Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Y học Tổng hợp 100 thực đơn ăn dặm cho bé...

Tài liệu Tổng hợp 100 thực đơn ăn dặm cho bé

.DOCX
52
1403
91

Mô tả:

thực đơn cho bé khỏe mạnh
G gọi là con TỔNG HỢP 100 MÓN ĂN DẶM CHO BÉ I. THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 5- 6 THÁNG Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày Nước dùng: Dashi, rau củ Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm Cháo: 5gr – 30gr (gạo, mì, bánh mỳ) Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước Đạm: 5 - 10gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN). Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.  Rau: 5 - 20gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít). Lưu ý:       - Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. - Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại. (phần này em đọc và cho thêm phần lượng thức ăn theo tháng tuổi bài em đăng trên fb của BS Anh Nguyen nhe) 1. BÍ ĐỎ NGHIỀN SỮA Nguyên liệu: - Bí đỏ: 10g (1 miếng bằng khoảng bao diêm) - Sữa: 20ml (Sữa mẹ hoặc sữa bột pha sẵn) Chế biến: - Bí đỏ luộc (hoặc hấp) chín. - Nghiền nhuyễn sau đó trộn sữa vào sao cho độ loảng phù hợp với giai đoạn con mới ăn dặm. 2. SÚP SỮA BÍ ĐỎ Nguyên liệu: - Bí đỏ: 10g (1 miếng bằng khoảng bao diêm) - Sữa bột 10g hoặc 10ml sữa mẹ - Bột gạo 10ml Chế biến: - Bí đỏ thái nhỏ luộc chín, xay nhuyễn. 1 - Hòa tan 10gr bột gạo cho tan đều, thêm bí đỏ, đun nhỏ lửa đến khi bột chín. - Cho ra bát, sau đó mới cho từ từ bột sữa vào. Bé ăn từ 1/3 - đến 1 bát mỗi ngày. 2. KHOAI SỌ - KHOAI TÂY - KHOAI LANG TRỘN SỮA Nguyên liệu: - Khoai sọ 1 củ - Khoai tây 1/2 củ bé - Khoai lang 1 khúc khoảng 2cm - Sữa: sữa mẹ, sữa pha sẵn Chế biến: - Khoai (sọ, lang, tây) các mẹ sau khi gọi vỏ, rửa sạch ngâm nước 1 lúc cho hết nhựa, nhớt. - Các mẹ có thể hấp cơm (cùng cả gia đình) cho vào ngay từ khi gạo mới chỉ lăn tăn sủi thôi nhé (cho đủ độ nhừ). - Các mẹ xay nhuyễn (cho giai đoạn 5 - 7m) hoặc dầm/nghiền qua rây mắt to cho giai đoạn ngoài 7m. - Sau đó trộn đều mới sữa. 3. SÚP TRỨNG CÀ RỐT Nguyên liệu: - Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt) - Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ) - Cà rốt 30g (3 muỗng canh) - Dầu 5g (1 muỗng cà phê) - Nước 200ml (lưng 1 chén nước) - 1 miếng phô mai - 1 thìa nước tương Ofukuro 5ml Chế biến: - Cà rốt nấu chín tán nhuyễn. 2 - Trứng gà đánh đều lòng đỏ. - Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng. - Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột gần chín cho cà rốt đã tán nhuyễn, 1 miếng phô mai vào nấu cùng, nêm 1 thìa nước tương Ofukuro (nêm nhạt hơn người lớn) đổ ra bát cho 1 thìa dầu ăn, trộn đều. 4. SÚP ĐẬU HŨ RAU NGÓT Nguyên liệu: - Bột gạo: 7 thìa canh gạt - Đậu hũ trắng 1/3 miếng (1 thìa canh) - Rau ngót: 1 thìa canh - Dầu ăn, 1 thìa nước tương Ofukuro Chế biến: - Lấy một bát nước sạch đổ vào nồi. 7 thìa canh gạt bột cho vào, quậy đều. Lấy 1 thìa canh đậu hũ cho vào bát, tán nhuyễn (có thể thêm ít nước cho dễ tán). Trộn đều đậu hũ và bột. Một nắm rau ngót, băm nhuyễn, lấy môt thìa canh. - Bắc nồi lên bếp, để nhỏ lửa. - Khi bột sôi, cho rau tán nhuyễn, quậy đều, nêm 1 thìa nước tương Ofukuro, 1 thìa dầu ăn Olive trộn đều. Bắc xuống đổ ra bát cho nguội. 5. CÀ RỐT NGHIỀN Nguyên liệu: - Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê - Cháo trắng: 2 thìa cà phê Chế biến: - Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. - Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc. Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất. 6. SÚP NGÔ NGỌT/ CHÁO NGÔ NGỌT 3 Nguyên liệu: - Cháo trắng: 2 thìa cà phê - Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê Chế biến: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã. Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. 7. SÚP BÁNH MỲ SỮA Nguyên liệu: - Sữa: 1/2 cup (60ml) - Bánh mỳ gối: 1/4 lát Chế biến: - Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. - Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. - Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp. Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. 8. CHÁO ĐẬU CÔ VE Nguyên liệu: - Cháo trắng: 2 thìa cà phê - Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê Chế biến: - Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. - Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng. 9. CHÁO RAU CHÂN VỊT Nguyên liệu: - Cháo trắng: 2 thìa cà phê 4 - Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê Chế biến: - Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng. Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 10. SÚP KHOAI TÂY SỮA Nguyên liệu: - 1/8 củ khoai tây - 1/2 cup sữa (60ml) Chế biến: - Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. - Cuối cùng là nghiền thành súp. Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình. 11. MỲ (UDON) NẤU NƯỚC RAU CỦ Nguyên liệu: - 20g mỳ - 1/2 cup nước súp rau củ (60ml) - Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ Chế biến: - Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5 phút. - Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5 phút nữa là được. Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm. 12. SÚP BÁNH MỲ VÀ TÁO (6M) Nguyên liệu: - 6 lát bánh mỳ gối (loại 12 lát cắt/bánh) 5 - 1/8 quả táo - 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà) Chế biến: - Bỏ phần riềm cứng của bánh mỳ, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mỳ nở mềm. - Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mỳ nhuyễn tới độ thô bé ăn. - Táo thái lát mỏng, háp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được. Chú ý: Khi đun súp cần chú ý tới độ đặc để gia giảm nước dùng cho vừa. 13. SỮA CHUA DƯA LƯỚI Nguyên liệu: - 1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g) Chế biến: - Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua. Chú ý: Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. 14. TÁO NƯỚNG Nguyên liệu: - 1/4 quả táo Chế biến: - Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn. Chú ý: Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền. 15. SỮA ĐẬU NÀNH TRỘN CHUỐI Nguyên liệu: - 1/8 quả chuối - 1 thìa súp sữa đậu nành 6 Chế biến: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộn chung với sữa đậu nành. Chú ý: Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát. 16. SỮA CHUA DÂU TÂY Nguyên liệu: - 2 quả dâu tây - 2 thìa sữa chua trắng Chế biến: Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong. Chú ý: Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý. 17. BƠ NGHIỀN TRỘN SỮA Nguyên liệu: - 2 miếng bơ 10gr - Sữa: 20 - 30ml Chế biến: - Bơ chín mềm, và 1 - 2 thìa sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là đủ. Đầu tiên, mẹ dùng muỗng nạo thịt bơ ra chén rồi dằm nhuyễn, sau đó cho thêm 1 - 2 thìa sữa mẹ vào và trộn đều rồi cho bé ăn. - Lượng bơ và sữa được sử dụng còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Nếu bé mới tập ăn dặm thì mẹ chỉ nên dùng 1 - 2 thìa bơ trộn với 1 - 2 thìa sữa. Còn nếu bé đã lớn thì mẹ có thể nâng lượng bơ và sữa lên tùy theo độ tuổi và nhu cầu của bé. Chú ý: Các mẹ có thể chọn sữa mẹ, sữa bột pha, sữa chua (Nếu con từ 7m trở lên) hoặc thậm chí cả sữa tươi (đã qua tiệt trùng nữa). 18. ĐẬU PHỤ NON TRỘN SỮA Cách chế biến: 7 - Đậu phụ non (mua ở siêu thị) mới mềm và mịn nhé. Cắt khoảng 15 - 20gr thôi sau đó trần qua nước sôi, dầm nát. - Sau đó trộn sữa mẹ/sữa bột pha/ sữa tươi hoặc cháo loãng nghiền đều được nhé! 19. ĐẬU PHỤ BÍ ĐỎ TRỘN SỮA/ CHÁO Nguyên liệu: - Đậu phụ : 15 - 20g (miếng to hơn bao diêm 1 chút) - 1 viên bí đỏ - Sữa/ nước dùng/ cháo Chế biến: - Lấy 1 viên bí đỏ hấp chín. Đậu phụ nghiền nhỏ. Sau đó trộn cả 2 với sữa hoặc nước dùng, cháo loãng. 20. BƠ VÀ CHUỐI TRỘN SỮA Nguyên liệu: - 2 miếng bơ 10g - 1 quả chuối - Sữa mẹ Chế biến: - Cách chế biến món này rất đơn giản, và mẹ chỉ mất từ 1 - 2 phút để thực hiện. - Mẹ chỉ cần nạo thịt bơ, và cắt chuối thành những miếng nhỏ, rồi trộn chung với nhau và dằm nhuyễn. Hoặc mẹ cũng có thể cho hỗn hợp này vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Mẹ có thể cho thêm 1 - 2 thìa sữa mẹ, hoặc sữa tươi (đối với các bé trên 1 tuổi) để giúp món sinh tố bơ chuối thêm phần hấp dẫn. 21. XOÀI CHUỐI TRỘN SỮA Nguyên liệu: - 2 miếng xoài 10g - 1 quả chuối - Sữa mẹ Chế biến: 8 Để chuối và xoài dễ nghiền thì bạn cắt thành từng khoanh mỏng, sau đó nghiền qua rây nhé (để tránh sợi xơ dài làm con khó nuốt). Chú ý: Các mẹ có thể tùy lượng con ăn mà các mẹ lấy phù hợp, khi mới ăn mình chỉ cho bé nhà mình ăn khoảng 1/4 quả chuối + 1/4 quả xoài khoảng 30 40 ml sữa mẹ là vừa. 22. NƯỚC ÉP TÁO Nguyên liệu: - Táo 1/2 - 1 quả (1 quả được khoảng 50ml nước) - Hộp chịu nhiệt có nắp - Nĩa cứng Chế biến: - Gọt vỏ, bỏ lõi, cắt miếng nhỏ mỏng. - Xếp vào hộp có lắp dùng đc lò vi sóng. - Cho thêm chút nước sâm sấp (để tránh nước táo ngọt quá). - Quay 3 phút trong lò vi sóng. - Sau khi chín lấy táo ra dùng nĩa nghiền táo, ép lấy nước cho bé uống. Các mẹ có thể tận dụng táo dầm làm bánh cho cả nhà hoặc trộn sữa hay cháo cho bé nhai. 23. NƯỚC ÉP VẢI Nguyên liệu: - Vải sạch - 1 cái nĩa/hoặc bộ nghiền thức ăn Chế biến: - Rửa sạch hoặc đi găng tay trước khi làm cho bé. - Nếu bé lớn mẹ chỉ cần bóc vỏ (7m trở lên) hoặc cho vào túi lưới nhai ăn hoa quả để bé tập ăn (5 - 7m). - Bóc sạch vỏ, bỏ hạt. - Nếu lấy nước ép: dùng nĩa ép thịt vải ra nước, để cả cùi để bé nhai hoặc bỏ cùi cho đỡ vướng cổ bé. 9 - Vì vải rất ngọt nên mẹ có thể cho chút nước lọc âm ấm cho bé đỡ khé cổ. Chú ý: Vải sạch (loại vải trũ nhỏ vừa phải, tươi cuống, đầu cuống không bị thâm đen và bị sâu mọt). 24. KHOAI TÂY KHOAI LANG BƠ TRỘN SỮA Nguyên liệu: - Khoai tây 15g - Khoai lang 15g - Bơ 10g - Sữa mẹ Chế biến: - Đầu tiên, mẹ hấp chín khoai tây và khoai lang. - Sau đó mẹ cho hỗn hợp bơ, khoai tây, khoai lang và 1 - 2 thìa sữa mẹ (hoặc sữa chua) vào trong máy xay sinh tố xay nhuyễn. - Món này khá nhiều tinh bột, nên mẹ đừng nên cho bé ăn trước bữa chính 1,5 2 tiếng nhé. 25. BƠ DẰM BÍ ĐỎ Nguyên liệu: - Bơ 15g - Bí đỏ 20g Chế biến: - Trong bơ và bí đỏ có rất nhiều chất xơ, giúp nhuận trường nên đây là món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đăc biệt là với các bé bị táo bón. Vì thế, khi bé bị táo bón mẹ có thể cho bé ăn món này cho bé ăn nhé. - Cách chế biến rất đơn giản như sau: cho 1/2 cốc bí đỏ hấp bằm nhuyễn cùng 1 trái bơ nhỏ vào máy xay, xay mịn với nhau là được. II. THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 7 THÁNG TRỞ LÊN Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa. 10 Số bữa dặm: 2 bữa/ngày Số lượng sữa: giảm dần lượng sữa theo nhu cầu của bé. Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 7 nước Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm: (tức là cộng thêm loại thực phẩm bé ăn được, không phải cộng thêm số lượng). - Trẻ 6 - 7 tháng: gạo 10g, chất đạm 10g, rau củ 10g, dầu ăn 1 muỗng cà phê. - Trẻ 7 - 9 tháng: gạo 20g, chất đạm 20g, rau củ 20g, dầu ăn 1 muỗng cà phê. - Trẻ 10 - 12 tháng: gạo 30g, chất đạm 30g, rau củ 20g, dầu ăn 1 muỗng cà phê. - Trẻ 13 - 18 tháng: gạo 35g, chất đạm 35g, rau củ 25g, dầu ăn 2 muỗng cà phê. - Trẻ 18 - 24 tháng: gạo 40g, chất đạm 40g, rau củ 30g, dầu ăn 2 muỗng cà phê. - Trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên đã ăn được cơm, và tăng lượng thức ăn theo nhu cầu của từng bé. 26. SÚP GAN LỢN CẢI XANH Nguyên liệu: - Bột gạo - Gan lợn - Rau cải xanh - 1 thìa dầu ăn Olive + 1 thìa nước tương Ofukuro 5ml Chế biến: - Rau cải xanh rửa sạch, thái nhỏ, hấp chín (hoặc luộc) xay nhuyễn. Gan rửa sạch xay nhuyễn. - Hòa tan 10g bột gạo, cho rau cải và gan đã xay vào nấu, nêm gia vị vừa đủ, đun lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín. - Cho bột ra bát, thêm vào 1 thìa cà phế dầu Olive trộn thật đều. 27. SÚP THỊT RAU NGÓT Nguyên liệu: - 30g rau ngót - 30g thịt heo nạc - 200ml nước 11 - 1 muỗng cà phê dầu ăn + 1 thìa nước tương Ofukuro - 1 miếng phô mai Chế biến: - Rửa sạch rau ngót và băm nhuyễn. - Băm nhuyễn 30g thịt heo nạc. - Hòa tan 20g bột gạo với một ít nước lấy ra từ 200ml nước đã chuẩn bị. - Bắc nồi nhỏ với chỗ nước còn lại, bột gạo đã hòa tan, thịt đã sơ chế. Khuấy đều cho đến khi bột gần chín thì cho rau và phô mai vào. - Đổ bột ra bát nhỏ, nêm 1 thìa nước tương Ofukuro và thêm vào 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé dễ hấp thu. 28. SÚP KHOAI TÂY, BÍ ĐỎ, THỊT GÀ Nguyên liệu: - 10g bột gạo - 15g thịt gà - 15g bí đỏ - 15g khoai tây Chế biến: - Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn. - Thịt gà lọc kỹ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh. - Hòa tan 10g bột trong một chút nước. - Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín. Nêm 1 thìa nước tương Ofukuro vừa đủ, nêm nhạt hơn người lớn một chút. - Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cafe dầu Óc chó trộn thật đều. 29. SÚP CÁ CHÉP RAU MUỐNG Nguyên liệu: - Bột gạo: 7 thìa canh gạt - Cá chép nghiền nhỏ (bỏ xương): 25g (1 thìa cafe) 12 - Rau muống: 1 thìa canh - Nước tương Ofukuro 1 thìa cafe - Dầu ăn (dầu phụng, mè, đậu nành) hoặc mỡ nước: 1 thìa cafe Chế biến: - Lấy một bát nước sạch đổ vào nồi. Lường 7 thìa canh bột cho vào, quậy đều. - Cá hấp chín, nghiền nhuyễn. Cho cá vừa làm xong vào nồi, quậy đều. Một nắm rau, băm nhuyễn, lấy một thìa canh. - Bắc nồi lên bếp, nhỏ lửa. Khi bột sôi, cho rau đã tán nhuyễn và cho dầu ăn vào. Khuấy đều, bắc xuống. Lưu ý: Dành cho bé từ 7M trở lên. 30. SÚP CUA RAU CẢI NGỌT Nguyên liệu: - Bột gạo: 7 thìa canh gạt - Cua giã nhỏ lọc: ½ bát - Rau cải ngọt - Nước tương Ofukuro 1 thìa cafe - Dầu ăn (dầu phụng, mè, đậu nành) Chế biến: - Cua đồng giã nhỏ, rửa sạch lọc lấy khoảng ½ bát. - Hòa bột cho vào nước lã và nước cua, vừa đun vừa quậy để sôi 5 phút. - Cho ra, nước tương quấy đều, để sôi thêm vài phút, bắc xuống cho dầu ăn vào trộn đều, đổ ra bát. Lưu ý: Dành cho bé từ 7M trở lên. 31. SÚP CUA RAU MỒNG TƠI Nguyên liệu: - Bột gạo: 25g (5 thìa canh) - Thịt cua: 30g (2 thìa canh) - Rau mồng tơi: 30g (3 thìa canh) 13 - Dầu ăn: 10g (2 thìa cà phê) - Nước tương Ofukuro 1 thìa cafe - Nước: 200ml (lưng bát) Chế biến: - Rau mồng tơi: cắt thật nhuyễn. Cua: hấp chín, gỡ lấy thịt. Bột gạo: hòa tan với ít nước. Phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu mềm. - Cho cua vào nấu sôi, đổ tiếp bột vào khuấy chín. - Trút ra bát, cho 2 thìa dầu ăn. Lưu ý: Dành cho bé từ 7M trở lên. 32. SÚP THỊT LỢN RAU RỀN Nguyên liệu: - Bột gạo: 25g (5 thìa canh gạt) - Thịt lợn nạc: 30g (2 thìa canh) - Rau dền: 30g (3 thìa canh) - Dầu: 10g (2 thìa cà phê) - Nước: 200ml (1 lưng bát) Chế biến: - Rau dền: rửa sạch, xắt thật nhuyễn. Bột gạo: hòa tan với ít nước. Thịt: băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra. - Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín, thêm rau vào nấu mềm, sau đó cho bột vào khuấy chín. - Trút bột ra bát, thêm 2 thìa dầu vào trộn đều. 33. SÚP RAU BINA - TRỨNG Nguyên liệu: - 1 nắm lá rau bina (rau cải bó xôi) - 1 quả trứng gà - 1 hộp nước dùng xương ninh 70ml - 1 thìa nước tương Ofukuro + dầu gấc 14 Chế biến: - Rau bina rửa sạch, cắt phần cọng bỏ riêng, phần lá thái nhỏ. - Cho hộp nước dùng vào nồi, đun sôi cùng rau đã thái nhỏ cả cọng rau cho ngọt nước. - Sau đó vớt cọng rau ra (mẹ ăn hộ bé cho đỡ phí) và dùng máy xay cầm tay xay nhỏ. - Đặt tiếp lên bếp cho lòng đỏ trứng gà vào (bỏ lòng trắng, ko khi cho vào lòng trắng kết lại thành sợi bé khó nuốt và đầy bụng). - Cho 10ml cháo thành phẩm (1:7) hoặc 10 ml bột ăn dặm ăn liền (sau khi tắt bếp), cho 1 thìa nước tương cho đậm đà. - Đổ ra bát, cho thêm 1 thìa dầu mè và dầu gấc, cho thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. 34. CHÁO CÁ THỊT TRẮNG VÀ CÀ RỐT Nguyên liệu: - 50g cà rốt - 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng) - 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô) - 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn) Chế biến: - Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn. - Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 - 2phút cho mềm. - Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ. - Cho nước súp (nước dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3phút) - Cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp. Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nước lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh. 35. CHÁO ĐẬU CÔ VE VÀ VỪNG ĐEN Nguyên liệu: - 1 thìa đậu cô ve luộc chín 15 - 4 thìa cháo trắng - 1 thìa nước dashi (hoặc nước rau củ hay nước hầm xương đều được) - Vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ Chế biến: - Cho đậu cô ve vào nước dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. - Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên. Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được. 36. SÚP THỊT GÀ BĂM NẤU KHOAI MÔN Nguyên liệu: - Khoai môn (70g) - 2 thìa thịt gà bằm - Bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh) - 2/3 thìa nước dashi (100ml) - 2 thìa hành lá bằm nhuyễn - 1 thìa nước tương Ofukuro vừa đủ Chế biến: - Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2 phút. - Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. - Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nước dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6phút). - Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là được. Chú ý: Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt. 37. CHÁO CÁ CƠM LÁ DÂU NON (7M) Nguyên liệu: - Cháo 4 thìa cà phê (tỉ lệ 1:5) - 1 thìa cá cơm 16 - 1 ~ 2 lá dâu non Chế biến: - Cá cơm đun với 1 chút nước lá chè xanh để khử mùi, xong luộc chín nghiền nhuyễn. - Lá dâu non cũng luộc chín, nghiền nhuyễn. Có thể để riêng cá và lá dâu thành 1 đĩa, cháo trắng để riêng 1 bát; hoặc trình bày theo kiểu cháo trắng múc trước, sau đó rắc lá dâu nghiền lên, cuối cùng là xúc 1 cá cơm để lên trên cùng, khi ăn thì trộn đều ăn hoặc từng thứ 1. Chú ý: Có thể thay cá cơm bằng các loại cá thịt trắng: cũng hấp chín và nghiền tới độ thô bé ăn là được. 38. SÚP KHOAI TÂY NGHIỀN TRỘN GAN GÀ (8M) Nguyên liệu: - Khoai tây 1/4 củ (khoảng 20g) - Gan gà 20g - Cải bó xôi 10g - 1 chút bột năng + 1 thìa súp nước dùng gà, 1/2 thìa cà phê nước tương Chế biến: - Khoai tây hấp chín làm nhỏ. Gan gà rửa sạch, trụng qua nước sôi già có đun chút gừng để khử mùi sau đó hấp chín, dùng dĩa/thìa làm nhỏ thì sẽ không có mùi nồng như xay. - Cọng cải bó xôi háp chín, lấy sống dao làm mềm rồi bằm nhỏ. - Cho 1 thìa nước tương Ofukuro, vào nồi nước dùng gà, sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào, đun cho tới khi sôi bùng thì vặn lửa nhỏ, cho thêm bột năng cho sánh, đun thêm 1 đến 1,5 phút nữa thì tắt bếp. Chú ý: Có thể cho thêm các loại rau củ khác tùy ý. 39. KHOAI LANG NGHIỀN VỚI PATÊ GAN (7M) Nguyên liệu: - Khoai lang 40g - Lòng đỏ trứng 1quả - sữa (sữa bột) khoảng 3 thìa cà phê (15ml) 17 - Một chút pate gan và rau củ tùy thích Chế biến: - Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bọc nilon thực phẩm, cho vào lò vi sóng hấp tới khi chín (khoai chuyển sang màu trong). - Lấy ra để bay hết khói nghiền nhỏ. - Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun ở lửa nhỏ khoảng 10 phút cho trứng chín, vừa đun vừa khuấy đều tay để tránh bị dính đáy nồi. - Cho khoai lang nghiền + pate gan + rau củ (đã làm chín) vào, khuấy đều và điều chỉnh tới độ đặc vừa ăn của bé. - Đun sôi lại thì tắt bếp, nhấc ra để nguội. Chú ý: Có thể hấp khoai bằng nồi hấp cũng được. 40. SÚP MISO NẤU KHOAI TÂY Nguyên liệu: - Khoai tây 4 lát (khoảng 30g) - Tương miso 1 thìa cà phê - Nước dùng 60ml Chế biến: - Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. - Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn. Chú ý: Khoai tây khi còn nóng sẽ dính và khó nghiền. Nên để nguội (bay hết khói) hẵng nghiền thì sẽ tốt hơn. 41. ĐẬU PHỤ NGHIỀN NẤU NƯỚC SỐT RAU CỦ Nguyên liệu: - 3 thìa canh đậu phụ bìa - Thịt ức gà 20g - Hành tây 10g - Nước dashi 60ml - Bột năng ½ thìa cà phê 18 Chế biến: - Hành tây luộc chín với nước dashi cho bớt hăng, bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. - Ức gà bằm nhỏ, cho vào nấu cùng với hành tây và xì dầu ở lửa nhỏ từ 2 - 3 phút. - Cho bột năng vào để làm sánh hỗn hợp. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ. - Khi ăn thì rưới nước sốt lên đậu phụ. 42. MỲ KHOAI LANG CHO BÉ (8M) Nguyên liệu: - Mỳ (mỳ udon của Nhật) 40g - Khoai lang 10g - Nước dùng 100ml - Một chút bột năng. Chế biến: - Mỳ luộc với nước dùng cho tới khi chín mềm (bấm nhẹ tay thấy nát). - Khoai lang hấp chín, nghiền nhỏ, cho 1 chút bột năng cho sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ. Chú ý: Khoai lang có thể hấp trong lò vi sóng cũng ok. Nhớ phải luôn gọt vỏ trước khi chế biến. 43. NUI SỐT CÀ CHUA (8M) Nguyên liệu: - 2 thìa canh nui sống (khoảng 30g) - Nước dùng rau củ 60ml - Cà chua tươi 20g hoặc 1 thìa tương cà chua - 1 chút bột Chế biến: - Luộc nui với nước dùng tới khi mềm, dùng tay ấn nhẹ thấy nát là ok. Vớt nui ra trộn với dầu ăn cho khỏi dính, cắt nhỏ tới độ thô bé ăn. - Làm sốt cà chua bằng cách hấp chín cà chua rồi nghiền nhuyễn, cho thêm bột năng tạo độ sánh. 19 - Khi ăn thì rưới sốt cà chua lên đĩa mỳ. Có thể rắc thêm phô mai nếu thích. 44. CHÁO CÁ BÀO VÀ RONG BIỂN (8M) Nguyên liệu: - Cháo 4 muỗng lớn 1: 5 (60 ml) - Cá bào khô 1 muỗng lớn cá - Một chút rong biển Chế biến: - Cá bào cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ. - Cho rong biển và cá bào vào cháo. Chú ý: Cá bào khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ. 45. SÚP CÁ HỒI, CÀ RỐT, DẬU SORA (ĐẬU XANH) (8M) Nguyên liệu: - Cá hồi tươi 1/8 miếng (khoảng 10 g) - Cà rốt 1/2 muỗng lớn (7.5 ml) - 1 quả đậu sora - 1/3 ly nước rau luộc - Một ít bột gạo Chế biến: - Cá hồi tươi luộc sơ, bỏ da và xương, xé tơi. Đậu sora luộc chín mềm, bóc vỏ, nghiền nhỏ. Cho nước rau luộc vào cá hồi và cà rốt (đã nghiền nhuyễn và rây qua lưới) nấu sôi khoảng 2 ~ 3 phút. - Cho bột vào tạo độ sánh. Sau đó, cho đậu sora (đã nghiền nhuyễn) lên trên. Có thể sử dụng đậu nành tươi, bóc lớp màng mỏng đi rồi nghiền nhỏ. 46. CHÁO THỊT BÒ BÍ ĐỎ Nguyên liệu: - 1 viên thịt bò đã xay và cho vào ô vuông trong khay 25ml (khoảng 15g) - 1 miếng bí đỏ: khoảng 15 - 20g - 1 hộp nước dung xương chân gà ninh (nếu có càng tốt) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan