Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tồn tại hay không hiệu ứng tuyến j trong trường hợp của việt nam luận văn thạc ...

Tài liệu Tồn tại hay không hiệu ứng tuyến j trong trường hợp của việt nam luận văn thạc sĩ 2014

.PDF
90
325
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ HƯƠNG TỒN TẠI HAY KHÔNG HIỆU ỨNG TUYẾN J TRONG TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM? LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ HƯƠNG TỒN TẠI HAY KHÔNG HIỆU ỨNG TUYẾN J TRONG TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM? Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ TP Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Trần Ngọc Thơ, người thầy hướng dẫn khoa học, thầy Vũ Việt Quảng cùng các thầy cô trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu, những phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bài luận văn này thực sự là một kết quả của suốt một quá trình học tập và từ những bài học mà bản thân tôi đã gặt hái được dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Ngọc Thơ và các thầy cô khác của trường. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành đến gia đình thân yêu; các bạn lớp Cao học Đêm 11 và lớp Cao học Đêm 5, Khóa 22; chị Trần Thị Mai Phương, anh Huỳnh Quang Anh và các anh chị đồng nghiệp tại nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Tất cả đều là nguồn động lực mạnh mẽ giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian nghiên cứu và dành tâm huyết thực hiện luận văn này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn về đề tài: “Tồn tại hay không hiệu ứng tuyến J trong trường hợp của Việt Nam?” là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trần Ngọc Thơ và chưa từng được công bố trước đây. Các trích dẫn trong luận văn đều được dẫn các nguồn trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm được thực hiện trung thực và chính xác. Tác giả Bùi Thị Hương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, biểu đồ TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................ 6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG TUYẾN J ............. 7 2.1. Tổng quan lý thuyết về hiệu ứng tuyến J ............................................................. 7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng tuyến J ................................. 10 - Nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR ........................................................ 10 - Nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL ..................................................... 11 - Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về hiệu ứng tuyến J. ................................ 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ......................................................................................... 26 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 27 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 27 3.2. Kỳ vọng dấu ....................................................................................................... 32 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ....................................................................................... 35 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................ 36 4.1. Nội dung và kết quả nghiên cứu ........................................................................ 36 4.1.1. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ ....................... 37 4.1.2. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản ............. 43 4.1.3. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ............ 48 4.1.4. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và EU ....................... 54 4.1.5. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc ......... 60 4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm......................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ....................................................................................... 71 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ..................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải từ viết tắt ARDL Autoregressive Distributed Lag CN Trung Quốc CUSUM Cumulative Sum CUSUMSQ Cumulative Sum of Squares DB Biến Dummy ECT Error Correction Term EU European Union JP Nhật Bản KR Hàn Quốc OLS Ordinary Least Squares RE Real Exchange Rate TB Trade Balance US Mỹ VAR Vector Autoregression VECM Vector Error Correction Model VN Việt Nam Y Gross Domestic Product DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại ..................................................... 8 Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J ......................................... 13 Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu ............................................................................................. 32 Bảng 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF................................................................36 Bảng 4.2. Thống kê lựa chọn độ trễ (Việt Nam - Mỹ) .............................................37 Bảng 4.3. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn (Việt Nam - Mỹ) ................38 Bảng 4.4. Phân tích mối quan hệ dài hạn (Việt Nam - Mỹ) .....................................39 Bảng 4.5. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn (Việt Nam - Mỹ) ..................................40 Bảng 4.6. Thống kê lựa chọn độ trễ (Việt Nam - Nhật Bản) ...................................43 Bảng 4.7. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn (Việt Nam - Nhật Bản) ......43 Bảng 4.8. Phân tích mối quan hệ dài hạn (Việt Nam - Nhật Bản) ...........................44 Bảng 4.9. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn (Việt Nam - Nhật Bản) ........................45 Bảng 4.10. Thống kê lựa chọn độ trễ (Việt Nam – Hàn Quốc) ................................48 Bảng 4.11. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – Hàn Quốc) ..49 Bảng 4.12. Phân tích mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – Hàn Quốc)........................50 Bảng 4.13. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn (Việt Nam – Hàn Quốc) .....................51 Bảng 4.14. Thống kê lựa chọn độ trễ (Việt Nam – EU) ...........................................55 Bảng 4.15. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – EU) .............55 Bảng 4.16. Phân tích mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – EU)...................................56 Bảng 4.17. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn (Việt Nam – EU) ................................57 Bảng 4.18. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – Trung Quốc) .........................................................................................60 Bảng 4.19. Phân tích mối quan hệ dài hạn (Việt Nam – Trung Quốc) ....................61 Bảng 4.20. Phân tích mối quan hệ ngắn hạn (Việt Nam – Trung Quốc)..................61 Bảng 4.21. Các mặt hàng xuất nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam .......................69 Bảng PL1.1. Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn .......................................79 Bảng PL2.1. Các kiểm định đặc trưng .....................................................................80 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với năm đối tác lớn ..................... 4 Hình 2.1. Hiệu ứng tuyến J ......................................................................................... 9 Hình 4.1. Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ (Việt Nam - Mỹ) ..................................... 42 Hình 4.2. Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ (Việt Nam - Nhật Bản) ............................ 48 Hình 4.3. Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ (Việt Nam – Hàn Quốc).......................... 54 Hình 4.4. Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ (Việt Nam – EU)..................................... 59 Hình 4.5. Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ (Việt Nam – Trung Quốc) ...................... 64 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J trong nền kinh tế Việt Nam sử dụng dữ liệu cán cân thương mại song phương hàng quý trong giai đoạn Quý 1/1996 đến Quý 2/2014 với năm đối tác thương mại lớn. Phương pháp kiểm định giới hạn ARDL được sử dụng để kiểm tra tác động ngắn hạn cũng như dài hạn của sự giảm giá thực của Việt Nam Đồng lên cán cân thương mại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu ứng đường cong J tồn tại trong trường hợp của Việt Nam với Mỹ và Hàn Quốc. Tác động của giảm giá thực trong dài hạn của Việt Nam Đồng lên cán cân thương mại Việt Nam là không đáng kể đối với trường hợp với Trung Quốc và khu vực EU, mang hiệu ứng tiêu cực trong trường hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc và mang hiệu ứng tích cực trong trường hợp với Mỹ. Trong ngắn hạn, giảm giá thực có tác động xấu lên cán lên cân thương mại của Việt Nam trong tất cả năm trường hợp. 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hiện tượng đường cong J đã được sử dụng rộng rãi để giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Tuy nhiên, tính hợp lệ của hiện tượng đường cong J có thể không phù hợp trong các nền kinh tế đang phát triển, nơi tỷ giá hối đoái bị kiểm soát nhiều bởi ngân hàng trung ương bằng cách thực hiện tỷ giá cố định hoặc có quản lý. Một mặt, ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện tỷ giá ổn định và kiềm chế lạm phát là một trong những ưu cho chính sách tiền tệ. Mặt khác, chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một trong những chính sách quan trọng. Vì vậy, quản lý tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển trong đó Việt Nam trong điều kiện cân bằng sự ổn định của kinh tế vĩ mô và xúc tiến thương mại. Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên rơi vào trạng thái nhập siêu hàng hóa. Việc nhập siêu hàng hóa liên tục kéo dài sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng áp lực đối với dự trữ ngoại tệ Có ý kiến cho rằng sự mất giá thực tế hoặc giảm giá đồng nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu đắt tiền hơn và do đó dẫn đến một cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên, cán cân thương mại ban đầu bị xấu đi trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu tại nhiều nước cho thấy những kết quả thực nghiệm khác nhau về việc liệu điều chỉnh tỷ giá có thực sự tác động tích cực lên cán cân thương mại hay không. Vậy đối với trường hợp của Việt Nam thì như thế nào? Bài nghiên cứu mang tên: “Tồn tại hay không hiệu ứng tuyến J trong trường hợp của Việt Nam?” được thực hiện nhằm đích trả lời câu hỏi đó thông qua việc kiểm chứng thực tế hiệu ứng tuyến J giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm đã được tìm thấy là cho các nền kinh tế phát triển và tiên tiến, nơi mà ngân hàng trung ương có quyền tự chủ cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Trong đó, sự tồn tại của đường cong J được xác 3 nhận bởi một số nhà nghiên cứu ở các nước khác nhau. Tuy nhiên những phát hiện trước đây về lý thuyết đường cong J không nhất quán trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển và đặc biệt là nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Đặc biệt, các nghiên cứu về hiên tương đường cong J tại Việt Nam tương đối ít và chưa sử dụng nhiều phương pháp khác để kiểm định. Bài nghiên cứu này, do đó, sẽ được thực hiện theo phương pháp được các nghiên cứu gần đây áp dụng (ARDL) và sử dụng loại dữ liệu đã được nhiều tác giả khuyến nghị nhằm đem đến kết quả kiểm định tin cậy hơn (dữ liệu cán cân thương mại song phương). Trước thực tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bắt đầu thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, áp lực cạnh tranh trong các mối quan hệ thương mại song phương ngày càng khốc liệt thì việc kiểm chứng thực nhiệm nhằm đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá đồng nội tệ lên cán cân thương mại là một vấn đề rất cần thiết và hữu ích. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J trong trường hợp của Việt Nam, tập trung vào sự thay đổi của tỷ giá và cán cân thương mại giữa Việt Nam với một số đối tác thương mại lớn. Bài nghiên cứu sẽ xem xét không chỉ phản ứng trong ngắn hạn mà còn phản ứng trong dài hạn nhằm kiểm định hiệu ứng đổi dấu của biến tỷ giá hối đoái từ âm sang dương đối với các phản ứng trong ngắn hạn hoặc hiệu ứng dương trong phân tích dài hạn trong khi hệ số ngắn hạn âm có ý nghĩa. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Bài nghiên cứu được thực hiện cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và năm đối tác: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Đây là năm đối tác lớn trong quan hệ thương mại của Việt Nam, chiếm hơn 50% dòng chảy thương mại (kể cả xuất khẩu và nhập khẩu). Do đó, những thay đổi trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và năm đối tác này ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại tổng thể. 4 Tỷ trọng xuất khẩu Tỷ trọng nhập khẩu Năm 2014: 6 tháng đầu năm 5.0% 14.2% 4.3% 15.1% 38.5% 42.3% 4.6% 18.7% 10.4% 8.3% 10.1% 28.5% Năm 2013 6.1% 13.8% 5.0% 15.7% 37.5% 42.8% 4.0% 18.1% 10.0% 10.3% 8.8% 28.0% Thứ tự từ màu đậm đến nhạt: EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác. Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam Hình 1.1. Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với năm đối tác lớn - Phạm vi nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ Quý 1 năm 1996 đến Quý 2 năm 2014. 5 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 5 chương. Trong các chương tiếp theo, Chương II nêu lên tổng quan về lý thuyết hiệu ứng tuyến J và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về hiện tượng này tại một số quốc gia trên thế giới. Chương III sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định mô hình. Kết quả thực nghiệm được thể hiện theo từng đối tác thương mại tại Chương IV. Và chương cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ tổng kết lại những kết quả nghiên cứu chính, một số gợi ý cho những chính sách thực tế và cũng nêu lên những hạn chế của bài nghiên cứu nhằm mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế luôn là hai mục tiêu quan trọng của điều hành và quản lý nền kinh tế tại Việt Nam cho dù sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa. Đối với một quốc gia mà ngân hàng trung ương có sự kiểm soát nhiều đến tỷ giá hối đoái thì bên cạnh việc xác định các nhân tố ảnh hướng đến tỷ giá hối đoái, việc kiểm định những tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng không kém phần quan trọng. Trong đó, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại là một trong những mối quan hệ lý thuyết phổ biến trong kinh tế. Với mục tiêu trả lời cho câu hỏi việc điều chỉnh tỷ giá có tác động tích cực tới cán cân thương mại hay không? Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định hiện tượng đường cong J giữa Việt Nam và 5 đối tác thương mại lớn trong khoảng thời gian từ Quý 1 năm 1996 đến Quý 2 năm 2014. 7 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG TUYẾN J 2.1. Tổng quan lý thuyết về hiệu ứng tuyến J Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại là một trong những mối quan hệ lý thuyết nổi tiếng phổ biến trong kinh tế. Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn nên việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm tỷ giá thực tăng. Tỷ giá thực tăng làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu đắt tiền hơn, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu và do đó dẫn đến một cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên, theo điều kiện Marshall Learner (ML), sự thành công của một chính sách giảm giá như vậy hoàn toàn phụ thuộc vào độ lớn của giá trị tuyệt đối của các độ co giãn của tổng cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Trước hết cần thấy rằng cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chứ không phải bằng khối lượng. Khi giảm giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng (Nguyễn Văn Tiến, 2009), cụ thể: - Hiệu ứng khối lượng: giảm giá đồng nội tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, khối lượng nhập khẩu giảm, do đó cán cân thương mại có xu hướng được cải thiện. - Hiệu ứng giá cả: giảm giá đồng nội tệ, tức là tỷ giá thực tăng. Xét trường hợp cán cân thương mại Việt Nam tính bằng USD thì khi tỷ giá thực tăng làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm (giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ không đổi), do đó cán cân thương mại có xu hướng xấu đi. Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại (được cải thiện hay trở nên xấu đi) phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả như thể hiện trong Bảng 2.1: 8 Bảng 2.1. Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại Hiệu ứng trội Diễn giải Cán cân thương mại Khả năng 1 Hiệu ứng giá Khối lượng xuất khẩu tăng và Xấu đi cả khối lượng nhập khẩu giảm không đủ đề bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (hoặc tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ) Khả năng 2 Trung hòa giữa Khối lượng xuất khẩu tăng và Duy trì 2 hiệu ứng khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ đề bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (hoặc tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ Khả năng 3 Hiệu ứng khối Khối lượng xuất khẩu tăng và Cải thiện lượng khối lượng nhập khẩu giảm thừa đủ đề bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (hoặc tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ) Trong thực tế, khi giảm giá đồng nội tệ, người ta thường mong đợi cán cân thương mại sẽ được cải thiện (tức khả năng thứ 3). Tuy nhiên, tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề trên một khía cạnh khác, đó là theo chiều thời gian. Hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức ngay sau khi giảm giá nội tệ, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì khối lượng 9 xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn trong ngắn hạn, mà chỉ co dãn từ từ trong dài hạn. Do đó, sự mất giá thực tế hoặc giảm giá đồng nội tệ khó tránh khỏi được một hiệu ứng đó là cán cân thương mại trong ngắn hạn bị xấu đi trước khi cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn. Hay nói cách khác, trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng, nên đã làm cho cán cân thương mại bị xấu đi. Trong dài hạn, khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu bắt đầu co giãn, làm cho hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, do đó cán cân thương mại được cải thiện. Magee (1973) đặt tên cho điều này là hiện tượng đường cong J, trong trường hợp này diễn biến theo thời gian của cán cân thương mại tương tự như chữ J. Hình 2.1. Hiệu ứng tuyến J Có nhiều nguyên nhân giải thích tại sao khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn ngay lập tức. Nhìn chung người tiêu dùng ở trong nước và ở nước ngoài cần có một thời gian để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên tiêu dùng sau khi đồng nội tệ giảm giá bởi vì họ có những lo lắng về chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất v.v… Bên cạnh đó, mặc dù tỷ giá thực tăng tạo thuận lợi cho xuất khẩu nhưng các nhà sản xuất cần phải có một thời gian nhất định để mở rộng sản xuất, chẳng hạn như xây dựng thêm nhà xưởng, tuyển dụng nhân viên mới, cải 10 tạo đất trồng v.v… hoặc đơn giản là vì các đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu đã được thiết lập từ trước và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012). Ngoài ra, bản thân các nhà sản xuất ở nước ngoài cũng không hẳn sẽ ngồi yên, họ có thể hạ giá hàng hóa của họ xuống để có thể làm tăng trở lại khả năng cạnh tranh của mình. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng tuyến J - Nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng tuyến J sử dụng các kỹ thuật về chuỗi thời gian. Mô hình Vecto tự hồi quy (Vector Autoregression) được giới thiệu bởi (Sims, 1980) đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Người nghiên cứu tập trung vào các hàm phản ứng xung thể hiện phản ứng của 1 biến theo thời gian sau một cú sốc đến các biến khác trong hệ thống. Đường biểu diễn theo thời gian của cán cân thương mại sau 1 cú sốc tác động lên tỷ giá theo cách đó có thể được nghiên cứu. Mô hình VAR cũng đưa đến phương pháp đồng liên kết phổ biến nhất, (Johansen, S. and Juselius, K., 1990). Onafowora (2003) sử dụng hàm phản ứng xung tổng quát để nghiên cứu các động thái trong ngắn hạn và mối đồng liên kết để nghiên cứu các hiệu ứng trong dài hạn của cán cân thương mại song phương giữa Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật Bản. Một số nghiên cứu khác tập trung vào cán cân thương mại tổng hợp của các quốc gia châu Á bao gồm Akbostanci (2004) không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng tuyến J đối với cán cân thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho khoảng thời gian từ 1987-2000, Singh (2004) cũng không tìm ra hiệu ứng đường cong J cho Ấn Độ từ 1975-1996, De Siva, D. and Zhu, Z. (2004), v.v… đều sử dụng các phương trình phản ứng xung. Họ đều nhận thấy, cán cân thương mại có sự cải thiện nhưng GDP lại không có dấu hiệu tích cực đối với giảm giá nội tệ. Một số nghiên cứu khác nữa kết hợp các phương trình phản ứng xung và phân tích đồng liên kết cũng thất bại trong việc tìm ra bằng chứng thực nghiệm. Bao gồm: Rahman, M. and Islan, A. (2006) sử dụng phương pháp đồng liên kết Engle – 11 Granger và phương trình phản ứng xung để phân tích cán cân thương mại Bangladesh; Halicioglu, (2007) nghiên cứu cán cân của Thổ Nhĩ Kỳ với 9 đối tác thương mại sử dụng mô hình VECM, phương pháp đồng liên kết Johansen và các phương trình phản ứng xung tổng quát; và Yusoff (2007) chỉ tìm ra hiệu ứng tuyến J cho cán cân của Malaysia. - Nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL Trong khi khá nhiều nghiên cứu trước đây về hiệu ứng tuyến J đã sử dụng phân tích đồng liên kết và sai số điều chỉnh. Tuy nhiên, trước hết, bậc của các biến có thể không bằng nhau; thứ hai, những biến động ngắn hạn và dài hạn có thể không được nắm bắt hết nếu các bước phức tạp được đòi hỏi để thiết lập mô hình hiệu chỉnh sai số. Một phương pháp khác được phát triển khá phổ biến trong những năm gần đây bởi thành công của nó khi giải quyết 2 vấn đề phía trên: mô hình ARDL (Autoregression Distributed Lag) của Pesaran et al. (2001). Trong số các nghiên cứu cán cân thương mại tổng hợp sử dụng phương pháp ARDL, Rehman, H. and Afzal, M. (2003) nghiên cứu Pakistan tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho hiệu ứng tuyến J và họ đề nghị rằng nên phi tổng hợp dữ liệu; Arora, A., Bahmani-Oskooee, M. and Goswami, G. (2003) đã kiểm tra cán cân thương mại Ấn Độ với 6 đối tác công nghiệp tìm thấy hiệu ứng trong dài hạn (với 4 quốc gia) nhưng không có hiệu ứng tuyến J; Bahmani-Oskooee, M., Goswami, G. and Tulukdar, B. (2005) cũng thất bại khi tìm bằng chứng thực nghiệm cho Úc; Bahmani-Oskooee, M. and Wang, Y. (2006) cũng tìm thấy những hệ số có ý nghĩa ngắn hạn trong ước lượng cán cân thương mại Trung Quốc với 13 đối tác thương mại; v.v… Khá nhiều các nghiên cứu thực nghiệm tốt về đường cong J đã được tiến hành trong ba thập kỷ qua sử dụng hai phương pháp tiếp cận riêng biệt; phương pháp tiếp cận cán cân thương mại tổng hợp và phương pháp tiếp cận cán cân thương mại song phương. Cả hai loại phương pháp tiếp cận, một là phương pháp giao dịch cán cân thương mại tổng hợp với dòng chảy thương mại giữa một quốc gia và phần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng