Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt tiến sĩ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua truyện...

Tài liệu Tóm tắt tiến sĩ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua truyện ngắn của nguyễn minh châu, nguyễn khải, ma văn kháng)

.PDF
27
208
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ BÍCH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Bích Thu 2. PGS. TS. Đào Thủy Nguyên Phản biện 1: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Phản biện 2: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Phản biện 3: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi ...... giờ ...... phút, ngày ...... tháng ..... năm 20.... Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự sự xuất hiện từ rất lâu, gắn với sự hình thành và phát triển của lịch sử loài người nhưng tự sự học thì phải đến thế kỉ XX mới được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trở thành một lĩnh vực học thuật được quan tâm. Ở Việt Nam, tự sự học đã nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút các nhà nghiên cứu. Lí thuyết tự sự nghiên cứu nhiều phương diện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu... Luận án của chúng tôi vận dụng lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong cấu trúc văn bản truyện kể để nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 1.2. Sau 1975, nhà văn - nhân vật và bạn đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân lí. Truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, kịp thời mà vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của xã hội đương thời. Thể loại này mang trong nó những dấu hiệu của sự vận động và biến đổi với nhiều khuynh hướng khác nhau: truyện ngắn viết theo lối truyền thống và tuân thủ những đặc trưng vốn có của thể loại; truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống; truyện ngắn cách tân theo hướng hiện đại. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (những nhà văn sáng tác theo khuynh hướng cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn tự sự để thấy được sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và sự vận động của cấu trúc thể loại trong bối cảnh mới. 2 1.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là những đại biểu tiêu biểu của phong trào đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Nguyễn Minh Châu có một vị trí đặc biệt quan trọng người “tiền trạm đổi mới” (Phong Lê) trong nền văn học đương đại Việt Nam. Nguyễn Khải đã thể hiện trong sáng tác của mình nhãn quan tỉnh táo trước hiện thực đời sống. Còn Ma Văn Kháng là cây bút chuyên nghiệp đầy bản lĩnh, tài năng. Con người trước lăng kính của các nhà văn là đối tượng để “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên). Với những lí do như vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ở phương diện ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. - Tìm ra những điểm chung thế hệ, điểm riêng trong phong cách của từng tác giả và khẳng định đóng góp của ba nhà văn trong sự vận động, đổi mới thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, thấy được điểm chung, điểm riêng, khẳng định vai trò, vị trí của ba nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 3 - Đối sánh với truyện ngắn Việt Nam sau 1975 để nhận ra những nét riêng biệt, những thành công và giới hạn của thế hệ nhà văn mở đường, đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn tự sự. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều phương diện. Ở luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Đó là những yếu tố nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. - Phạm vi tư liệu: + Đề tài chủ yếu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng tập trung vào những truyện ngắn sáng tác sau 1975. Trong đó, chúng tôi chú ý những tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của ba nhà văn: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (2006) của Nhà xuất bản Văn học; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2007) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2002) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn cùng thế hệ và khác thế hệ (các nhà văn “6X”, “7X”, “8X”, “9X”) để so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận tự sự học; phương pháp thống kê; phương pháp hệ thống; phươngpháp 4 loại hình, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án vận dụng những thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu một số phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Từ thực tiễn sáng tác, từ sự đối chiếu, so sánh truyện ngắn của ba nhà văn ở hai giai đoạn trước - sau 1975 và so sánh với truyện ngắn của các tác giả khác, luận án chỉ ra sự đổi mới, những thành công và hạn chế về tổ chức tự sự trong truyện ngắn của ba cây viết “gạo cội” tiêu biểu cho thế hệ nhà văn “mở đường” trong quá trình sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua ba tác giả đã có vị trí và đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đương đại. Luận án góp một tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường đại học, cao đẳng, trung học. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận án gồm: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của tự sự học. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 3: Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng Chương 4: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại”. Chủ nghĩa hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovski (1893 - 1984), B. Eikhenbaum (1886 - 1959), B. Tomachevski (1890 - 1957)… đặt nền móng cho những cơ sở ban đầu của lí thuyết tự sự. Họ đã bước đầu đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự sự ở phương diện lí thuyết như kết cấu tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ thuật tổ chức thời gian… Chủ nghĩa hình thức Nga đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự học nhưng góp phần hình thành bộ môn tự sự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu trúc với những tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas, G. Genette… Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M. Bakhtin, I. U. Lotman, B. Uspenski… Lí thuyết tự sự học hiện đại bao gồm các thành phần cơ bản: người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu trần thuật… Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu và dịch thuật các công trình về tự sự học như Trần Đình Sử, Cao Kim Lan, Lê Phong Tuyết, Phan Thu Hiền, Nguyễn Đức Dân, Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Đặng Anh Đào… Các tác giả đã góp phần làm rõ các những vấn đề cơ bản của tự sự học như: thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… 1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Trước thành tựu của công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu phê bình 6 đã tập trung bút lực nhằm giúp bạn đọc tiếp cận và thẩm định những cách tân mới mẻ trong “bước ngoặt” của dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam. Luận án quan tâm đến những công trình, luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu từ góc nhìn tự sự của các tác giả như Nguyễn Thị Bình, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hiếu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Hương Thuỷ, Ngô Thu Thuỷ… Những công trình nghiên cứu này tập trung đi sâu vào những phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam đương đại như cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, điểm nhìn, ngôn ngữ, kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống, thời gian và không gian trần thuật… 1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu Có thể kể đến một số công trình, luận án, luận văn, bài viết của Tôn Phương Lan, Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết, Phạm Thị Thanh Nga, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Tri Nguyên… Các công trình này đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa. Song, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật lại không phải là trọng tâm của nhiệm vụ nghiên cứu. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tâm huyết tìm hiểu về sáng tác Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu... 7 Song, các tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; giá trị các sáng tác; phong cách tác giả; chuyện văn, chuyện đời của nhà văn chứ chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của ông nói riêng. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 Ma Văn Kháng Luận án quan tâm khảo sát bài viết và công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Phương Thảo, Lã Nguyên, Nguyễn Thị Huệ, Phong Lê, Nguyễn Ngọc Thiện… và nhận thấy, các tác giả này đã quan tâm đến việc tìm hiểu sáng tác Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học, song chưa toàn diện và còn nhiều lời ngỏ. Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận định sau: - Ở nước ngoài, nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết tự sự là hướng nghiên cứu được quan tâm. - Ở Việt Nam, những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu tác phẩm văn học chưa phổ biến. - Đã có những công trình luận văn, luận án bàn về các yếu tố của của cấu trúc tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng chỉ nghiên cứu từng tác giả. - Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả được bàn, được viết rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu sáng tác của họ từ góc độ tự sự học thì vẫn còn những khoảng “thưa vắng”, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống về truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cho thế hệ “mở đường”, tiên phong trong đổi mới thể loại ở một chặng đường chuyển tiếp đầy khó khăn của văn xuôi hiện đại Việt Nam. 8 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC. KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học 2.1.1. Người kể chuyện (NKC) Người kể chuyện thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng, là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con người, cuộc đời và nghệ thuật. Người kể chuyện có mối quan hệ với các yếu tố trong cấu trúc văn bản như điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật, không gian, thời gian, người quan sát, người được tiêu điểm hóa… và các yếu tố khác như người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Người kể chuyện được chia thành ba kiểu: người kể chuyện ở ngôi thứ ba (NT3); người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (NT1); người kể chuyện ở ngôi thứ hai. 2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật (ĐNNT) Điểm nhìn trong ĐNNT không chỉ là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật” mà nó còn mang tính chất tâm lí, là “chỗ đứng” thể hiện lập trường, tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng lí thuyết tự sự học, luận án tiến hành khảo sát và phân loại các hình thức: tự sự NT3 (điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn phức hợp); tự sự NT1 (điểm nhìn đơn tuyến, điểm nhìn đa tuyến). 2.1.3. Giọng điệu trần thuật Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn 9 quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu thể hiện phong cách nhà văn nhưng giọng điệu cũng chịu sự chi phối của thời đại, gắn liền với thời đại. Mỗi giai đoạn văn học mang một âm hưởng đặc trưng, một giọng điệu riêng. Sự đa sắc thái về giọng điệu được thể hiện ngay trong từng tác giả và từng tác phẩm trên cơ sở một giọng điệu “chủ âm”. 2.2. Khái lƣợc về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 2.2.1. Quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay 2.2.1.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 - những tín hiệu đổi mới Sau 1975, đề tài chiến tranh và những vấn đề thời sự - chính trị vẫn là cảm hứng và mối quan tâm của văn học. Tuy nhiên, trong hoạt động sáng tác đã xuất hiện một số tác phẩm văn học đi "chệch" đường ray của tư duy nghệ thuật giai đoạn trước, tìm kiếm hướng khai thác mới - khai thác chiều sâu tâm lý và nỗi đau thân phận con người. 2.2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay - đổi mới và phát triển Những cây bút truyện ngắn từng sống và viết trong chiến tranh, những cây bút thế hệ “7X”, “8X” với ý thức đổi mới văn học ngày càng mạnh mẽ đã rất nỗ lực để khẳng địng bản lĩnh và cá tính sáng tạo của mình. 2.2.2. Đổi mới tư duy nghệ thuật 2.2.2.1. Từ hiện thực chiến tranh sang hiện thực thời bình Sau 1975, từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn đa chiều, “biên độ hiện thực” đã được nới rộng, truyện ngắn Việt Nam có điều kiện chiếm lĩnh đời sống nhiều hơn. 10 2.2.2.2. Từ con người sử thi sang con người đời thường Con người được đặt trong mối quan hệ đời thường với tất cả những biểu hiện tốt - xấu. Mỗi con người là “một thế giới riêng” đòi hỏi nhà văn phải khám phá bằng cái nhìn biện chứng. 2.2.2.3. Từ trần thuật theo quan điểm sử thi sang trần thuật theo quan điểm đời tư, thế sự Quá trình vận động và đổi mới của văn học sau 1975 gắn với quá trình đổi mới của nghệ thuật trần thuật: gia tăng điểm nhìn trần thuật là cơ sở để xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu trong trần thuật, nhãn quan ngôn ngữ của văn xuôi dân chủ và cởi mở hơn. 2.2.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 2.2.3.1. Nguyễn Minh Châu - “người tiên phong” trong công cuộc đổi mới văn học dân tộc Từ những trang văn trữ tình đậm sắc màu lãng mạn với vẻ đẹp rạng rỡ, hào sảng của cuộc sống và con người trong chiến tranh, Nguyễn Minh Châu trở về cuộc sống đời thường với nỗi day dứt, trăn trở về số phận con người và sự phát triển của đất nước sau cơn binh lửa. 2.2.3.2. Nguyễn Khải với đối thoại nhiều chiều về những vấn đề nhân sinh, nhân thế Sau 1975, sáng tác của Nguyễn Khải đã mở rộng, khơi sâu khả năng nhận thức và tự ý thức của con người trước hiện thực. Nhà văn đặt nhân vật trong đối thoại nhiều chiều để soi chiếu chân lí đời sống. 2.2.3.3. Ma Văn Kháng và một chặng đường mới trên hành trình nghệ thuật Cách nhìn cuộc sống và con người của Ma Văn Kháng từ sau 1975 đã đạt đến độ sâu sắc, giàu chiêm nghiệm. Trong công cuộc “khai mở” nền văn học mới, sáng tác của Ma Văn Kháng thể hiện sự đổi mới trong cách chiếm lĩnh hiện thực và cái nhìn mới về con người. 11 CHƢƠNG 3 NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG 3.1. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 3.1.1. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên ngoài (ĐNBN) Vận dụng lối kể NT3 theo ĐNBN, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng miêu tả một cách khách quan những gì nghe thấy, nhìn thấy. Người đọc tiếp nhận sự việc một cách dân chủ, bình đẳng mà không chịu sự định hướng của bất cứ điểm nhìn nào. Hầu hết các tác phẩm kể ở NT3 theo ĐNBN của ba nhà văn này đều được kể lại một cách thuần tuý bởi một NKC ẩn mình trong tác phẩm (Móng vuốt thời gian, Seo ly, kẻ khuấy động tình trƣờng, Hoa gạo đỏ… - Ma Văn Kháng; Lũ trẻ ở dãy K, Hƣơng và Phai Nguyễn Minh Châu; Nơi về - Nguyễn Khải). Các truyện kể ở NT3 theo ĐNBN của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thường có nội dung đơn giản. Không gian của truyện cũng là những không gian quen thuộc, nhỏ hẹp như những khu chung cư, khu gia đình, khu phố nhỏ…Nhân vật thiên về tự biểu hiện mình qua những hành động, lời nói, cử chỉ. Nếu có trạng thái tâm lí thì cảm xúc chủ yếu được thể hiện qua những biểu hiện bên ngoài. Đó cũng là xu thế chung của văn học Việt Nam sau 1975. Cánh cửa dân chủ của tư duy nghệ thuật đã được mở rộng. Những chuyện thường ngày mang theo tinh thần dân chủ “ùa” vào các sáng tác văn chương. Qua đó, cuộc sống tự nó phô ra tất cả vẻ thô ráp, xù xì, tươi nguyên, sống động và chân thật như vốn có. Trong ba nhà 12 văn, Ma Văn Kháng là người sử dụng hình thức kể này nhiều hơn cả. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học với mảng truyện ngắn kể ở NT3 theo ĐNBN. 3.1.2. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong (ĐNBT) Các truyện ngắn tự sự NT3 theo ĐNBT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đều được kể theo điểm nhìn cố định của nhân vật. Nhân vật mang điểm nhìn thường là nhân vật chính. Người kể chuyện “nương theo giác quan, tâm hồn nhân vật để cảm nhận thế giới”. Anh ta không phải là một “thượng đế toàn thông” điều gì cũng biết. Anh ta chỉ biết từ một nhân vật và trong phạm vi ý thức của nhân vật ấy. Vị trí quan sát của NKC rất gần và ít di động. Người kể là người hiểu nhân vật sâu sắc hơn bất cứ ai. Sự biết của anh ta ngang bằng với sự biết của nhân vật về chính bản thân nó. Nhân vật không thiên về hành động, nói năng mà chìm trong những suy nghĩ triền miên (Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Đàn bà Nguyễn Khải, Bến bờ, Mẹ và con, Đợi chờ… - Ma Văn Kháng) Với hình thức kể chuyện này, NKC sẽ tạo cho người đọc ảo tưởng về tính chân thực của câu chuyện. Thế giới bên trong của nhân vật được miêu tả trực tiếp với sự phân tích, bình luận của NKC. Việc NKC di chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong đã thể hiện đầy đủ hơn khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Những truyện ngắn này được tạo dựng từ cốt truyện tâm lý và thiên về biểu hiện tư tưởng nhiều hơn sự kiện. Người đọc thường xuyên bắt gặp trong truyện những lời kể mang tính chất nửa trực tiếp. Người kể chuyện thiên về “kể tư tưởng” nên trong truyện thường xuất hiện trường từ vựng chỉ ý thức và cảm giác của nhân vật. Nổi bật về hình tượng NKC trong những truyện ngắn ấy 13 là người kể đặc biệt tinh tế, từng trải, hiểu đời và hiểu người. Với hình thức tự sự này, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã hài hoà giữa truyền thống và cách tân, là cầu nối và khởi động cho sự đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. 3.1.3. Người kể chuyện ẩn mình dịch chuyển điểm nhìn Những truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng vận dụng phương thức tự sự này luôn có sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt. Tính di động của điểm nhìn thể hiện ở sự thay đổi vị trí quan sát (chủ thể kể) hoặc vị trí được quan sát (đối tượng kể). Nhà văn giới hạn điểm nhìn tự sự vào “nhãn quan” của nhân vật (Cơn giông; Mẹ con chị Hằng; Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát - Nguyễn Minh Châu; Luật trời, Ông cháu Nguyễn Khải; Trái chín mùa thu, Ngày đẹp trời, Một chốn nƣơng, Heo may, gió lộng… - Ma Văn Kháng). Người kể chuyện được hình dung như một con người cụ thể có đặc điểm tâm lý, tính cách, có lập trường tư tưởng và nhận thức riêng ở một vị trí thời gian, không gian nhất định. Ở các truyện ngắn này, sự việc chỉ là “con đường đi vào thế giới nghệ thuật” của nhà văn. Khi đến được “thế giới nghệ thuật”, người đọc phải tự thẩm thấu theo lăng kính chủ quan của mình bởi không còn NKC “đạo diễn” định hướng mọi cách nhìn, cách nghĩ cho độc giả. Và như vậy, người đọc cũng là một “thành viên” trong cuộc tranh luận, đối thoại để đi tìm chân lí. Nguyễn Minh Châu thường nắm bắt tâm lí nhân vật một cách tinh nhạy, nhìn ra những tình huống có vấn đề ở những sự việc tưởng như bằng phẳng. Nguyễn Khải quan tâm đến sự kiện, bám nhiều vào hiện thực để triển khai mạch trần thuật. Ma Văn Kháng lại thường bắt đầu từ thông tin bên ngoài rồi dẫn người đọc vào thế giới nội tâm nhân vật. 14 3.2. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ nhất của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 3.2.1. Người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất kể theo điểm nhìn đơn tuyến (ĐNĐT) Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng chọn một nhân vật xưng “tôi” duy nhất để kể chuyện. “Tôi” có thể không phải là nhân vật chính nhưng điểm nhìn của anh ta luôn là trung tâm định hướng (Bức tranh, Sắm vai, Một lần đối chứng… - Nguyễn Minh Châu; Ngƣời ngu, Phía khuất mặt ngƣời… - Nguyễn Khải; Ngƣời giúp việc, Suối mơ, Chị Thiên của tôi, Thầy Khiển… - Ma Văn Kháng). Bên cạnh đó có hiện tượng một NKC mang hai điểm nhìn của chính “tôi”: “tôi” của hiện tại và “tôi” của quá khứ. Cái “tôi” là những con người cụ thể, hiện hữu, xác định, có quan điểm, tư tưởng và đạo đức (hầu hết là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ…). Truyện thường có kết cấu: mở ra là hiện tại - hồi tưởng quá khứ - kết thúc là hiện tại với những suy tưởng, chiêm nghiệm. Thế giới nghệ thuật là thế giới “một thời đã xa” nay chỉ còn “vang bóng”. Điều các tác phẩm hướng tới là vấn đề “đôi mắt”, là cái nhìn, suy nghĩ của “tôi”, “cái ý thức của tôi”. Có thể nói, truyện kể ở NT1 với NKC xưng “tôi” duy nhất thường mang màu sắc “phản tỉnh”. Trong nhiều tác phẩm, người đọc có cảm giác không chỉ lắng nghe “tôi” kể chuyện mà còn đồng cảm và cùng thức tỉnh với tâm trạng, nỗi niềm của “tôi”. Nhịp điệu kể hòa với điệu tâm hồn lúc trầm lắng, suy tư, lúc nao nao, thổn thức… Vì vậy, chiếm ưu thế trong các truyện ngắn này là lời kể với sự xuất hiện thường trực những tập hợp từ như: “một hôm”, “đêm ấy”, “từ đó”, “ngày hôm đó”, “sáng hôm sau”, “khi trở lại”, “mỗi ngày”…Những từ ngữ này đã đưa người đọc hoà nhập vào dòng hồi ức của NKC. 15 Hình thức trần thuật NT1 theo ĐNĐT đã tạo điều kiện cho nhà văn khai thác nội tâm và những trải nghiệm cá nhân một cách sâu sắc. Điều này xuất phát từ nhu cầu nhận thức lại trong văn học thời kì đổi mới. Nguyễn Minh Châu thâm trầm, da diết; Nguyễn Khải sắc sảo, giàu suy tư, triết luận; Ma Văn Kháng thấm đượm ân tình. 3.2.2. Nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn đa tuyến (ĐNĐaT) Lối tự sự theo ĐNĐaT không phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Ma Văn Kháng. Người kể chuyện “tôi” giữ vai trò giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện rồi sau đó “bàn giao” việc kể cho một cái “tôi” khác (Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Mùa trái cóc ở Miền Nam - Nguyễn Minh Châu; Chuyện tình của mỗi ngƣời - Nguyễn Khải) hoặc tham gia vào các tình tiết và giao lưu với các nhân vật (Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu; Một ngƣời Hà Nội, Nắng chiều - Nguyễn Khải; Tóc Huyền màu bạc trắng, Nhiên! Nghệ sĩ múa - Ma Văn Kháng) hoặc là nhiều NKC lồng ghép hai mạch kể trong thế đối sánh, tạo ra hình thức truyện lồng truyện (Mùa trái cóc ở Miền Nam - Nguyễn Minh Châu; Chị Mai - Nguyễn Khải…). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó luôn vận động, luôn tư duy để thực hiện hai chức năng nhận thức và tự ý thức. Vì vậy, “tôi” không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì mắt thấy, tai nghe) mà còn kể tâm trạng (kể về những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”, “tôi tư duy”). Đó là hình thức kể - suy ngẫm, kể - tự ý thức, kể - độc thoại, kể - đối thoại, tranh biện. Nó có khả năng tác động tới cả lí trí và tình cảm của người đọc. Vì thế, kết thúc câu chuyện họ kể bao giờ cũng là những nhận thức về lẽ phải, về lẽ sống cao đẹp xứng đáng với hai chữ Con Người. Đây là sự đổi mới về nghệ thuật trần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 so với văn học truyền thống và văn học trước đó. 16 CHƢƠNG 4 GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG 4.1. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong văn học Việt Nam sau 1975 đã nhạt dần chất sử thi cùng âm hưởng hào sảng. Với niềm tin thiết tha, với tâm lí “dưỡng thiện”, các nhà văn luôn trăn trở, tìm tòi để khám phá vẻ đẹp từ con người và cuộc đời. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được thể hiện phong phú, đa dạng. Mỗi tác giả một “tạng” riêng nhưng giọng điệu ấy đều được cất lên từ tình yêu sâu nặng với cuộc đời, từ trái tim nhân hậu “nhìn” ra vẻ đẹp của con người trong bộn bề lo toan, từ niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước và những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc (Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông, Cỏ lau, Khách ở quê ra, Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát - Nguyễn Minh Châu; Hai ông già ở Đồng Tháp Mƣời, Chuyện tình của mỗi ngƣời, Chị Mai, Một ngƣời Hà Nội, Một bàn tay và chín bàn tay Nguyễn Khải; Giàng Tả - Kẻ lang thang, Hoa Gạo đỏ, Seo Ly - Kẻ khuấy động tình trƣờng, Nhiên! Nghệ sĩ múa, Chị Thiên của tôi, Tóc Huyền màu bạc trắng - Ma Văn Kháng)… Cùng ngợi ca con người nhưng mỗi nhà văn có cách thể hiện riêng. Chẳng hạn, cùng nói về vẻ đẹp người phụ nữ, Nguyễn Minh Châu thiên về miêu tả cái duyên ngầm thể hiện trong ánh mắt và dáng người; Nguyễn Khải tập trung miêu tả các chi tiết của ngoại hình như khuôn mặt, ánh mắt, dáng người, hàm răng, còn Ma Văn 17 Kháng lại đặc biệt ưu ái và thể hiện cảm hứng trân trọng, ngợi ca ở "thiên tính nữ" với vẻ đẹp phồn thực, đầy chất sinh tỏa, với sức sống mãnh liệt và sức thu hút kỳ lạ. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được bộc lộ trực tiếp qua các phương tiện ngôn ngữ như: cách xưng hô của NKC đối với nhân vật được kể, sử dụng những từ ngữ miêu tả cảm xúc mãnh liệt của nhân vật, những gam màu gây ấn tượng mạnh, những hình ảnh kỳ vĩ, hoành tráng... Nguyễn Khải miêu tả với ngôn ngữ hiện thực, giàu chất sống nên giọng điệu khẳng định, ngợi ca không rạng rỡ , hoành tráng mà chừng mực , điềm tĩ nh, chân thực. Ma Văn Kháng lại thường dùng những mĩ từ, những hình ảnh so sánh bay bổng… cảm xúc lộ diện ngay trên câu chữ. 4.2. Giọng điệu trào lộng, châm biếm Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ khiến văn học gần với đời thường hơn. Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng không chỉ nhằm tạo ra tiếng cười giải trí mà đằng sau đó mang chứa cả một nỗi trăn trở, suy tư trước nhiều vấn đề của thời hậu chiến. Làm nên sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và truyện ngắn nói riêng là giọng điệu trào lộng, châm biếm mang màu sắc tự trào. Trong truyện ngắn của ba nhà văn, giọng điệu tự trào của Nguyễn Khải được thể hiện rõ hơn cả (Sống giƣ̃a đám đông, Anh hùng bĩ vận, Ngƣời ngu). Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của ba nhà văn này còn thể hiện thái độ bất bình trước thói hư tật xấu, trước sự “đố kỵ”, lòng “ghen ăn tức ở” của người đời (Mùa trái cóc ở miền Nam - Nguyễn Minh Châu; Chuyện tì nh của mỗi ngƣời , Đàn bà Nguyễn Khải ; Móng vuốt thời gian, Cái Tý Ngọ, Trăng soi sân 18 nhỏ - Ma Văn Kháng). Bằng giọng điệu này, các tác giả đã phản ánh một phần hiện thực của xã hội đương thời. Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được diễn tả qua việc sắp xếp các chi tiết, sự việc trái ngược nhau, hệ thống những từ ngữ miêu tả kết hợp với thủ pháp vật hoá, phép so sánh, thủ pháp gây cười của dân gian và đặc trưng của văn học trào phúng. Nguyễn Khải dùng giọng điệu trào lộng , châm biếm chỉ như một “gia vị ” để làm dị u đi những “ ngổn ngang , bề bộn”. Ma Văn Kháng lại thường thể hiện qua những chi tiết miêu tả ngoại hình. Tiếng cười của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự trăn trở, day dứt về nhân sinh. Nguyễn Khải lại hóm hỉnh, thâm trầm với tiếng cười hài hước, dí dỏm đầy chất nhân văn. Tiếng cười của Ma Văn Kháng tuy không gay gắt nhưng cũng rất sâu sắc và thấm thía. Mỗi ngòi bút một sắc thái giọng điệu khác nhau, song ta đều đọc được ở đó thái độ phê phán những thói hư, tật xấu của con người, phơi bày những tồn tại của cuộc sống thời hậu chiến phức tạp. Nó thức tỉnh phần người trong mỗi chúng ta, nó thanh lọc tâm hồn để con người xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn. 4.3. Giọng điệu xót xa, thƣơng cảm Sau 1975, giọng điệu xót xa, thương cảm lắng đọng trong từng câu, từng chữ khi các nhà văn viết về những mảnh đời bất hạnh và bộc lộ nỗi buồn sâu lắng trước sự hiện diện của cái xấu, cái ác trong cuộc đời (Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Bến quê - Nguyễn Minh Châu; Cặp vợ chồng ở chân động Tƣ̀ Thƣ́c, Một bàn tay và chí n bàn tay , Đời khổ, Ông cháu - Nguyễn Khải; Ngƣời giúp việc, Chọn chồng, Nợ đời - Ma Văn Kháng… ) Để thể hiện giọng điệu này, Nguyễn Minh Châu thường dùng những từ ngữ miêu tả nỗi buồn đau, câu văn miêu tả cảnh vật, lời độc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất