Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án...

Tài liệu Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án

.PDF
29
618
81

Mô tả:

Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án Tham khảo Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án giúp các em hệ thống lại kiến thức văn học, ôn tập kiến thức tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết văn bài văn tự sự. Luyện tập đề thi giúp các em nâng cao khả năng nhận biết các biện pháp nghệ thuật tu từ sử dụng trong đoạn văn, nâng cao năng lực cảm nhận văn học, năng lực tư duy trong tạo lập văn bản theo yêu cầu. Mời các bạn cùng tham khảo đề kiểm tra.
TỔNG HỢP ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Thơ năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Kiếm. 2. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Thơ năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Triệu Độ. 3. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn (Đề số 1). 4. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn (Đề số 2). 5. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân. 6. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Ngữ Văn 9 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Triệu Độ. Họ và tên: …………………… Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Lớp: 9 Thời gian: 45 phút Đề 1 Câu 1(7 điểm): Cho đoạn thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muông luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!” a, Đoạn thơ trên có trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Làng” (Kim Lân) bằng đoạn văn khoảng 10 câu. Họ và tên: …………………… Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Lớp: 9 Thời gian: 45 phút Đề 2 Câu 1(7 điểm): Cho đoạn thơ sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” a, Đoạn thơ trên có trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) bằng đoạn văn khoảng 10 câu. đáp án và biểu điểm Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiên đại Thời gian: 45 phút Đề 1 Câu 1(7 điểm): HS trả lời đúng các ý sau: a, - Đoạn thơ trên có trong bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá (0,5 điểm), tác giả: Huy Cận(0,5 điểm) - Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Mỗi ý đúng cho 1 điểm +Sáng tác giữa năm 1958 khi Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, + Bài thơ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. (4 điểm) - Hình thức: + Đoạn văn tổng-phân-hợp, khoảng 10 câu,diễn đạt rõ ràng, mạch lạc (cho 1 điểm). Nếu không đủ số câu hoặc thừa quá nhiều trừ 0,5 điểm. - Nội dung (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu cảm nhận được các ý sau: + Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống ( nghệ thuật so sánh và nhân hóa đặc sắc). + Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động (từ “lại”, ẩn dụ“Câu hát căng buồm”. +Sự giàu có của biển khơi (từ “bạc” gợi sự quý giá, so sánh đẹp “Cá thu biển đông như đoàn thoi”, nhân hóa “dệt”, từ “ta”đầy tự hào. -> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn. Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Làng” (Kim Lân) bằng đoạn văn khoảng 10 câu. Diễn đạt rõ rang, mạch lạc, biết sắp xếp tình huống, diễn biến truyện. Đề 2: Câu 1(7 điểm): a, - Đoạn thơ trên có trong bài thơ: “ánh trăng” (0,5 điểm), tác giả: Nguyễn Duy(0,5 điểm) - Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ cho 2 điểm. +Sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước). b, Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. (4 điểm) - Hình thức: + Đoạn văn tổng-phân-hợp, khoảng 10 câu,diễn đạt rõ ràng, mạch lạc (cho 1 điểm). Nếu không đủ số câu hoặc thừa quá nhiều trừ 0,5 điểm. - Nội dung (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu cảm nhận được các ý sau: + Khổ thơ thứ 5 thể hiện trọn vẹn niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ khi đối diện với vầng trăng (từ “mặt”được điệp lại hai lần, lần thứ hai là từ nhiều nghĩa làm nên sự đa nghĩa cho ý thơ, điệp từ “như là”…) + Khổ cuối thể hiện sâu sắc những suy ngẫm và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng “ánh trăng”(nghệ thuật nhân hóa). Câu 2 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) bằng đoạn văn khoảng 10 câu. Diễn đạt rõ rang, mạch lạc, biết sắp xếp tình huống, diễn biến truyện. Trường THCS Triệu Độ Họ và tên:........................................ Lớp: ........................................ Điểm: BÀI KIỂM TRA 45’ Môn: Ngữ văn Ngày kiểm tra...............Ngày trả........... Lời phê của giáo viên: Đề bài: (Mã đề 01) A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Chính Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 2: Từ nào thể hiện rõ nhất tư thế của người lái xe trong buồng lái trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? A. Ung dung B. Lạc quan C. Bình tĩnh D. Tự tại Câu 3: Cái gì đồng hành cùng ngư dân trong suốt hành trình đánh cá trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? A. Mặt trăng B. Mặt trời C. Câu hát D. Mây Câu 4: Các phương thức thể hiện của bài thơ “Bếp lửa ” của Băng Việt là gì? A. Trữ tình, tự sự, thuyết minh. B. Trữ tình, bình luận. C. Trữ tình, tự sự, bình luận, biểu cảm. D. Tự sự, bình luận, biểu cảm, miêu tả. Câu 5: Người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là người dân tộc nào? A. Tà Ôi B. Vân Kiều C. Kinh D. Ê đê. Câu 6: Trong bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại vầng trăng là gì? A. Ngạc nhiên B. Hạnh phúc C. Lo sợ D. Xúc động. Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Làng”-Kim Lân là gì? A. Miêu tả tâm lí, tình huống nhiều xung đột. B. Cốt truyện ly kì, nhiều yếu tố kì ảo. C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, xây dựng tình huông hợp lí. D. Miêu tả tâm lí, xây dựng tình huông hợp lí, ngôn ngữ nhân vật sinh động. Câu 8: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả nào? A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Khải D. Nguyễn Du Câu 9: Tính cách nổi bật nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Yêu đời. B. Yêu nghề C. Hiếu khách D. Khiêm tốn. Câu 10: Trong văn bản “Chiếc lược ngà”, ai là người kể chuyện? A. Tác giả B. Bé Thu C. Bác Ba. D. Ông Sáu. B. Tự luận: (7đ) Đề lẻ: Câu 1: Chép 2 khổ thơ cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? Trường THCS Triệu Độ Họ và tên:........................................ Lớp: ........................................ Điểm: BÀI KIỂM TRA 45’ Môn: Ngữ văn Ngày kiểm tra...............Ngày trả........... Lời phê của giáo viên: Đề bài: (Mã đề 02) A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Câu 1: Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Chính Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 2: Từ nào thể hiện rõ nhất tư thế của người lái xe trong buồng lái trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? A. Tự tại B. Lạc quan C. Bình tĩnh D. Ung dung Câu 3: Cái gì đồng hành cùng ngư dân trong suốt hành trình đánh cá trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? A. Câu hát B. Mặt trời C. Mặt trăng D. Mây Câu 4: Các phương thức thể hiện của bài thơ “Bếp lửa ” của Băng Việt là gì? A. Trữ tình, tự sự, thuyết minh. B. Trữ tình, bình luận. C. Trữ tình, tự sự, bình luận, biểu cảm. D. Tự sự, bình luận, biểu cảm, miêu tả. Câu 5: Người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là người dân tộc nào? A. Kinh B. Vân Kiều C. Tà Ôi D. Ê đê. Câu 6: Trong văn bản “Chiếc lược ngà”, ai là người kể chuyện? A. Tác giả B. Bé Thu C. Bác Ba. D. Ông Sáu. Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Làng”-Kim Lân là gì? A. Miêu tả tâm lí, tình huống nhiều xung đột. B. Cốt truyện ly kì, nhiều yếu tố kì ảo. C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, xây dựng tình huông hợp lí. D. Miêu tả tâm lí, xây dựng tình huông hợp lí, ngôn ngữ nhân vật sinh động. Câu 8: Văn bản “Chiếc lược ngà” của tác giả nào? A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Khải D. Nguyễn Du Câu 9: Tính cách nổi bật nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Yêu đời. B. Yêu nghề C. Hiếu khách D. Khiêm tốn. Câu 10: Trong bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại vầng trăng là gì? A. Ngạc nhiên B. Hạnh phúc C. Lo sợ D. Xúc động. B. Tự luận: (7đ) Đề chẵn: Câu 1: Chép 2 khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? Trường THCS Triệu Độ Họ và tên:........................................ Lớp: ........................................ Điểm: BÀI KIỂM TRA 45’ Môn: Ngữ văn Ngày kiểm tra...............Ngày trả........... Lời phê của giáo viên: Đề bài: (Mã đề 03) A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Câu 1: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Làng”-Kim Lân là gì? A. Miêu tả tâm lí, xây dựng tình huông hợp lí, ngôn ngữ nhân vật sinh động. B. Cốt truyện ly kì, nhiều yếu tố kì ảo. C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, xây dựng tình huông hợp lí. D. Miêu tả tâm lí, tình huống nhiều xung đột. Câu 2: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả nào? A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Khải D. Nguyễn Du Câu 3: Tính cách nổi bật nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Yêu đời. B. Khiêm tốn. C. Hiếu khách D. Yêu nghề Câu 4: Trong văn bản “Chiếc lược ngà”, ai là người kể chuyện? A. Tác giả B. Bé Thu C. Bác Ba. D. Ông Sáu. Câu 5: Bài thơ “Đồng chí” của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Chính Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 6: Từ nào thể hiện rõ nhất tư thế của người lái xe trong buồng lái trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? A. Ung dung B. Lạc quan C. Bình tĩnh D. Tự tại Câu 7: Cái gì đồng hành cùng ngư dân trong suốt hành trình đánh cá trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? A. Mặt trăng B. Mặt trời C. Câu hát D. Mây Câu 8: Người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là người dân tộc nào? A. Tà Ôi B. Vân Kiều C. Kinh D. Ê đê. Câu 9: Trong bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại vầng trăng là gì? A. Ngạc nhiên B. Hạnh phúc C. Lo sợ D. Xúc động. Câu 10: Các phương thức thể hiện của bài thơ “Bếp lửa ” của Băng Việt là gì? A. Trữ tình, tự sự, thuyết minh. C. Trữ tình, bình luận. B. Trữ tình, tự sự, bình luận, biểu cảm. D. Tự sự, bình luận, biểu cảm, miêu tả. B. Tự luận: (7đ) Đề lẻ: Câu 1: Chép 2 khổ thơ cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? Trường THCS Triệu Độ Họ và tên:........................................ Lớp: ........................................ Điểm: BÀI KIỂM TRA 45’ Môn: Ngữ văn Ngày kiểm tra...............Ngày trả........... Lời phê của giáo viên: Đề bài: (Mã đề 04) A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Chính Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 2: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, mặt trời xuông biển được so sánh như cái gì? A. Mặt trăng B. Hòn lửa C. Câu hát D. Mây Câu 3: Các phương thức thể hiện của bài thơ “Bếp lửa ” của Băng Việt là gì? A. Trữ tình, tự sự, thuyết minh. B. Trữ tình, bình luận. C. Trữ tình, tự sự, bình luận, biểu cảm. D. Tự sự, bình luận, biểu cảm, miêu tả. Câu 4: Từ nào thể hiện rõ nhất tư thế của người lái xe trong buồng lái trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? A. Lạc quan B. Ung dung C. Bình tĩnh D. Tự tại Câu 5: Người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là người dân tộc nào? A. Tà Ôi B. Vân Kiều C. Kinh D. Ê đê. Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Làng”-Kim Lân là gì? A. Miêu tả tâm lí, tình huống nhiều xung đột. B. Cốt truyện ly kì, nhiều yếu tố kì ảo. C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, xây dựng tình huông hợp lí. D. Miêu tả tâm lí, xây dựng tình huông hợp lí, ngôn ngữ nhân vật sinh động. Câu 7: Văn bản “Chiếc lược ngà” của tác giả nào? A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Khải D. Nguyễn Du Câu 8: Trong bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại vầng trăng là gì? A. Ngạc nhiên B. Hạnh phúc C. Lo sợ D. Xúc động. Câu 9: Tính cách nổi bật nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Yêu đời. B. Yêu nghề C. Hiếu khách D. Khiêm tốn. Câu 10: Trong văn bản “Chiếc lược ngà”, ai là người kể chuyện? A. Tác giả B. Bé Thu C. Bác Ba. D. Ông Sáu. B. Tự luận: (7đ) Đề chẵn: Câu 1: Chép 2 khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : A. Trắc nghiệm khách quan: (Mỗi câu đúng được 0,3 đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 B A C C A D D D D A C C C D A B D C B A C A B C B A D A Câu 8 B A A D Câu 9 Câu 10 B C B D D B B C B. Tự luận: Câu 1: (2đ) Chép đúng 2 khổ thơ, đẹp, không tấy xoá, đúng chính tả. Câu 2: (5đ) Nêu được các ý chính: + ATN là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. + ATN là người yêu đời, có tính cách chân thành, cởi mở, khiêm tốn, hiếu khách. + ATN là đại diện cho lớp thanh niên sống có lí tưởng, cống hiến thầm lặng cho đất nước. - Yêu cầu: Bài viết có dẫn chứng, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được cảm nhận riêng của bản thân. TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì I. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích các biện pháp tu từ, từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn thơ; nhận biết câu dẫn trực tiếp và chuyển được câu dẫn trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp. - Rèn kĩ năng viết đoạn hội thoại theo yêu cầu. - Đưa ra nhận xét thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài thi nghiêm túc. B/Thiết kế ma trận : Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao - Chỉ ra các biện - Phân tích Đưa ra Chủ đề 1: pháp tu từ được được tác dụng nhận xét Từ vựng sử dụng. của các biện thể hiện (10t) - Chỉ ra các từ pháp tu từ được quan điểm dùng theo nghĩa sử dụng. riêng của gốc và nghĩa - Giải thích đúng bản thân về chuyển. phương thức việc sử chuyển nghĩa. dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3C Số câu, số điểm 1C (C2a, 3a) 1C (C2b, 3b) 1C (C5) 6đ Tỉ lệ 2đ 2đ 2đ 60% 20% 20% 20% Nhận biết câu Chuyển được Tạo lập được Chủ đề 2: dẫn trực tiếp. câu dẫn trực tiếp tình huống Hoạt động thành câu dẫn người sử dụng giao tiếp (6t) Số câu, số điểm ½ C (C1a) Tỉ lệ gián tiếp. ½ C (C1b) 1đ 1đ 10% 10% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1a, 2a,3a) 1 ½ C (C1b, 2b,3b) 3đ 3đ điểm 30% 30% Tỉ lệ % vi phạm phương châm hội thoại và phân tích. 1C (C4) 2đ 20% 1C 1C 2đ 20% 2C 4đ 40% 5C 2đ 20% 10đ 100% TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian: 45’ Đề: Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau: Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:”Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi”. a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên. b. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp. Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây: 1. Một đèo...một đèo...lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. (“Đèo Ba Dội”- Hồ Xuân Hương) 2. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật) a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó. Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau: Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (“Bếp lửa” – Bằng Việt) a. Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển? b. Phân tích sự chuyển nghĩa của những từ “Nhóm” đó. Câu 4: (2,0 đ) a. Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Phu nhân của tôi hôm nay đang đi lên rẫy làm nương.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “phu nhân” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. Đáp án: Câu/ý a. 1 b. Điểm 1đ 1đ 2 Nội dung - Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó quả là vật dùng mà vợ chàng mang lúc ra đi. a. - Điệp ngữ “Một đèo”. - Điệp ngữ “Không có”. - Hoán dụ “trái tim”. - Liệt kê “Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước”. b. - Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau. - Nhân lên những thử thách khốc liệt. - Thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. - Diễn tả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. a. . - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc. - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển. b. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người. HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương a. châm hội thoại không được tuân thủ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ b. b Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. 1đ 3 4 5 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 2đ Đồng ý. Vì từ “phu nhân” dùng trong những trường hợp mang tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. Phổ Văn, ngày 17 tháng 11 năm 2017 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN Họ và tên giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì I. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích các biện pháp tu từ, từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn thơ; nhận biết câu dẫn trực tiếp và chuyển được câu dẫn trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp. - Rèn kĩ năng viết đoạn hội thoại theo yêu cầu. - Đưa ra nhận xét thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài thi nghiêm túc. B/Thiết kế ma trận: Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao - Chỉ ra các biện - Phân tích Đưa ra Chủ đề 1: pháp tu từ được được tác dụng nhận xét Từ vựng sử dụng. của các biện thể hiện (10t) - Chỉ ra các từ pháp tu từ được quan điểm dùng theo nghĩa sử dụng. riêng của gốc và nghĩa - Giải thích đúng bản thân về chuyển. phương thức việc sử chuyển nghĩa. dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3C Số câu, số điểm 1C (C2a, 3a) 1C (C2b, 3b) 1C (C5) 6đ Tỉ lệ 2đ 2đ 2đ 60% 20% 20% 20% Nhận biết câu Chuyển được Tạo lập được Chủ đề 2: dẫn trực tiếp. câu dẫn trực tiếp tình huống Hoạt động giao tiếp (6t) Số câu, số điểm ½ C (C1a) Tỉ lệ thành câu dẫn gián tiếp. ½ C (C1b) 1đ 1đ 10% 10% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1a, 2a,3a) 1 ½ C (C1b, 2b,3b) 3đ 3đ điểm 30% 30% Tỉ lệ % người sử dụng vi phạm phương châm hội thoại và phân tích. 1C (C4) 2đ 20% 1C 1C 2đ 20% 2C 4đ 40% 5C 2đ 20% 10đ 100% TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45’ Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Đề: Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau: Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:”Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”. (“Lão Hạc” – Nam Cao) a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên. b. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp. Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây: 1. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm) 2. Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. (Ca dao) 3. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (“Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận) a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó. Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau: 1/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm. (“Bếp lửa” – Bằng Việt) 2/ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) a. Từ “lửa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “lủa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển? b. Phân tích sự chuyển nghĩa của từ “Nhóm” đó. Câu 4: (2,0 đ) a. Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “nhi đồng” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. Đáp án: Câu/ý a. 1 b. 2 a. b. 3 a. b. 4 5 Nội dung Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo ông giáo rằng có lẽ lão sẽ bán con chó. - Ẩn dụ : mặt trời” trong câu thơ thứ 2. - Chơi chữ: thịt chó - thịt cầy. - So sánh : Mặt trời – hòn lửa. - Nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa. - Em bé là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ như mặt trời với muôn loài. - Tạo sự hấp dẫn, thú vị. - Gợi cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ, sinh động. - Từ “lửa” trong câu thơ 1được dùng theo nghĩa gốc. - Từ “lửa” trong câu thơ 2 được dùng theo nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là Điểm 1đ 1đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ a. HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. 1đ Đồng ý. Vì từ “nhi đồng” dùng trong những trường hợp mang tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. 2đ Phổ Văn, ngày 17 tháng 11 năm 2017 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Họ tên:................................ Lớp:.................................... KIỂM TRA 45 PHÚT Điểm: Nhận xét của GV: Phần văn học trung đại Lớp 9 - HKI(2017-2018) (A) Câu 1 (2đ) Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích:"Cảnh ngày xuân"(Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du). Câu 2 (2,5đ) Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du). Nêu những nét nghệ thuật có trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ. Câu 3 (1đ)Tại sao có thể nói: "Chuyện người con gái Nam Xương" sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo? Điều đó nói lên quan niệm gì của tác giả Nguyễn Dữ? Câu 4 (3,5đ) Viết một bài văn ngắn trình bày những cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn thơ "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"(Trích "Truyện Lục Vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu) BÀI LÀM .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan