,8diakylcoumarin Dẫn xuất 3-benzazolyl-7aminoalkylcoumarin Dẫn xuất 7-(2-Piperizinyl)coumarin Furo[3,2g]4-hydroxy-9alkenylcoumarin Dẫn xuất bis-4-hydroxycoumarin Dẫn xuất 6-hydroxy-3,4dihydrocoumarin Điều trị xơ hóa Tăng khả năng điều tiết Đầu dò chuẩn đoán cho bệnh tích tụ tinh bột Giảm đau Kháng khuẩn Chống đông máu Chống lão hóa, làm trắng da Bảng 1.2 Ứng dụng quang của coumarin Hợp chất 3-[4-bromoethyl] phenyl-7- Ứng dụng Thuốc thử dẫn suất huỳnh quang cho acid carboxylic trong áp suất chất lỏng (diethylamino)coumarin cao Chromatography Dẫn xuất 4-hydroxycoumarin Cung cấp thuốc nhuộm phân tán Dẫn xuất 3-aryl-7- Vật liệu huỳnh quang diethylaminocoumarin Dẫn xuất 7-amino-4-hydroxymethyl Làm lồng acid butyric γ-amine (GABA) coumarin để điều tra các mạch thần kinh trong mô Axit N-(cacbonyl coumarin-3-yl)-α- Đánh dấu huỳnh quang cho các acid amino amine và dipeptides. I.4 MỘT SỐ PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA CỦA 3-AMINOCOUMARIN Muhammed Abd Khadom đã tiến hành chuyển hóa 3-aminocoumarin qua hai giai đoạn: Giai đoạn một là giai đoạn tạo thành bốn hợp chất base Schiff nhờ phản ứng ngưng tụ giữa 3-amino coumarin (1) với aldehyde thơm. Giai đoạn hai là phản ứng giữa base Schiff (2a-d) với 4-hydroxy coumarin để tạo thành sản phẩm (3a-d). aromatic aldehyde O O O O (1) (2a-d) OH O O O O Ar O OH Ar N H O (3a-d) Ar N NH2 O N H O a: Ar=C6H4NO2-m b: Ar=C6H4OH-p c: Ar=C6H4OCH3-p d: Ar=C6H5 O O O Các hợp chất (2a-d) và (3a-d) đều đã được thăm dò hoạt tính sinh học và cho kết quả kháng tốt với một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Psedomonase aeruginosa. Ngoài ra các hợp chất trên còn kháng một số loài nấm như Aspergllus niger, Penicillium italicum, Fusarium oxysporum. [10]. Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin làm tiêu chuẩn cho vi khuẩn và Mycostatin là tiêu chuẩn cho nấm. Kết quả đo đường kính kháng khuẩn, kháng nấm (mm) của các hợp chất này được biểu diễn ở bảng 1.3 và 1.4. Bảng 1.3 Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất (2a-d) và (3a-d) Hợp chất Đường kính kháng khuẩn (mm) S. aureus B. subtilis B. cereus P. aeruginosa 2a 22 27 16 24 2b 28 22 19 18 2c 10 25 14 20 2d 26 16 22 13 3a 17 18 13 9 3b 25 20 12 6 3c 25 20 10 10 3d 20 12 23 11 Amoxicillin 29 20 12 26 Bảng 1.4 Hoạt tính kháng nấm của hợp chất (2a-d) và (3a-d) Hợp chất Đường kính kháng nấm (mm) A. niger P. italicum F. oxysporum 2a 14 17 22 2b 12 15 10 2c 14 18 20 2d 16 18 18 3a 15 16 22 3b 13 22 16 3c 13 17 16 3d 16 12 10 Mycostatin 12 19 25 Các tác giả M. A. Al-Haiza, M. S. Mostafa và M. Y. El-Kady đã tiến hành cho 3-aminocoumarin (1) phản ứng với benzoyl isothiocyanate tạo thành 3-(3’- coumarinyl)-N-benzoylthiourea (2). Từ (2) lại tiếp tục chuyển hóa thành dẫn xuất 2-thioxo-1,3,5-trihydropyrimidine-4,6-dione (3) hoặc thiazolidin-4-one (4). Alkyl hóa (1) tạo thành hợp chất (5), (7a-b) và base Shiff (8a-d) [8]. O O S CH2(COOC2H5)2 COPh N N (3) NHCSNHCOPh O O O PhCON O (2) S N ClCH2COOH O O (4) O N(CH2Ph)3 benzyl cloride Cl PhCOCNS O O (5) H N NH2 Ph (6a-b) N N O O O (1) O (7a-b) SR Ar N a: Ar=C6H4NO2-p b: Ar=C6H4Cl-p c: Ar=C6H4Br-p d: Ar=2-thienyl aromatic aldehydes O a: R=CH3 b: R=CH2Ph O (8a-d) Tất cả các hợp chất được thử hoạt tính kháng khuẩn với vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus) và vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas aurignosa, Echerichia coli,Enterobacter aerogenes) cũng như một số chủng nấm (Aspergillus niger, Penicillium italicum, Fusarium oxysporum) bằng phương pháp lọc đĩa giấy sau khi hòa tan trong N,Ndimethylformamide với nồng độ là 1mg/ml. Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin làm tiêu chuẩn cho vi khuẩn và Mycostatin là tiêu chuẩn cho nấm ở nồng độ 1000ppm. Bảng 1.5 Hoạt tính kháng nấm của hợp chất (2) đến (8a-d) Hợp chất 2 3 4 5 7a 7b Đường kính kháng nấm (mm) A. niger P. italicum F. oxysporum 16 18 22 14 12 14 12 13 14 14 18 12 18 15 22 10 20 18 8a 8b 8c 8d Mycostatin 10 18 20 12 22 20 10 16 10 18 12 12 22 20 26 Bảng 1.6 Hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất (2) đến (8a-d) Đường kính kháng khuẩn (mm) Hợp chất P. B. subtilis B. cereus 2 24 12 14 11 14 16 3 26 10 18 12 25 14 4 22 16 20 10 20 14 5 10 9 9 11 - 16 7a 28 16 13 19 13 13 7b 20 15 22 14 18 12 8a 26 10 18 12 10 10 8b 25 11 18 7 14 11 8c 22 11 12 6 12 13 8d 28 12 19 10 13 14 Amoxicillin 29 12 20 11 36 10 aurignosa E. coli E. S. aureus aerogenes Aminocoumarin ngày càng được quan tâm nghiên cứu, trong đó nhiều công trình sử dụng 3-aminocoumarin như là chất chìa khóa để chuyển hóa thành nhiều hợp chất có ứng dụng như hợp chất amide, azometine, các dẫn xuất chứa dị vòng…Nhiều hợp chất đã được chứng minh là có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng u, chống đông máu, chống viêm; một số dẫn xuất được sử dụng làm phụ gia cho thực phẩm và mỹ phẩm [10]. Vì những ứng dụng mà các dẫn xuất của 3-amino coumarin mang lại, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tổng hợp một số dẫn xuất của 3-aminocoumarin”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất