Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tôn giáo châu á...

Tài liệu Tôn giáo châu á

.DOC
8
344
130

Mô tả:

- Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người. Các nhà xã hội học, dù là duy chức năng hay duy xung đột đều nhất trí rằng tôn giáo là một định chế xã hội và có các chức năng chính sau: - Chức năng tích hợp xã hội hay còn gọi là kết hợp xã hội: tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Từ xã hội nguyên thủy, những thành viên của xã hội đã có chung một vật tổ - biểu hiện hữu hình của sự gắn kết. Ngày nay, tất cả những đồng tiền giấy của nước Mỹ đều in dòng chữ: In God we trust hàm ý sự đoàn kết tập thể dự trên niềm tin. Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho người ta ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ những giá trị tối hậu và những cùng đích nào đó để giữ họ chung lại với nhau. [5]. Trong những thời điểm khủng hoảng hay hỗn loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn. Tuy vậy, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng tích hợp, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc...cũng là chất keo gắn kết những thành viên của một xã hội. Mặt khác, cũng có khi sự "rối loạn chức năng" xảy ra, đó là lúc tôn giáo góp phần vào sự căng thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thời Trung Cổ, niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ Cơ Đốc châu Âu tổ chức thành những đạo quân Thập tự chống lại tín đồ Hồi giáo phương Đông. Ngày nay, mâu thuẫn giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo cũng góp phần vào sự bất ổn định chính trị của khu vực Trung Đông hay căng thẳng giữa các tín đồ Tin Lành với Công giáo ở Bắc Ireland; giữa các tín đồ Ấn Độ giáo với đạo Sikh ở Ấn Độ... Việc xung đột giữa các tôn giáo khác nhau cho thấy cái gọi là tôn giáo bản chất là không tồn tại, do cái gọi là tôn giáo một khi đã xuất hiện thì phải dựa trên một quan điểm nào đó, mà khi dựa trên một quan điểm nào đó thì đã có quan điểm đối lập với nó rồi, nếu có một tôn giáo khác dựa trên (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) một quan điểm đối lập thì hai tôn giáo trở thành (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, cái gọi là tôn giáo không phải là "TÔN GIÁO" theo đúng ý nghĩa thánh thiện và tối hậu của nó, thật sự có nơi mỗi tôn giáo. - Chức năng kiểm soát xã hội: tôn giáo không có chức năng kiểm soát xã hội, vì xã hội đối với tôn giáo chưa đủ "tiêu chuẩn" đáng để tôn giáo có thể xét đến, vì hiện tại nó quá nhiều khiếm khuyết về tính thánh thiện và đạo đức. Khái quát về chức năng này của tôn giáo là của Karl Marx. Theo ông, tôn giáo có vai trò như một "chất giảm đau" cho con người trước những biến cố xã hội tác động đến họ, cho họ một chuẩn mực sống và niềm tin vào tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên nếu quá sa đà, tôn giáo lại là sự mê tín, ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức vào các quan tâm ở thế giới khác, thay vì vào sự đói nghèo, hay sự bóc lột đang hiện diện. Quan điểm này cho rằng tôn giáo bị tầng lớp thống trị sử dụng để góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Kitô giáo dạy con người sự vâng lời và như vậy rất có thể nó làm cho những người bị áp bức không chống lại; hay hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ định hình cấu trúc xã hội của đại đa số người theo Ấn Độ giáo; những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo để thực hiện quyền kiểm soát xã hội... Về điều này, có thể tóm tắt trong câu nói nổi tiếng của Karl Marx: “ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân ” —Karl Marx[6] Tuy nhiên, những nghiên cứu của Max Weber về phái Calvin của đạo Tin Lành đã dẫn đến kết luận tôn giáo trong một số trường hợp cũng có tác dụng thúc đẩy xã hội. Các cải cách của Tin Lành đã dẫn đến việc duy lý hóa xã hội, con người thay vì chấp nhận số mệnh và hướng về đời sống sau khi chết theo truyền thống, phải đạt tới cuộc sống thịnh vượng, phải phấn đấu để thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch định của Chúa [7]. Weber cho rằng chính vì thế chủ nghĩa tư bản hình thành vững chắc ở những nơi mà giáo phái Calvin phát triển mạnh, thậm chí còn gọi tinh thần của tôn giáo này là cốt tủy của chủ nghĩa tư bản. Những người Hindu sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên dễ dàng hơn sau khi tắm nuớc sông Hằng Chức năng hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,... cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như 1 thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp như cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình. Trên góc độ khác, tôn giáo còn cho con người một cứu cánh trong bất hạnh đó là coi bất hạnh ấy là ý của đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy mà con người không nhận thức được. Trong nghĩa cơ bản, tôn giáo tạo ra phương tiện để giải quyết những vấn đề sau cùng: sống, chết mà không có lẽ phải thông thường nào có thể đưa ra lời giải đáp. [8] Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ Peter Berger nêu rằng khi đối mặt với những đe dọa như tai họa hay cái chết, sức mạnh hỗ trợ của niềm tin thần thánh hay sự thiêng liêng giảm đi rất nhiều nếu con người xem thần thánh đơn thuần chủ yếu là công cụ để giải quyết bi kịch. Những Đền - Chùa "trứ danh" của châu Á (TG&DT) - Đền, Chùa luôn được biết đến như những công trình kiến trúc văn hóa, những di sản tôn giáo đặc trưng nhất mọi thời đại...Hãy cùng TG&DT khám phá và ngắm nhìn vẻ đẹp của những công trình kiến trúc, di sản văn hóa đặc trưng nhất của những tôn giáo lớn tại châu Á. Hãy cùng TG&DT khám phá và ngắm nhìn vẻ đẹp của những công trình kiến trúc, di sản văn hóa đặc trưng nhất của những tôn giáo lớn tại châu Á. 1. Đền sen (Ấn Độ) Đền sen là ngôi đền nổi tiếng nhất của đạo Bahai tại Ấn Độ (một tôn giáo lớn có nguồn gốc ở Ba Tư sau đó du nhập vào Ấn Độ từ thế kỷ 19). Đây cũng là một kỳ quan sáng tạo của con người với kiến trúc thiết kế đặc biệt gồm 27 mái vòm hành lang bằng cẩm thạch dưới dạng cánh hoa sen xếp thành 3 lớp. Mất hơn 10 năm thiết kế và xây dựng, từ lúc chính thức mở cửa vào năm 1986, nơi đây đã trở thành một địa điểm thăm quan ưa thích của du khách khi đến với Ấn Độ. 2. Ranakpur (Ấn Độ) Nằm trong một thung lũng nhỏ tại thành phố Ranakpur, Ấn Độ, là nơi đặt một khu đền lớn của đạo Jain với đền chính Adinath, một công trình đồ sộ xây bằng đá hoa cương vào thế kỷ 15. Đền gồm 29 gian dành để cúng lễ và hơn 1400 cây cột chạm trổ rất tinh vi, hầu như không có cây cột nào là giống nhau cả. 3. Taktsang Dzong (Bhutan) Tọa lạc trên một vách đá cheo leo ở độ cao 900m của xứ Bhutan (một quốc gia tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc), tu viện Taktsang hay Tiger’s Nest (Hổ Huyệt Tự) là một tu viện Phật giáo nổi tiếng của người Tây Tạng thuộc tông phái Mũ đỏ. Được xây dựng từ thế kỷ 17 nhưng lại bị thiêu rụi trong một vụ cháy kinh hoàng vào năm 1998. Sau này, tu viện đã được sửa chữa, xây mới lại còn hiện nay, người ta hạn chế không cho du khách thăm viếng để tạo một không gian yên tĩnh cho việc chay tịnh. 4. Chùa Phật ngọc (Thái Lan) Wat Phra Kaew hay Chùa Phật ngọc là một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Bangkok, nằm trong khuôn viên của Cung điện hoàng gia Thái. Nó được xây dựng bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulakole dời kinh đô đến Bangkok năm 1785. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa là bức tượng bằng ngọc bích khoác trên mình bộ áo bằng vàng, một trong những bức tượng Phật nổi tiếng và lâu đời nhất trên thế giới. 5. Thiên Đàn (Trung Quốc)Thiên Đàn hay Đàn thờ trời được xây vào năm 1420 là nơi cúng thần trời đất của các vị vua thời nhà Minh và nhà Thanh. Thời đó, các lễ tế trời đất để cầu mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Được xem là một công trình kiến trúc mang tính tiêu biểu cho kiến trúc cổ đại Trung Quốc, Thiên đàn không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới. 2 6. Chùa Vàng (Nhật Bản) Kinkakuji - Chùa vàng hay còn gọi là chùa Rokuonji là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Kyoto. Lúc đầu, nơi này được xây dựng như một nơi nghỉ dưỡng cho Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu vào cuối thế kỷ 14. Vào năm 1950, ngôi chùa đã bị thiêu rụi bởi một nhà sư trẻ tuy nhiên nó đã được xây dựng lại theo đúng nguyên mẫu ban đầu rồi dát lại vàng vào năm 1955. Được bao phủ giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với mây trời, hồ nước trong xanh làm cho vẻ đẹp của ngôi chùa này càng trở nên thi vị, ấn tượng hơn 7. Harmandir Sahib (Ấn Độ)Đền Harmandir Sahib hay còn gọi là Đền vàng là điểm thăm quan chính ở Amristar, Ấn Độ và là một công trình tôn giáo quan trọng, thiêng liêng nhất với những người theo đạo Sikh. Người đã có công xây dựng ngôi đền nổi tiếng này đầu tiên là Giáo trưởng Ram Dast vào thế kỷ 16 và hoàn thành bởi người kế nhiệm Giáo trưởng Arjan. Vào khoảng thế kỷ 19, nó được phủ phần mái bằng vàng, tạo nên vẻ đẹp hào nhoáng như bây giờ 8. Baalbek (Liban)Baalbek là một khu di tích khảo cổ quan trọng ở Đông Bắc Liban. Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, những người La Mã đã xây dựng tại đây một khu kiến trúc đền đài lớn với ba ngôi đền: Bacchus, Venus và đặc biệt là Jupiter với kiến trúc ấn tượng gồm hơn 54 cột đá cẩm thạch khổng lồ cao 21 m. Baalbek đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1984 như một sự ghi nhận giá trị và vẻ đẹp mang tính lịch sử, văn hóa của nó 9. Borobudur (Indonesia) Nằm trên hòn đảo Java nằm cách 40 km về phía Tây Bắc Yogyakarta, Borobudur là ngôi đền Phật giáo nổi tiếng và lớn nhất của Indonesia. Nguyên gốc từ Borobudur có nghĩa là “Đền thờ Phật trên ngọn núi”. Được xây dựng trong suốt 75 năm vào thế kỷ 8-9 dưới vương triều Sailendra với gần 2 triệu khối đá lớn, đây là một công trình vĩ đại về mặt kiến trúc và vẻ đẹp tổng thể. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang vào thế kỷ 14 do nhiều lý do bí ẩn và đến năm 1970, chính phủ Indonesia đã phải kêu gọi UNESCO trợ giúp phục chế, trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm. 10. Angkor Wat (Campuchia)Angkor Wat (Có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên) là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ giáo đặt tại Angkor, được xây dựng bởi vua Suryavarman II vào đầu thế kỷ 12. Về sau khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat đã trở thành một linh đền thờ Phật. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer. Vào thế kỷ 15, nó bị rơi vào lãng quên, bị rừng già bao phủ và được khám phá lại vào năm 1860. Lễ hội Thát Luổng 2012 đã khai mạc ngày 26/11 tại Vientiane, Lào và diễn ra đến 28/11, trùng với các ngày 13, 14 và 15/12 của lịch Lào. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của Lào để tôn vinh Phật giáo và ghi nhớ công đức của Vua Setthathirath - người đã dời đô từ Luong Phrabang về Vientiane. Vua Setthathirath đã cho xây dựng ngôi chùa tháp Thát Luổng mang đậm bản sắc văn hóa Lào và đã trở thành biểu tượng quốc gia Lào. Lễ hội Thát Luổng 2012 được tổ chức trong bầu không khí vừa trang nghiêm, vừa tưng bừng, sôi động bởi Lào vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn, trọng đại trong đó có Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 9 được tổ chức lần đầu tiên tại đất nước Triệu Voi. Bên cạnh đó, lễ hội còn nằm trong khuôn khổ Năm du lịch Lào 2012. Hội du lịch kết nối 5 tỉnh trung Lào và Hội chợ triển lãm hàng hoá cũng được khai mạc trong cùng ngày 26/11 tại hai địa điểm gồm quảng trường Thát Luổng và Trung tâm thương mại Lao-ITECC với sự tham gia của hàng ngàn gian hàng đến từ hầu hết các tỉnh trong cả nước. Để kỷ niệm 2.600 năm Đức Phật thành đạo, Hội Phật giáo Lào còn tổ chức các cuộc hội thảo từ ngày 24 đến 27/11 về chủ đề Phật giáo trong cuộc sống. Các cuộc thảo này nhằm giáo dục các tầng lớp nhân dân Lào về các giá trị tinh thần chủ đạo và những giáo điều căn bản của Phật giáo; nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc bảo tồn và gìn giữ các nghi lễ truyền thống của Phật giáo trong văn hóa Lào; nhắc nhở giới Phật tử làm điều lành tránh điều ác và luôn giữ tâm thanh tịnh, giải quyết các vấn đề thường ngày theo quan điểm đạo Phật. Một buổi tọa đàm về chủ đề “Sống trong thời kỳ toàn cầu hóa” cũng được tổ chức dành riêng cho giới trẻ. Để đảm bảo vễ tôn nghiêm của ngày hội mang tầm cỡ quốc gia, năm nay, thành phố đã cho sửa sang mở rộng Quảng trường Thạt Luổng để những người đi lễ và du khách thưởng ngoạn được thoải mái hơn. Các bãi để xe cũng được sắp xếp khoa học, thuận tiện và bắt mắt hơn mọi năm. Cùng với tinh thần tự giác vốn có của người Lào, lực lượng tuần tra gồm công an, bộ đội và dân phòng cũng làm việc tích cực nhằm bảo vệ an toàn cho ngày hội. 3 Ban tổ chức cho biết cùng với những hoạt động phong phú mang tính xã hội, còn có các hoạt động mang tính chất tôn giáo như lễ rước lâu đài sáp (tiếng Lào là Phaxạt Phợng), tắm Phật, rước nến, cầu kinh, nghe thuyết giáo, thi đấu Tỉ Khi - môn thể thao dân gian truyền thống được ví như Hockey của Lào- sẽ làm cho lễ hội thêm sôi động, thể hiện được giá trị tinh thần là đoàn kết thống nhất của người Lào, thu hút được du khách trong và ngoài nước, góp phần thành công “Năm du lịch Lào 2012”./. Lễ hô ôi Ấn Đô ô diễn ra quanh năm, nhiều như những thắng cảnh của đất nước này và sôi nổi như chính người dân nơi đây. Các buổi lễ thần, thánh, người sáng lâ ôp ra đạo hồi, lễ vào mùa,… xuất hiê ôn hàng ngày ở khắp nơi trên cả nước. Tham gia vào những lễ hô ôi nhiều màu sắc này, bạn sẽ cảm nhâ ôn được sức sống của người dân Ấn xưa và nay. 1. Lễ hô ôi Navatari Navatari là lễ hô ôi Hindu dài nhất, diễn ra trong chín tối liên tiếp. Chín ngày đầu tiên, lễ hô ôi ca tụng vị thần Durga và ngày thứ mười thì tế lễ ngợi ca anh hùng Lord Rama của thiên sử thi Ramayana. Thiên sử thi là phần quan trọng và thiết yếu trong đạo Hindu. Bạn hãy đến Gujarat, Palakkad, Tamil Nadu hay Bengal để cùng tham gia vào những nghi lễ Navatari thú vị nhất. Buổi đêm ở Gujarat, rất đông du khách đến xem các điê uô nhảy thể hiệnn lòng tôn kính vị anh hùng Lord Rama. Còn ở Palakkad, bạn sẽ chiêm ngưỡng mô ôt đàn voi được trang điểm rất ấn tượng. Lễ hô ôi là một sự kiê ôn xã hô ôi đặc sắc, tổ chức khắp nơi trên cả nước vào cuối tháng 9 hoă ôc đầu tháng 10 hàng năm với những vở kịch, điê ôu nhảy và các buổi trình diễn văn hóa. du lịch campuchia 2. Lễ hô ôi Diwali Lễ hô ôi Diwali diễn ra 5 ngày để chào đón mô ôt năm mới trong đạo Hindu và cũng thể hiê ôn sức mạnh của chính nghĩa, đă ôc biê ôt là chiến thắng của anh hùng Lord Rama và nàng Sita-vợ anh trước những kẻ xấu. Lễ hô ôi này diễn ra vào khoảng giữa tháng 10 hoặc tháng 11. Sự kiê nô chính được tổ chức vào ngày thứ ba của lễ hô iô . Những chiếc đèn bằng đất sét Diyas được thắp sáng thể hiê nô sự chiến thắng của chính nghĩa. Ánh sáng rực rỡ của nó lan rô ông mang đến cho lễ hô ôi mô ôt tên gọi khác - “lễ hô ôi của những chiếc đèn”. Ngày thứ 4 là ngày của năm mới và cũng được coi là ngày đẹp nhất để bắt đầu những công viê ôc mới. Để tâ ôn hưởng nghi lễ Diwali một cách chân thực, bạn hãy đến “thành phố hồng” (pink city) của Jaipur. Thành phố này hàng năm đều đăng cai tổ chức cuô ôc thi khu chợ chiếu sáng nhất. Du lịch Thái Lan 3. Lễ hô ôi Ganesh Chaturthi Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu (theo Ấn Độ giáo) ở Mumbai người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi - biểu tượng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Những người mô ô đạo làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phu để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10, các tín đồ này rước tượng thần trên đường phố và ra sông. Du lịch ấn độ Ganesh Chaturthi được tổ chức vào tháng 8 hoă ôc tháng 9 với nhiều chương trình thú vị như những điê uô nhảy truyền thống, biểu diễn ca nhạc và ngâm thơ. 4. Lễ hô ôi Holi Có lẽ đây là lễ hô ôi sống đô ông nhất trong các lễ hô ôi của đạo Hindu, ở phía Bắc Ấn Đô ô. Nó đánh dấu thời khắc cuối cùng của mùa đông và chào đón mô ôt mùa xuân mới. Lễ hô ôi này tượng trưng cho niềm vui và sự hồi sinh. Lễ hô ôi Holi hàng năm rơi vào ngày hôm sau của rằm tháng 3, nhưng các hoạt đô ông kỉ niê m ô thường bắt đầu vào buổi tối hôm trước. Người dân quây quần xung quanh đống lửa, đốt cành, lá khô thể hiê ôn sự đi qua của mùa đông. Du lịch Singapore Trong khi Diwali là lễ hô ôi đèn thì Holi là lễ hô ôi sắc màu. Mùa xuân bắt đầu với màu sắc, mọi người mă cô những bô ô quần áo săc sỡ và ném bô ôt màu vào nhau. Đây là cảnh đẹp duy nhất thể hiê ôn một tâm hồn nhẹ nhàng và tràn đầy hi vọng của những người tham gia. Ở Anandpur Sahib, Sikhs còn có mô ôt lễ hô ôi đă ôc biê ôt diễn ra vào ngày hôm sau của lễ hô ôi Holi với các màn võ thuâ ôt cổ xưa và đánh trâ ôn giả thể hiê ôn tinh thần thượng võ của thị trấn này. Nó được gọi là Hola Mohalla Buổi lễ Holi cũng diễn ra tại Braj Bhommi, Rang Gulal, Barsana và Nandgaon. 5. Hô ôi chợ lạc đà Pushkar Trong khi tôn giáo và tâm linh là nền tảng của những lễ hô ôi lớn ở Ấn thìì mô ôt vài lễ hô ôi khác lại mang tính văn hóa như lễ hô iô lạc đà Pushkar (bang Rajasthan), nơi có đến 50,000 con lạc đà được đưa đến. Lễ hô ôi này bắt nguồn từ hô ôi chợ kinh doanh bởi những thương nhân địa phương buôn bán lạc đà và gia súc thường quy tụ tại đây trong suốt ngày lễ Kartik Purnima. Ngày nay, hô ôi chợ lạc đà là điểm cuốn hút khách du lịch chính và có nhiều hoạt đô ông thú vị hơn ngày lễ Kartik Purnima. Trong 5 ngày, lạc đà được trang điểm để tham gia vào cuô ôc thi “sắc đẹp”, chạy đua và mua bán. Các nhà ảo thuâ ôt, ca sĩ, vũ công, diễn viên nhào lô ôn và nhà thôi miên rắn cũng đến góp vui. Du lịch Singapore Sentosa 4 Hô ôi chợ lạc đà Pushkar kéo dài 5 ngày trong tháng 11. Nhưng các hoạt đô ông lễ hô ôi thường bắt đầu từ mấy ngày trước đó nên bạn hãy bớt chút thời gian đến đây sớm để được thưởng thức tất cản điều thú vi nơi đây. 1- Bức tranh tôn giáo trên thế giới hiện nay Chưa bao giờ bức tranh tôn giáo trên thế giới lại đa dạng, nhiều màu sắc, pha trộn ánh sáng và bóng tối như hiện nay. Nhiều dự đoán về tương lai của tôn giáo không chuẩn xác. Chẳng hạn, một số triết gia thời Khai sáng thế kỷ XV- XVI nói rằng tôn giáo sẽ diệt vong vào thế kỷ XIX. Song nay đã qua thế kỷ XXI, tôn giáo vẫn còn. Voltaire, Nietzsche cũng tiên đoán: Thượng đế sẽ chết vào thế kỷ XX. Điều này cũng sai nốt. Cuối thế kỷ XX, một số nhà tương lai học lại đưa ra dự đoán: thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo. Tiên đoán này chưa thể kiểm chứng vì chúng ta mới trải qua 11 năm. Song có điều chắc chắn tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay diễn biến rất phức tạp. Trước hết, số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng. Người ta ước tính trên thế giới có khoảng 20.000 tôn giáo. Số tôn giáo có lượng tín đồ 1 triệu người trở lên có chừng 2000. Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng nhiều. Châu Phi có 8.000 tôn giáo mới. Hoa Kỳ cũng có 3.000 tôn giáo loại này. Sự cạnh tranh, lôi kéo tín đồ của nhau dẫn tới mâu thuẫn tôn giáo xảy ra ở khắp nơi và không ít cuộc xung đột đẫm máu trên thế giới cướp đi sinh mạng của hàng triệu người lại do chính các tôn giáo luôn rao giảng hoà bình và yêu thương, gây ra. Có những tôn giáo truyền thống mà giáo lý dựa trên bác ái tình thương, song cũng có những tôn giáo kỳ quái phản văn hoá, kỳ bí và dị đoan như tôn giáo Đền thờ Mặt trời (Solar Temple) ở châu Âu cùng nhau sống thác loạn rồi tự sát. Năm 1978, cảnh sát tìm thấy 914 thi thể bị thiêu cháy ở Gaiana, rồi năm 1995 ở Thuỵ Sĩ có 48 thi thể và ở Pháp cũng có 16 tín đồ bị thiêu cháy. Có tôn giáo đầy cực đoan như giáo phái Aum ở Nhật, dùng cả chất độc sarin để tấn công tàu điện ngầm tháng 2/1995 làm 5.000 người nhiễm độc và 20 người chết…Dịp gần đến năm 2000, một số tôn giáo đưa ra lời cảnh báo ngày tận thế của vũ trụ nên có tín đồ rủ nhau vào hang núi chạy trốn. Có giáo phái như Raen ở Pháp với 8.000 tín đồ. Vị giáo chủ này khoe “cùng cha khác mẹ với Chúa Jesus”. Ai gia nhập phải qua 15 ngày sống khoả thân và quần hôn để “thực hành cực khóai vũ trụ”. Tín đồ phải nộp 3-7% thu nhập để vị giáo chủ bỏ túi mỗi năm 1,2- 2,8 triệu Euro. Kỳ dị vậy mà nó vẫn tồn tại 20 năm nay . Về số lượng tín đồ các tôn giáo cũng gia tăng nhanh chóng. Hiện có hơn 80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kitô giáo hơn 2 tỷ (riêng Công giáo là 1,17 tỷ), Hồi giáo 1,2 tỷ, Ấn giáo 786 triệu, Phật giáo 362 triệu, các tôn giáo mới 102 triệu (1). Trước đây, không ít nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có những người thất học, nghèo đói, khổ đau mới theo tôn giáo. Nhưng điều này phải xem lại. Đúng như nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng A. Malraux viết: “Vấn đề tôn giáo đang diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta”. Nếu thế kỷ XIX- XX có nhiều khoa học gia như Newton , Enstein là tín đồ tôn giáo thì nay ông Tổng thống Goobachop của Nga, Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã gia nhập đạo Công giáo sau khi rời nhiệm sở, Thủ tướng Nga V.Putin là tín đồ Chính thống nhiệt thành. Bà cựu Tổng thống Phi líp pin Aquino cũng là tín đồ Công giáo sốt sắng nên khi qua Việt Nam dự hội nghị APEC năm 2006, cũng như vợ chồng Tổng thống Bush (chồng theo Tin lành, vợ theo Công giáo) đều không quên đi lễ chủ nhật. Số người trẻ, có học vấn theo các tôn giáo cũng đông. Lễ Phục sinh năm 2007, ở Trung Quốc có 15.000 người rửa tội, trong đó 80% là người trẻ có trình độ đại học. Mặt khác, cũng có hiện tượng một số tôn giáo tan rã, biến mất vì không còn tín đồ hay thiếu kinh phí hoạt động. Ngay đạo Công giáo ở châu Âu cũng đã báo động về sự giảm sút. Tại Roma chỉ có 15-20% giáo dân đi lễ chúa nhật. Tại Đức năm 1993 có chừng 150.000 người xin ra khỏi đạo Công giáo và 300.000 ra khỏi đạo Tin lành để khỏi đóng thuế. Giáo hội Hoa Kỳ phải đóng cửa nhiều nhà thờ vì thiếu tiền và thiếu con chiên. Nhất là sau vụ tai tiếng 400 giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tình dục năm 1993 và bị toà phạt nhiều triệu đô la. Số linh mục ở Pháp giảm ghê gớm. Năm 1948 có 42.500 vị thì năm 1985 chỉ còn 28.009 vị mà tuổi đời bình quân là 70 (2). Tại Braxin, nơi có đông giáo dân nhất thế giới (140 triệu), sau 20 năm đã giảm đi 1/4. Tín đồ Tin lành cũng mất khoảng 17%. Đài Veritas Asia ngày 16/2/1996 nói ở châu Mỹ Latinh mỗi ngày có 8.000 tín đồ Công giáo chạy theo các giáo phái. Để đối phó với tình hình trên, các tôn giáo đều có thay đổi để thích ứng với tình hình. Hầu hết các tôn giáo đều có chủ trương hội nhập văn hoá dân tộc trên những quy mô khác nhau. Ví dụ Công giáo chuyển hướng sang truyền giáo ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Phi. Anh giáo năm 1993 truyền chức linh mục cho 30 phụ nữ. Đạo Công giáo không cho nữ giới nhận chức thánh nhưng bù lại đã phát triển mạnh mẽ Phó tế vĩnh viễn (năm 2002 có 28.600 vị) và có một số người có gia đình, cao tuổi cũng được đặc cách phong chức linh mục ở châu Mỹ. Tin lành là tôn giáo của thời đại công nghiệp nên theo sát các nhà đầu tư, kinh doanh để truyền đạo. Phật giáo tìm cách thâm nhập vào châu 5 Âu. Pháp luân công truyền bá qua cách tập thiền, dưỡng sinh. Hồi giáo lại thông qua luật pháp để duy trì tín đồ. Không tôn giáo nào không tận dụng công nghệ thông tin, hoạt động từ thiện để truyền đạo. Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan nhằm tranh giành Tiểu vương quốc Kashmir ở khu vực biên giới hai nước. Nguyên nhân Sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập tháng 8 năm 1947 theo kế hoạch Maobettơn của Anh, từ đó Pakistan tìm cách thôn tính tiểu vương quốc Jammu và Kashmir (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi), phế truấtMaharaja của Jammu và Kashmir Hari Singh (người theo Ấn Độ giáo) Chiến tranh (1947-1948) Sau khi tiến hành các hoạt động xâm nhập, lợi dụng tôn giáo xúi giục những người theo đạo Hồi nổi dậy chống chính quyền, ngày 20 tháng 10 năm 1947 Pakistan đưa quân đánh chiếm Jammu và Kashmir. Maharaja của Jammu và Kashmir Hari Singh chạy sang Delhi (Ấn Độ) yêu cầu giúp đỡ và ký hiệp ước xác nhập Kashmir vào Ấn Độ (20 - 10 1947). Trên cơ sở đó, Ấn Độ cho quân nhảy dù xuống Kashmir, nhanh chóng dành quyền kiểm soát, đẩy lùi quân Pakistan. Tháng 12 năm 1947 quân đội Pakistan cùng với lực lượng nổi dậy Hồi giáo tiếp tục tấn công vào khu vực tây nam Kashmir. Tới tháng 5 năm 1948 mở rộng chiến sự lên phía bắc và tây bắc Kashmir. Nhờ vai trò chung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc, ngày 31 tháng 12 năm 1948 hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ 1 - 1 - 1949. Tuy nhiên vấn đề Jammu và Kashmir vẫn là nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa hai nước vào những năm 1965 và năm 1971. [sửa] Chiến tranh (1965) Bắt đầu từ sự kiện ngày 5 tháng 8 năm 1965 khi các nhóm vũ trang Pakistan ở Adat đột nhập qua giới tuyến ngừng bắn sang khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát (được xác định sau chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1947-1948) dẫn đến việc Ấn Độ cũng cho quân chiếm một số điểm trên tuyến ngừng bắn phía Pakistan. Ngày 1 tháng 9 năm 1965, quân đội Pakistan mở cuộc tấn công lớn bằng xe tăng vào khu vực Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Ngày 6 tháng 9 năm 1965, quân đội Ấn Độ tổ chức phản công bằng chiến dịch Granxlam nhằm đánh chiếm Lahore (thủ phủ tỉnh Punjab của Pakistan). Sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt không phân định thắng bại, ngày 23 tháng 9 năm 1965 hai bên ngừng bắn theo đề nghị của Liên Hợp Quốc. Hội nghị hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan đã được tổ chức tại Tasken (nay là thủ đô của cộng hòa Uzbekistan) từ mùng 4 đến mùng 10 - 1 - 1966. Ngày 25 tháng 2 năm 1966, thỏa thuận khôi phục nguyên trạng biên giới hai nước như trước chiến tranh, thống nhất việc rút quân tại khu vực tranh chấp. 6 Cuộc chiến này làm chết hơn 200000 người (phần lớn là dân thường) nhưng không giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước. [sửa] Chiến tranh (1971) Do Ấn Độ giúp đỡ phong trào đấu tranh của người Bengal ở đông Pakistan, ủng hộ việc thành lập Cộng hòa nhân dân Bangladesh tách khỏi Pakistan. Ngày 3 tháng 12 năm 1971, Pakistan đã tiến hành công kích vào sân bay của Ấn Độ ở Kashmir Ngày 4 tháng 12 năm 1971, Pakistan tổ chức tiến công trên bộ, phía Ấn Độ đánh trả. Tận dụng thời cơ đó Ấn Độ đưa quân đánh vào phía đông Pakistan và một số khu vực ở tây Pakistan. Ngày 16 tháng 12 năm 1971, quân Ấn Độ chiếm Đacca. Tạo điều kiện cho lực lượng người Bengal dành quyền làm chủ đông Pakistan. Ngày 17 tháng 12 năm 1971, Ấn Độ tuyên bố ngừng bắn, kết thúc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần 3. Nhưng nguy cơ gây chiến tranh và xung đột quân sự vẫn tiềm ẩn, chưa giải quyết triệt để.[1] Những tôn giáo có căn cứ trong cách ăn ở chú trọng trong việc tham gia trong các tục lệ, lễ nghi và thái độ của các tín đồ. Những tôn giáo này có đạo Do Thái theo phái Chasidut và nhiều truyền thống hữu linh. Những tôn giáo có triết lý tinh thần chú trọng vào các điều dạy thực hành để dẫn đến hạnh phúc trong đời và ít quan tâm về những việc siêu phàm hơn. Thí dụ: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng (Nho giáo). Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể. Những tôn giáo có căn cứ vào quan hệ chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành), bằng cách tuân theo các ý định của thần thánh (như Hồi giáo) hay bằng cách sám hối và tha thứ tội lỗi (như Kitô giáo truyền thống). (Cũng nên nhắc rằng hầu hết các tôn giáo có đạo lý từ nhiều căn cứ, nhưng có căn cứ được chú trọng hơn những căn cứ khác Sau khi chết Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát (Moksha), được hợp nhất với thần (Vishnu hay Shiva) và họ tin vào thuyết quả báo; vì thế, đạo này không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát. Tuy thế, nhiều tín đồ tin rằng có một nơi trời trừng trị những kẻ ác trước khi được đầu thai. Đạo Phật theo hệ phái Nam Tông cho rằng nghiệp của một người được tái sinh cho đến khi họ đến cõi Niết bàn, cho nên ta không nên đầu thai; hệ phái Bắc Tông thì gần với Ấn Độ giáo hơn trong các tín ngưỡng về đầu thai. Tuy thế, nhận thức về Niết bàn của đạo Phật và giải thoát của Ấn Độ giáo không tương đương với nhau vì Niết bàn là một trạng thái không tồn tại và không chú trọng vào một thần thánh cao siêu. Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, và Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Trừ điều này, các đạo này có nhiều khái niệm khác nhau. Công giáo Rôma và đạo Tin lành truyền thống tin rằng mỗi người sẽ được cứu rỗi bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Công giáo còn tin rằng linh hồn con người cần được thanh luyện cho những tội lỗi mà họ đã phạm nhưng chưa sám hối khi còn sống, trước khi được đưa lên thiên đàng. 7 Một số tín đồ Kitô giáo khác tin rằng mỗi người tự chọn thiên đàng và địa ngục riêng của họ: nếu một người chọn sống trong một "địa ngục trần gian", họ sẽ tiếp tục chọn điều đó sau khi chết, Chúa trời sẽ cho họ toại nguyện: bị xa cách Chúa trời và niềm hạnh phúc. Ngược lại, những người mưu cầu thiên đàng tại trần gian sẽ tiếp tục mưu cầu thiên đàng sau khi chết, Chúa trời cũng sẽ cho họ toại nguyện: gần gũi với Chúa trời và hạnh phúc. Xem The Great Divorce của C.S. Lewis. Dưới hầu hết các tín ngưỡng truyền thống của Hồi giáo, Chúa trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo, trong đó có việc công nhận Chúa trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Chúa trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian. Thế giới từng chứng kiến những xung đột giữa Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Phật giáo với Hồi giáo tại Ấn Độ; giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo tại Ni-giê-ri-a và In-đô-nê-xi-a; giữa các tín đồ Tin lành (một nhánh của Ki-tô giáo) với chính Ki-tô giáo ở Bắc Ai-len (Ireland); giữa những kẻ nổi loạn người Hồi giáo với cảnh sát chính quyền ở miền Nam Thái Lan; xung đột giữa sắc tộc Lou Nuer và Murle ở miền Nam Xu-đăng... Riêng ở Trung Quốc, xung đột tôn giáo, sắc tộc cũng đã từng xảy ra, phá hoại sự thống nhất và ổn định phát triển đất nước. Nổi bật nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng (phương Tây gọi là Lạt-ma giáo), giữa Hồi giáo Tân Cương... với chính quyền địa phương và Trung ương. Ở một số quốc gia vừa đề cập, ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột có đặc thù tôn giáo riêng, làm mất ổn định nghiêm trọng xã hội. Đặc biệt ở Trung Quốc, các xung đột tôn giáo, sắc tộc có cả màu sắc tôn giáo lẫn chính trị. Ở nước ta, cũng từng xảy ra vụ bọn phản động lưu vong bịa đặt ra cái gọi là Nhà nước Đề-ga độc lập và Tin Lành Đề-ga ở Tây Nguyên nhằm tuyên truyền, kích động, gây xung đột sắc tộc, tạo tiền đề cho sự chia rẽ, li khai, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Nhà nước, một số phần tử phản động nhân danh những người Công giáo chân chính đã tìm cách tạo ra sự hiềm khích lương - giáo, giữa đa số người dân không theo đạo với giáo dân ở một số khu vực, vùng miền. Thường là chúng dùng chiêu bài đòi lại đất cũ của nhà thờ, hay cố tình tạo ra biến cố xung đột với chính quyền địa phương bằng những hành động vi phạm pháp luật, nội quy, trật tự nơi công cộng. Sở dĩ một số kẻ cố tình gây rối, bất chấp pháp luật như vậy vì chúng tin rằng, có thể thông qua việc tạo ra những xung đột tôn giáo, sắc tộc để những thế lực đứng đằng sau mượn cớ “tự do, nhân quyền” lên án cái gọi là “đàn áp tôn giáo, sắc tộc” của Nhà nước ta. Bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật, một số kẻ ngang nhiên dựng nhà trái phép trên khu bảo tồn chứng tích tội ác chiến tranh khu tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới - Quảng Bình); tụ tập trái phép gây mất trật tự công cộng và đập phá tài sản một số cơ quan ở khu vực 42 Nhà Chung, phá hoại tài sản của Công ty may Chiến Thắng ở Thái Hà (Hà Nội). Gần đây nhất là vụ xây dựng trái phép cây thánh giá bằng bê tông, cốt thép trên đỉnh núi Chẽ (còn gọi là núi Thờ) thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội), mục đích gây rối, cố tình tạo xung đột với chính quyền địa phương... Rõ ràng, đó là những hành động không phù hợp với tôn chỉ của bất cứ tôn giáo nào, đặc biệt là của những người Công giáo chân chính với mong ước “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, cùng với cộng đồng xã hội xây dựng một cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đó cũng chỉ là hành vi của một số phần tử phản động, cố tình làm theo sự giật dây của các thế lực thù địch, nhằm tạo ra những bất ổn xã hội. Nếu xâu chuỗi, đánh giá những tác động thứ phát mà những xung đột tôn giáo, sắc tộc có thể gây ra, kèm theo sự kiên trì đeo đuổi âm mưu, sự kết hợp với nhiều thủ đoạn khác… thì chúng ta sẽ thấy được mức độ nguy hiểm của “chiến thuật gây mất ổn định xã hội” này trong toàn bộ chiến lược diễn biến hòa bình. Bởi vậy, việc phân tích đánh giá mức độ thâm hiểm, những âm mưu gây rối thông qua xung đột tôn giáo, sắc tộc của các phần tử phản động để tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội là một công việc hết sức cần thiết, góp phần tích cực làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình. Mặt khác, chúng ta cũng cần đi trước một bước trong việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh (nhưng hết sức linh hoạt, mềm mỏng) các vụ việc theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; thực hiện tốt phương châm "phòng để chống" một cách hữu hiệu, nhằm làm giảm thiểu những tác động xấu đến khối đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan