Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương tây chống giai cấp phon...

Tài liệu Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ xvi – thế kỷ xviii.

.PDF
56
8
83

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SỬ ---------- LƯU THỊ VÂN Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào thế kỷ VIII-VI TCN, tồn tại nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Từ đây, con người bước những bước tiến dài trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, những hình thái nhà nước thay nhau ra đời và tồn tại từ nhà nước chiếm hữu nô lệ đến nhà nước phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Hình thái nhà nước ra đời sau ít nhiều mang tính tiến bộ hơn nhà nước bị thay thế, đó là quy luật tất yếu của xã hội. Trong bước tiến của mình, chúng ta không thể không nói đến chế độ phong kiến, hình thái kinh tế xã hội có thể nói là tồn tại lâu nhất và khá phổ biển trong lịch sử loài người tính đến giai đoạn hiện nay. Lịch sử của chế độ phong kiến nằm trong giai đoạn lịch sử trung đại theo cách phân kỳ của các nhà sử học Mácxit. Mặc dù giữa phương Tây và Phương Đông thời gian có sự chênh lệch nhưng không nằm ngoài nội dung trên. Lịch sử trung đại phương Tây là lịch sử chế độ phong kiến trên phạm vi toàn châu Âu, trong đó chế độ phong kiến Tây Âu xuất hiện và tan rã sớm hơn nhiều so với các khu vực khác, sự tan rã của chế độ phong kiến Tây Âu được đánh dấu bằng cuộc cách mạng tư sản Netherland bùng nổ vào thế kỷ XVI(1556). Kế tiếp nó là cơn bão táp cách mạng liên tiếp nổ ra ở nhiều nước như Anh, Pháp, Ý, … giành được thắng lợi, bước đầu đã xác lập một hình thái kinh tế xã hội mới, phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến phương Tây có cơ sở tồn tại vững chắc hàng trăm năm với sự câu kết chặt chẽ gữa thế lực phong kiến cùng Giáo hội Thiên chúa và Giáo hoàng La Mã tạo thành vỏ bọc kìm kẹp xã hội, đi ngược lại sự phát triển tất yếu của nó. Xã hội phương Tây lúc này đứng trước những mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa. Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế, có tư tưởng tiến bộ nhưng lại bị Giáo hội và thế lực phong kiến kìm kẹp, không có thế lực chính trị. Và tất nhiên là họ không chấp nhận thực tế đó và muốn cải tạo xã hội. Về phía quần chúng nhân dân, họ bị Giáo hội và thế lực phong kiến bóc lột đến cùng cực nên họ cùng có chung kẻ thù với giai cấp tư sản. Trong một chừng 3 mực nào đó, giai cấp tư sản vả quần chúng nhân dân cùng đứng trên một chiến tuyến trong cuộc chiến chống phong kiến. Bên cạnh đó xã hội phương Tây lúc này cũng có một mâu thuẫn nữa đó là mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân Netherland với giai cấp thống trị ngoại lai Tây Ban Nha. Đứng trước những mâu thuẫn không thể dung hòa đó, đấu tranh để cải biến xã hội là quy luật tất yếu khách quan, và cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đã nổ ra. “Sau lưng tư sản là một đội quân hùng hậu nông dân, thợ thủ công, thị dân, những lực lượng đông đảo nhất trong xã hội sẵn sàng chiến đấu dưới ngọn cờ tư sản để lật đổ chế độ phong kiến” [20; 50]. Những cuộc đấu tranh đầu tiên đã diễn ra trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng thể hiện qua phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo, đây là hai đòn đánh đầu tiên của giai cấp tư sản vào thế lực phong kiến và Giáo hội. Nó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc đấu tranh trực diện của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến mở ra thời kỳ cận đại cho lịch sử thế giới. Để tập hợp lực lượng và đoàn kết quần chúng nhân dân trong cuộc chiến này, giai cấp tư sản đã sử dụng thứ vũ khí sắc bén đó chính là tôn giáo và đã giành được những thắng lợi nhất định. Tuy cách mạng chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong xã hội nhưng bước đầu đã xác lập phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến. Vì vậy, đề tài này về mặt lý luận, chúng tôi muốn làm làm rõ vấn đề: tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn về các cuộc cách mạng tư sản ở buổi đầu cận đại, là một phần quan trọng của lịch sử thế giới cận đại. Về thực tiễn đề tài “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại (thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII)”, là đề tài trên lĩnh vực khoa học cơ bản. Vì vậy nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, cung cấp thêm những kiến thức ngoài giáo trình, tạo điều kiện để hiểu sâu sắc hơn lịch sử thế giới. Hơn nữa nghiên cứu khoa học là việc làm cần thiết đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh 4 viên sư phạm, nó giúp sinh viên hiểu sâu vấn đề, cung cấp thêm kiến thức phục vụ học tập và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài này thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, quan trọng trong chương trình lịch sử thế giới cận đại, đặc biệt là nằm trong chuyên đề “Các cuộc cách mạng tư sản cận đại” nên đã có một số tác giả nghiên cứu về học phần này hoặc có đề cập đến những lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu chỉ mới khái quát chung về các cuộc cách mạng tư sản mà chưa cụ thể đi sâu về công cụ tôn giáo trong một số cuộc cách mạng tư sản buổi đầu cận đại. Ví dụ như: Cuốn “Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại” của Nguyễn Văn Tân, trong đó tác giả nghiên cứu về các cuộc cách mạng tư sản nhưng chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Trong đề tài của T.S Cao Văn Liên đăng trên tạp chí nghiên cứu châu Âu số 9 có tên “Lịch sử cổ trung đại châu Âu những nét đặc thù”, tác giả trình bày khá cụ thể sự suy yếu của chế độ phong Tây Âu và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng trong đó có tôn giáo của giai cấp tư sản trước khi tiến hành cách mạng tư sản nhưng chưa nghiên cứu về việc sử dụng tôn giáo khi cách mạng nổ ra. Ph.Ăngghen trong lời tựa tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” đã đề cập đến cuộc đấu tranh chống Giáo hội Thiên chúa và thế lực phong kiến của giai cấp tư sản nhưng cũng chưa nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản buổi đầu cận đại. Như vậy, chưa có một cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào chuyên biệt về vấn đề “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại (thế kỷ XVI - thế kỷ XVIII)”. Các cuốn sách chỉ mới trình bày những khía cạnh khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản mà chưa đi sâu vào vấn đề sử dụng công cụ tôn giáo trong cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên những tác phẩm trên là nguồn tài liệu cần thiết, bổ ích giúp tôi tham khảo để hoàn thành đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây là một bộ phận của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản thế giới nhằm thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Vì vậy để hiểu rõ hơn vai trò của tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, tôi chọn vấn đề “Tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII” làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII Về không gian: đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở một số nước phương Tây tiêu biểu như Netherland, Anh,… 3.3. Mục đích - Mục đích: Tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chông giai cấp phong kiến trong buổi đầu cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. Qua đó hiểu sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây nói riêng và giai cấp tư sản nói chung. 3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở một số nước phương Tây(thế kỷ XVI –thế kỷ XVIII) từ đó giải quyết vai trò của tôn giáo trong cuộc đấu tranh đó. Cụ thể: - Bối cảnh của xã hội phương Tây thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, đây là những cơ xở đầu tiên để giai cấp tư sản tiến hành đấu tranh chống phong kiến và giáo hội. - Trong buổi đầu đấu tranh, giai cấp tư sản đã sử dụng tôn giáo trong các cuộc cách mạng tư sản. - Rút ra mọt số nhận xét, đánh giá chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Trước hết là phương pháp lịch sử để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhất định. 6 Bên cạnh đó tôi sử dụng phương pháp logic học để tìm hiểu mối quan hệ biện chứng của các sự kiện, hiện tượng từ đó rút ra vai trò của tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp sưu tầm, sắp xếp nguồn tư liệu để rút ra những nhận xét, đánh giá về điểm tích cực cũng như hạn chế khi sử dụng tôn giáo. Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài này tôi luôn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để đánh giá nhận xét các vấn đề. 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu từ các nguồn tài liệu sau: các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin, các sách tham khảo, các giáo trình đại học, cao đẳng, các sách lý luận, các bài viết đăng trên tạp chí (tạp chí nghiên cứu châu Âu, nghiên cứu lịch sử,…) và tham khảo trên mạng internet với các trang web: wikipedia.org, dictionary.bachkhoatoanthu.gov,… 6. Đóng góp của đề tài Đề tài này được nghiên cứu tôi đã sử dụng các sách tham khảo, những bài viết trên sách báo, tạp chí, tham khảo những khóa luận, đề tài khoa học có liên quan. Do đó, chọn đề tài này tôi muốn nghiên cứu thêm, đóng góp thêm về mặt kiến thức, tham khảo những kiến thức mới đồng thời đi sâu nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức phục vụ học tập cho bản thân và cho tất cả những ai đang theo học các ngành xã hội vì đây là phần kiến thức quan trọng trong lích sử thế giới cận đại. Đông thời đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên chuyên ngành lịch sử học tập và nghiên cứu. 7. Bố cục của đề tài Đề tài này gồm có phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Xã hội phương Tây từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVI Chương 2: Việc sử dụng tôn giáo trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống giai cấp phong kiến buổi đầu cận đại (thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII) 7 NỘI DUNG Chương 1: Xã hội phương Tây từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVI 1.1. Kinh tế Trong các thế kỷ X, XI ở châu Âu đã xuất hiện các thành thị, đây là bước tiến quan trọng của nền kinh tế châu Âu. Sự ra đời của các thành thị này thể hiện tính chất hai mặt đối lập nhau của chế độ phong kiến châu Âu lúc bấy giờ. Thành thị ra đời thể hiện sự phát triển của chế độ phong kiến châu Âu thế kỷ X, XI. Nhưng chính thành thị ra đời với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, nó đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến châu Âu. Nền kinh tế tự nhiên đã bị tan rã nhanh chóng do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Để phục vụ cuộc sống hàng ngày, cư dân thành thị cần có lương thực thực phẩm và để phục vụ cho việc sản xuất thủ công nghiệp thì họ cần nguyên liệu như lông cừu, nho… và những thứ đó được cung cấp từ nông thôn. Do vậy giữa nông thôn và thành thị đã có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, nhiều trang viên phong kiến đã bị lôi cuốn vào việc sản xuất hàng hóa. Cùng với việc tan rã của nền kinh tế tự nhiên thì sự phát triển của kinh tế hàng hóa cũng đã có tác dụng trong việc làm tan rã chế độ nông nô. Trên thị trường, hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều như muối, sắt, các mặt hàng xa xỉ như vải, lụa, hương liệu…. số hàng hóa này được chở từ phương Đông đến. Và quy luật tự nhiên là có cung có cầu, nhu cầu của giai cấp phong kiến ngày càng tăng. Để mua được những thứ hàng hóa này, họ không thể dùng các vật phẩm để trao đổi mà phải dùng hình thức trao đổi bằng tiền. Lúc này các lãnh chúa đã dùng hình thức tô tiền thay cho hình thức tô sản phẩm để có tiền mua hàng hóa. Một số lãnh chúa đã cho phép nông nô dùng tiền để chuộc lại tự do. Vì thế đến thế kỷ XIII, ở châu Âu tô tiền đã trở thành hình thức phổ biến. Ở châu Âu lúc này chế độ nông nô đã bắt đầu lỏng lẻo do quan hệ tiền tệ và vì thế đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến. Bên cạnh đó sự phát triển của của kinh tế hàng hóa làm tăng lên mối liên kết kinh tế giữa các địa phương đã tạo điều kiện cho các quốc gia thống nhất hình thành. 8 Như vậy, vào thế kỷ XI-XIII, chế độ phong kiến châu Âu đã bị phá hoại ngầm từ bên trong tạo nên những thay đổi trong lòng chế độ phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có dấu hiệu manh nha. Sang thế kỷ XIV, XV trong các thành thị ở Ý, ở vùng sông Ranh và ở Netherland, những nhân tố của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện tuy nhiên nó còn mang tính lẻ tẻ. Tuy vậy sang đầu thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản đã chính thức ra đời và trở nên phổ biến ở các nước Tây Âu. Trong thời gian này, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế. Đồng nghĩa với nó là “chế độ phong kiến phân tán được tạo ra bởi nền kinh tế tự nhiên sắp bị thay thế bởi một chế độ trung ương tập quyền do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hóa” [33]. Trong nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện với sự tan rã hoàn toàn của chế độ nông nô, sớm nhất là ở Anh, Netherland và một phần nước Pháp vào thế kỷ XIV, XV. Công trường thủ công phát triển nhanh chóng, điều này đòi hỏi phải có nguyên liệu dồi dào. Cùng với đó số lượng cư dân thành thị và tầng lớp thợ thủ công tăng lên không ngừng kéo theo sự tăng lên về nhu cầu lương thực thực phẩm. Tình hình đó đã làm cho nông nghiệp phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta có thể thấy qua những biểu hiện sau: Trước hết là ở những trang trại của phú nông. Một số nông dân đã trở nên giàu có do họ tham gia vào việc sản xuất hàng hóa. Bằng nhiều cách họ cố gắng mở rộng trang trại rồi thuê những người nông dân bị phá sản (cố nông) vào làm việc trong trang trại của mình và bóc lột sức lao động của họ. Do đó , tính chất tư bản chủ nghĩa đã thể hiện rõ trong những trang trại này đó là việc tập trung một số lượng nông dân và tiến hành bóc lột sức lao động. Nhưng nông dân làm thuê cho các trang trại này thường số lượng không nhiều, mặt khác tham gia lao động còn có phú nông và gia đình của họ vì vậy mà những yếu tố tư bản chủ nghĩa còn nhiều hạn chế. Thứ hai là ở những nông trang của địa chủ phong kiến. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa nên nhu cầu của thị trường về các mặt hàng nông sản ngày 9 càng lớn nên một số địa chủ đã tìm cách thay đổi cách bóc lột của mình. Họ không còn sử dụng sức lao động của nông dân lệ thuộc nữa mà thay vào đó là những người làm thuê để phát triển sản xuất hàng hóa. Như vậy, phương thức bóc lột này đã mang tính chất tư bản chủ nghĩa, đồng thời tầng lớp địa chủ này đã trở thành tầng lớp quý tộc mới gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vì họ có chung lợi ích. Thứ ba là ở những trại ấp của các nhà tư sản nông nghiệp. Các nhà tư sản nông nghiệp này xuất thân từ nông dân giàu có hoặc những thị dân khá giả chuyển hướng kinh doanh thương nghiệp sang nông nghiệp. Họ được các lãnh chúa cho thuê đất để kinh doanh vì họ thuê với mức địa tô theo mức giá cả thị trường mà không phải theo tập quán, sau đó họ thuê các công nhân nông nghiệp đến làm việc. Với việc này, họ đã có được một khoản giá trị thặng dư dựa trên cơ sở bóc lột sức lao động của người làm thuê. Mặt khác, giá cả của các nông phẩm thường tăng lên rất nhanh trong khi các hợp đồng thuê đất thường dài hạn nên họ có thêm một khoản lợi nhuận lớn. Như vậy, khoản địa tô mà các chủ trại ấp trả cho lãnh chúa được trích một phần từ số giá trị thặng dư mà họ bóc lột của công nhân nông nghiệp và đó là địa tô tư bản chủ nghĩa. Trong thủ công nghiệp, sự phát triển của việc sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa trải qua ba giai đoạn đó là: giai đoạn hợp tác đơn giản, giai đoạn công trường thủ công và giai đoạn công nghiệp cơ khí. Ở thế kỷ XIV, XVI, chủ yếu diễn ra quá trình hình thành và phát triển của hình thức công trường thủ công. Công trường thủ công tồn tại dưới hai hình thức là hình thức phân tán và hình thức tập trung. Giai đoạn hợp tác đơn giản hầu hết là theo hình thức phân tán. Với hình thức này thì người sản xuất sẽ phân tán cho các gia đình tiến hành phân công lao động sau khi đã nhận đặt hàng. Do người sản xuất thường xuyên làm đi làm lại một khâu nào đó trong quá trình cho ra đời sản phẩm nên trình độ kỹ thuật của họ ngày càng điêu luyện và năng suất lao động cũng được nâng cao. Mặc dù các khâu sản xuất phân tán ở nhiều nơi nhưng những người sản xuất vẫn có sự liên hệ. 10 Sự xuất hiện công trường thủ công phân tán thường gắn liền với hoạt động của lái buôn bao mua. Sau khi người thợ thủ công hoàn thành sản phẩm, các lái buôn sẽ đem nguyên liệu đến bán rồi thu mua sản phẩm của họ để bán cho người tiêu dùng. Nếu những sản phẩm đó chưa hoàn thành mà mới ở dạng nửa thành phẩm thì các lái buôm này thu mua rồi bán lại cho các thợ thủ công khác để họ hoàn thành sản phẩm. Vì thế, ở giai đoạn này người thợ thủ công làm chủ được kinh tế của mình. Về sau, các lái buôn cho thợ thủ công vay nguyên liệu hoặc cho vay tiền để mua nguyên liệu vì có nhiều thợ thủ công không đủ vốn liếng để tiếp tục sản xuất. Và việc cho vay đó sẽ phải kèm theo điều kiện đó là sau khi hoàn thành sản phẩm thì thợ thủ công phải bán sản phẩm cho các lái buôn theo giá đã thỏa thuận từ trước. Không chỉ có vay nguyên liệu mà nhiều thợ thủ công còn dựa vào lái buôn để được trang bị công cụ lao động. Với việc này, người thợ thủ công chỉ nhận được một khoản thù lao nhất định sau khi nộp toàn bộ sản phẩm cho lái buôn bao mua nhưng trên thực tế họ đã trở thành những người làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư. Người bóc lột họ chính là các lái buôn mà thực tế đã trở thành ông chủ của các xí nghiệp. Đây chính là hình thức sơ khai của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Cùng với công trường thủ công phân tán đó chính là hình thức công trường thủ công tập trung, đầu tiên là do những người thợ thủ công khá giả tổ chức. Những người thợ thủ công này do tích lũy được một số vốn nhất định nên họ đầu tư mở rộng công xưởng của mình, sau đó thuê những người thợ thủ công không có tư liệu sản xuất vào làm việc. Những người thợ thủ công tập trung làm việc với thời gian và cường độ làm việc tăng lên rất nhiều. Ở công trường thủ công tập trung, trình độ phân công lao động tăng lên. Bên cạnh đó, công cụ sản xuất cũng được chú ý cải tiến đem lại năng suất lao động rất cao. Nhưng nhìn chung, các công trường thủ công tập trung thời kỳ này có quy mô nhỏ mặc dù vậy nó đã đặt cơ sở về tổ chức cho việc thành lập nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa sau này. Công trường thủ công chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. 11 Như vậy, xã hội châu Âu thế kỷ XIV-XVI đã có những dấu hiệu manh nha của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, chế độ phong kiến đã bị phá hoại ngầm từ bên trong. Những tiền đề đầu tiên của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa đã được hình thành. Đây là nền tảng chuẩn bị cho những bước chuyển có ý nghĩa to lớn ở xã hội châu Âu. 1.2. Chính trị - tư tưởng 1.2.1. Chính trị Các nước phong kiến Tây Âu sau thời gian phát triển thịnh trị ở các thế kỷ X-XIII, bước sang thế kỷ XIV đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Bộ máy chính quyền phong kiến ngày càng khủng hoảng, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Bộ máy quan lại, quý tộc phong kiến chỉ lo ăn chơi hoang phí, nịn hót xung quanh nhà vua để được sống cuộc sống xa hoa. Bên cạnh đó, hiện tượng mua quan bán tước diễn ra thường xuyên. Vì thế, sức mạnh của bộ máy chính quyền phong kiến bị giảm sút. Ở Pháp, bọn quý tộc phong kiến bằng tài nịn hót của mình có thể có được những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước và hưởng nhiều lợi ích do những chức vụ đó mang đến. “Họ cố gắng tranh thủ được từ nơi quốc vương những chức vụ cao cấp để có được nhiều bổng lộc và được nhiều sự ban ân của nhà vua. Đại đa số họ đều tập trung chung quanh quốc vương, lấy sự dua nịnh để được nhà vua tin dùng và sống một cuộc sống hào hoa tại cung đình” [11; 658-659]. Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến quá trình hình thành các quốc gia, dân tộc thống nhất cũng bắt đầu. Đến cuối thế kỷ XV, vua Pháp là Luis XI đã chấm dứt tình trạng phân tán của các lãnh địa phong kiến, thống nhất về mặt chính trị. Đồng thời, ý thức dân tộc của nước Pháp cũng được hình thành đặc biệt là sau thắng lợi của cuộc chiến tranh 100 năm giữa Pháp và Anh. Trên cơ sở tiếng địa phương của vùng Paris, ngôn ngữ của người Pháp dần dần được hình thành, đó là tiếng Pháp. Mặt khác, sự hòa hợp dân tộc và nền văn hóa chung của dân tộc Pháp cũng dần hình thành. Nước Pháp đã trở thành quốc gia thống nhất về chính trị và dân tộc. 12 Ở Anh, ngay từ thế kỷ XIV, Luân Đôn đã phát triển đến thế kỷ XV thì Luân Đôn đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của nước Anh. Trên nền tảng ngôn ngữ địa phương của Luân Đôn đã phát triển thành ngôn ngữ hiện đại của nước Anh. “Ngay từ năm 1362, vua Edward III đã xuống lệnh tất cả các hồ sơ của nhà nước phải viết bằng Anh ngữ. Năm 1399, vua Anh Henri IV không dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ được lưu hành trong cung đình mà dùng tiếng Anh để phát biểu trong quốc hội.” [11; 111]. Cũng như Anh, Pháp đến đầu thế kỷ XVI, Tây Ban Nha đã thống nhất toàn bộ bán đảo Iberica chỉ trừ Bồ Đào Nha. Ngoài ra, thời kỳ này cũng đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Đây là hệ quả tất yếu của các cuộc phát kiến địa lý diễn ra vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Như vậy, thế kỷ XIV-XVI là thời kỳ diễn ra sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến châu Âu, nó báo hiệu cho một sự thay đổi lớn sắp diễn ra. Cùng với đó là ý thức về quốc gia dân tộc cũng lớn mạnh, là động lực để các giai cấp tầng lớp trong xã hội đứng lên xóa bỏ sự cát cứ của các thế lực phong kiến. Đặc biệt cây trụ chống tinh thần của chế độ phong kiến là giáo hội Thiên Chúa lúc này đang có những thay đổi to lớn sẽ làm nền cho những thay đổi của xã hội. 1.2.2. Tư tưởng “Thời trung cổ đã phát triển trên một cơ sở hoàn toàn thô sơ. Nó đã xóa sạch nền văn minh cổ đại, nền triết học, chính trị, luật học cổ đại để lại bắt đầu tất cả ngay từ đầu. Điều duy nhất mà nó mượn được của thế giới cổ đại đã diệt vong là đạo Cơ Đốc…” [1; 475]. Với điều kiện lịch sử như vậy, giáo hội Thiên Chúa La Mã trở thành trung tâm quyền lực của chế độ phong kiến thời đó. Từ thế kỷ V, giai đoạn đầu khi tiến vào xã hội phong kiến thì mối quan hệ giữa giáo hội Cơ Đốc và chính quyền phong kiến chủ yếu là lợi dụng, nương tựa vào nhau, chính là sự cấu kết chặt chẽ giữa chính quyền và giáo hội. Năm 796, trong bức thư gửi cho giáo hoàng Cleo III của Chanles có đoạn “Thiên Chúa của tôi là dùng vũ lực để bảo vệ giáo hội giúp nó không bị những tín đồ dị giáo công kích, chà đạp, giúp nó sự tín ngưỡng sùng kính trong giáo hội. Trái lại thiên chức của Cha là sự cầu nguyện, ủng hộ cho quyền lực của tôi” [11; 143]. Thời kỳ này, 13 mặc dù giữa quyền lực giáo hội và quyền lực thế tục có sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng quyền lực ở thế tục vẫn chiếm ưu thế nhất định. Khoảng thế kỷ X, do thế lực cát cứ của các lãnh chúa phong kiến quá mạnh đã làm cho vương quyền bị suy yếu. Lợi dụng cơ hội đó, giáo hội đã chiếm đoạt nhiều tài sản, ruộng đất và trở thành lãnh chúa phong kiến lớn nhất. Giáo hội sử dụng việc trưng thu thuế tạp, mua bán chức vụ trong hàng giáo phẩm, bán phiếu chuộc tội, thu phí cầu nguyện và nhiều khoản khác để tích trữ thật nhiều tài sản. Sự tích lũy về mặt tài sản hàng năm của giáo hội La Mã nhiều hơn thu nhập của tất cả các vương quốc Tây Âu cộng lại. Giáo hội La Mã ở các quốc gia Thiên Chúa giáo chiếm hữu một diện tích ruộng đất rất lớn “Giáo hội Thiên Chúa mà đầu não là các giáo hoàng La Mã đều cố gắng đưa mình trở thành chúa tể trong đời sống thế tục” [11; 129]. Khoảng nửa đầu thế kỷ XII, giáo hội đưa ra thuyết “hai con dao” để giải thích rằng đó là vương quyền và thần quyền đều thuộc về giáo hội và giáo hội có thể tạm thời trao con dao chính quyền cho quốc vương, do đó vương quyền có được là từ giáo quyền. Quyền lực của các nhà vua đều phải dưới lệnh của Giáo hoàng. Chính giáo hội La Mã là người phát động và tổ chức những cuộc Thập tự chinh diễn ra trong gần 2 thế kỷ đã để lại những hậu quả nặng nề. Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII là thời kỳ mà giáo hội La Mã phát triển cực thịnh, giáo hội La Mã trở thành trung tâm quốc tế khổng lồ châu Âu và có địa vị cao nhất “hội tụ tất cả các dòng sông quyền lực”. Và “quyền lực của Giáo hoàng cũng giống như Mặt Trời, quyền lực của quốc vương cũng giống như Mặt Trăng, ánh sáng của nó là mượn từ Mặt Trời. Do vậy, Giáo hoàng là người nắm quyền phê chuẩn trong việc bầu chọn ngôi vị hoàng đế, có quyền chủ trì nghi lễ xưng tội của các đế vương. Thậm chí có thể khai trừ giáo tịch của quốc vương, công khai giải trừ sự phục tùng của thần dân đối với quốc vương” [11; 129]. Như vậy, thời kỳ này giáo hội nắm trong tay cả vương quyền lẫn thần quyền “Nó (giáo hội Thiên Chúa Rôma) khoác cho chế độ phong kiến một vòng hào quang thần thánh. Nó đã xây dựng hệ thống cấp bậc của bản thân nó theo mẫu mực của chế độ phong kiến và rút cục nó đã trở thành một chúa phong kiến 14 lớn nhất, bởi vì ít ra một phần ba đất đai của thế giới theo đạo Thiên Chúa là thuộc về nó” [3; 437]. Giáo hội có quyền chi phối và lũng đoạn xã hội châu Âu lúc bấy giờ. Tham vọng của giáo hội La Mã đó là xây dựng thế giới trong đó chúa tể của tất cả chính là giáo hội Thiên Chúa. Chính mưu đồ này đã tạo ra một trở lực nghiêm trọng cho sự phát triển về kinh tế và xã hội ở Tây Âu. Tuy nhiên tham vọng ngông cuồng và phản động đó của giáo hội không thể cản được bánh xe lịch sử tiến về phía trước. Từ thế kỷ XIV, sự khống chế của các nhà vua ngoài thế tục đối với bản quốc của giáo hội ngày càng mạnh lên cũng như những cuộc đấu tranh chống giáo hội phong kiến của nhân dân ngày càng phát triển đã làm cho quyền lực của giáo hội từ chỗ hưng thịnh đi dần xuống chỗ suy yếu. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt này chính là việc giáo hoàng Bonifacius VIII mâu thuẫn với vua Pháp là Philip IV và xảy ra một vụ xung đột. Kết quả của vụ xung đột đó là giáo hoàng phải chịu nhận phần thua. “Nhằm tăng gia thu nhập về mặt tài chánh, năm 1296 vua Philip xuống lệnh cho giáo hội phải nộp thuế 20% trên tổng số thu nhập từ tài sản của giáo hội có. Lệnh này bị giáo hoàng Bonifacius VIII kiên quyết chống lại. Vì giáo hoàng Bonifacius VIII nguyên trước đây là đặc sứ của giáo hoàng phái tới trú đóng tại nước Pháp. Trong số 12 lãnh địa của ông ta có đến 8 lãnh địa ở tại Pháp. Nếu đánh vào số thuế như nói trên, ông ta sẽ bị tổn thất quyền lợi. Do vậy, giáo hoàng Bonifacius VIII liền ban “sắc dụ giáo tục”, cấm ngặt các giáo sĩ không được nộp thuế cho nhà vua. Ai làm trái sẽ bị khai trừ khỏi đạo. Vua Philip IV không chịu thua, xuống lệnh không cho phép đem vàng bạc, châu báu ra khỏi đất Pháp. Như vậy, giáo hội không thể nào lấy được quyền lợi gì ở đất Pháp, cho nên giáo hội bắt buộc phải giảng hòa với vua Pháp, mặc nhiên thừa nhận quyền đánh thuế của vua Philip IV” [11; 87]. Cuộc chiến xảy ra giữa giáo hội và giai cấp phong kiến thế tục là cuộc chiến giữa vương quyền và thần quyền. Nó đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bá vương của giáo hội Thiên Chúa, giáo hội mất dần vai trò thống trị xã hội. Việc thừa nhận quyền đánh thuế của vua Philip IV thể hiện sự sa sút của giáo hội đối 15 với quyền lực thế tục. Sau sự kiện này, đối với giáo hoàng giống như sự sỉ nhục nên không bao lâu sau đó, giáo hoàng lại ban bố “sắc dụ thần thánh nhất thể”. Giáo hoàng ban bố sắc dụ này với mục đích khẳng định lại quyền lực của giáo hội và giáo hoàng. Tuy nhiên, vua Pháp không chấp nhận sự lộng quyền này của giáo hoàng và ông đã có hành động phản kháng đó là “Tháng 2 năm 1302, vua Philip IV đã đốt tờ sắc lện h nói trên của giáo hoàng trước đám đông, đồng thời triệu tập một cuộc họp đại biểu của thị dân gọi là “hội nghị ba cấp”, công khai chống đối giáo hoàng La Mã... Vua Philip IV còn dời giáo hội La Mã từ Vatican về thành phố Avignon nằm tại biên giới phía na m của nước Pháp”. [11; 88]. Qua sự kiện trên cho thấy, quyền lực và uy tín của giáo hoàng và giáo hội đã đi xuống một cách trầm trọng. Việc vua Pháp dời giáo hội về Avignon không khác nào giáo hoàng đã trở thành “con tin” của vua Pháp. Tình trạng trên kéo dài tới 70 năm, lịch sử gọi đó là “người tù Avignon”. Như vậy, về thực tế vua Pháp đã thao túng quyền lực của giáo hoàng. Thời gian này, số người Pháp làm hồng y giáo chủ là 113 người trong tổng số 134 vị hồng y giáo chủ. Sau sự việc này, giáo hội La Mã xảy ra nhiều biến cố nội bộ làm giảm uy tín và sức mạnh của giáo hội. Thời kỳ “chia rẽ lớn” hay “Đại ly giáo Tây phương” là những cụm từ nói về thời kỳ giáo hội La Mã tranh giành quyền lực lẫn nhau và chia cắt trong nội bộ giáo hội diễn ra từ năm 1378 đến năm 1417. Trong thời kỳ này, giáo hội La Mã tồn tại cùng lúc 2 giáo hoàng, một ở La Mã và một ở Avignon. “Ngày 8.4.1378, hội đồng bầu giáo hoàng bầu Prignano, một người Italia lên làm giáo hoàng với tên hiệu là Urbain VI. Song vì giáo hoàng mới lăng mạ nhiều giáo chủ, nên có 13 giáo chủ đã rời Roma, tuyên bố cuộc bầu Urbain VI không có giá trị và ngày 20.9.1378 bầu bầu ra tại Geneve với tên hiệu là Clememt VII… Rất nhanh, hai phe đã hình thành” [ 4; 91]. Hai giáo hoàng này quay lưng nói xấu nhau, phá bỏ luật lệ giáo hội làm cho uy tín của giáo hội Thiên Chúa bị giảm sút nghiêm trọng. Hai bên còn tranh giành quyền lực, không ai chịu nhường ai khiến giáo hội bị phân tán. Vì vậy vào cuối thế kỷ XIV, ở Đông Âu và Tây Âu nổi lên “phong trào hội nghị tôn giáo” 16 nhằm khôi phục sự thống nhất của giáo hội La Mã. Đến đầu thế kỷ XV, tuy đã chấm dứt được tình trạng chia rẽ nhưng uy tín và quyền lực của giáo hội ngày càng đi xuống trầm trọng không còn hưng thịnh như thời kỳ trước đó nữa. Thế kỷ XIV-XVI đánh dấu sự đi xuống về quyền lực và sức mạnh của giáo hội Thiên Chúa và giáo hoàng La Mã. Chính sự đi xuống này đã làm cho niềm tin của quần chúng nhân dân vào giáo hội bị giảm sút. Trong bối cảnh đó nhiều phong trào sẽ diễn ra đòi cải cách lại thứ tôn giáo này. 1.3. Văn hóa - xã hội 1.3.1. Văn hóa Thế kỷ XIV-XVI, văn hóa châu Âu được bao trùm bởi những tư tưởng của trào lưu văn hóa được gọi là “phong trào Văn hóa Phục hưng”. Phục hưng có nghĩa là khôi phục những giá trị, những tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp-La Mã bị lãng quên. Đặc biệt, trong thời đại mới thêm những giá trị mới phục vụ cho giai cấp mới. Đây là phong trào có phạm vi rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết các nước châu Âu và diễn ra trên nhiều mặt với địa vị chi phối thuộc về ý thức hệ tư sản. Thời kỳ phát triển cực thịnh của phong trào Văn hóa Phục hưng là vào thế kỷ XVI. Nguyên nhân đưa đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng đó là: Văn hóa Tây Âu thời sơ kỳ phong kiến (thế kỷ V-XIII) đã bị giáo hội lũng đoạn. Thời kỳ này, giáo hội Cơ Đốc có một vai trò quan trọng, nó xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên các lĩnh vực chính trị, luật pháp, triết học… đều được phủ tấm màn của tư tưởng duy tâm thần học phản động. Thời trung cổ, khoa học chỉ là “đầy tớ gái ngoan ngoãn của giáo hội” và “Những giáo lý của giáo hội đồng thời là những định lý chính trị và những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi tòa án như là luật pháp . Ngay cả khi đã hình thành một đẳng cấp luật gia riêng biệt, khoa luật học trong một thời gian dài vẫn còn được đặt dưới sự giám hộ của thần học. Và sự thống trị tối cao của thần học trong tất cả các lĩnh vực hoạt động tinh thần đồng thời cũng là hậu quả tất yếu của cái vị trí mà giáo hội đã chiếm …” [1; 476]. Những gì thuộc về chủ nghĩa duy vật đều là kẻ thù không đội trời chung với giáo hội và bị thẳng tay tiêu diệt. 17 Trong khi đó, sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu ở các thế kỷ X, XI như đã trình bày ở phần trên thể hiện sự rạn nứt của chế độ phong kiến trước sự phát triển của sức sản xuất. Thị dân đã tiến hành đấu tranh chống lại lãnh chúa phong kiến và giành được quyền tự trị. Cùng với sự phát triển về kinh tế, thành thị trung đại Tây Âu đã thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, nhiều thành phố thương nghiệp tập trung đã xuất hiện. Ở Tây Âu có câu ngạn ngữ “Không khí của thành thị làm cho người ta được tự do” và chính tự do là tiền đề của mọi sự sáng tạo. Đồng thời với sự ra đời của thành thị đó là sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời của giai cấp tư sản đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, lỗi thời. Lúc này, quan hệ sản xuất phong kiến là chướng ngại cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, cuộc đấu tranh về tư tưởng tất yếu nổ ra giữa giai cấp giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến mà trước hết là giáo hội Kitô. Một nguyên nhân nữa đưa đến phong trào Văn hóa Phục hưng đó là ở thời kỳ này trong xã hội phong kiến Tây Âu có thế lực “mạnh thường quân”. Đây là thế lực giàu có trong xã hội và đặc biệt hào phóng, chiêu đãi những người học rộng tài cao. Họ đã bảo trợ cho những người có tài năng để họ được phát huy hết khả năng của mình trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Như vậy, phong trào Văn hóa Phục hưng với sự chi phối của ý thức hệ tư sản đã diễn ra đầu tiên ở Ý sau đó lan rộng ra nhiều nước châu Âu đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa ở châu Âu. Lúc này, giai cấp tư sản mới lên để bảo vệ quyền lợi về kinh tế và chính trị của mình đã tiến hành đấu tranh với giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản đã phất cao ngọn cờ “phục hưng” văn hóa cổ điển và nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản tiến bộ. Văn hóa Phục hưng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học và triết học… với nhiều tên tuổi lừng danh. Trên lĩnh vực văn học, nổi bật nhất là thơ, tiểu thuyết và kịch với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Dante, Erasmus, Servantes, Shakespeare… 18 Trên lĩnh vực nghệ thuật bao gồm hội họa, kiến trúc và điêu khắc xuất hiện nhiều tên tuổi lừng danh. Điều đáng nói là thời kỳ này hội họa và điêu khắc đã tách ra khỏi sự lệ thuộc vào kiến trúc và đã giảm bớt tính chất tôn giáo thay vào đó nhiều tính chất thế tục. Nhiều họa sĩ để lại những tác phẩm tên tuổi trong đó Leonardo da Vinci với tác phẩm “Mona Lisa”, “Bữa ăn tối cuối cùng”… ; Raphael Saati, Michelang Bonnarati… Đối với khoa học và triết học thời kỳ Phục hưng cũng đạt được nhiều thành quả có giá trị. Copernicus đưa ra thuyết nhật tâm chứng minh rằng quả đất quay quanh trục của mình và chuyển động xung quanh mặt trời. Với phát hiện này, Copernicus đã lật đổ những giáo lý của nhà thời Cơ Đốc giáo cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Cùng với Copernicus, Bruno đã tiếp thu và phát triển tư tưởng của ông sau đó bị hỏa hình ở La Mã. Trong lĩnh vực thiên văn, nổi tiếng thời kỳ này là Galileo, ông đã nghiên cứu quy luật vận động của vật thể và có nhiều phát hiện về lĩnh vực thiên văn học. Người ta thường ví Columbus phát hiện lục địa mới còn Galileo phát hiện được vũ trụ mới để đánh giá vai trò và công lao to lớn của ông đối với ngành khoa học đương thời. Trên lĩnh vực triết học, chủ nghĩa kinh viện đã bị tan rã nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên và việc tách khoa học ra khỏi triết học. Đặc biệt thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật phát triển đã phản ánh thế giới quan của giai cấp tư sản mới hình thành cùng với chủ trương giải phóng con người khỏi sự phụ thuộc vào giáo hội. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà triết học đã lên tiếng phê phán, tấn công chủ nghĩa duy tâm thần học của giáo hội như Bacon, Decartes, Spinoza… Như vậy, thời kỳ Phục hưng ở châu Âu đã để lại nhiều thành tựu có giá trị với những phát minh và tư tưởng mới mang âm hưởng của giai cấp tư sản mới lên với nội dung cốt lõi chính là chủ nghĩa nhân văn (humanisme). Với hệ tư tưởng này, nó đã cổ xúy, chủ trương cho con người chú trọng đến cuộc sống hiện tại của mình và được hưởng mọi lạc thú ở đời. Chính vì vậy mà nó đối lập với quan niệm của giáo hội Thiên Chúa với tư tưởng sống khổ hạnh, sống nhẫn nhục ở hiện tại 19 và chỉ chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết đặc biệt giáo hội còn chủ trương cấm dục. Điều này đã bị lên án mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực hội họa. Phong trào Văn hóa Phục hưng là phong trào của giai cấp tư sản đang lên nên nó được bao trùm bởi tính chất tư sản. Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì tính chất tư sản này nhìn chung là tiến bộ. Nó được thể hiện dưới ba khía cạnh sau: Trước hết, phong trào Văn hóa Phục hưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào giáo hội và phong kiến. Đây là hai kẻ thù lớn nhất mà giai cấp tư sản phải đánh đổ trong đó giáo hội Thiên Chúa là kẻ thù bị tấn công đầu tiên. “Nhưng trung tâm quốc tế lớn của chế độ phong kiến là giáo hội Thiên Chúa Rôma. Nó đã thống nhất toàn châu Âu phong kiến thành một chỉnh thể chính trị lớn… Trước khi có thể tấn công riêng từng chế độ phong kiến thế tục trong mỗi nước thì tổ chức trung tâm thiêng liêng đó phải bị phá hủy đã” [3; 437]. Như thế, giáo hội Thiên Chúa là pháo đài đầu tiên mà giai cấp tư sản cần phải phá hủy. Tính chất chống giáo hội, chống phong kiến được biểu hiện ở sự lên án, đả kích, châm biếm sự ngu dốt, tàn bạo và giả nhân giả nghĩa của bọn giáo sĩ gồm có giáo hoàng và bọn tu sĩ và của cả giai cấp phong kiến quý tộc. Nội dung tư tưởng này được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm văn học thời Phục hưng: “Rabơle thì mượn các loài chim ở đảo Xonnăgtơ để ám chỉ giáo hoàng (chim chúa papơgô), hồng y giáo chủ (chim lông đỏ), giáo sĩ và tu sĩ (chim lông đen tuyền hoặc có khoang trắng) và lên án cả tập đoàn ấy chỉ biết hót và ăn cho béo” [23; 283]. Bên cạnh đó, Văn hóa Phục hưng còn chống lại những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩ duy tâm của giáo hội Thiên Chúa. Về lĩnh vực này chủ yếu là công lao của các nhà khoa học và triết học. “Những phát hiện của các nhà thiên văn học như Coperncius, Bruno, Galileo… đã đánh đổ hoàn toàn quan niệm sai lầm của giáo hội về vũ trị đã ngự trị lâu đời ở châu Âu” [23; 286]. Những phát hiện của các nhà khoa học về vũ trụ đã giáng đòn mạnh mẽ và làm lung lay nền tảng tư tưởng dùng để thống trị xã hội của giáo hội. Ph.Ăngghen đã nhận xét “Hành vi cách mạng mà khoa học tự nhiên dùng để tuyên bố sự độc 20 lập của mình… chính là việc xuất bản tác phẩm bất hủ trong đó Copecnich - tuy với một thái độ rụt rè và có thể nói là chỉ trong khi hấp hối - đã thách thức uy quyền của giáo hội trong các vấn đề tự nhiên” [2; 461]. Như vậy, trong cuộc chiến với giáo hội Thiên Chúa trên lĩnh vực tư tưởng, các ngành khoa học đã tham gia không phải với một thái độ rụt rè nữa mà đã phản công quyết liệt “Giờ đây khoa học đã nổi dậy chống giáo hội, giai cấp trung đẳng cần đến khoa học và đã tham gia vào cuộc nổi dậy đó” [3; 439]. Cùng sát cánh với các ngành khoa học trong cuộc chiến này là bước phát triển mới của triết học duy vật dựa trên những phát minh của khoa học tự nhiên đã đạp đổ những lý luận, tư tưởng của thần học và triết học kinh viện. Những đóng góp của hai lĩnh vực trên đã làm cho quần chúng giảm lòng tin đối với các tín điều của đạo Thiên Chúa. Như vậy, nội dung chống giáo hội, chống phong kiến là tính chất quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nó thể hiện sự đối đầu một cách công khai giữa giai cấp tư sản đang lên với giáo hội và giai cấp phong kiến. Tính chất thứ hai của phong trào Văn hóa Phục hưng đó là việc đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân. Con người thời kỳ này trở thành trung tâm của vũ trụ, là “mẫu mực và kích thước đo lường vạn vật”. Trong khi giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh của những luật lệ, phép tắc thì các nhà nhân văn chủ nghĩa thời kỳ Phục hưng lại kêu gọi mọi người đi vào cuộc sống tự do, hưởng lạc. Mặt khác, họ hết sức đề cao con người, con người là vàng ngọc của vũ trụ. Shakespeare đã viết về con người “trong hành động giống như thiên thần, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài” [23; 284]. Chính vì vậy mặc dù bị giáo hội cấm đoán nhưng nhiều họa sĩ đã thể hiện vẻ đẹp của con người một cách trần tục và chân thực nhất, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ, một sản phẩm do tạo hóa ban tặng. Đi cùng với việc đề cao trí tuệ, tài năng và vẻ đẹp của con người, các nghệ sĩ thời Phục hưng còn chú trọng đến quyền tự do của con người. Vì theo Servantes đó là “điều quý báu nhất của loài người. Những kho tàng trong lòng đất hay dưới biển khơi cũng không quý bằng” [23; 285].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng