Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập bài 21+22: Nhiệt năng. Dẫn nhiệt -...

Tài liệu Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập bài 21+22: Nhiệt năng. Dẫn nhiệt - Vật lý 8

.PDF
3
293
127

Mô tả:

Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 Bài 21. NHIỆT NĂNG A.TÓM TẮT KIẾN THỨC. I.Nhiệt năng. -Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó có động năng. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. -Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng. 1.Thực hiện công: có thể làm tăng nhiệt năng của vật. 2.Truyền nhiệt: là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công. III.Nhiệt lượng. -Định nghĩa: Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. -Nhiệt lượng được kí hiệu : Q -Đơn vị nhiệt lượng là jun (J). B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng? A.Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B.Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C.Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và cơ năng của vật. D.Nhiệt năng bằng cơ năng của vật. Câu 2. Hãy chọn câu trả lời đúng: Khi chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật cũng tăng. A.Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B.Nhiệt năng của vật. C.Nhiệt độ của vật. D.Cơ năng của vật. Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng: Khi thả một đồng xu ở nhiệt độ phòng vào một cốc nước nóng. Nhiệt năng của đồng xu và của cố nước nóng có thay đổi không? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? A.Nhiệt năng của đồng xu giảm, của cốc nước nóng tăng. Đây là sự truyền nhiệt. B.Nhiệt năng của đồng xu tăng, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự truyền nhiệt. C.Nhiệt năng của đồng xu tăng, của cốc nước nóng giảm. Đây là sự thực hiện công. D.Nhiệt năng của đồng xu giảm, của cốc nước nóng tăng. Đây là sự thực hiện công. Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do sự thực hiện công? A.Khi bơm xe đạp bằng tay, thân bơm nóng lên. B.Chậu nước để ngoài sân khi trời nắng. C.Đun nước sôi. D.Bật tivi trong một thời gian nào đó. Câu 5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do sự truyền nhiệt? A.Khi bật que diên, que diên cháy. B.Người thợ mộc bào gỗ, sau một thời gian sờ vào cái bào thấy nóng. C.Bỏ viên nước đá vào ly chè. D.Khi đóng cọc, sờ vào búa thấy nóng. Câu 6. Trong các trường hợp sau, nhiệt năng thay đổi là do sự truyền nhiệt và do cả sự thực hiện công? A.Cái xích sắt của một chiếc xe tải chở xăng đang kéo lê trên mặt đường. B.Khi cầm ly nước lạnh trong tay. C.Khi đóng đinh vào tường, đầu đinh với búa nóng lên. D.Khi người thợ đang rèn dao, kéo. Câu 7. Hãy chọn kết luận sai: Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào trong nước nóng, thì có người cho rằng: A.Lúc đầu mực thủy ngân trong ống tụt xuống, sau đó lại dâng lên. B.Động năng của các phân tử thủy tinh và của các phân tử thủy ngân tăng. C.Nhiệt năng của nhiệt kế giảm. D.Nhiệt năng của nhiệt kế tăng. Câu 8. Có hai vật giống nhau, nhưng có một vật nóng và một vật ít nóng hơn. Trong những phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng? A.Chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật nóng thì nhanh hơn. B.Cơ năng của vật nóng là lớn hơn. C.Nhiệt năng của vật nóng là lớn hơn. D.Nhiệt độ của vật ít nóng là thấp hơn. C.BÀI TẬP TỰ LUẬN. Bài 1. Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Trang 1 Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 -Mọi vật đều được cấu tạo từ (1). . ., các phân tử luôn luôn chuyển động, nên chúng luôn có (2). . .. Vì vậy mọi vật dù nóng hay lạnh, dù lớn hay nhỏ đều luôn luôn có (3). . . -Bất kỳ vật nào đang chuyển động và ở cách mặt đất một khoảng là h thì vật đó vừa có (4). . ., vừa có cả (5). . . và (6). . . Bài 2. Có một học sinh phát biểu: “Khi nhiệt năng của vật tăng lên thì chuyển động của cá phân tử cấu tạo nên vật cũng nhanh lên”. Câu phát biểu đó có đúng không? Nếu không đúng thì em hãy phát biểu lại cho đúng. Bài 3. Khi thả một quả bóng rơi từ độ cao h. Mỗi lần quả bóng nẩy lên thì độ cao của nó giảm dần. Cuối cùng nó đứng yên tại mặt đất. Roc ràng cơ năng của quả bóng giảm dần. Hãy giải thích tại sao? Bài 4. Sau một thời gian cưa, lưỡi cưa bị nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Bài 5. Một bi-đông đựng nước bằng kim loại, phía ngoài được bọc bởi một chiếc khăn ướt. Chiếc bi-đông đó được treo ở nơi có gió mạnh. Một thời gian sau ta thấy nước trong bi-đông lạnh đi. Hỏi khi đó nhiệt năng của chiếc bi-đông tăng hay giảm? Phần nhiệt năng tăng hay giảm đó có được gọi là nhiệt lượng hay không? Bài 6. Tại sao khi muốn làm nguội nước uống, ta thường đổ nước từ ly này sang ly khác nhiều lần. Khi đó nhiệt năng của nước giảm. Sự thay đổi nhiệt năng này là do thực hiện công hay truyền nhiệt? Phần nhiệt năng của nước bị giảm đó có được gọi là nhiệt lượng không? Bài 7. Một bình thủy tinh có nút đậy, trên nút có một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua đặt nằm ngang, trong ống có một giọt thủy ngân để ngăn cách không khí ở trong và ngoài bình. Khi áp tay vào bình, ta thấy giọt thủy ngân bị dịch chuyển về phía miệng ống. Hãy giải thích tại sao? Bài 22. DẪN NHIỆT A.TÓM TẮT KIẾN THỨC. I.Sự dẫn nhiệt. 1.Thí nghiệm: Hình 22.1 -Đốt nóng đầu A của thanh đồng -Các đinh rơi xuống theo thứ tự từ a-b-c-d-e. -Sự truyền nhiệt năng như thí nghiệm gọi là sự dẫn nhiệt. 2.Kết luận: Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. II.Tính dẫn nhiệt của các chất. 1.Thí nghiệm 1: Hình 22.2 Nhận xét: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. 2.Thí nghiệm 2: Hình 22.3 Nhận xét: Chất lỏng dẫn nhiệt kém. 3.Thí nghiệm 3: Hình 22.4 Nhận xét: Không khí dẫn nhiệt kém. 4.Kết luận: -Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, khim loại dẫn nhiệt tốt nhất. -Chất lỏng dẫn nhiệt kém(trừ dầu và thủy ngân) -Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng. B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A.Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. B.Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. C.Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. D.Từ vật làm bằng chất rắn sang vật làm bằng chất lỏng. Câu 2. Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây cách nào đúng? A.Nhôm-nước-dầu-không khí. B.Không khí-nước-dầu-nhôm. C.không khí-dầu-nước-nhôm. D.nhôm-dầu-nước-không khí. Câu 3. Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào đúng? A.Đất-thủy tinh-gỗ-len. B.Đất-nước-len-không khí. Trang 2 Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 C.Bạc-thép-nước đá-nước. D.Cả A, B, C đều đúng. Câu 4. Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại? A.Vì khó vỡ. B.Vì dễ đúc thành khuôn mẫu. C.Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nấu thức ăn mau chín. D.Vì kim loại cách nhiệt tốt. Câu 5. Tại sao bát đĩa thường làm bằng sứ? A.Vì sứ dẫn nhiệt kém, giữ thức ăn nóng lâu nên ăn ngon hơn, tay cầm đỡ nóng. B.Vì sứ dẫn nhiệt tốt nên làm cho thức ăn chóng nguội, dễ ăn. C.Vì sứ đẹp, dễ rửa. D.Một câu giải thích khác. Câu 6. Hãy chọn câu trả lời đúng: Khi ta đun sôi hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất. Hỏi trong điều kiện như nhau, nước trong ấm nào sôi nhanh hơn? Tại sao? A.Nước trong ấm đất sôi nhanh hơn, vì đất dẫn nhiệt kém hơn nhôm nên ấp đất truyền nhiệt ra ngoài không khí ít hơn ấm nhôm. B.Nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn, vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất nên nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến nhước trong ấm nhôm nhanh hơn nhiều so với ấp đất. C.Nước trong hai ấm sôi nhanh như nhau, vì điều kiện đun như nhau. D.Nước trong hai ấm sôi nhanh như nhau, vì nước đều sôi ở nhiệt độ 1000C. Câu 7. Một chiếc thìa bằng đồng và một chiếc thìa bằng sắt, cùng nhúng vào một cốc nước nóng. Nhiệt độ cuối cùng của chúng có bằng nhau không? Tại sao? Hãy chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. A.Có bằng nhau, vì sự truyền nhiệt chỉ dùng lại khi nhiệt độ giữa các vật bằng nhau. B.Có bằng nhau vì chúng cùng được nhúng vào một cốc nước nóng. C.Nhiệt độ của thìa đồng lớn hơn của thìa sắt, vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn sắt. D.Một câu trả lời khác. C.BÀI TẬP TỰ LUẬN. Bài 1. Khi đốt nóng một đầu thanh kim loại, tại sao đầu kia cũng bị nóng lên. Bài 2. Tại sao chân không lại không dẫn nhiệt? Bài 3. Thành phía ngoài xilanh của các động cơ thường có gắn thêm các cánh bằng kim loại (gọi là cánh tản nhiệt) để làm gì? Bài 4. Muốn giữ cho nước đá lâu tan mà không có tủ lạnh, người ta thường bỏ các cục nước đá vò thùng làm bằng nhựa, xốp hoặc vùi nó vào trong mạt cưa hay trấu. Hãy giải thích vì sao người ta lại làm như vậy? Bài 5. Tại sao khi rót nước sôi vào cố thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta phải làm thế nào? Bài 6. Ai cũng biết giấy là rất dễ cháy. Nhưng có thể đun sôi nước tong một cái cốc làm bằng giấy (nước phải đầy cốc), nếu đưa cốc vào ngọn lửa của đèn cồn đang cháy. Hãy giải thích nghịch lí đó. Bài 7. Vì sao về mùa đông, mặc áo bông ta cảm thấy ấm? Phải chăng áo bông đã truyền nhiệt cho cơ thể ta? Hãy giải thích. Bài 8. Dùng một sợi tóc quấn chặt vào một ống nhôm nhỏ. Lấy que diêm đốt nhưng sợi tóc không cháy, còn nếu quấn lên thước gỗ thì sợi tóc lại cháy. Hãy giải thích hiện tượng này. BÀI TẬP MỪNG XUÂN BÍNH THÂN Bài 1. Một cái thùng hình hộp rỗng ,chiều dài mỗi cạnh là 30cm . Để thùng chìm xuống nước thì phải đặt vào thùng một vật có khối lượng nhỏ nhất là 20kg. a.Tính khối lượng của thùng . b.Nếu không đặt vật vào thùng thì ta phải thực hiện một công tối thiểu bằng bao nhiêu để nhấn chìm thùng xuống sâu 5m (Giả sử nước không vào được trong thùng , cho dnước = 10 000 N/m3) Đáp số : 7(kg) , 350 (J). Bài 2. Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật có trọng lượng 1200N lên cao 1,8m bằng một lực kéo 500N. Biết chiều dài mặt phẳng mghiêng là 5m a)Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. b) Tính lực cản lên vật trong trường hợp đó:Đáp số : 86,4%, 68(N). Bài 3. Kéo một vật nặng 50 kg lên cao 20m bằng Pa lăng gồm hai ròng rọc động và hai ròng rọc cố định. Hiệu suất của Palăng là 80%. Tính: a) Công cần thực hiện để nâng vật. b)Lực kéo vào đầu dây. Trang 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan