Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh nam định...

Tài liệu Tóm tắt phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh nam định

.PDF
23
67
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TIỂU VÂN PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TIỂU VÂN PH¢N CÊP QU¶N Lý NG¢N S¸CH NHµ N¦íc t¹i ®Þa bµn tØnh nam ®Þnh Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Tiểu Vân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................................... 7 1.1. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ................................................ 7 1.1.1. Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế ........................................... 7 1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong quản lý ngân sách Nhà nước ................................................... 8 1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước .............................................................................................. 8 1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm vận hành đồng bộ hệ thống ngân sách địa phương ...................................................................................................... 9 1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước ............................................................................................ 10 ....................................... 10 1.2. Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 1.2.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước ........................................................ 10 1.2.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Error! 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nướcError! 1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước...... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1 ................................................... Error! Bookmark not defined. Bookmark not defined. Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH ..................................................... Error! 2.1. Bookmark not defined. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống chính quyền, hệ thống ngân sách tỉnh Nam Định ...................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định .. Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Tổ chức hệ thống chính quyền và hệ thống ngân sách ở tỉnh Nam ĐịnhError! 2.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Bookmark not defined. Định ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006 ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - đến nay ............ Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định Error! 2.3.1. Ưu điểm ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Hạn chế ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Nguyên nhân ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Bài học kinh nghiệm ..................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2 ................................................... Error! Bookmark not defined. Bookma Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH .................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nướcError! 3.1.1. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội ................... Error! 3.1.2. Bookmark not defined. Bookmark not defined. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên và tính chủ động, sáng tạo của ngân sách cấp dưới ... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Phân cấp phải đảm bảo ổn định cả nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện Error! 3.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý, bao quát đầy đủ các hoạt động thu và chi của ngân sách Nhà nước 3.1.5. Error! Bookmark not defined. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 3.2. Bookmark not ........................ Error! Bookmark not defined. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh Nam Định ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Đề xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật ngân sách Nhà nướcError! Bookmark not defined. 3.2.2. Về phân cấp quản lý thu ngân sách ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Về phân cấp quản lý chi ngân sách ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Một số giải pháp có tính bổ trợ ......................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số điều kiện thực hiện giải pháp ................ Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững .......... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đảm bảo hoạt động tài chính chất lượng và hiệu quả ........................................ Error! Bookmark not defined. Về khung pháp lý ........................................ Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3 ................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 12 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách Nhà nước NSTƯ: Ngân sách trung ương QH: Quốc hội UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 2.1: Tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu cho các cấp NS Trang Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Thu ngân sách các cấp trên địa bàn thời kỳ 20042006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định thời kỳ 2004-2006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2004-2006 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Tỷ trọng các khoản thu 100% giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Tỷ trọng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10: Tình hình chi ngân sách tỉnh Nam Định 4 năm 2007 – 2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2007-2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.13: Tỷ trọng các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2011-2012 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14: Tỷ trọng các khoản chi giữa các cấp ngân sách thời kỳ 2011-2012 Error! Bookmark not defined. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu NSNN là bộ phận cơ bản, là khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời là công cụ tài chính để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính thì NSNN cũng được phân cấp lý quản lý. Phân cấp quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 ra đời, có hiệu lực ngày 01/01/2004 thay thế cho Luật NSNN số 47-L/CTN ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998 là cơ sở pháp lý quan trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý NSNN. NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Trong đó NSĐP lại bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Việc phân cấp quản lý NSĐP là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta. Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cũng rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tự chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng ngân sách. Nam Định là tỉnh nghèo, thu ngân sách còn hạn chế trong khi nhu cầu chi ngày một tăng. Trong những năm vừa qua phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Nam 3 Định đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên thực tế còn nhiều vướng mắc, hạn chế, đang bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét và cải tiến. Mặc dù địa phương được trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn, song hầu hết các địa phương vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, việc thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp cho ngân sách cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền cấp tỉnh. Thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa tạo thế chủ động, chưa đảm bảo tính độc lập của ngân sách các cấp, chưa mở rộng quyền tự chủ để mỗi cấp chính quyền, cấp ngân sách chủ động trong việc khai thác các nguồn thu tại chỗ và chủ động bố trí chi tiêu hợp lý. Để quản lý thống nhất nền tài chính, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm kinh phí của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh thì việc phân cấp quản lý NSNN nói chung và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nói riêng cần phải luôn hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: "Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Để xây dựng được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về phân cấp quản lý NSNN, điều cần thiết là phải chỉ ra được những vướng mắc, những điểm không phù hợp với thực tế và bổ sung những quy định mới hợp lý. Từ đó, ta mới có cơ sở để thảo luận đánh giá, đề ra phương hướng và phương pháp giải quyết các vướng mắc chính xác và có hiệu quả thực tế cao. Cùng với sự ra đời của Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được xây dựng và bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu của hoạt động thực tiễn phát sinh. Bên cạnh đó, nhiều 4 cuộc hội thảo đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện luật này, cũng như những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới cho phù hợp. Nhiều ý kiến, bài viết tham gia đánh giá của các chuyên gia, các giáo viên và các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN và thực hiện công việc liên quan đến phân cấp quản lý NSNN. Các ý kiến tham gia đó đã góp phần bổ sung thêm vào quá trình hoàn thiện hơn pháp luật về phân cấp quản lý NSNN. Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài: "Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn với suy nghĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về phân cấp quản lý NSNN, các vấn đề pháp lý hiện hành điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN, những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đưa ra các kiến nghị có liên quan để giúp cho việc thực hiện luật NSNN đạt được hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN, các quy định của pháp luật thực định về phân cấp quản lý NSNN, thực tế áp dụng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện khung pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân cấp quản lý NSNN tại địa bàn tỉnh Nam Định. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý NSNN và pháp luật phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến phân cấp quản lý NSNN phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định và các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình áp dụng pháp luật quản lý NSNN vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định. 5 Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý NSNN, luận văn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về quản lý NSNN hiện hành, đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật quản lý NSNN có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về pháp luật quản lý NSNN và thực tiễn của việc áp dụng luật quản lý NSNN. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: + Về mặt không gian: Trên địa bàn Tỉnh Nam Định + Về mặt thời gian: số liệu thống kê được lấy từ năm 2004-2012 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ. Phương pháp phân tích dùng để làm rõ khái niệm về NSNN, về phân cấp quản lý NSNN, làm rõ thực trạng áp dụng quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt của công tác áp dụng phân cấp quản lý NSNN trong từng thời điểm. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các bản biểu, số liệu thống kê để phân tích, chứng minh các nội dung liên quan. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị của luận văn. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm ba chương với kết cấu như sau: Chương 1: Nhu cầu phải có sự phân cấp quản lý NSNN 6 Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh Nam Định 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 1.1.1. Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976) cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì NSNN phải gánh chịu. Đồng thời nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ bao cấp. Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với NSNN vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V họp bàn và quyết 8 định một vấn đề cực kỳ quan trọng: xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều chỉnh mối quan hệ giữa NSTW và NSĐP, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (toàn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động), tạo điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí NSĐP. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V là một mốc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng và nhân dân ta trên mặt trận quản lý kinh tế, bước đầu thực hiện việc phân cấp quản lý NSNN. Điều này phù hợp với những quy luật phát triển khách quan về kinh tế, và cùng là phù hợp trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp trong quản lý ngân sách Nhà nước Việc phân cấp quản lý thể hiện việc phân định rõ phạm vi của vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của NSTW và NSĐP trong hệ thống ngân sách. Tổ chức quản lý theo hướng đảm bảo tập trung các nguồn thu lớn vào NSTW để thực hiện nhiệm vụ chi quan trọng có tính chất điều chỉnh vĩ mô của cả nền kinh tế, chi NSĐP được phân giao cụ thể, rõ ràng, ổn định các nhiệm vụ chi và nguồn thu gắn với phân cấp kinh tế - xã hội và hoạt động của chính quyền địa phương. 1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước Phân cấp quản lý NSNN là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa để không ngừng từng bước đổi mới và nâng cao dần chất lượng và hiệu quả quản lý NSNN phù hợp với mục tiêu chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chất lượng và hiệu quả quản lý NSNN, trước hết phụ thuộc rất lớn vào 9 phạm vi điều chỉnh của Luật Ngân sách và nhiều chính sách hướng dẫn thực hiện NSNN, cho nên việc phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội để tăng tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách như: thu ngân sách phải tập trung có trọng điểm, không được tùy tiện, chi ngân sách phải chủ động, không phải chịu sức ép phi tài chính trong khi điều hành. Các chỉ tiêu ngân sách (từ khâu lập, chấp hành và quyết toán) phải rõ mục đích sử dụng, có giá trị phân tích. Đặt công tác lập ngân sách đúng vị trí quan trọng của nó, chấm dứt tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc lập dự toán thu, chi tài chính của đơn vị, cơ quan... Muốn vậy, trong quản lý ngân sách đòi hỏi phải tiến hành một loạt biện pháp đồng bộ như hoàn chỉnh chế độ, chính sách, có định hướng dứt khoát thể hiện trong chính sách tài khóa, ngoài ra còn tiến hành hoàn chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan để tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động ngân sách. 1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm vận hành đồng bộ hệ thống ngân sách địa phương Sự tồn tại của hệ thống NSNN là sự tồn tại thống nhất cơ bản về phân giao nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền và các cơ quan chức năng các cấp đối với các vấn đề thuộc về NSNN.Theo quy định của Luật NSNN thì NSTW giữ vai trò chủ đạo, đồng thời thực hiện nguyên tắc phân định rõ các nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với NSĐP. Quá trình đó luôn đảm bảo nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống ngân sách, xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương về chế độ, chính sách, định mức, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp quản lý ngân sách. Đó là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động thu, chi của NSNN ở các cấp vào nề nếp theo đúng quỹ đạo quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước. Có như vậy mới khắc phục tình trạng chồng chéo, cục bộ thiếu nhất quán và không bao quát các mặt trong quản lý ngân sách của các cấp, phát huy thế chủ động sáng tạo và đảm bảo tính độc lập tương đối của NSĐP, khai thác nuôi 10 dưỡng nguồn thu và bố trí chỉ tiêu hợp lý. 1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước Thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm thu, chi theo dự toán, chế độ định mức, hạn chế thất thoát, lãng phí, chống tham nhũng NSNN là nhằm nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách quản lý và điều hành NSNN. Nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách luôn gắn liền với công tác tổ chức lại nguồn thu, cơ cấu lại nội dung chi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, cải tiến công nghệ quản lý, đổi mới quy trình lập, chấp hành, cấp phát, thanh toán và quyết toán NSNN. 1.2. Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 1.2.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước Khi nói về khái niệm NSNN thì có rất nhiều quan niệm khác nhau, với từng thời kỳ và từng quốc gia khác nhau thì lại có những khái niệm khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì: “NSNN là một văn kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ, được thiết lập hàng năm”. Còn theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng: “Ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nhất định của nhà nước”. Theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước” [9, Điều 1]. Tuy có nhiều quan niệm về NSNN nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung là: - NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi của một chủ thể trong một 11 thời gian nhất định, thường là một năm- gọi là năm tài chính. - NSNN của một Quốc gia được cơ quan lập pháp của Quốc gia đó ban hành, nó là công cụ kinh tế của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chi nhưng không phải chỉ là các con số, cũng không chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần, mà còn phản ánh chủ trương phân cấp quản lý của Nhà nước, biểu hiện các quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân trong quá trình phân bố các nguồn lực và phân phối thu nhập. NSNN là một công cụ kinh tế quan trọng, Nhà nước sử dụng nhằm tác động vào nền kinh tế để thúc đẩy (kìm hãm) sự phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ các tầng lớp dân cư. Thông qua việc lập, sử dụng NSNN bản chất của ngân sách được hình thành. NSNN thể hiện quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế hàng hóa trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn lực của nền kinh tế phân phối lại thu nhập. Bản chất kinh tế của ngân sách gắn liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyền. NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. - NSNN điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. 2. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. 3. Cục Thống kê Nam Định (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Nam Định, Nam Định. 4. Hội đồng nhân dân (2003), Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 17/12/2003 của HĐND tỉnh Nam Định về việc quy định phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Nam định giai đoạn 2004 -2006, Nam Định. 5. Hội đồng nhân dân (2006), Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh Nam Định kỳ họp thứ 7, khoá XVI, Nam Định. 6. Hội đồng nhân dân (2007), Nghị quyết 67/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Quy định tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách ban hành kèm theo Nghị quyết 49/2006/NQ-HĐND, Nam Định. 7. Hội đồng nhân dân (2010), Nghị quyết 145/2010/HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nam Định năm 2011, Nam Định. 8. Hội đồng nhân dân (2010), Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, Nam Định. 9. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH ngày 16/12/2002 của Quốc hội. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan