Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt tiến sĩ nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị ...

Tài liệu Tóm tắt tiến sĩ nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã hưng yên

.PDF
29
88
51

Mô tả:

0 TÓM TẮT LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ CUNG ỨNG NỘI ĐỊA NGÀNH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHIẾN LƯỢC CỦA CANON VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Nghiên cứu sinh: Trần Xuân Ngọc Người hướng dẫn khoa học: TS. EDUARDO T.BAGTANG Tháng 11 năm 2013 1 Lời nói đầu Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm ra lập luận lý thuyết và thực tiễn để chứng minh công ty vốn đầu tư nước ngoài (Canon Vietnam) có thể tác động để phát triển năng lực của các nhà cung ứng nội địa qua đó phát huy được những lợi thế cạnh tranh và mở rộng sản xuất. Nghiên cứu này tập chung vào những nội dung cụ thể như sau: 1. Hồ sơ năng lực của công ty vốn đầu tư nước ngoài; 2. Quyền tự chủ của công ty vốn đầu tư nước ngoài; 3. Chiến lược chuyển giao kiến thức; 4. Lợi thế cạnh tranh của công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể giúp phát triển các nhà cung cấp địa phương; 5. Chính sách của chính phủ đối với phát triển năng lực của nhà cung cấp địa phương. Chương I: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong các ngành sản xuất công nghiệp, Điện tử là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông như Việt Nam. Trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam ở vị thế yếu hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xét trong chuỗi giá trị, công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu lắp ráp các sản phẩm tiêu dùng, tập chung vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp. Rất ít doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và chi tiết phụ trợ trong ngành điện tử. Công đoạn lắp ráp chủ yếu hướng đến giá nhân công rẻ, mà đây không phải là lợi thế có thể duy trì lâu dài. Trong bối cảnh một số tập đoàn sản xuất điện tử đóng cửa nhà máy tại Viêt Nam, Canon Việt Nam là một trường hợp khác biệt. Trong hơn 10 năm qua, Canon Việt nam liên tục mở rộng sản xuất và đặc biệt là xây dựng được một mạng lưới các nhà cung ứng nội địa hiệu quả. 2 Đề tài: “Phát triển các nhà cung ứng nội địa ngành điện tử tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp chiến lược của Canon Việt Nam” có ý nghĩa hữu ích cho các nhà quản lý của các công ty đa quốc gia lĩnh vực điện tử khi có ý định đầu tư hoặc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp lĩnh vực sản xuất sản phẩn điện tử trong nước và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. 1.2. Vấn đề cần nghiên cứu Tình trạng gần đây của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho thấy năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng nội địa Việt Nam yếu hơn nhiều khi so sánh với các nhà cung ứng nước ngoài. Các công ty sản xuất và lắp ráp nước ngoài nhập khẩu hầu hết các thành phần của sản phẩm điện tử.Vì vậy, các nhà cung cấp địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh ngay cả với ưu thế lao động giá rẻ. Tình trạng này hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. 1.3. Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu chung của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố có thể giúp phát triển khả năng của các nhà cung cấp địa phương hoặc trong nước tại Việt Nam. 1.4. Tầm quan trọng của nghiên cứu Về cơ bản, các công ty đa quốc gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế phải đối phó với những thay đổi của môi trường địa phương. Xây dựng một mạng lưới hiệu quả của các nhà cung cấp tại địa phương bằng cách chuyển giao công nghệ, phát triển các mối quan hệ hiện có, giúp các nhà cung cấp tham gia vào chuỗi giá trị, cải thiện các 3 yếu tố của môi trường địa phương sẽ giúp các công ty đa quốc gia phát huy sức mạnh của họ. Điều này là quan trọng đối với các nhà lãnh đạo để xem xét và điều chỉnh định hướng của công ty. Ở cấp quốc gia, nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách để hiểu được hành vi của các công ty đa quốc gia khi họ đầu tư ở nước sở tại. Trong thực tế, các chính sách phát triển công nghiệp của chính phủ Việt Nam thường được xem xét trong diện rộng các loại hình doanh nghiệp điện tử khác nhau. Vai trò của các công ty đa quốc gia được đánh giá thấp. Tập trung vào Canon Việt Nam, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu vai trò của một công ty lớn trong việc đẩy nhanh sự phát triển của các nhà cung cấp trong nước. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các nhà cung cấp trong nước xác định nhu cầu của các công ty đa quốc gia đểđiều chỉnh chiến lược hoạt động và nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Sinh viên và các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nghiên cứu này như tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai. Chương II: NHỮNG NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY 2.1. Công ty đa quốc gia trong môi trường địa phương Một công ty đa quốc gia được định nghĩa là một doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát các hoạt động ở các nước khác nhau, đó như là một kênh chính chuyển giao các nguồn tài nguyên (công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý) đến các khu vực có các yếu tố đầu vào bổ sung (thị trường, nguyên liệu, lao động) (Buckley và Casson, 1976; 1985). Us không hoàn hảo của thị trường là yếu tố giải thích sự tồn tại của các công ty đa 4 quốc gia. Để đối phó với sự biến động vốn có của môi trường kinh doanh quốc tế, các công ty cần phải áp dụng chiến lược của mình để cạnh tranh và phát triển hiệu quả, đáp ứng và phát huy những thế mạnh để thành công. Mặc dù mối quan hệ tĩnh giữa các công ty đa quốc gia và môi trường địa phương đã được nghiên cứu (Ghoshal và Nohria, 1989; Rosenzweig và Nohria, 1995), và đã có những nghiên cứu thực nghiệm về mở rộng công ty đa quốc gia (Birkinshaw năm 1998; Chang và Rosenzweig, 1998), nhưng có có ít những đề tài quan tâm đến mối quan hệ giữa những thay đổi môi trường địa phương và khả năng phát triển của chi nhánh (công ty con) của công ty đa quốc gia trong môi trường địa phương. Cho đến nay các nghiên cứu về sự tiến hóa công ty con theo định hướng của môi trường địa phương vẫn còn khá hạn chế (Birkinshaw và Hood, 1998a). Một trong những khuôn khổ lý thuyết để xác định sự tương tác của các công ty đa quốc và nước chủ nhà là “Viên kim cương của lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (Porter, 1990). Nó được dựa trên bốn yếu tố quyết định: - Điều kiện đầu vào sẵn có: Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh. - Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất. 5 - Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. - Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành. 2.2. Các nhà cung cấp ngành điện tử tại Việt Nam Với những chính sách cải cách và kêu gọi đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã thay đổi, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào sản xuất linh kiện cho xuất khẩu và cho các công ty sản xuất và lắp ráp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử ở Việt Nam được tóm tắt trong bảng dưới đây: Điểm mạnh - Nguồn lao động dồi dào, học hỏi nhanh, được đào tạo, có tích luỹ kinh nghiệm khá về CNĐT; - Chi phí lao động tương đối thấp; - Thị trường trong nước tiềm năng với dân số lớn; - Có nguồn tài nguyên, vật liệu để phát triển công nghệ vật liệu điện tử; Điểm yếu - Năng lực sản xuất hạn chế; - Phụ thuộc vào các nhà cung cấp vật liệu bên ngoài; - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp; 6 - Thiếu thông tin về thị trường thế giới; Cơ hội - Có vị trí thuận lợi trong trong khu vực Đông Á, là nơi phát triển các sản phẩm điện tử của thế giới; - Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế; Thách thức - Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và các nước ASEAN có ngành công nghiệp điện tử phát triển; - Sự thống trị của các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường trong nước; Bảng 1: Phân tích SWOT ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà cung cấp a/ Vai trò của chính phủ Chính sách phát triển công nghiệp của chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển của các nhà cung cấp nội địa. Các chính sách quốc gia liên quan đến ngành công nghiệp tác động đến nhà cung cấp nội địa như thuế nhập khẩu sản phẩm và linh kiện sản xuất, đầu tư cho khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho các sản phẩm trong ngành công nghiệp và lắp ráp, năng lực thực thi pháp luật... Đó là những chính sách góp phần tăng cường hoặc hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và trực tiếp tác động đến các nhà cung ứng nội địa. b/ Tác động của các tập đoàn đa quốc gia Rõ ràng là các tập đoàn đa quốc gia đóng một vai trò đặc biệt trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngày nay, các tập đoàn đa quốc gia có xu hướng mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Họ thiết lập chiến lược kinh doanh dựa trên việc tận dụng các lợi thế cạnh tranh và 7 sự khác biệt trên thị trường trong từng vùng, từng quốc gia. Một đặc điểm là các công ty đa quốc gia chuẩn hoá các hoạt động của nó tại các khu vực kinh doanh trên toàn thế giới như đồng thời cũng có điều chỉnh phù hợp với đặc điểm khác nhau của mỗi địa phương khi cần thiết. Điều này được thực hiện thông qua các liên minh, hiệp định kỹ thuật, các thỏa thuận tiếp thị, hợp tác nghiên cứu, hợp tác và chương trình phát triển... Hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia thường theo sau các công ty con, các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ, hoặc các nhà cung cấp chính (Ernst D, 2004). Do đó, các tập đoàn đa quốc gia không chỉ giúp hiện đại hóa một nền kinh tế mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đất nước cũng như những đóng góp xã hội. Tuy nhiên, các nhà cung cấp cũng có thể trở nên phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia bởi vì sản phẩm của họ không thể được bán cho khách hàng cuối cùng.Do đó, sự suy giảm hoặc suy thoái kinh tế thường dẫn đến sự phá sản của nhiều nhà cung cấp. Các chính phủ thường có các chính sách để giảm sự phụ thuộc này, tuy nhiên, nguy cơ này là không thể tránh khỏi. Do đó, không chỉ có các tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm cuối cùng,nó cũng có những đơn vị cung cấp phụ tùng và phụ kiện. Các đơn vị này cung cấp những công nghệ cao và có sự hợp tác bền vững với các công ty mẹ. Chúng thường là các nhà cung cấp phụ kiện quan trọng cốt lõi hoặc các nhà cung cấp cấp 1. Các nhà cung cấp này đảm bảo cung cấp các bộ phận quan trọng và giai đoạn sản xuất trong mạng lưới sản xuất (Jones và Kierzkowski, 2005). Sự phát triển của thiết bị điện tử phụ thuộc phần lớn vào các tập đoàn đa quốc gia về điện tử trên toàn thế giới. Mặc dù các công ty đa quốc gia có sản xuất và mạng lưới phân phối ở nhiều quốc gia, các 8 chiến lược của các công ty con của họ tại mỗi quốc gia có một tác động rất lớn vào khả năng sản xuất linh kiện tại các địa điểm lắp ráp. (1) Công ty đa quốc gia với định hướng trong nước. Trong ngành công nghiệp tiêu dùng, công ty sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cồng kềnh như TV, máy giặt, điều hòa không khí có xu hướng tập trungvào thị trường trong nước. Các công ty này thường được thúc đẩy mạnh mẽ để bản địa hoá hoặc sử dụng lợi thế sở hạ tầng công nghệ của nước chủ nhà. Ngoài ra, họ có xu hướng bản địa hoá một số khâu như đúc, dập, mạ ... Các nhà máy thường được xây dựng tại các điểm cung cấp dịch vụ do những thay đổi thường xuyên trong các mẫu sản phẩm. (2) Công ty đa quốc gia với định hướng toàn cầu. Ngày càng có nhiều công ty con của tập đoàn đa quốc gia tận dụng lợi thế của sản xuất tại nước chủ nhà nhưng lại đến thị trường thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia như vậy thường được thấy trong các ngành công nghiệp nghe nhìn (JBIC, 2004). Các nhà máy được xây dựng xa thị trường tiêu dùng một phần là do sự tăng chậm hơn nhu cầu về các sản phẩm này so với các sản phẩm tiêu dùng. Ngoài ra, thiết bị âm thanh và thiết bị điện tử ngoại vi có kích thước tương đối nhỏ, tiêu thụ ít nguyên liệu và rất phổ biến trên thế giới, chẳng hạn như chất bán dẫn, vi mạch, điện trở, dây ... để họ có thể dễ dàng vận chuyển bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì vậy, ngay cả khi thị trường mục tiêu là trong nước hay quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia luôn có động lực để bản địa hoá các thành phần có kích thước cồng kềnh và trọng lượng nặng như trường hợp nhựa, kim loại, đúc, công cụ tạo hình. Các công ty con tại thị trường địa phương có nhu cầu nội địa hóa cao hơn so với nhu cầu xuất khẩu. Các yếu tố của công ty con ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp địa phương như: Hồ sơ năng lực của công ty con; Quyền tự chủ của công ty con; Kiến thức chuyển giao từ công ty con đến các nhà cung cấp địa phương; và Lợi thế cạnh tranh của công ty con có thể giúp phát triển các nhà cung cấp địa phương. 9 2.4. Khung khái niệm Đầu vào 1.Hồ sơ của công ty con về: 1.1. Văn hoá công ty 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.3. Quy mô hoạt động 1.4. Quá trình hoạt động tại địa phương 1.5. Số lượng các nhà cung ứng 2. Quyền tự chủ của cônng ty con? 2.1. Nghiên cứu và phát triển 2.2. Quản lý tài chính 2.3. Chiến lược Marketing 2.4. Chiến lược sản phẩm 2.5. Quá trình sản xuất 2.6. Lựa chon các nhà cung ứng 3. Kiến thức chuyển giao từ công ty con tới các nhà cung ứng nội địa? 3.1. Khả năng hấp thụ 3.2. Khả năng đáp ứng 3.3. Phương pháp chuyển giao "Hands-on" 4. Lợi thế cạnh tranh của công ty con? 4.1. Năng lực sản xuất 4.2. Năng lực thiết kế và đổi mới 4.3. Kỹ thuật sản xuất 4.4. Quản lý chất lượng 4.5. Chính sách giá 5. Chính sách của chính phủ phát triển năng lực của các nhà cung ứng? 5.1. Bảo hộ sản xuất trong nước 5.2. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử 5.3. Thành lập cơ quan quản lý đầu mối 5.4. Thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng và linh kiện 5.5. Giảm khoảng cách giữa chính sách và thực thi chính sách Quá trình 1. Phân tích hồ sơ của Canon Việt Nam 2. Phân tích quyền tự chủ của Canon Việt Nam 3. Phân tích kiến thức chuyển giao của Canon Việt Nam tới các nhà cung ứng nội địa 4. Phân tích lợi thế cạnh tranh của Canon Việt Nam tại thị trường Việt Nam 5. Phân tích chính sách của chính phủ Việt Nam Phản hồi Đầu ra                               Phát triển năng lực của các nhà cung ứng nội địa ngành điện tử 10 Chương III: PHƯƠNG PHÁP 3.1. Thiết kế nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp tại 4 nhà cung ứng nội địa của Canon Việt Nam. Các doanh nghiệp này có nguồn gốc và quá trình phát triển trở thành nhà cung ứng của Canon Việt Nam khác nhau và có thể đại diện cho các nhà cung ứng nội địa của Canon Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 5 và tháng 6 năm 2013. Kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả tiến hành điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. Từ đó điều chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát. Các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình cũng như những giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trong tháng 7 và tháng 8 năm 2013. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16. Kết quả nghiên cứu định tính: Từ nghiên cứu các tình huống thực tế và dựa trên cơ sở lý luận và những nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập tương ứng với 5 yếu tố tác động đến biến phụ thuộc là phát triển năng lực của nhà cung ứng nội địa.Đó là: 1. Hồ sơ năng lực của công ty vốn đầu tư nước ngoài; 2. Quyền tự chủ của công ty vốn đầu tư nước ngoài; 3. Chiến lược chuyển giao kiến thức; 4. Lợi thế cạnh tranh của công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể giúp phát triển các nhà cung cấp địa phương; 5. Chính sách của chính phủ đối với phát triển năng lực của nhà cung cấp địa phương. 11 3.2. Xác định cỡ mẫu Về kích thước mẫu, theo J.F Hair và cộng sự, 1998, đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phù hợp gấp 10 lần các mệnh đề trong thang đo. Trong nghiên cứu này có tất cả 24 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu cần đạt là: 24 x 10 = 240 quan sát. Đối với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8 x m (m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 5 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8 x 5 = 90 quan sát. Tổng hợp cả hai yêu cầu trên, kích thước mẫu được xác định là 240 quan sát. 3.3. Thiết kế mẫu và kỹ thuật lấy mẫu Mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu theo phương pháp phán đoán. Theo phương pháp này, tác giả đã lựa chọn các nhà cung ứng hội đủ các loại hình sở hữu, sản phẩm cung ứng, thời gian hoạt động và các vùng miền trong cả nước. Về đối tượng phỏng vấn: Có bốn nhóm người trả lời, đó là: Các nhà quản lý của Canon Việt Nam, nhân viên Canon Việt Nam, các nhà quản lý của các doanh nghiệp cung cấp địa phương của Canon Việt Nam, nhân viên của các doanh nghiệp cung cấp của canon Việt Nam. 3.4. Mục tiêu của nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu. Các câu hỏi đã được đánh giá thử nghiệm trước khi tiến hành phỏng vấn đại trà. Sau đó sử dụng thử nghiệm Kuder-Richardson phân tích thống để thiết lập các giá trị và đánh giá độ tin cậy của câu hỏi. 250 bộ câu hỏi đã được phân phối cho 06 nhà quản lý của Canon Việt Nam, 100 nhân viên của Canon Việt Nam, 04 nhà quản lý của các nhà cung 12 cấp địa phương và 140 nhân viên của các nhà cung cấp địa phương của Canon tại Việt Nam. 3.5. Công cụ nghiên cứu Phiếu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, kèm theo những chỉ dẫn cụ thể để các doanh nghiệp dễ dàng trong việc trả lời. Trên cơ sở danh sách các nhà cung ứng của Canon Việt Nam cung cấp, tác giả đã lựa chọn và tiến hành phỏng vấntrực tiếp. Ngoài ra, để tăng số lượng kết quả trả lời, tác giả đã thực hiện một số phương thức bổ trợ như phát và thu phiếu trả lời tại các cuộc hội thảo, cuộc họp, hội nghị khách hàng của Canon Việt Nam và các nhà cung ứng tổ chức. 3.6. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hoá những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16. Tiến hành thống kê để mô tả dữ liệu thu thập. Sau đó tiến hành các bước (1) kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, bước (2) đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, và (3) phân tích hồi quy đa biến. 3.7. Xử lý thống kê - Kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. - Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Phân tích tương quan: - Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập và giữa biến độc lập với nhau. 13 - Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến. Phân tích hồi quy: - Sau khi kết luận là hai biến có mối quan hệ tuyến tính thì có thể mô hình hoá mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính. - Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào 1 lần và xem xét các kết quả thông kê liên quan. Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hồ sơ của công ty con Canon Việt Nam Hồ sơ của công ty con Giá trị trung bình Văn hóa công ty 3.17 Cơ cấu tổ chức 3.17 Quy mô hoạt động 3.67 Thời gian hoạt động tại 3.67 địa phương Số lượng các nhà cung 3.50 cấpđịa phương Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Mô tả Giá trị Mô tả trung bình Phân vân 3,75 Đồng ý Phân vân 3,75 Đồng ý Đồng ý 4.00 Đồng ý Đồng ý 3.50 Đồng ý Đồng ý 3,75 Đồng ý Bảng 7 - Đánh giá về hồ sơ công ty con của các nhà quản lý của Canon và các nhà quản lý Nhà cung cấp điện tử địa phương 14 Bảng 7 phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương theo Hồ sơ các công ty con theo đánh giá của các nhà quản lý của Canon Việt Nam và các nhà quản lý doanh nghiệp cung cấp trong nước. Trong năm yếu tố, Văn hóa công ty và Cơ cấu tổ chức là yếu tố có giá trị trung bình 3.17 đối với các nhà quản lý Canon Việt Nam và 3,75 đối với các nhà quản lý các nhà cung cấp điện tử địa phương. Điều này cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm phỏng vấn khác nhau. Các nhà quản lý của Canon Việt Nam còn phân vân về vai trò của các yếu tố Văn hoá công ty và Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp trong nước thì các nhà quản lý các nhà cung cấp điện tử địa phương lại cho rằng các yếu tố này là quan trọng. Với các yếu tố Quy mô hoạt động, Quá trình hoạt động tại địa phương và Số lượng các nhà cung ứng nội địa, các nhà quản lý của Canon Việt Nam và các nhà quản lý của các nhà cung cấp đều đồng ý đây là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử địa phương với đánh giá trung bình từ 3.50 đến 4,00. Canon Việt Nam Hồ sơ của công ty con Giá trị trung bình Văn hóa công ty 2.68 Cơ cấu tổ chức 2.82 Quy mô hoạt động 2.72 Thời gian hoạt động tại 2.94 địa phương Số lượng các nhà cung 2.96 cấp địa phương Mô tả Phân vân Phân vân Phân vân Phân vân Phân vân Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Giá trị Mô tả trung bình 3,78 Đồng ý 3.28 Phân vân 3,54 Đồng ý 3.46 Phân vân 3.29 Phân vân 15 Bảng 8 - Đánh giá về hồ sơ Công ty con của các nhân viên Canon Việt Nam và nhân viên các nhà cung cấp điện tử địa phương Bảng 8 cho thấy việc đánh giá các hồ sơ công ty con của các nhân viên Canon và nhân viên các nhà cung cấp điện tử địa phương. Kết quả cho thấy với 5 yếu tố trên, các nhân viên của Canon phân vân với mức đánh giá từ 2.68 đến 2.96, trong khi nhân viên nhà cung cấp trong nước đồng ý đây là những yếu tố có tác động đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử địa phương với đánh giá trung bình từ 3.50 đến 4,00. 4.2. Quyền tự chủ của Công ty con Canon Việt Nam Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Quyền tự chủ của Giá trị Mô tả Giá trị Mô tả công ty con trung bình trung bình R&D 4.00 Đồng ý 4.00 Đồng ý Quản lý tài chính 4.33 Đồng ý 4,25 Đồng ý Chiến lược marketing 4.67 Hoàn toàn 4,25 Đồng ý đồng ý Chiến lược sản xuất 4.17 Đồng ý 4.50 Hoàn toàn đồng ý Quy trình sản xuất 4.17 Đồng ý 4.50 Hoàn toàn đồng ý Lựa chọn nhà cung 4.33 Đồng ý 4.50 Hoàn toàn cấp đồng ý Bảng 9 - Đánh giá Quyền tự chủ của Công ty con của các nhà quản lý của Canon và các nhà quản lý nhà cung cấp điện tử địa phương Bảng 9 phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương theo Quyền tự chủ của các công ty 16 con theo đánh giá của các nhà quản lý của Canon và các nhà cung cấp trong nước. Theo kết quả này, các nhà quản lý của Canon và các nhà cung cấp trong nước đều có ý kiến đồng ý đến hoàn toàn đồng ý là các yếu tố Nghiên cứu và phát triển; Quản lý tài chính; Chiến lược marketing; Chiến lược sản phẩm; Quy trình sản xuất; Lựa chọn các nhà cung ứng, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các nhà cung ứng nội địa ngành điện tử với mức đánh giá từ 4.00 đến 4.50. Canon Việt Nam Quyền tự chủ của Giá trị công ty con trung bình R&D 3,84 Quản lý tài chính 3,99 Chiến lược marketing 4.00 Chiến lược sản xuất 4.00 Mô tả Đồng ý Đồng ý Đồng ý Đồng ý Quy trình sản xuất 4.08 Đồng ý Lựa chọn nhà cung cấp 4.16 Đồng ý Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Giá trị Mô tả trung bình 4.14 Đồng ý 4.19 Đồng ý 4,20 Đồng ý 4,52 Hoàn toàn đồng ý 4,60 Hoàn toàn đồng ý 4,80 Hoàn toàn đồng ý Bảng 10 - Đánh giá Quyền tự chủ của Công ty con của các nhân viên Canon Việt Nam và nhân viên các nhà cung cấp điện tử địa phương Bảng 10 phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương về Quyền tự chủ của các công ty con theo đánh giá của các nhân viên của Canon và các nhà cung cấp trong nước. Bảng trên cho thấy nhân viên của Canon và các nhà cung cấp trong nước đều có ý kiến đồng ý đến hoàn toàn đồng ý là các yếu tố Nghiên cứu và phát triển; Quản lý tài chính; Chiến lược marketing; 17 Chiến lược sản phẩm; Quy trình sản xuất; Lựa chọn các nhà cung ứng, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các nhà cung ứng nội địa ngành điện tử với mức đánh giá từ 3.84 đến 4.80. 4.3. Chuyển giao kiến thức từ công ty con để các nhà cung cấp địa phương Bảng 12 là đánh giá của các nhà quản lý của Canon và các nhà cung cấp trong nước về yếu tố Kiến thức chuyển giao ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương. Theo kết quả này, các nhà quản lý của Canon đều có ý kiến đồng ý là các yếu tố Khả năng hấp thụ; Khả năng đáp ứng; Phương pháp chuyển giao "Handson" có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các nhà cung ứng nội địa ngành điện tử với mức đánh giá từ 4.00 đến 4.33. Trong khi đó các nhà quản lý của các doanh nghiệp cung ứng nội địa đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này là rất quan trọng với mức đánh giá từ 4.50 đến 4.75. Canon Việt Nam Quyền tự chủ của công ty con Khả năng hấp thụ Giá trị trung bình 4.00 Khả năng đáp ứng 4.00 Phương pháp chuyển giao “Hands - on” 4.33 Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Mô tả Giá trị Mô tả trung bình Đồng ý 4,75 Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 4.50 Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 4.50 Hoàn toàn đồng ý Bảng 12 - Đánh giá việc chuyển giao kiến thức của các nhà quản lý của Canon và các nhà quản lý Nhà cung cấp điện tử địa phương 18 Canon Việt Nam Quyền tự chủ của công ty con Khả năng hấp thụ Khả năng đáp ứng Phương pháp chuyển giao “Hands - on” Giá trị trung bình 4,04 3,68 4,04 Mô tả Đồng ý Đồng ý Đồng ý Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Giá trị Mô tả trung bình 4.16 Đồng ý 3.63 Đồng ý 4.18 Đồng ý Bảng 13 - Đánh giá việc chuyển giao kiến thức của nhân viên Canon Việt Nam và nhân viên các nhà cung cấp điện tử địa phương Bảng 13 là đánh giá của các nhân viên của Canon và các nhà cung cấp trong nước về yếu tố Kiến thức chuyển giao ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương. Trong phần đánh giá này, ý kiến của các nhóm nghiên cứu là đồng nhất. Các ý kiến đều cho rằng các yếu tố Khả năng hấp thụ; Khả năng đáp ứng; Phương pháp chuyển giao "Hands-on" là có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển năng lực của các nhà cung ứng nội địa với mức đánh giá từ 3.63 đến 4.18. 4.4. Lợi thế cạnh tranh của Công ty Công ty con Canon Việt Nam Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Mô tả Giá trị Mô tả trung bình Phân vân 4.00 Đồng ý Đồng ý 4,25 Đồng ý Lợi thế cạnh tranh Giá trị của công ty con trung bình Năng lực sản xuất 3.38 Năng lực thiết kế, đổi 4.00 mới Công nghệ sản xuất 4.67 Hoàn toàn đồng ý 4.50 Hoàn toàn đồng ý 19 Trình độ của người quản lý Chính sách giá 4.67 4.17 Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 5.00 4,75 Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn đồng ý Bảng 14 - Đánh giá về lợi thế cạnh tranh của các nhà quản lý của Canon và các nhà quản lý Nhà cung cấp điện tử địa phương Bảng 14 phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà cung cấp điện tử tại địa phương về Năng lực cạnh tranh của các công ty con theo đánh giá của các nhà quản lý của Canon và các nhà cung cấp trong nước. Kết quả từ bảng này cho thấy các nhà quản lý của Canon phân vân về ảnh hưởng của yếu tố Năng lực sản xuất với mức đánh giá là 3.38 nhưng các nhà quản lý của các doanh nghiệp cung ứng địa phương đồng ý với mức 4.00. Các yếu tố còn lại như Năng lực thiết kế và đổi mới; Kỹ thuật sản xuất; Quản lý chất lượng; Chính sách giá đều được các nhóm đánh giá ở mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý là có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các nhà cung ứng nội địa với mức đánh giá cao từ 4.00 đến 5.00. Canon Việt Nam Lợi thế cạnh tranh của công ty con Năng lực sản xuất Năng lực thiết kế, đổi mới Công nghệ sản xuất Trình độ của người quản lý Chính sách giá Giá trị trung bình 4.01 3,86 Mô tả Đồng ý Đồng ý 4,04 Đồng ý 4,07 Đồng ý 4.10 Đồng ý Các nhà cung cấp địa phương ngành điện tử Giá trị Mô tả trung bình 4,20 Đồng ý 4,55 Đồng ý hoàn toàn 4,77 Đồng ý hoàn toàn 4,70 Đồng ý hoàn toàn 4,34 Đồng ý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan