Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tong_hop_cac_de_cuong_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_1428

.PDF
58
322
126

Mô tả:

TỔNG HỢP CÁC ĐỀ CƯƠNG NCKH GIÁO DỤC 1. Đề cương nghiên cứu khoa học: Giáo dục nghề nghiệp. 2. Đề cương nghiên cứu khoa học: Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn. 3. Đề cương nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử. 4. Đề cương nghiên cứu khoa học: Rèn luyện kĩ năng tự học môn Vật lý của học sinh khối lớp 10 trường trung học phổ thông Thủ Khoa Huân, huyện Chợ Gạo. 5. Đề cương nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu những biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trường Trung học cơ sở. Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Ở nước ta hiện nay số lượng người hút thuốc lá chiếm tỉ lệ rất cao. Hút thuốc lá trở thành một trong những mói quan tâm lớn trong xã hội ngày càng phát triển. Hút thuốc lá đã trở thành thói quen, tỉ lệ nghiện nặng chiếm đa số. Không những những người lớn tuổi hút thuốc lá mà giới trẻ hiện nay cũng hút thuốc lá rất nhiều. Nó trở thành một mối lo ngại cho toàn xã hội về tình trạng sức khỏe của giới trẻ và một số tiền lớn bỏ ra vô ích … Diễn biến phức tạp của tình trạng hút thuốc lá đặt ra cho xã hội những nhiệm vụ cấp bách. Chính phủ đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo cho hoạt động phòng chống hút thuốc lá nơi công cộng, trong nhà trường và nơi làm việc một số ban ngành chức năng được thành lập và tiến hành những biện pháp phòng chống hút thuốc lá một cách tích cực tuy nhiên dù nhiều biện pháp được thực thi nhưng số người nghiện thuốc lá vẫn không hề giảm mà có chiều hướng gia tăng. Số người nghiện thuốc lá không chỉ ở những người lớn tuổi mà cả giới học sinh, sinh viên nghiện thuốc lá cũng ngày càng chiếm tỉ lệ cao. 1.2 Nghiện thuốc lá là mối hiểm họa lớn cho toàn xã hội nó gây tác hại cho sức khỏe làm suy thoái nòi giống, tốn tiền tốn của gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những người xung quanh làm cho những người không hút thuốc cũng trở nên hút thuốc thụ động. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở đường hô hấp và các bệnh ung thư vì trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại cho sức khỏe có thể gây vô sinh ở nam giới trong thuốc lá có chất Nicotin là chất gây nghiện nên những người hút thuốc lá sẽ bị nghiện lâu dài rất khó cai nghiện vì vậy những người đã cai nghiện tỉ lệ nghiện lại rất cao. Trong xã hội ngày càng phát triển thuốc lá rất dề dàng tiếp xúc với sinh viên, học sinh với sự tò mò và thích đua đòi. Lúc đầu chỉ hút thử cho vui từ đó trở nên nghiện rất khó vức bỏ thuốc lá đã vô tình đi vào cuộc sống của giới sinh viên, học sinh mặc dù biết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân sau này và cho những người xung quanh nhưng do ỷ lại và thiếu trách nhiệm nên người hút thuốc lá cứ vô tư. Lúc đàu chỉ vài ba điếu trong ngày sau đó số lượng cứ tăng lên theo thời gian. Trang 1 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 1.3 Thanh niên là một lực lượng rất quan trọng trong mọi hoạt động xã hội, là một bộ phận lao động chính, sau này là lực lượng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trong số những người mắc nghiện thì thanh niên chiếm tỉ lệ khá lớn. Hiện nay, với hàng loạt giải pháp của Chính phủ, các Bộ, các đoàn thể đang từng bước ngăn chặn nghiện thuốc lá, tệ nạn nghiện thuốc lá trong sinh viên đã giảm, song chưa cơ bản, chưa vững chắc, một số trường vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì , thương xuyên và liên tục. Từ những lý do trên, đề tài “ Thực trạng và giải pháp phòng chống nạn hút thuốc lá trong Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Từ vấn đề về những thực tiễn nhân cách và toàn cảnh xã hội của sinh viên. Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long nhằm ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá xâm nhập nhà trường, từ đó đề ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi giúp Hiệu Trưởng quản lý hiệu quả hơn đối với công tác này. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.1 Khách thể nghiên cứu: - Các ý kiến của giáo viên, học sinh về công tác phòng chống hút thuốc lá trong nhà trường. - Các biện pháp quản lý của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long về phòng chống hút thuốc lá xâm nhập vào nhà trường. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài tiến hành khảo sát các khách thể là Hiệu Trưởng, Giáo Viên, Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: - Nếu nhà trường và các nhà giáo dục quan tâm trong việc giáo dục phòng ngừa và ngăn chặn thì thuốc lá ít có nguy cơ gây hại cho sinh viên, học sinh. Trang 2 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dặc điểm nhân cách của sinh viên, hoàn cảnh xã hội, vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục và phòng chống hút thuốc lá xâm nhập nhà trường. 5.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp phòng chống hút thuốc lá xâm nhập vào Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. 5.3 Đề xuất một số giải pháp phòng chống hút thuốc lá xâm nhập vào nhà trường. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 6.1 Giới hạn về nội dung: - Nhân cách con người bao trùm cả một phạm vi rộng lớn mà nghiên cứu này không thể bao quát hết nên chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc điểm nhân cách chính của sinh viên và thực trạng các biện pháp phòng chống hút thuốc lá thường thực hiện. 6.2 Giới hạn về không gian: - Nghiên cứu chỉ tiến hành ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 7.1.1 Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu: Các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề nghiện thuốc lá trong nhà trường hiện nay được công bố trên các ấn phẩm các logo ở nhiều nơi như trong nhà trường, bệnh viện, nơi làm việc, nơi công cộng, v.v.. , cũng như báo cáo tổng kết về vấn đề phòng chống hút thuốc lá trong nhà trường chưa được in ấn sẽ được nghiên cứu một cách có hệ thống và được phân tích tổng hợp. Ngoài ra những sự kiện, số liệu được công bố trên báo chí, trên mạng cũng được thu thập và phân tích. Trang 3 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 7.1.2 Các phương pháp điều tra thực tiễn: - Phương pháp điề tra bằng bảng hỏi cá nhân học sinh, sinh viên. - Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiêp. - Quan sát. 7.1.3 Các phương pháp phân tích số liệu: - Các phương pháp phân tích định tính: phân tích nội dung, phân tích câu chuyện đối thoại. - Các phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học. 7.2 Xây dựng công cụ khảo sát thực trạng. 7.2.1 Nguyên tắc xây dựng phiếu khảo sát, điều tra: - Đảm bảo tính khoa học. - Phù hợp với nội dung phòng, chống hút thuốc lá để giải quyết nhiệm vụ và mục đích đề tài. + Xây dựng phiếu điều tra sinh viên: chủ yếu điều tra, tìm hiểu đời sống tình cảm, gia đình và các nhận thức về thuốc lá của các sinh viên. + Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: tìm hiểu về nhận thức hiểu biết về thuốc lá kết quả giáo dục của nhà trường. Từ đó, tìm hiểu đề xuất các giải pháp phòng, chống thuốc lá từ phía giáo viên. + Đối với Hiệu trưởng, Công đoàn, Chi đoàn, Cha mẹ sinh viên, tôi tiến hành phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi về hoạt động phòng, chống thuốc lá. 7.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu: Tôi có định hướng chọn sinh viên khóa 32 Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long để thực hiện nghiên cứu. 7.2.3 Tổ chức nghiên cứu: Phát phiếu khảo sát: 200 phiếu cho sinh viên. Tổng số phiếu thăm dò phát ra là 200 phiếu. Thu trở lại là: 195 phiếu. 7.2.4 Xử lý số liệu: Sau khi thu các phiếu thăm dò ý kiến tôi dùng phương pháp toán thống kê để tính: Trang 4 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp F Tần suất theo công thức: Lớp Đ-ĐT07 ni N ni: là tần suất của câu N: là tổng số mẫu điều tra 8 . DỰ KIẾN DÀN Ý ĐỀ TÀI: Đề tài gồm 3 phần chính : mở đầu, nội dung, kết luận và khuyến nghị. - Phần một: mở đầu - Phần hai: nội dung gồm có 3 chương CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.2 NGUỒN GỐC CỦA THUỐC LÁ. 1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. 1.4 TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE. 1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ. 1.6 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THUỐC LÁ. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG. 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 2.2 NHẬN THÚC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG VỀ THUỐC LÁ. 2.3 VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG. Trang 5 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG. 3.1 Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, SINH VIÊN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG HÚT THUỐC LÁ. 3.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ. 3.3 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LÀNH MẠNH, TRONG SẠCH. 3.4 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. 3.5 HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC. 3.6 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG. 3.7 PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI. 3.8 QUẢN LÝ VÀ THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI KHỎE TRONG SINH VIÊN. 3.9 QUẢN LÝ CHẶC CHẼ TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ TRONG SINH VIÊN. - Phần ba: kết luận và khuyến nghị. 9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: - NGUYỄN SINH HUY - TRẦN TRỌNG THUỶ, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ( tài liệu hướng dẫn sinh viên Cao Đẳng làm bài tập nghiên cứu khoa học ), Hà Nội, 1999. - Hệ thống hoá những văn bản về chủ trương chính sách phát triển giáo dục Việt Nam, MINH TIẾN - ĐÀO THANH HẢI. - Phương pháp NCKHGD, Giáo trình Đại học SPKT TP HCM, Thành phố Hồ Chí Minh – 1998 10. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 10.1 Giai đoạn chuẩn bị. - Từ ngày 01/ 10/ 2010 đến 10/ 10/ 2010 chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu sơ lược. Trang 6 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 - Từ ngày 11/ 10/ 2010 đến 18/ 10/ 2010 xây dựng đề cương chi tiết, bảo vệ đề cương, xây dựng nội dung các phiếu điều tra. 10.2 Giai đoạn nghiên cứu cơ bản. Từ ngày 19/ 10/ 2010 đến 29/ 10/ 2010 tiến hành điều tra, khảo sát, theo dõi, thu thập số liệu, tư liệu, tài liệu có liên quan. 10.3 Giai đoạn xác định kết cấu công trình. Từ ngày 30/ 10/ 2010 đến 10/ 11/ 2010 xử lí số liệu, lập dàn ý, dự kiến kết cấu của báo cáo, kết quả nghiên cứu. 10.4 Giai đoạn viết công trình: Từ ngày 11/11/2010 đến ngày 18/11/2010 viết nháp công trình, trình duyệt nội dung, sửa báo cáo, hoàn thành đề tài nộp cho giáo viên hướng dẫn. Từ ngày 19/11/2010 đến 25/11/2010 hoàn thành thủ tục bảo vệ đề tài nộp cho giáo viên hướng dẫn. 10.5 Giai đoạn bảo vệ công bố, nội dung công trình 29/11/2010. Trang 7 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Nghề Nghiệp Lớp Đ-ĐT07 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.......................................................................... 2 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ........................................ 2 3.1 Khách thể nghiên cứu: ....................................................................... 2 3.2 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: ......................................................................... 2 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 3 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................. 3 8. DỰ KIẾN DÀN Ý ĐỀ TÀI: ............................................................................ 5 9. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................... 6 10. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 6 PHẦN 2: NỘI DUNG PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: Trang 8 SVTH: ĐẶNG TUẤN KHANH TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK ****** ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Người thực hiện : Trịnh Đức Long Tổ Ngữ Văn - Khoa Xã hội & Nhân văn NĂM HỌC 2009-2010 A . PHẦN MỞ ĐẦU I- Mục đích lý do chọn đề tài: 1. Xuất phát từ những chủ trương lớn của Đảng và chính phủ về công tác giáo dục: Nghị quyết TW II khoá VIII, luật giáo dục, đặc biệt tinh thần chỉ thị 15/1999/CT của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm. Chỉ thị nhấn mạnh: Một mặt các trương sư phạm phải chủ động tham gia tích cực về việc đổi mới PPDH ở phổ thông, mặt khác bản thân trường sư phạm phải tự đổi mới về phương pháp để có đủ sức, đủ tầm trở thành các trung tâm phương pháp hiện đại có ảnh hưởng tích cực đến trường phổ thông. 2. Xuất phát từ yêu cấu đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tăng cường việc tự học, tự rèn để hoàn thiện kiến thức. Do vậy đối với môn PPDH Ngữ văn việc đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là điều cần thiết. 3. Xuất phát từ những băn khoăn trăn trở và kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm trực tiếp tham gia giảng dạy học phần PPDH Ngữ văn ở trường CĐSP. Thực tiễn hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh trong những năm gần đây đã có tiến bộ song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học Ngữ văn trên tinh thần đổi mới, cần mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm từ cả phía người dạy lẫn người học. Đề tài này chính là những định hướng mà bản thân đã và đang triển khai thực hiện trong quá trình dạy học bộ môn. II- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động dạy học và thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm qua bộ môn PPDH Ngữ văn Trung học Cơ sở cho giáo sinh Ngành đào tạo Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn. III- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung vào 2 nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sâu đây: 1. Nhận diện và phân tích thực trạng việc dạy và học bộ môn PPDH Ngữ văn ở Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk. Đặc biệt chú ý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh ( Tập soạn giáo án, thực hành tập giảng, tham gia hội thi NVSP, tham gia thực tập SP năm thứ 2, thực tập SP cuối khoá) 2. Định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, thực hành rèn luyện nghiệp vụ SP cho giáo sinh để chuẩn bị hành trang bước vào nghề dạy học. IV- Phương pháp nghiên cứu: Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học chung thường áp dụng, do đặc thù của loại hình đề tài nghiên cứu thực tiễn dạy học nên người viết sử dụng phương pháp thực nghiệm là chủ đạo. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến từ phía giáo sinh trong quá trình thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Từ đó phân tích rút ra những nhận định đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy học tập và rèn luyện nghiệp vụ thông qua bộ môn. Vận dụng những thành tựu về phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu văn học trong những năm gần đây: Dạy học tương tác, dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu văn học trên các bình diện thi pháp học, ngữ dụng học, tiếp nhận văn học… 2  B . PHẦN NỘI DUNG -------------------CHƯƠNG I . Xác định những tiền đề lý luận về PPDH Ngữ văn: I . Xác định đối tượng và nhiệm vụ của môn PPDH ngữ văn trong trường sư phạm: 1. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn: Thực tiễn hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS 2. Nhiệm vụ nghiên cứu bộ môn: 2.1. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa THCS từ đó đề xuất phương pháp dạy học cụ thể. 2.2. Nghiên cứu hoạt động dạy học văn vừa có những điểm thống nhất với hoạt động dạy học nói chung vừa mang tính đặc thù của hoạt động tiếp nhận văn chương 2.3. Thiết lập hệ thống lý luận khoa học về phương pháp. 2.4. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn II. Mối quan hệ giữa môn PPDH Ngữ văn với các môn học khác trong chương trình đào tạo CĐSP: Chỉ ra sự bổ sung ảnh hưởng lẫn nhau giữa các môn khoa học cơ bản ( Tiếng Việt, Lịch sử văn học, Lý luận VH…) với khoa học giáo dục (Tâm lý học, PP dạy học) III. Mối quan hệ giữa môn PPDH Ngữ văn ở trường sư phạm với thực tiễn dạy học Ngữ văn ở THCS: Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành CHƯƠNG II . Khảo sát hoạt động dạy học môn PPDH Ngữ văn và hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh Ngành SP Ngữ văn Trường CĐSP ĐăkLăk I . Khảo sát nhận diện tình hình: 1. Vấn đề chương trình, tài liệu giáo trình bộ môn PPDH Ngữ văn 2. Hoạt động dạy học bộ môn PPDH Ngữ văn ở trường CĐSP ĐăkLăk 3. Hoạt động rèn luyện năng lực nghiệp vụ sư phạm qua bộ môn của giáo sinh II . Phân tích nguyên nhân thực trạng tình hình: 1. Nguyên nhân khách quan 2. Nguyên nhân chủ quan CHƯƠNG III . Định hướng một số giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả dạy học môn PPDH Ngữ văn và hoạt động rèn luyện nghiệp vụ SP của giáo sinh I . Định hướng tư tưởng chỉ đạo II . Đinh hướng đổi mới hoạt động dạy học 1. Đổi mới việc biên soạn tài liệu giáo trình 2. Đổi mới việc tổ chức thiết kế quá trình dạy học 3. Đổi mới PPDH 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3 5. Đổi mới hoạt động học tập của sinh viên 6. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên III . Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên 1. Hoạt động thực hành soạn giáo án, tập giảng 2. Hoạt động Xemina, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học 3. Hội thi Nghiệp vụ sư phạm IV . Một số đề xuất về đào tạo  C. PHẦN KẾT LUẬN Chỉ ra ý nghĩa của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo --------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chương trình khung ngành đào tạo Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn 4 2. Chương trình chi tiết học phần PPDH Ngữ văn 3. Chương trình, Sách giáo khoa Ngữ văn THCS (Từ lớp 6 đến lớp 9) 4. Phương pháp dạy học Văn (Tập 1,2) - Phan Trọng Luận - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2004. 5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - NXB Đại học Sư phạm - Hà Nội 2004. 6. Giáo trình Lý luận Văn học - Trần Đình Sử - NXB Đại học Sư phạm - Hà Nội 2004. 7. Thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (Tập 1,2) - Phan Trọng Luận - NXB Giáo dục 1996. 8. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH, tập huấn đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS do Bộ phát hành. 9. Kỷ yếu hội nghị khoa học “ Đổi mới PPDH Văn, Tiếng Việt ở trường sư phạm” - Đà Lạt tháng 12-2000. 10. Một số bài báo trên tạp chí ngành. ----------------------------------------- 5 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM VIỆN SƢ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử Giáo viên hƣớng dẫn: Đỗ Thị Mỹ Trang Sinh viên thực hiện: Võ Văn Trung Nguyễn Trọng Tiệp Nguyễn Chí Bảo Hồ Chí Minh - năm 2014 13145302 13145274 13145016 Mục lục Mở đầu..................... ............................................................................................................ 4 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6 6. Dàn ý của nội dung công trình nghiên cứu ................................................................. 6 Nội dung................. ............................................................................................................. 8 Chương I: Cơ sở lý luận ................................................................................................... 8 1. Tổng quan nghiên cứu về sống thử ............................................................................. 8 1.1 Nghiên cứu trên thế giới ..................................................................................... 8 1.2 Các nghiên cứu trong nước về sống thử ............................................................. 8 2. Một số khái niệm ......................................................................................................... 9 2.1 Khái niệm............................................................................................................ 9 2.2 Quan niệm về sống thử trong xã hội................................................................. 11 Chương II: Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về sống thử và xu hướng sống thử .................................................................................................................. 13 1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về sống thử ............................. 13 1.1 Yếu tố cá nhân .................................................................................................. 13 1.2 Yếu tố xã hội..................................................................................................... 14 1.3 Yếu tố gia đình ................................................................................................. 14 2. Xu hướng sống thử của sinh viên thông qua nhận thức của họ về sống thử ............. 15 Chương III: Thực trạng và nguyên nhân sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 16 1. Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 16 2. Đặc điểm và khách thể nghiên cứu ........................................................................... 16 3. Quan niệm của sinh viên về vấn đề sống thử ........................................................... 17 4. Các nguyên nhân dẫn đến sống thử ........................................................................... 18 5. Đánh giá về lợi ích và bất lợi của sống thử ............................................................... 21 Kết luận và khuyến nghị .................................................................................................... 23 1. Kết luận ..................................................................................................................... 23 2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 24 Tài liệu tham khảo và phụ lục ........................................................................................... 25 1. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 25 2. Phụ lục ....................................................................................................................... 26 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội phát triển ngày nay, con người dường như có xu hướng hiện đại hóa cả lối sống cũng như suy nghĩ của mình. Với một nên kinh tế hội nhập, cũng tạo điều kiện cho văn hóa các nước du nhập vào Việt Nam, đặc biệt văn hóa phương Tây đang dần đi sâu vào lối sống vào lối sống của giới trẻ làm mất dần bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam đồng thời cũng dẫn đến nhiều hệ lụy. Giới trẻ hiện tại có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây. Một vấn đề đang cấp thiết và gây nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ đó là tình yêu giới trẻ. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng nhất của lứa đôi nhưng kết quả của tình yêu chỉ được xã hội công nhận khi nó đi đến hôn nhân hợp pháp. Thế nhưng ngày nay, giới trẻ, đặc biệt là sinh viên , họ đang có xu hướng hiện đại trong tình yêu, yêu hết mình và vượt qua mọi giới hạn, rào cản. Từ “ tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Nhiều cặp thanh niên yêu nhau đã quyết định sống chung với nhau như vợ chồng trước hôn nhân, đó là tình trạng cộng đồng xã hội ngày nay gọi là “sống thử”. Sống thử hay còn được gọi là sống chung trước hôn nhân là tình trạng nam nữ thanh niên, sinh viên xa nhà tự đến sống với nhau như vợ chồng mà chưa được sự đồng ý của cha mẹ hai bên. Đây là hiện tượng đang tăng lên trong xã hội Việt Nam trong những năm gần đây, hiện tượng này không chỉ diễn ra tại các khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp tại các thành phố, khu đô thị lớn như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… mà nó cũng đang xảy ra ở các trường chuyên nghiệp đóng trên các địa bàn khác trong cả nước. Trong xã hội truyền thống như ở Việt Nam việc mỗi cá nhân hoàn toàn tự quyết định hôn nhân là điều ít xảy ra. Hôn nhân là việc của gia đình, dòng tộc chứ không phải là chuyện riêng của mỗi cá nhân. Trong cuốn “Công trình góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam ” tác giả Nguyễn Văn Huyên đã viết: “Cha mẹ quyết định, con cái chỉ có nghe theo. Tình yêu giữa cô dâu và chú rể không quan trọng. Nếu người con không bằng lòng người chồng hay người vợ mà bố mẹ chọn cho thì chỉ có một cách hành động đó là bỏ nhà đi. Lúc đó người con bị xem là đứa con bội bạc, và cha mẹ có thể tước quyền thừa kế của anh ta”. Và để trở thành vợ chồng, được chung sống với nhau, nam nữ thanh niên phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, các nghi lễ chính như lễ giạm hay lễ vấn danh, lễ hỏi hay là lễ nạp tệ, lễ rước dâu. Có thể nói, quan hệ hôn nhân trong thời kì này thường bị chi phối bởi gia đình, nam nữ thanh niên chỉ là vợ chồng và được phép chung sống khi họ thực hiện các nghi lễ hôn nhân trước sự chứng kiến của gia đình, dòng tộc và hàng xóm. Từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã là thay đổi mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa cũng là thay đổi hệ thống những giá trị, chuẩn mực và hành vi sống của các nhóm xã hội trong đó có giới trẻ. 4 Hiện nay, nhóm thanh niên được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 trở lại đây đang hướng đến những quan niệm và hành vi mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Thực tế cho thấy họ thể hiện quan hệ tình yêu của mình một cách công khai với mọi người xung quanh, với gia đình, họ hàng… Trong hoảng hơn 10 năm trở lại đây xuất hiện hiện tượng nam nữ thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân tại các khu công nghiệp, khu xóm trọ của sinh viên ở các trường chuyên nghiệp, các trường đại học,cao đẳng trong cả nước và phổ biến ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…và khái niệm “sống thử” được thường xuyên nhắc đến trong các nhóm đối tượng này. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về việc sống thử, sống chung trước hôn nhân, có ý kiến thì đồng tình, ủng hộ, có ý kiến thì phê phán, không chấp nhận nhưng cũng có những ý kiến mang tính trung lập không đồng tình cũng không phản đối. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận được là việc “sống thử” đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung ngày nay. Trong đề tài nhóm tôi chọn trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh là địa bàn nghiên cứu vì trường nằm trên địa bàn quận Thủ Đức TP.HCM, là một trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho TP.HCM và một số ít các tỉnh thành khác, đặc biệt nhóm ngành chuyên về kỹ thuật chiếm đến hơn 50% là sinh viên của trường. Trong các đề tài nghiên cứu đã thực hiện về nhận thức của sinh viên nói riêng và của giới trẻ nói chung về “sống thử” thường tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… và cách nhìn nhận về sống thử chủ yếu do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do sự du nhập lối sống phương Tây vào Việt Nam làm cho giới trẻ có những quan niệm mới về các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu và tình dục. Xuất phát từ những vấn đề trên nên nhóm tôi chọn đề tài “Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử” để phần nào có thể khái quát về nhận thức của sinh viên ngày nay về sống thử. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích gì? Tác hại ra sao? Câu trả lời không còn là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng hổi của toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn để “sống thử”, sau đây nhóm tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay. Từ đó đưa ra những mặt tiêu cực và tích cực của nó để có những cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá được thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay.  Đưa ra các nguyên nhân dẫn đến việc sống thử, hậu quả của việc sống thử.  Phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ đó xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra các giải pháp cho hiện tượng này. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan