Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập bài 19+20: Cấu tạo chất - Vật lý 8...

Tài liệu Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập bài 19+20: Cấu tạo chất - Vật lý 8

.PDF
3
242
54

Mô tả:

Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 Chương II. NHIỆT HỌC Bài 19. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? A.TÓM TẮT KIẾN THỨC. I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? -Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. -Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. II.Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1.Thí nghiệm mô hình. Lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ ta không thu được 100cm3 ngô và cát. 2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. -Giữa các phân tử nước và các phân tử rượu có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại, nên thể tích của hỗn hợp nước và rượu giảm. -Vậy: giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. -Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng khác nhau. III.Vận dụng. C3:Các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. C4:Thành bóng cao su được cấu tạo từ những phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử khí ở trong bóng chui qua các khoảng cách này. C5:Vì các phân tử khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về cấu tạo chất. A.Các chất được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ bé, riêng biệt gọi là phân tử hay nguyên tử. B.Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách. C.Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng khác nhau. D.cả ba kết luận trên đều đúng. Câu 2. Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Hãy chọn câu trả lời đúng nhật trong các câu sau: A.Vì các hạt vô cùng nhỏ bé và khoảng cách giữa chúng rất nhỏ nên mặt thường không nhìn thấy được. B.Vì các hạt nằm rất sát nhau. C.Vì khoảng cách giữa các hạt rất nhỏ. D.Vì các hạt rất giống nhau, chúng lại ở sát nhau. Câu 3. Oxi và hidro, nước và hơi nước có cấu tạo bởi cùng một loại phân tử không? Câu trả lời nào sau đây đúng? A.Oxi và hidro được cấu tạo từ một loại phân tử. B.Nước và hơi nước không được cấu tạo bởi cùng một loại nguyên tử. C.Nước và hơi nước đều được cấu tạo bởi cùng một loại nguyên tử. D.Một câu trả lời khác. Câu 4. Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 1,99.1026 kg . Hỏi khối lượng của 1018 nguyên tử nhận giá trị nào sau đây? A.0,0199mg B.0,00199mg C.199mg D.19,9mg Câu 5. Gọi V1 và V2 là thể tích của hai chất lỏng. Khi trộn lẫn vào nhau thì thể tích của hỗn hợp là V. Kết luận nào sau đây đúng? A. V  V1  V2 B. V  V1  V2 C. V  V1  V2 D. V  V1  V2 C.BÀI TẬP TỰ LUẬN. Bài 1. Hãy giải thích hiện tượng khi thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Bài 2. Khi ta bơm xe thật căng, vặn van thật chặt. Nhưng để lâu ngày thì săm xe vẫn bị xẹp mặc dù nó không bị thủng. Hãy giải thích tại sao? Bài 3. Hai vật được làm từ hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng. Hỏi số phân tử hay nguyên tử trong hai vật đó có bằng nhau không? Trang 1 Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 Bài 4. Vì sao khi ta đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì hỗn hợp nước mới mà ta thu được có thể tích nhỏ hơn 200cm3? 0 Bài 5. Đường kính của một nguyên tử vàng là 3 A . Hãy tính độ dài của một chuỗi gồm một tỉ nguyên tử vàng sắp xếp nối tiếp nhau. (ĐS: 0,3m) Bài 6. Một nguyên tử cacbon có khối lượng 1,99.1026 kg . Hỏi 1g cacbon thì có bao nhiêu nguyên tử? Bài 7. Nếu nguyên tử có dạng hình cầu, thì trong 1m3 có bao nhiêu nguyên tử hidro? Biết bán kính của nguyên tử hidro là 53.1012 m . Hỏi 16.1020 nguyên tử hidro thì chiếm một thể tích bao nhiêu? Bài 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT. I.Thí nghiệm Brao. Năm 1827 nhà bác học người Anh (Brao) phát hiện thấy các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía. II.Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. -Các nguyên tử , phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. -C3:Các phân tử nước làm cho các hạt phấn hoa chuyển động vì các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng sẽ va chạm vào các hạt phần hoa từ nhiều phía làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. III.Chuyển động phân tử và nhiệt độ. 1.Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt. 2.Hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn động không ngừng của các phân tử gọi là hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. 3.Chú ý. Vận tốc chuyển động của các phân tử là rất lớn. Ở nhiệt độ 00 C các phân tử hidro chuyển động với vận tốc trung bình khoảng 1700m/s. IV.Vận dụng. C4:Các phân tử nước và đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunphát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống phía dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunphát. C5: Do các phân tử khí chuyển động không ngừng về mọi phía. C6: Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. C7: Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn đứng yên hay chuyển động? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A.Các nguyên tử, phân tử luôn đứng yên tại chỗ. B.Các nguyên tử, phân tử trong chất rắn thì đứng yên, còn trong chất lỏng và chất khí thì chuyển động. C.Các nguyên tử , phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. D.Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động theo một phía. Câu 2. Khi các nguyên tử, phân tử của vật chuyển động nhanh hơn lên thì các đại lượng nào sau đây tăng? A.Thể tích của vật. B.Nhiệt độ của vật. C.Khối lượng của vật. D.Chiều dài của vật. Câu 3. Khi nói đến vận tốc của các phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A.Khi nhiệt độ của vật càng cao thì vận tốc của các phân tử càng lớn. B.Khi nhiệt độ của vật càng cao thì vận tốc của các phân tử càng nhỏ. C.Khi thể tích của vật càng lớn thì vận tốc của các phân tử càng lớn. D.Khi số phân tử của vật càng nhiều thì vận tốc của các phân tử càng nhỏ. Câu 4. Trong cá hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là hiện tượng khuếch tán? A.Đổ mực tím vào nước. B.Đổ vừng vào đỗ tương. C.Xịt nước hoa vào phòng. D.Bỏ băng phiến vào quần áo. Trang 2 Vật lí 8 THCS - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Email: [email protected] - Phone:0948249333 Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng khuếch tán. A.Quả bóng bay lên cao. B.Sự tạo thành gió bão. C.Mùi hương thơm của hoa tỏa ra. D.Nước chảy dưới sông. Câu 6. Làm thế nào để giảm vận tốc chuyển động của phân tử? A.Tăng thể tích của vật. B.Nén vật. C.Nung nóng vật. D.Làm lạnh vật. C.BÀI TẬP TỰ LUẬN. Bài 1. Trong căn phòng lặng gió, nếu có một chùm tia nắng lọt vào ta thấy những hạt bụ chuyển động hỗn độn. Giải thích tại sao các bạt bụi lại chuyển động như vậy? Bài 2. Tại sao nước ở ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước? Bài 3. Người ta pha đường vào trong một ly nước nóng và một li nước nguội. Hỏi đường trong li nào tan nhanh hơn? Tại sao? Bài 4. Hãy giải thích tại sao khi ta mỏ lọ nước hoa trong phòng, sau một thời gian ngắn cả phòng ngửi thấy mùi thơm? Bài 5. Nhỏ một giọt mực xanh vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu xanh. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hay chậm đi? Tại sao? Bài 6. Cá sống trong nước cần phải có không khí. Ta biết trọng lượng riêng của không khí nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước rất nhiều nên đáng lẽ ra trong nước sông, ao,hồ không có không khí, nhưng cá vẫn sống được. Hãy giải thích tại sao? Bài 7. Trong 2 giờ một chiếc xe ôtô đi được 90km. Vận tốc chuyển động của các phân tử hidro ở nhiệt độ 00 C khoảng 1700m/s. Vận tốc chuyển động của các phân tử hidro lớn gấp mấy lần vận tốc chuyển động của ôtô? Trang 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan