Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tom tat nien bieu lich su viet nam...

Tài liệu Tom tat nien bieu lich su viet nam

.PDF
142
170
63

Mô tả:

Lời giới thiệu cuốn sách TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM I. Truyền thuyết Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng - Lạc Long Quân II. Nhà Thục (257- 208 trCN) 50 năm, quốc hiệu Âu Lạc, kinh đô Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) III. Phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) – Nhà Triệu (207 – 111 trCN) 97 năm, quốc hiệu Nam Việt, kinh đô Phiên Ngung (gần Quảng Châu, Trung Quốc) IV. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) 246 năm V. Trưng Nữ Vương (40 – 43) 3 năm VI. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc lần thứ hai (43 - 453): 500 năm. Bà Triệu khởi nghĩa (248) VII. Nhà tiền Lý và nhà Triệu (544-602) 58 năm, quốc hiệu Vạn Xuân, kinh đô Long Biên VIII. Thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba - 336 năm (603-939) IX. Thời kỳ xây nền tự chủ (905 - 938) X. Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) XI. Nhà Đinh 12 năm (968-980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) XII. Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 - 1009) XIII. Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt DANH NHÂN THỜI LÝ XIV. Nhà Trần 175 năm (1225 - 1400), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long NHÂN VẬT LỊCH SỬ NỔI TIẾNG THỜI TRẦN XV. Nhà Hồ (1400-1407): quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô Tây Đô (Thanh Hóa) XVI. Hậu Trần (1407-1414) XVII. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh đô hộ (1414-1427) XVIII. Triều Lê sơ 99 năm (1428-1527), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Đô (Hà Nội) XIX. Nhà Mạc 65 năm (1527-1592), kinh đô Đông Đô (Hà Nội) Danh nhân thời Lê - Mạc XX. Nhà Lê Trung Hưng: 255 năm (1533-1788) Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh XXI. Nhà Tây Sơn 24 năm 1778-1802, kinh đô Phú Xuân (Huế) XXII. Nhà Nguyễn 143 năm (1802-1945), quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng là Đại Nam), kinh đô Huế (Thừa Thiên) Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời XXIII. Nước Việt Nam mới Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta Lời giới thiệu cuốn sách TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử nước nhà của số đông Bạn đọc đã gửi thư về Ban biên tập trong thời gian qua, Tạp chí Quê Hương xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam" do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành, người biên soạn là Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức. Chúng tôi xin đăng toàn văn "Lời giới thiệu" của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo viết về tài liệu này để Bạn đọc tham khảo. Lịch sử là một khoa học kéo dài theo thời gian, người đọc dễ bị lôi cuốn và chìm trong biết bao sự kiện nối tiếp nhau, đan xen lớn, nhỏ vô cùng phong phú. Cuốn sách "Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam" do Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn giúp cho người đọc biết được tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam một cách xuyên suốt và ngắn gọn. Ở đây, người đọc có thể nắm bắt được những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, những anh hùng dân tộc và những nhân vật lịch sử có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của Tổ quốc Việt Nam. "Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam" là một hình thức biên soạn lịch sử tốt, giúp người đọc tìm hiểu lịch sử một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn trung thực, khoa học. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này cùng bạn đọc. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Thượng tướng Hoàng Minh Thảo I. Truyền thuyết Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng - Lạc Long Quân TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM - Thời kỳ đồ đá cũ: 300.000 năm trước đây. (Người vượn Việt Nam: Di tích núi Đọ, Văn hoá Sơn Vi) - Thời kỳ đồ đá giữa: 10.000 năm trước đây (Văn hoá Hòa Bình) - Thời kỳ đồ đá mới: 5 000 năm trước đây (Văn hoá Bắc Sơn, Bàn Trò). Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt, chia năm chục người con theo mẹ lên núi , năm chục người con theo cha về phía Nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi. Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), chia nước ra làm 15 bộ: 1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ) 2. Châu Diên (Sơn Tây) 3. Phúc Lộc (Sơn Tây) 4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang) 5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) 6. Vũ Ninh (Bắc Ninh) 7. Lục Hải (Lạng Sơn) 8. Ninh Hải (Quảng Yên) 9. Dương Tuyền (Hải Dương) 10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) 11. Cửu Chân (Thanh Hóa) 12. Hoài Hoan (Nghệ An) 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh) 14. Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị) 15. Bình Văn (?) Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương(*) . Đặt các tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước. Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. * Chú thích: (*) Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối 18 đời, kéo dài hơn 2000 năm làm cho nhiều người hoài nghi và có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong truyền thuyết con số 9 và bội số của 9 (18,36...99...) thường mang tính chất biểu tượng (số thiêng) chứ không có ý nghĩa toán học. Phải chăng 18 đời vua cũng có ý nghĩa là nhiều đời, truyền nối lâu dài Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương và truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Phù Đổng Thiên Vương Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân rất mạnh, đã thôn tính nhiều nước xung quanh. Chúng kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà Vua cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước. Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có một nhà giàu đã 62 tuổi mới sinh được một con trai, lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt ba năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay đứng được. Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và xin với cha cho mời sứ giả nhà Vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu Vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh kiếm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc. Từ khi sứ nhà Vua về làng, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng trôi qua, cậu lớn phổng lên thành người khổng lồ. Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn (thuộc Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thì sứ giả đem ngựa, kiếm và nón sắt dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa. Ngựa chạy đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó. Cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém chuối. Kiếm gẫy, cậu nhổ cả các cụm tre mà đánh giặc. Không đương nổi sức mạnh thần diệu của chàng trai Phù Đổng, tàn quân giặc quỳ gối xin hàng. Phá xong giặc Ân, người Anh hùng làng Phù Đổng đi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương. Sơn Tinh - Thủy Tinh Vua Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho con gái là Mỵ Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Hùng vương hứa gả con gái cho người nào ngày mai mang lễ vật đến trước. Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm hơn và được đưa Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên đến đâu Sơn Tinh làm cho núi đồi cao lên đến đó. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận phải rút nước. Hằng năm, cuộc chiến thường diễn lại. Truyền thuyết này phản ánh các trận lụt ở lưu vực sông Hồng và việc đắp đê trị thủy của tổ tiên ta có từ xa xưa. Ngoài ra còn có các truyền thuyết tiêu biểu sau: Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài các truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, còn có các truyền thuyết về Bọc trăm trứng, về Bánh Dày - Bánh Chưng, về Dưa hấu, về Chứ Đồng Tử, về Cột đá thề... Bọc trăm trứng Vua đầu nước ta - Kinh Dương Vương là cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông - vị thần trông coi nghề nông ở trên trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, không thể ở lâu với nhau được". Bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, còn Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Bánh Giày - Bánh Chưng Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp thơm chế ra bánh giày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7 Nguồn gốc Dưa hấu An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một ít lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về. Chử Đồng Tử Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá ở trần vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm chồng. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì cả vùng đất cùng Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời. Cột đá thề Vua Hùng Vương thú 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các Vua Hùng. Phán sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi lập ra làng Trung Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc. II. Nhà Thục (257- 208 trCN) 50 năm, quốc hiệu Âu Lạc, kinh đô Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) Thục Phán thủ lĩnh của người Âu Việt (phía Bắc nước Văn Lang) hợp nhất với nước Văn Lang của người Lạc Việt, xưng là An Dương Vương đặt quốc hiệu là nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, đi chinh phục Bách Việt, chỉ huy đạo quân Tần là viên tướng lừng danh Đồ Thư. Các Lạc Tướng đã suy tôn Thục Phán là lãnh tụ chung để chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tần. Người Việt làm chiến tranh du kích, vườn không nhà trống, bền bỉ kháng chiến suốt gần 10 năm, đợi khi quân Tần lâm vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương thực và ốm đau nhiều vì không hợp thủy thổ, lúc đó Thục Phán mới tổ chức phản công quân Tần, bắn chết Đồ Thư. Mất tướng chỉ huy, quân Tần mở đường máu tháo chạy về nước. Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, An Dương Vương tổ chức xây thành Cổ Loa. Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong cùng 1,6 km. Với vị trí thuận lợi, với cách bố trí thành có 9 lớp, xoáy trôn ốc, thành cao, hào sâu, có các ụ cao khô vượt ra ngoài lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của thành Cổ Loa làm cho quân thù khiếp sợ thể hiện trí tuệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ta. Ở ngoại thành Hà Nội ngày nay, vẫn còn thấy dấu tích 3 lớp thành Cổ Loa thời An Dương Vương III. Phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) – Nhà Triệu (207 – 111 trCN) 97 năm, quốc hiệu Nam Việt, kinh đô Phiên Ngung (gần Quảng Châu, Trung Quốc) Triệu Đà, người Hán, huyện Chân Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn giết Trưởng lại của nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi được 5 đời gần 100 năm. Triệu Đà đánh mãi Âu Lạc không được, vì nước ta có thành Cổ Loa kiên cố, có nỏ thần tuyệt diệu. Sau Triệu Đà dùng mưu hòa hoãn, rồi sai con trai là Trọng Thủy sang ở rể lấy Mỵ Châu, con gái An Dương Vương. Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần Kim Quy trốn về, rồi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược nước ta. Triệu Đà cướp được nước ta, lập thành nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay). Từ đó nước ta thuộc Triệu. 1. Triệu Vũ Đế (Triệu Đà, 207-136 trCN): Triệu Đà sinh năm 256 TCN, lên ngôi Vua năm 207 TCN đến năm 136 TCN thì mất, ở ngôi vua 71 năm, thọ 121 tuổi. 2. Triệu Văn Đế (Triệu Hồ, 136-124 trCN): Triệu Hồ là con trai Trọng Thủy, cháu nội của Triệu Đà ở ngôi được 12 năm, thọ 52 tuổi. 3. Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề, 124-112 trCN): Triệu Anh Tề ở ngôi được 12 năm. 4. Triệu Ai Vương (Triệu Hưng, 112-112 trCN): Triệu Hưng ở ngôi chưa được 1 năm. 5. Triệu Dương Vương (Triệu Kiến Đức, 112-111 trCN): Triệu Kiến Đức ở ngôi được gần 1 năm. Năm 113 trCN nội tình nhà Triệu rất rối ren, Vua Hán sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về hàng. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (mẹ của An Vương) nên tư thông với nhau và dụ dỗ Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia đã cùng với một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà Hán. Cù Thị và Ai Vương tôn Kiến Đức là con trưởng của Minh Vương lên làm vua. Vũ Đế nhà Hán sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang xâm lược Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đưa Dương Vương chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được. Vua tôi đều bị hại. Nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ. IV. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) 246 năm Nhà Hán chia Giao Chỉ bộ ra làm 9 quận: Nam Hải (Quảng Đông) Thương Ngô (Quảng Tây) Uất Lâm (Quảng Tây) Hợp Phố (Quảng Đông) Giao Chỉ (Bắc Bộ) Cửu Chân (Thanh Hoá) Nhật Nam (Nghệ Tĩnh) Châu Nhai (Đảo Hải Nam) Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam) Nhà Hán đặt mỗi quận một viên thái thú và viên thứ sử để giám sát các quận. Còn các lạc tướng, lạc hầu vẫn được giữ nguyên và được cha truyền con nối. Sử cũ ca ngợi Tích Quang - Thái thú quận Giao Chỉ và Nhâm Diên - Thái thú quận Cửu Chân là những người có công khai hoá, lấy lễ nghĩa dạy dân. Đầu năm Giáp Ngọ (34). Vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định tham tàn, hà khắc, nhân dân sống trong cảnh vô cùng thống khổ. V. Trưng Nữ Vương (40 – 43) 3 năm Kinh đô Mê Linh Thái thú Tô Định đã giết chết Thi Sách, con quan Lạc tướng Chu Diên, là chồng của Trưng Trắc, con quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp phố cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng. Đất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm vua là Trưng nữ Vương đóng đô ở Mê Linh. Trưng nữ Vương ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm. Năm Tân Sửu (41). Nhà Hán sai Mã Viện đưa 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trưng nữ Vương và các tướng lĩnh của hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã anh dũng chiến đấu, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lãng Bạc, Đông Triều, Yên Phong, Hà Bắc. Hai Bà đã thu quân rút về giữ ở Cấm Khê (Thạch Thất - Quốc Oai), hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo về tổ quốc thiêng liêng của mình. Ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (43), sau khi đã phóng những mũi lao và bắn những mũi tên cuối cùng vào kẻ thù, Hai Bà Trưng gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Cả nước vô cùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc. Chiếm được nước ta, kẻ thù sáp nhập vào Đông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người giao Chỉ mất nòi), nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu. Các nữ tướng thời Hai Bà Trưng Trong lịch sử Việt Nam và lịch sử các dân tộc trên thế giới đã xảy ra một sự kiện lịch sử thật kỳ lạ (và chỉ xảy ra có một lần), đó là ngay thế kỷ đầu Công nguyên (3940) dân tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) và đã tôn nhiều phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Có lẽ do khí thiêng sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như vậy: Hai Bà Trưng đã được sử sách đời đời ghi chép công ơn, còn hơn hai mươi nữ tướng của Hai Bà Trưng tài ba lỗi lạc tuy chưa được ghi trong chính sử, song sự tích kỳ tài của các nữ tướng anh hùng đó đã được tạc trên bia đá, ghi vào thần phả và được nhân dân ta đời đời truyền tụng. Chúng tôi xin giới thiệu danh sách các vị nữ anh hùng đó để minh họa cho sự kiện lịch sử đặc biệt oanh liệt dưới thời Hai Bà Trưng. 1.Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh. 2. Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ. 3. Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình). 4. Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ. 5. Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Nga Sơn, Thanh Hóa có đền thờ. 6. Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề. 7. Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ. 8. Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng. 9. Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân. 10. Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ. 11. Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ). 12. Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa. 13. Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. 14. Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ. 15. Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân. 16. Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức nữ tướng quân. 17. Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ. 18. Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc. 19. Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương. 20. Quý Lan - Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ. Nếu cứ để các nơi đơn độc chống đỡ với kẻ thù, không có sự liên kết với nhau, thì kẻ thù sẽ lần lượt tiêu diệt từng nơi, như bẻ từng chiếc đũa. Thấy rõ nguy cơ đó. Hai Bà Trưng đã truyền hịch cứu nước và cử người đi khắp nơi để tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ chỉ huy thống nhất của Trưng Nữ vương. Các nơi đã nhiệt liệt hưởng ứng, kéo quân hoặc cử đại biểu về Mê Linh tụ nghĩa. Mùa xuân năm Canh Tý (3-40), Trưng Nữ vương hội quân ở Hát Môn làm lễ tế cờ chính thức phát động nhân dân cả nước khởi nghĩa đuổi giặc Hán, lật đổ ách thống trị hơn hai trăm năm của ngoại tộc. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy dưới cờ lệnh của Trưng Nữ vương. Sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, khí thế ngút trời, như triều dâng thác đổ, làm cho kẻ thù không kịp chống đỡ, chỉ trong một thời gian ngắn 65 thành trì đã lần lượt về tay nghĩa quân, chỉ còn thành Luy Lâu, sào huyệt cuối cùng của Tô Định cũng bị phá vỡ trước sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân ta, đến nỗi Tô Định phải bỏ giáp, cắt râu, quẳng cả ấn tín tìm đường lẩn trốn về nước mới thoát chết. VI. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc lần thứ hai (43 - 453): 500 năm. Bà Triệu khởi nghĩa (248) Nhà Đông Hán mất, nước Trung Hoa phân làm ba nước (thời Tam Quốc): Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nước ta lúc đó thuộc Đông Ngô. Bà Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225), anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá). Đông Ngô cai trị nước ta bằng một chính sách vô cùng tàn bạo, nhân dân ta vô cùng đói khổ, năm 248, bà Triệu Thị Trinh và anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, tấn công quân Đông Ngô, phá tan các thành ấp của giặc. Mỗi lần ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn bạt vía đã phải thốt lên: Hoành qua đường hổ dị, Đối diện Bà Vương nan Nghĩa là: Vung giáo chống hổ dễ, Giáp mặt Vua Bà khó. Trong vòng 6 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết đất Giao Châu. Vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận (cháu Lục Tốn thời Tam Quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận và rất quỷ quyệt sang đàn áp. Hắn đưa hàng vạn quân tinh nhuệ đàn áp cuộc khởi nghĩa, vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ đã làm tay sai cho giặc Ngô. Bà Triệu vẫn kiên cường chiến đấu và hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá), lúc đó Bà mới 23 tuổi. Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, nay ở Phú Điền (Thanh Hoá) còn đền thờ Bà Triệu. Thơ ca dân gian còn truyền tụng: Tùng Sơn nắng quyện mây trời, Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh. Nước ta lại thuộc Đông Ngô đô hộ (từ 226 đến 265). Năm 263, Lã Hưng, môt tướng của Đông Ngô, nổi dậy diệt Thái thú Giao Châu là Tôn Tư, giành quyền cai trị (từ 265-271) và theo Tây Tấn. Năm 271, Đông Ngô diệt được Lã Hưng giành lại quyền cai trị Giao Châu. Từ năm 280 Tây Tấn diệt hẳn Đông Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về Tây Tấn. Nhà Tấn diệt Nguỵ, Thục, Ngô, rồi phong cho anh em thân thích ra trấn trị các phương, nhưng các thân Vương cứ đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Tấn ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó các nước Triệu, Tần, Yên, Lương, Hạ, Hán nổi dậy chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang. Nhà Tấn chỉ còn lại vùng Đông Nam, phải dời về Kiến Nghiệp (Nam Kinh), từ đó gọi là Đông Tấn. Năm 420, Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Trung Quốc lúc đó phân chia ra thành Nam, Bắc triều. Nam Triều gồm: Nhà Tống, Tề, Lương, Trần kế nhau cai trị. Bắc Triều gồm: Nhà Nguỵ, Tề, Chu nối nhau cai trị. Nhân dân ta bị sự đô hộ vô cùng tàn bạo của nhà Lương do Thứ sử Tiêu Tư cai trị, cực khổ trăm bề. Năm 542 Lý Bôn lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm thành Long Biên lập nên Nhà nước độc lập. VII. Nhà tiền Lý và nhà Triệu (544-602) 58 năm, quốc hiệu Vạn Xuân, kinh đô Long Biên 1. Lý Nam Đế (Lý Bôn, 544-548): Lý Bôn tức Lý Bí, quê ở Long Hưng (Thái Bình), sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17/10/503), là con hào trưởng Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái Châu (Thanh Hoá), 5 tuổi bố mất, 7 tuổi mẹ mất, phải ở với chú ruột. Vị pháp tổ thiền sư thấy khôi ngô tuấn tú xin làm con nuôi đưa về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Hơn mười năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư hết lòng dạy bảo, Lý Bí trở thành người học rộng hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài kiêm văn võ, Lý Bí được tôn làm thủ lĩnh địa phương. Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới sự đô hộ tàn ác của Tiêu Tư. Tháng 1 năm 542 Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi binh tấn công quân Lương. Thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Chưa đầy 3 tháng Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Nhà Lương sai tướng đem quân sang phản công chiếm lại, Lý Bí đã cho quân mai phục đánh tan bọn xâm lược. Đầu năm 543, vua Lương lại huy động binh mã sang xâm lược nước ta một lần nữa. Lý Bí chủ động đem quân đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố, quân Lương bị tiêu diệt gần hết. Tháng Hai năm Giáp Tý - 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Tướng Phạm Tu đứng đầu hàng quan võ. Tinh Thiều đứng đầu hàng quan văn. Triệu Túc được phong là Thái phó. Triều tiền Lý khởi nghiệp từ đấy. Lý Nam Đế sai dựng chùa Khai Quốc ở phường Yên Hoa trên đảo Kim Ngư, Hồ Tây (nay là chùa Trấn Quốc, Hà Nội). Đầu năm 545, nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu cùng với tên tướng khát máu Trần Bá Tiên chia hai đường thuỷ bộ kéo sang xâm lược nước ta, hòng bóp chết nhà nước Vạn Xuân non trẻ. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh bọn xâm lược ở vùng sông Lục Đầu (Hải Dương), nhưng vì ít quân không cản được giặc, vua phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Quân địch hung hãn tấn công ác liệt, lão tướng Phạm Tu hy sinh oanh liệt, Lý Nam Đế phải rút quân vào miền núi Vĩnh Yên, Phú Thọ và đóng thuỷ quân tại hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Trần Bá Tiên là tên tướng giặc rất xảo quyệt. Hắn lợi dụng một đêm mưa to gió lớn thúc quân vào đánh úp quân Lý Nam Đế. Nhà Vua phải rút quân về ẩn tại động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ). Anh vua là Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử (người cùng họ) đem một cánh quân lui vào giữ Thanh Hoá. ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị ốm nặng nên đã trao quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Ngày 20 tháng Ba năm Mậu Thìn (13/4/548) Lý Nam Đế mất. Để tưởng nhớ Lý Nam Đế, người anh hùng dân tộc mở đầu nền độc lập tự chủ của đất nước ta, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ ghi nhớ công đức của ông. 2. Lý Đào Lang (Lý Thiên Bảo, 549-555): Lý Thiên Bảo là anh họ Lý Bôn. Sau khi Lý Nam Đế bị thất bại ở động Khuất Lão, Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử đem một cánh quân rút vào Thanh Hoá chống chọi với quân nhà Lương. Khi Lý Nam Đế mất, Thiên Bảo xưng là Đào Lang vương (549555) đến 555 thì mất. 3. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục, 548-571): Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, Tù trưởng ở Chu Diên (Hưng Yên). Khi được Lý Nam Đế trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông đưa quân về Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Hưng Yên) là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có một bãi đất cao khô ráo để đóng quân. Ông cho quân lính vừa sản xuất lương thực, vừa tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài. Đêm đêm nghĩa quân kéo ra đánh các đồn địch, làm cho lực lượng địch bị tiêu hao và mất ăn, mất ngủ. Ngày 13/4/548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Năm 550, từ căn cứ Dạ Trạch ông tiến quân ra đánh giết được tướng giặc là Dương San, thu lại được thành Long Biên. Trong khi đó ở Cửu Chân (Thanh Hoá) Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử bị quân Lương truy đuổi có lúc phải chạy sang Lào. Lý Thiên Bảo đóng quân ở động Dã Năng và xưng là Đào Lang vương, đến năm ất Hợi (555) Lý Thiên Bảo mất, binh quyền về tay Lý Phật Tử. Năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi vua cho nhà Lý, nhưng đánh không thắng, Lý Phật Tử phải chia đất giảng hoà, để tỏ rõ tình hoà hiếu Triệu Việt Vương còn gả con gái là Cải Lương cho con trai Lý Phật Tử là Nhã Lang. Năm Tân Mão (571) Lý Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân đánh úp. Vì không phòng bị nên Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường phải nhảy xuống biển tuẫn tiết. Nhân dân vô cùng thương tiếc lập đền thờ tại đấy. 4. Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử, 571- 602): Diệt xong Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử xưng là hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc - Phú Thọ). Trong lúc Lý Phật Tử làm vua ở nước ta, thì bên Trung Quốc Tuỳ Văn Đế dẹp yên được Nam Bắc triều, thống nhất được đất nước Trung Hoa. Năm Nhâm Tuất (602) nhà Tuỳ sai danh tướng Lưu Phương đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Phật Tử hèn nhát đầu hàng, dâng nước ta cho giặc. Từ đó nước ta lại bị nhà Tuỳ đô hộ VIII. Thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba 336 năm (603-939) Do Lý Phật Tử hèn nhát đầu hàng. Nhà Tuỳ chia đất Giao Châu thành 3 quận: - Giao Chỉ (các tỉnh Bắc Bộ) - Cửu Chân (Thanh Hoá) - Nhật Nam (Nghệ Tĩnh) Trụ sở quận Giao Chỉ đóng ở Tống Bình (Hà Nội). Nhà Tuỳ ở ngôi được 37 năm (581 - 618) thì mất. Lý Uyên lên ngôi Đường Cao Tổ trị vì Trung Hoa. Năm 671, nhà Đường chia đất Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ. Nhà Đường dùng chính sách tàn bạo, hà khắc để cai trị nhân dân ta, chúng muốn đồng hoá nhân dân ta bằng chính sách "sát phu, hiếp phụ", nhưng với ý chí quật cường của một dân tộc anh hùng, nhân dân ta đã có nhiều cuộc nổi dậy chống lại kẻ thù xâm lược như các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820)... Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa sau đây: 1. Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan - 722): Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, một làng làm muối ven biển Thạch Hà (Hà Tĩnh) mồ côi cha theo mẹ lên ở vùng Ngọc Trừng (Nam Đàn), nhà nghèo phải đi kiếm củi rồi đi ở đợ, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Cũng như mọi người dân Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu quanh năm phục dịch vất vả cho đô hộ nhà Đường. Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu cùng ông đi gánh vải quả nộp cống cho nhà Đường (Dương Quý Phi rất thích vải quả của đất Giao Châu) nổi dậy khởi nghĩa, nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, ái theo về tụ hội dưới cờ nghĩa và suy tôn Mai Thúc Loan là Mai Hắc Đế, đóng đô ở thành Vạn An (Nghệ An). Mai Hắc Đế tiến quân ra giải phóng phủ thành Tống Bình (Hà Nội), bọn đô hộ phải bỏ thành tháo chạy về nước. Nhà Đường vội cử tên tướng tâm phúc là Dương Tư Húc đưa 100 nghìn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp quân khởi nghĩa. Sau nhiều trận đánh ác liệt từ lưu vực sông Hồng, đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, phải rút vào rừng sâu. Ông bị ốm và mất ở trong rừng, con ông nối ngôi được một thời gian, xưng là Mai Thiếu Đế. Quân xâm lược tiến vào đàn áp nhân dân ta rất dã man. Nhân dân ta lập đền thờ Mai Hắc Đế ở trên núi Vệ Sơn trong thung lũng Hùng Sơn để đời đời nhớ ơn Người anh hùng dân tộc. Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng Vạn An thành luỹ khói hương xông Bốn phương Mai Đế lừng uy đức Trăm trận Lý Đường phục võ công ........................ Đường đi cống vải từ đây đứt Dân nước đời đời hưởng phúc chung. 2. Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng, 791-802): Phùng Hưng xuất thân là hào trưởng đất Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây), bố là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài, đức độ, đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế. Ông có sức khoẻ phi thường, đã từng giết hổ ở đất Đường Lâm để trừ tai hoạ cho dân. Trước sự thống khổ của nhân dân ta dưới ách đô hộ của Nhà Đường, Phùng Hưng đã cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa. Phùng Hưng chiếm đất Đường Lâm làm căn cứ, khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến đấu kéo dài hơn 20 năm (766-789). Năm Tân Mùi (791) Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia thành 5 đạo quân, bất ngờ cùng tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Cao Chính Bình đem 40 nghìn quân ra nghênh chiến, sau 7 ngày đêm chiến đấu ác liệt, phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân vây đánh khắp bốn mặt thành khiến Cao Chính Bình lo sợ phát ốm mà chết. Nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình làm kinh đô xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Phùng Hưng được nhân dân tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương. Giành được chủ quyền cho đất nước được 7 năm thì Phùng Hưng mất. Phùng An nối nghiệp cha được 2 năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại vào năm 802. Nhân dân ta lập đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm để đời đời ghi nhớ công ơn Người anh hùng dân tộc. IX. Thời kỳ xây nền tự chủ (905 - 938) 1. Khúc Thừa Dụ (905-907) Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), vốn là một hào phú, tính khoan hoà, được nhân dân kính phục. Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông khởi binh tiến công thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo. 2. Khúc Hạo (907-917) Năm 907, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương thay thế cũng phải công nhận Khúc Hạo là " An Nam đô hộ Tiết độ sứ". Khúc Hạo chia nước ta thành 5 cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp, xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta. Năm Đinh Sửu (917), Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ. 3. Khúc Thừa Mỹ (917-923) Khúc Thừa Mỹ thay cha nhậm chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không phục nhà Nam Hán. Năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh và bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang cùng với Lý Khắc Chính làm thứ sử Giao Châu. 4. Dương Đình Nghệ (Diên Nghệ) (931-938) Dương Đình Nghệ người Ái Châu (Thanh Hoá), là tướng của họ Khúc đã khởi binh đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến giải phóng thành Đại La (Hà Nội) xưng là Tiết độ sứ vào năm 931. Giành được quyền tự chủ 6 năm, Dương Đình Nghệ bị tên nha tướng là Kiều Công Tiễn ám hại đoạt chức Tiết độ sứ. Nhân dân ta vô cùng căm phẫn nổi lên chống lại tên phản bội, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán. X. Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) 1. Ngô Vương (Ngô Quyền 939-944): Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm (thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay), cha là Ngô Mân, một hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, khôi ngô, mắt sáng như chớp, văn võ toàn tài, được Dương Đình Nghệ tin yêu, gả con gái là Dương Thị Ngọc và giao cho Ngô Quyền cai quản đất ái Châu (Thanh Hóa). Khi nghe tin bố vợ bị Kiều Công Tiễn giết hại, Nhà Nam Hán lại cho con là Vạn Vương Hoàng Thao đưa quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết chết tên phản bội Kiều Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Để đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Tháng 10 năm Mậu Tuất (11-938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho thuyền giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, quân ta bắt đầu tấn công dữ dội, đánh vỗ mặt và hai bên sườn, làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm gần hết, Hoàng Thao bị đâm chết tại trận, quân ta giết và bắt sống gần hết quân Nam Hán. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất trong lịch sử nước ta. Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền lên ngôi Vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), đặt ra các quan văn, võ, đặt ra nghi lễ triều đình, thể hiện nền độc lập tự chủ của đất nước ta. Ngô Quyền làm Vua được 5 năm (939-944) thì mất, thọ 48 tuổi. Ngô Quyền mất, em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi tự lập làm vua là Dương Bình Vương (944-950). 2. Hậu Ngô Vương (950-965): 1. Nam Tấn Vương (Ngô Xương Căn 950-965): Ngô Xương Căn là con thứ hai của Ngô Quyền và Dương Thị Ngọc, năm 950 đã dùng mưu lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi Vua cho nhà Ngô. Theo thỉnh cầu của các tướng lĩnh và triều thần, được sự chuẩn tấu của Dương Thái hậu, Ngô Xương Căn lên ngôi Vua lấy niên hiệu là Nam Tấn Vương (950-965) đóng đô ở Cổ Loa. Nam Tấn Vương cho người đi tìm anh là Thái tửu Ngô Xươnng Ngập, giả làm thầy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan