Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt vận dụng ppdh tích cực trong dạy học chương iv, v phần di truyền học s...

Tài liệu Tóm tắt vận dụng ppdh tích cực trong dạy học chương iv, v phần di truyền học sgk sinh học 12 ctc

.DOC
14
217
98

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Ngày nay sức mạnh của mỗi quốc gia không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và năng lực sáng tạo của nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh đó, phát triển giáo dục – đào tạo là yếu tố quyết định và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Ở các nước công nghiệp phát triển, nền sản xuất siêu công nghiệp đã tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục mà trọng tâm là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy TTC chủ động sáng tạo của người học. Đó là xu thế phát triển tất yếu của lí luận dạy học hiện đại. Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục đào tạo là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Thực hiện NQ của Đảng trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là việc nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn SGK ở bậc phổ thông đã được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Đây được coi là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định tạo động lực thúc đẩy đổi mới của PPDH. Như vậy đổi mới PPDH theo hướng phát huy TTC học tập của HS vừa là xu thế phát triển tất yếu của giáo dục đào tạo, vừa là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp CNH –HĐH ở nước ta. Nguyễn Thị Thanh 1 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sau nhiều năm xây dựng, năm 2008 Bộ giáo dục và đào tạo đã hoàn thành bộ SGK phổ thông. Năm học 2008-2009 bộ SGK Sinh học 12 đã được triển khai thực hiện đại trà ở các trường THPT với hai chương trình: Chương trình chuẩn và nâng cao. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, do những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học, nhiều GV đặc biệt là những GV vùng sâu vùng xa, GV mới ra trường chưa được đi sâu tìm hiểu quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK, những đổi mới về kiến thức và phương pháp tiếp cận. Mặt khác thói quen dạy học theo kiểu thông báo tái hiện còn ảnh hưởng nặng nề đến nếp dạy, nếp học ở trường phổ thông hiện nay. Vì vậy việc thực hiện SGK Sinh học 12 còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về chất lượng dạy và học. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn được tập dượt nghiên cứu khoa học giáo dục, góp phần khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 12 chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng PPDH tích cực trong dạy học chương IV, V phần Di truyền học SGK Sinh học 12 CTC” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu - Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của nhóm PPDH tích cực. - Xây dựng tư liệu phục vụ cho thiết kế bài học theo hướng vận dụng PPGD tích cực trong dạy học các bài thuộc chương IV, V phần Di truyền học SGK Sinh học 12 CTC. 2.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu về cơ sở lí luận của nhóm PPDH tích cực - Thiết kế giáo án các bài trong hai chương: Chương IV, V phần Di truyền học SGK Sinh học 12 CTC. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nội dung SGK Sinh học 12, kiến thức Di truyền học người, Ứng dụng di truyền học. - Phương pháp học tập và năng lực tư duy của HS trung học phổ thông. Nguyễn Thị Thanh 2 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Các biện pháp phát huy TTC học tập của HS. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Chương IV: Ứng dụng di truyền học. - Chương V: Di truyền học người. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát huy TTC học tập của HS. - Nghiên cứu mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK, chuẩn kiến thức và kĩ năng chương trình sinh học phổ thông. 3.3.2 Phương pháp chuyên gia - Xin ý kiến, nhận xét đánh giá của GV phổ thông, các chuyên gia giáo dục bằng cách trao đổi, phỏng vấn trực tiếp và phiếu nhận xét, đánh giá. 3.3.3 Phương pháp quan sát sư phạm - Dự giờ, trao đổi và học tập kinh nghiệm của GV giảng dạy Sinh học THPT đặc biệt là Sinh học 12 để tìm hiểu tình hình dạy và học kiến thức về phần: Ứng dụng di truyền học và Di truyền học người. - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GV trong quá trình giảng dạy chương IV và V phần Di truyền học Sinh học 12 CTC 4. Những đóng góp mới của đề tài - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy TTC học tập của HS. - Thiết kế bài học theo hướng phát huy TTC học tập của HS cho các bài trong chương IV và chương V phần Di truyền học - SGK Sinh học 12 làm tài liệu tham khảo cho SV các trường sư phạm và GV các trường THPT. Nguyễn Thị Thanh 3 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử phát triển phương pháp dạy học tích cực Từ năm 1920 ở Anh đã hình thành nhà trường kiểu mới, chú ý đến sự phát triển trí tuệ của HS, khuyến khích các hoạt động tự quản của HS. Ở Pháp năm 1945 hình thành những lớp học thí điểm ở trường tiểu học, ở các lớp học này hoạt động học tùy thuộc vào hứng thú vá sáng kiến của HS. Ở Mĩ năm 1970 bắt đầu thí điểm ở 200 trường áp dụng PPDH: GV tổ chức hoạt động học tập của HS bằng phiếu học tập. Ở các nước XHCN cũ như Liên Xô, Ba Lan … từ những năm 1950 đã chú ý đến tính tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á, trong những năm gần đây đã chú ý đến đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Xu thế của thế giới hiện nay: nhấn mạnh phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đó là mục đích dạy học, đặt người học vào vị trí trung tâm, xem cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình dạy học. 1.2. Tình hình nghiên cứu về PPDH tích cực và việc vận dụng PPDH tích cực ở Việt Nam. Vấn đề phát huy TTC, chủ động của HS nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo đã được đặt ra cho ngành Giáo dục ngay từ năm 1960, với khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Đặc biệt từ năm 1980 đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát huy TTC học tập, phát triển tư duy của HS, như các công trình nghiên cứu của Giáo Sư Đinh Quang Báo, Vũ Đức Lưu. Tháng 12/1995 Bộ giáo dục tổ chức hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học. Từ năm 2000 trở đi: Đẩy mạnh cải cách giáo dục, đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH ở tất cả các bậc từ tiểu học đến THPT. Năm 2008 Bộ giáo dục và đào tạo đã hoàn thành bộ SGK phổ thông với hai chương trình: CTC và nâng cao. Nguyễn Thị Thanh 4 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Tính tích cực 2.1.1. Khái niệm về tính tích cực Chủ nghĩa duy vật xem TTC hoạt động là bản tính vốn có của con người, con người chủ động sản xuất ra nhiều của cải vật chất và còn sáng tạo các sản phẩm tinh thần. TTC biểu hiện trong hoạt động của con người, vừa là điều kiện đồng thời là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục là hình thành và phát triển TTC xã hội. Ở lứa tuổi HS, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là phát huy TTC học tập của HS. Theo Giáo sư Trần Bá Hoành: Học tập là trường hợp riêng của nhận thức, nên nói TTC học tập thực chất là nói đến TTC nhận thức. TTC học tập (TTC nhận thức) là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ, nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức. 2.1.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập TTC học tập của HS được biểu hiện ở nhiều mặt:  Mặt hành động: HS khao khát tự nguyện trả lời câu hỏi của GV hoặc bổ sung câu trả lời của bạn  Mặt cảm xúc: HS hào hứng phấn khởi học tập  Mặt ý chí: HS tập trung chú ý vào nội dung bài học, chăm chú nghe giảng, theo dõi quan sát đối tượng nghiên cứu, không nản chí trước những khó khăn, kiên trì làm bằng được những bài tập khó. Những biểu hiện về TTC của HS đã nêu trên chính là cơ sở để GV theo dõi HS có tích cực chủ động hay không từ đó điều chỉnh đưa ra PPDH phù hợp nhằm khơi dạy hứng thú, phát huy TTC sáng tạo của HS hiệu quả nhất. 2.1.3. Các cấp độ của TTC học tập TTC học tập của HS có thể phân ra các cấp độ như sau: Nguyễn Thị Thanh 5 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2  Một là: Sao chép bắt chước.  Hai là: Tìm tòi thực hiện.  Ba là: Sáng tạo. 2.2. Phương pháp dạy học tích cực 2.2.1. Khái niệm, bản chất của PPDH tích cực Phương pháp tích cực là một nhóm PPDH theo hướng phát huy TTC, chủ động sáng tạo của người học. PPDH tích cực thực chất là cách dạy hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2.2.1.1. Về mục tiêu dạy học 2.2.1.2. Về nội dung dạy học 2.2.1.3. Về phương pháp dạy học 2.2.1.4. Về hình thức tổ chức dạy học. 2.2.1.5. Về đánh giá 2.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 2.2. 2.1. Dạy học lấy HS làm trung tâm. 2.2.2.2. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động của HS. 2.2. 2.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu 2.2.2.4. Dạy học hợp tác và cá thể hóa 2.2.2.5. Dạy học đề cao tự đánh giá và đánh giá Nguyễn Thị Thanh 6 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Chương 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN BÀI HỌC CHƯƠNG IV VÀ V PHẦN DI TRUYỀN HỌC - SGK SINH HỌC 12 CTC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC BÀI 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS nêu được tần số do đột biến gen và NST ở người khá lớn do các nhân tố môi trường gây nên vì vậy cần BVMT. - HS trình bày được các hướng bảo vệ vốn gen của con người. - HS hiểu được di truyền tư vấn và lợi ích của chuẩn đoán sớm dị tật ở thai. - HS hiểu được về sự di truyền hệ số thông minh, ung thư, di truyền với bệnh AIDS, chỉ số ADN và sinh vật biến đổi gen. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc sách, khái quát hóa. 3. Thái độ - Có quan điểm đúng đắn về các vấn đề xã hội của di truyền như sử dụng chỉ số ADN của người và vấn đề sinh vật biến đổi gen. - Có ý thức phòng chống một số bệnh như HIV/ AIDS. II . Phương tiện dạy học - Tranh hình SGK phóng to - Tài liệu tham khảo: Di truyền học (Phan Cự Nhân), Công nghệ di truyền (TS. Trịnh Đình Đạt). - Máy chiếu III . Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ - Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh Phêninkêtô niệu? Nguyễn Thị Thanh 7 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao? 2. Trọng tâm - Các biện pháp bảo vệ vốn gen loài người: Tạo môi trường sạch, sử dụng liệu pháp gen và tư vấn di truyền y học - Một số vấn đề xã hội của Di truyền học: Tác động xã hội của việc giải mã hệ gen người, vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào. 3. Bài mới * Đặt vấn đề: Hiện nay các bệnh có liên quan đến di truyền có khuynh hướng gia tăng, gây nên“gánh nặng di truyền” cho loài người. Vậy có cách gì để hạn chế bớt gánh nặng di truyền này? Sự phát triển mạnh mẽ của Di truyền học đã mang lại những lợi ích thiết thực cho loài người, nhưng vẫn còn những vấn đề đang cần xem xét hay gây tâm lí lo ngại cho xã hội → Đó là những vấn đề chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài 22: Bảo vệ vốn gen loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học * Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ vốn gen loài người Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung cơ bản - GV nêu vấn đề: Tại sao phải bảo I. Bảo vệ vốn gen của loài người vệ vốn gen loài người? Bảo vệ vốn gen bằng cách nào? - HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, khái quát 3 phương hướng chính. - GV hỏi: Tại sao bảo vệ vốn gen của - Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế loài người lại sử dụng biện pháp tạo các tác nhân đột biến môi trường sạch, hạn chế tác nhân gây đột biến? - HS phân tích trả lời. * GV liên hệ : - Thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và thế giới? → Từ đó Nguyễn Thị Thanh 8 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 giáo dục ý thức BVMT của HS - GV hỏi: - Tư vấn di truyền và việc sàng lọc + Tư vấn di truyền là gì? Vai trò của trước sinh di truyền học tư vấn? + Di truyền học tư vấn là sự trao đổi ý - HS vận dụng kiến thức thực tế và kiến, cung cấp thông tin và cho lời kiến thức Sinh học 9 trả lời khuyên về khả năng mắc một loại - GV lưu ý cho HS: Để tư vấn di bệnh di truyền nào đó ở đời con truyền có kết quả, cần chuẩn đoán + Chuẩn đoán trước sinh: Là những đúng bệnh di truyền, xây dựng được xét nghiệm được thực hiện khi cá thể phả hệ của người bệnh, xác xuất bị còn ở trong bụng mẹ để có lời khuyên bệnh ở đời con … chính xác - GV chiếu H.22 SGK, yêu cầu HS: * Gồm 2 kĩ thuật chủ yếu: + Quan sát và nêu khái quát kĩ thuật . Chọc dò dịch ối chuẩn đoán trước sinh? . Sinh thiết tua nhau thai + Tại sao chọc dò dịch ối lại xác định được dị tật di truyền? - HS quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời. - GV hỏi: - Liệu pháp gen – kĩ thuật của tương + Liệu pháp gen là gì? lai + Tại sao gọi liệu pháp gen là kĩ + Liệu pháp gen là kĩ thuật chữa bệnh thuật của tương lai? bằng thay thế gen + Khó khăn của liệu pháp gen? - HS nghiên cứu thông tin trả lời - GV nhận xét, bổ sung * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề xã hội của di truyền học Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung cơ bản - GV nêu vấn đề: Hiện nay xã hội II. Một số vấn đề xã hội của di loài người đang quan tâm đến các truyền học vấn đề di truyền học nào? Nguyễn Thị Thanh 9 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - HS nghiên cứu cả mục II và hiểu biết thực tế để nêu 4 vấn đề chính - GV hỏi: - Giải mã bộ gen người + Việc giải mã hệ gen người ngoài những lợi ích thiết thực còn gây tâm lí lo ngại gì? + Lấy VD minh họa. + Công nghệ gen và công nghệ tế - Vấn đề phát sinh do công nghệ gen bào đã phát sinh những vấn đề gì? và công nghệ tế bào - HS vận dụng hiểu biết thực tế → thảo luận nhóm trả lời - GV dẫn dắt: Những năm gần - Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ đây Di truyền học, Tâm lí học, Xã hội học kết hợp hợp nhiều ngành khoa học khác đã từng bước làm rõ cơ sở di truyền và ảnh hưởng của môi trường đối với trí thông minh - GV đặt vấn đề : + IQ là gì? Hệ số IQ có di truyền không? Hệ số IQ có chịu ảnh hưởng của giáo dục không? - HS nghiên cứu SGK và trình bày quan điểm của cá nhân về hệ số IQ - GV chuẩn hóa kiến thức - GV yêu cầu HS thảo luận các - Di truyền với bệnh AIDS vấn đề: + Hiểm họa của đại dịch AIDS? + Nhận thức của HS về đại dịch AIDS? → Từ đó giáo dục ý thức Nguyễn Thị Thanh 10 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 HS cùng cộng đồng chung tay phòng chống HIV / AIDS 4. Củng cố - GV lưu ý: Cần phân biệt chuẩn đoán trước khi sinh là rất cần thiết khi đã nghi vấn thai nhi có dị tật di truyền để có thể khuyên người mẹ quyết định về phát triển thai nhi. Điều này sẽ hạn chế bất hạnh cho gia đình và cho xã hội. Chuẩn đoán giới tính của thai nhi là việc làm sai trái không nên khuyến khích vì như vậy sẽ làm mất cân bằng nam - nữ trong xã hội. - GV yêu cầu HS nêu quan điểm của mình về vấn đề sinh vật biến đổi gen. - GV bổ sung thông tin về liệu pháp gen chữa bệnh ung thư. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Làm câu hỏi và bài tập trang 91 SGK. - Hệ thống hóa kiến thức phần Di truyền học theo sơ đồ. Nguyễn Thị Thanh 11 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 4.1. Phương pháp tiến hành Sau khi thiết kế bài học các bài ở chương IV, V phần Di truyền học SGK Sinh học 12 CTC, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét đánh giá của GV ở trường THPT với mục đích thăm dò hiệu quả, khả năng ứng dụng và tính khả thi của đề tài. Phương pháp tiến hành chủ yếu bằng trao đổi trực tiếp và phiếu nhận xét đánh giá. 4.2. Kết quả Thông qua trao đổi các bản nhận xét đánh giá, chúng tôi nhận thấy đều có sự thống nhất cao về ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài. * Về ý nghĩa lí luận - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận cho PPDH theo hướng tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. - Thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực là yêu cầu của thực tiễn và là xu hướng tất yếu của cải cách giáo dục. * Về ý nghĩa thực tiễn - Các thiết kế bài học thể hiện được vai trò tổ chức của GV, phát huy được tính chủ động tích cực của HS đặc biệt là hoạt động học tập độc lập của HS đã chiếm phần lớn thời gian tiết học. - Các thiết kế bài học có tính khả thi cao đáp ứng được yêu cầu thực hiện SGK mới, đây là tư liệu tham khảo cho các bạn SV, GV quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy TTC của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nguyễn Thị Thanh 12 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với điều kiện thời gian và khả năng có hạn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau: 1.1. Hầu hết GV THPT đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng chuyển từ dạy học thụ động động sang dạy tích cực. Song hạn chế lớn nhất hiện nay của GV THPT là kĩ năng thiết kế bài học theo hướng phát huy TTC học tập của HS. 1.2. Chúng tôi đã thiết kế 5 giáo án theo hướng phát huy TTC học tập của HS, các thiết kế bài giảng thể hiện được nét nổi bật của dạy học tích cực là hoạt động độc lập của HS chiếm tỉ lệ cao trong giờ học, được GV THPT đánh giá đảm bảo chất lượng, có tính khả thi cao, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và SV mới ra trường góp phần giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng dạy và học phần Di truyền học - SGK Sinh học 12 CTC. 2. Kiến nghị - Cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, có nhiều hình thức đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. - Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho GV tiếp cận thực tiễn đời sống và sản xuất. - Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, kết luận của đề tài chỉ là những nhận xét ở bước đầu, tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn để nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn của đề tài. Nguyễn Thị Thanh 13 K34B- Sinh Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 K34B- Sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng