Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong...

Tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí

.PDF
40
183
119

Mô tả:

1 TÓM TẮT LUẬN VĂN M ẦU Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước với mục tiêu hội nhập và phát triển cùng các nước trên thế giới. Trong xu thế đó đã đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi cùng với thách thức khó khăn. Để giải quyết các khó khăn đó các doanh nghiệp cần có các phương pháp tổ chức, kinh doanh mang tính chiến lược nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành khác ngành công nghiệp đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trong đó các doanh nghiệp cơ khí với mọi loại hình giữ vai trò chủ chốt, là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển trong các nhà máy hay doanh nghiệp cơ khí. Bởi vì, hiệu quả của sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo máy chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất bao hàm nhiều lĩnh vực hoạt động của nhà máy như: Tổ chức chuẩn bị kỹ thuật, tổ chức lao động, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức kiểm tra kỹ thuật, tổ chức cung ứng vật tư – kỹ thuật,.. Do đó người tổ chức các hoạt động đó cần phải hiểu sâu các lĩnh vực kinh tế và tổ chức sản xuất, họ phải có khả năng giải quyết những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật cụ thể, đồng thời phải biết lập kế hoạch sản xuất trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, khi đó sẽ có 2 điều kiện để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phƣơng pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí”. Nhằm mục đích hiểu sâu hơn về phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí, hoàn thiện các vấn đề còn thiếu và hy vọng có thể áp dụng được vào thực tế, để đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm : - Hình thức và phương pháp tổ chức công việc của nhà máy trên cơ sở của tiến bộ kỹ thuật và sử dụng tối ưu các nguồn vốn sản xuất; - Các phương pháp nâng cao năng suất lao động và tiền lương; - Các phương pháp giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các biện pháp hạch toán kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài không nằm ngoài các doanh nghiệp cơ khí với các dạng sản xuất khác nhau. Nội dung của đề tài bao gồm 4 chương được bố cục như sau : Chương 1: Tổng quan về các phương pháp tổ chức sản xuất. Chương 2: Tổ chức lao động trong các nhà máy cơ khí. Chương 3: Tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí. Chương 4: Kế hoạch phát triển kinh tế – kỹ thuật của nhà máy. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm về tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất là khoa học nghiên cứu tổ hợp các điều kiện và yếu tố tác động trong quá trình sản xuất trên cơ sở sử dụng các 3 kiến thức kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các kinh nghiệm thực tế để hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiêu nhằm không ngừng nâng cao mức sống của xã hội về vật chất, văn hoá và tinh thần. Đối tượng nghiên cứu khoa học về tổ chức sản xuất bao gồm: - Các phương pháp nâng cao năng suất lao động và tiền lương; - Các phương pháp giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các biện pháp hạch toán kinh tế. 1.2 Mối quan hệ của tổ chức sản xuất với các môn khoa học khác. Môn học tổ chức sản xuất chiếm vị trí trung gian giữa các môn học kỹ thuật và kinh tế. Xây dựng nội dung của môn học này phải dựa vào kiến thức của các môn, kinh tế, kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, nó có thể được gọi là môn kinh tế - kỹ thuật. Các môn kinh tế là cơ sở lý thuyết để xây dựng môn học tổ chức sản xuất và xác định phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra cho mỗi nhà máy cơ khí trong những điều kiện sản xuất cụ thể. Các môn học kỹ thuật nghiên cứu các quy luật phát triển và hoàn thiện các tính chất cũng như kết cấu của sản phẩm và các phương pháp chế tạo chúng, có ý nghĩa nghiên cứu nguyên liệu, vật liệu, chi tiết và thiết bị. Môn học đầu tiên có quan hệ chặt chẽ với môn học tổ chức sản xuất là ‛‛công nghệ chế tạo máy”, nó là cơ sở để nghiên cứu vấn đề kỹ thuật của tổ chức sản xuất. 1.3 Kinh nghiệm tổ chức sản xuất của tƣ bản chủ nghĩa. 1.4 Các nguyên tắc tổ chức sản xuất. Tổ chức các quá trình sản xuất đều phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc chuyên môn hóa; Nguyên tắc chuẩn hóa kết cấu; 4 Nguyên tắc tiêu chuẩn hóa công nghệ; Nguyên tắc cân đối hài hoà; Nguyên tắc song song; Nguyên tắc thẳng dòng; Nguyên tắc liên tục; Nguyên tắc nhịp nhàng; Nguyên tắc tự động hóa; Nguyên tắc dự phòng; 1.5 Các phƣơng pháp chung về tổ chức sản xuất. 1.5.1 Tổ chức sản xuất theo thời gian. 1.5.1.1. Thời gian và cấu trúc của chu kỳ sản xuất . Thời gian của chu kỳ sản xuất gồm hai thành phần: thời gian làm việc và thời gian gián đoạn. Thời gian làm việc là thời gian khi mà quy trình công nghệ và các công việc chuẩn bị được thực hiện. Thời gian gián đoạn có thể được chia ra: thời gian gián đoạn giữa các nguyên công trong một ca làm việc và thời gian gián đoạn giữa các ca làm việc. 1.5.1.2. Chu kỳ chế tạo chi tiết. Chu kỳ chế tạo chi tiết là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu chế tạo chi tiết này đến khi bắt đầu chế tạo chi tiết kế tiếp, xét trong điều kiện các chi tiết được chế tạo liên tục. 1.5.1.3 Chu kỳ chế tạo sản phẩm. Chu kỳ chế tạo sản phẩm Tck bao gồm chu kỳ chế tạo các chi tiết riêng lẻ và chu kỳ lắp ráp, chu kỳ các nguyên công sửa nguội, điều chỉnh, chạy rà và chạy thử. Khi xây dựng sơ đồ chu kỳ trước hết phải xác định khoảng thời gian của các công việc công nghệ, công việc vận chuyển và công việc kiểm tra. 5 1.5.1.4 Các biện pháp giảm chu kỳ sản xuất. Chu kỳ sản xuất có thể được giảm theo hai cách: - Giảm thời gian gia công; - Loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm thiểu thời gian gián đoạn. 1.5.2 Tổ chức sản xuất theo không gian. 1.5.2.1 Cấu trúc sản xuất của nhà máy. Trong bất kỳ nhà máy cơ khí nào đều có: các phân xưởng chính, các phân xưởng phụ và các bộ phận phục vụ. - Các phân xưởng chính bao gồm: phân xưởng đúc, phân xưởng rèn dập, phân xưởng gia công cơ, phân xưởng nhiệt luyện và phân xưởng lắp ráp. - Các phân xưởng phụ bao gồm: phân xưởng dụng cụ, phân xưởng làm mẫu, phân xưởng sửa chữa cơ khí, phân xưởng sửa chữa điện… - Các bộ phận phục vụ bao gồm: các kho chứa, các bộ phận vận chuyển, các bộ phận vệ sinh, yêu cầu tế và các bộ phận khác của nhà máy. Như vậy, các phân xưởng chính, phân xưởng phụ và các bộ phận phục vụ được gọi là cấu trúc của sản xuất của nhà máy. Khi thiết kế cấu trúc của nhà máy cần phải tính đến các yếu tố sau: - Đặc điểm kết cấu và công nghệ của sản phẩm. - Quy mô sản xuất theo từng loại sản phẩm. - Hình thức chuyên môn hoá của nhà máy. - Quan hệ hợp tác của nhà máy với các nhà máy khác. 1.5.2.2 Hình thức chuyên môn hóa phân xưởng. Có hai hình thức chuyên môn hóa phân xưởng: - Theo dấu hiệu thực hiện quy trình công nghệ; - Theo dấu hiệu chế tạo sản phẩm. 6 1.5.2.3. Cấu trúc sản xuất của phân xưởng. Cấu trúc sản xuất của phân xưởng được hiểu là thành phần và hình thức quan hệ của các công đoạn sản xuất và các bộ phận khác trong phân xưởng. Cũng tương tự như chuyên môn hóa các phân xưởng người ta phân biệt hai hình thức chuyên môn hóa trong phân xưởng đó là: - Các bộ phận trong phân xưởng được chuyên môn hóa theo dấu hiệu công nghệ hay quy trình công nghệ; - Các bộ phận trong phân xưởng được chuyên môn hóa theo dấu hiệu sản phẩm. 1.5.2.4. Hướng phát triển của cấu trúc sản xuất của các nhà máy cơ khí. Cấu trúc sản xuất của nhà máy cơ khí có thể phát triển theo những hướng sau đây: - Chế tạo phôi chính xác. - Thiết lập các công đoạn gia công khép kín và ứng dụng hình thức chuyên môn hóa sản phẩm. - Cơ khí hóa và tập trung nguyên công trong phạm vi cả nhà máy. - Thành lập các nhà máy có quy mô lớn để tạo điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất. - Thiết kế mặt bằng không gian của nhà máy theo các chỉ tiêu sau đây: + Đảm bảo nguyên tắc thẳng dòng và quãng đường di chuyển của chi tiết là ngắn nhất. + Đảm bảo khả năng mở rộng nhà máy. + Đảm bảo các chi tiết về an toàn và môi trường. 7 1.5.3 Tổ chức sản xuất theo dây chuyền. 1.5.3.1 Khái niệm về sản xuất dây chuyền. Sản xuất dây chuyền là dạng sản xuất mà trong đó quá trình chế tạo các chi tiết giống nhau hoặc lắp ráp sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định được thực hiện liên tục theo trình tự của quy trình công nghệ. Sản xuất dây chuyền thuộc dạng sản xuất hàng khối hoặc hàng loạt lớn bao gồm: - Dây chuyền một sản phẩm; - Dây chuyền nhiều sản phẩm; - Dây chuyền nhóm; - Dây chuyền gián đoạn. 1.5.3.2. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục. - Sự đồng bộ của các nguyên công: Công việc trên dây chuyền liên tục phải dựa trên cơ sở phối hợp giữa thời gian nguyên công với nhịp của dây chuyền. - Tính dây chuyền liên tục 1.5.3.3. Điều kiện tổ chức và ưu điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền. Điều kiện tổ chức của sản xuất dây chuyền: Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả là quy trình ổn định và đảm bảo được các chế độ: chế độ kỹ thuật, chế độ phục vụ và chế độ lao động. - Chế độ kỹ thuật: chế độ kỹ thuật đòi hỏi các phương pháp gia công phải ổn định và có khả năng lặp lại các nguyên công một cách có hệ thống trong những điều kiện định trước. 8 - Chế độ phục vụ: chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền tất cả những yếu tố cần thiết để cho dây chuyền hoạt động bình thường như phôi, dụng cụ, các thiết bị sửa chữa. - Chế độ lao động: chế độ lao động đòi hỏi công nhân phải tuân thủ theo nguyên tắc làm việc trên dây chuyền để đảm bảo cho nhịp sản xuất được ổn định. Ưu điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền: Sản xuất dây chuyền là hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả nhất, ưu điểm của sản xuất dây chuyền là: - Tăng năng suất lao động; - Giảm chu kỳ sản xuất; - Giảm phế phẩm; - Sử dụng tất cả các nguồn vốn của nhà máy; - Nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC LAO ỘNG TRONG CÁC NHÀ MÁY CƠ KHÍ 2.1 Tổ chức lao động. 2.1.1 Nhiệm vụ của tổ chức lao động. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động là sử dụng lực lượng lao động một cách hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động. Nội dung chính của công tác tổ chức lao động là thiết kế và ứng dụng các biện pháp trong lĩnh vực sau đây: - Phân chia lao động và bố trí công nhân trong sản xuất; - Thành lập ca làm việc và cách bố trí ca làm việc; - Phục vụ nhiều máy và tích hợp các chuyên môn; - Yêu cầu đối với thiết bị sản phẩm; 9 - Yêu cầu về vệ sinh và đảm bảo điều kiện lao động thuận lợi; - Tổ chức cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ kỹ thuật lao động; - Định mức lao động; - Tổ chức tiền lương; - An toàn lao động. 2.1.2 Phân chia lao động.  Cơ sở của phân chia lao động Phân chia lao động trong nhà máy nhằm đảm bảo phân phối công việc giữa những người thực hiện có chuyên môn sâu và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời nhằm mục đích xác định trách nhiệm cá nhân trong công việc và củng cố quan hệ hợp tác trong quá trình lao động tập thể. Phân chia lao động trong nhà máy được xác định theo 3 dấu hiệu cơ bản sau đây: - Theo đặc tính lao động và mục đích công việc; - Theo tính đồng nhất về kỹ thuật (công nghệ) của công việc; - Theo độ phức tạp và trách nhiệm công việc.  Lao động tập thể và tổ chức đội lao động 2.1.3 Tổ chức ca làm việc và cách bố trí thời gian làm việc.  Chọn mối quan hệ hợp lý giữa các ca làm việc: Nhiệm vụ chính của công tác tổ chức ca làm việc là chọn hình thức quan hệ hợp lý giữa các ca nối tiếp nhau, tổ chức luân phiên thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chọn ca chuẩn bị. 2.1.4 Tổ chức phục vụ nhiều máy. Phục vụ nhiều máy là hình thức tổ chức khi mà một hoặc một nhóm công nhân cùng làm việc trên một số máy, trong khi thực hiện thao tác bằng tay trên một máy này thì các máy khác chạy tự động. 10 2.1.5 Tích hợp các ngành nghề. Điều kiện cần thiết để tích hợp các ngành nghề là khả năng của công nhân có thể thực hiện được nhiều công việc khác nhau. Đối với các công nhân thì sản xuất tích hợp ngành nghề là rất quan trọng trong điều kiện sản xuất dây chuyền. Tích hợp ngành nghề không chỉ nên thực hiện đối với các công nhân chính mà còn đối với công nhân phụ. 2.1.6 Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc. Tổ chức phục vụ chỗ làm việc là hệ thống các biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để đạt được năng suất lao động cao với chi phí nhỏ nhất và sử dụng hết khả năng kỹ thuật của thiết bị. Chỗ làm việc hợp lý là chỉ tiêu tổ chức của các nhà máy. Tổ chức chỗ làm việc phụ thuộc vào đặc điểm và mức độ cơ khí hóa của các nguyên công, cách bố trí công nhân, số lượng máy và đặc tính công việc. 2.1.7 Yêu cầu về điều kiện làm việc của công nhân. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động. Các điều kiện này thường được chia ra 5 nhóm: - Đặc biệt thuận lợi; - Thuận lợi; - Không thuận lợi; - Rất không thuận lợi; - Không thể chấp nhận được. 2.1.8 Tổ chức đào tạo công nhân. Đào tạo công nhân được thực hiện trong hệ thống đào tạo ngành nghề của quốc gia và đào tạo trực tiếp trong quá trình sản xuất. 11 Đào tạo công nhân bao gồm: đào tạo công nhân mới và nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân đang làm việc tại nhà máy. Nâng cao trình độ chuyên môn của từng công nhân mà không tách khỏi sản xuất (vừa làm vừa học) nhằm đạt được những mục đích chính sau đây: Đào tạo nâng bậc cao hơn; Đào tạo ngành nghề bổ sung; Đào tạo có mục đích. 2.1.9 Thi đua và kỷ luật lao động. - Thi đua: Thi đua trong lao động là một trong những nhân tố nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Phong trào thi đua trong nhà máy diễn ra giữa các phân xưởng, giữa các công nhân cùng ngành nghề, giữa các kỹ sư... - Kỷ luật lao động: Tuân theo kỷ luật lao động có nghĩa là đảm bảo thời gian làm việc, hoàn thành công việc với trách nhiệm cao nhất. Kỷ luật lao động bao gồm: Kỷ luật công nghệ; Kỷ luật kế hoạch. 2.2 ịnh mức lao động. 2.2.1 Ý nghĩa và nội dung của định mức lao động. Vì thước đo của lao động là thời gian cho nên năng suất lao động được đặc trưng bằng chỉ số thời gian cần chi phí để thực hiện công việc. Thời gian càng nhỏ năng suất lao động càng cao. Tiết kiệm chi phí lao động là một chỉ tiêu hoàn thiện công nghệ và tổ chức sản xuất. Chính vì vậy, trong điều kiện sản xuất cụ thể, định mức lao động có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định: mức thời gian, có nghĩa là chi phí thời gian cần thiết để thực hiện một đơn vị công việc; mức sản phẩm là số đơn vị sản phẩm được chế tạo ra trong 12 một đơn vị thời gian và mức công nhân, có nghĩa là số công nhân cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể. Định mức lao động cũng là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và thiết kế quy trình công nghệ. 2.2.2 Năng suất lao động. 2.2.3 Các phương án tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà máy. Giải quyết vấn đề này phải được gắn liền với việc giảm khối lượng lao động và hạ giá thành sản phẩm. Những biện pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động là: 1. Tăng mức độ cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ quy trình công nghệ. 2. Thiết kế kết cấu của máy hoàn thiện hơn. 3. Sử dụng nhiều máy tự động, bán tự động và các máy điều khiển theo chương trình số. 4. Tăng số dây chuyền tự động và nhà máy tự động. 5. Tăng chế độ cắt bằng cách cải tiến các kết cấu cũ và chế tạo các kết cấu mới của dao cắt, sử dụng dao hợp kim cứng, hợp kim gốm và dao kim cương. 6. Giảm thời gian cơ bản của T0 7. Giảm thời gian phụ Tp 8. Giảm thời gian phục vụ Tpv 9. Chế tạo phôi bằng các phương pháp có độ chính xác cao. 10. Hoàn thiện quy trình công nghệ 13 2.2.4 Các tiêu chuẩn để định mức lao động. 2.3 Tổ chức tiền lƣơng. 2.3.1. Tiền lương. Tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được cấp cho mỗi người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động của họ. Tổ chức tiền lương phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Tuân theo nguyên tắc phân chia lao động; - Đảm bảo tương quan giữa tăng lương và tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động phải đi trước việc tăng lương, đó là quy luật của tái sản xuất mở rộng và là nguồn gốc của việc nâng cao mức sống vật chất tinh thần của người lao động. 2.3.2 Các hình thức trả lương. Có hai hình thức trả lương: - Trả lương theo sản phẩm; - Trả lương theo thời gian lao động. 2.4 Tổ chức quản lý và giám sát lao động. 2.4.1 Quản lý lao động. Quản lý nhân sự nói chung và quản lý lao động nói riêng là một trong những chức năng cơ bản của các quá trình quản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là quản lý một trong những yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, không thể thiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp. 2.4.2. Kiểm tra giám sát và đánh giá lao động. Mặc dù người lao động đã có những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi ràng buộc trong hợp đồng lao động. Nhưng việc kiểm tra và giám sát vẫn cần được thực hiện nhằm phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động, phát hiện kịp thời về tài sản của nhà máy khi xảy ra những sự cố cháy nổ, thiết bị hư hỏng hoặc các nguyên nhân khách quan khác. 14 CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÁC NHÀ MÁY CƠ KHÍ 3.1 Tổ chức chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất. 3.1.1 Nội dung của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất. Chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất là toàn bộ các công việc liên quan đến thiết kế mới, hoàn thiện các kết cấu và các quy trình công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 3.1.2 Nhiệm vụ của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất. Chuẩn bị kỹ thuật trong bất kỳ nhà máy cơ khí nào đều có 3 nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất: Nhiệm vụ này xuất phát trực tiếp từ nội dung của chuẩn bị kỹ thuật nhằm đảm bảo tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân mà nhà máy phục vụ. Vì vậy, chuẩn bị kỹ thuật phải hướng tới việc sử dụng các kết cấu mới của nhà máy và công nghệ chế tạo tiên tiến. Nhiệm vụ thứ hai: Nhiệm vụ này cần phải tạo ra điều kiện thuận lợi cho nhịp sản xuất của nhà máy kéo theo kế hoạch của cấp trên đặt ra. Để đạt được mục đích này phải luôn luôn hướng tới việc chọn phôi, chọn vật liệu hợp lý và sử dụng các trang bị công nghệ mới. Nhiệm vụ thứ ba: Nhiệm vụ này phải giải quyết vấn đề giảm thời gian, khối lượng và giá thành chế tạo chi tiết (hay sản phẩm). 3.1.3 Các giai đoạn của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất. Chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất có thể chia ra 4 giai đoạn sau đây: - Giai đoạn nghiên cứu; - Giai đoạn chuẩn bị thiết kế; - Giai đoạn chuẩn bị công nghệ; - Giai đoạn tổ chức. 15 3.2 Tổ chức kiểm tra kỹ thuật. 3.2.1 Nhiệm vụ của kiểm tra kỹ thuật. Chất lượng của nhà máy cơ khí là một chỉ tiêu quan trọng nhất. Chất lượng sản phẩm là toàn bộ tính chất, thoả mãn những yêu cầu làm việc của sản phẩm. Toàn bộ chỉ tiêu của chất lượng sản phẩm được ghi trong bản vẽ và trong các bộ tiêu chuẩn. Sản phẩm đáp ứng được các chỉ tiêu này được gọi là thành phẩm, còn các sản phẩm không đáp ứng được các chỉ tiêu này được gọi là phế phẩm. Vì vậy, mỗi nhà máy cơ khí phải có nhiệm vụ: - Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu ghi trên bản vẽ và trên các bộ tiêu chuẩn; - Phát hiện và ngăn ngừa phế phẩm; - Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm; Để giải quyết những nhiệm vụ tổ hợp này, nhà máy phải luôn luôn thực hiện kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm và quy trình công nghệ. 3.2.2 Đối tượng của kiểm tra kỹ thuật. Kiểm tra kỹ thuật cần phải được tiến hành cho tất cả các đối tượng mà chúng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ chất lượng và mức độ đồng nhất của sản phẩm. Nhìn chung, đối tượng của kiểm tra kỹ thuật bao gồm: - Nguyên vật liệu chính và phụ pha trộn và sử dụng vữa xây dựng; - Bán thành phẩm nhận từ nhà máy khác; - Phôi ở các giai đoạn sản xuất khác nhau; - Chi tiết ở các giai đoạn sản xuất khác nhau; - Cụm chi tiết hoặc sản phẩm ở giai đoạn lắp khác nhau; - Thiết bị sản xuất và các trang bị công nghệ (dụng cụ, đồ gá các loại, khuôn mẫu …); 16 - Quy trình công nghệ và chế độ cắt; - Văn hoá sản xuất (trật tự, vệ sinh, an toàn …). 3.2.3 Chức năng của kiểm tra kỹ thuật - Chức năng trung tâm của kiểm tra kỹ thuật phải là chức năng phòng ngừa phế phẩm. Vì vậy, kiểm tra kỹ thuật trước hết phải là kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm nhập về từ các nhà máy khác. - Chức năng phòng ngừa của kiểm tra kỹ thuật còn được thực hiện trực tiếp ở quy trình công nghệ. Hàng ngày cần phải kiểm tra các phương pháp gia công ( ở quy trình công nghệ), chế độ cắt và các thông số khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 3.3 Tổ chức dịch vụ dụng cụ. 3.3.1 Vai trò, nhiệm vụ và thành phần của dịch vụ dụng cụ. Tổ chức dịch vụ dụng cụ bao gồm dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường, khuôn mẫu và đồ gá,… hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt để nhà máy hoàn thành kế hoạch và giảm chi phí sản xuất. Nhiệm vụ của dịch vụ dụng cụ là cung cấp cho phân xưởng và chỗ làm việc dụng cụ có chất lượng cao với các chi phí nhỏ nhất (chi phí chế tạo, chi phí mua, chi phí bảo quản và chi phí bảo hành). Thành phần của dịch vụ dụng cụ thuộc vào dạng sản xuất và quy mô của nhà máy. Cần phân biệt: - Bộ phận dịch vụ dụng cụ của nhà máy. - Bộ phận dịch vụ dụng cụ của phân xưởng. 3.3.2 Phân loại và ký hiệu dụng cụ. Phân loại và ký hiệu dụng cụ được dùng để hệ thống hoá chủng loại dụng cụ tồn tại ở nhiều nhà máy khác nhau. Phân loại và ký hiệu được tiến hành theo đặc tính sử dụng công dụng: 17 Theo đặc tính sử dụng trong các nhà máy cơ khí, dụng cụ được chia ra: dụng cụ tiêu chuẩn và dụng cụ chuyên dùng. + Dụng cụ tiêu chuẩn là dụng cụ được sử dụng rộng rãi và thoả mãn các tiêu chuẩn quốc gia. + Dụng cụ chuyên dùng là dụng cụ được dùng cho một nguyên công xác đinh. Theo công dụng dụng cụ được chia ra các loại như dụng cụ cắt, dụng cụ đo, khuôn mẫu, đồ gá,… 3.3.3. Định mức tiêu thụ dụng cụ. Mức tiêu thụ dụng cụ là số lượng dụng cụ cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. 3.3.4 Lập kế hoạch dịch vụ dụng cụ. Lập kế hoạch dụng cụ bao gồm: - Tính toán số dụng cụ đưa vào vận hành và lưu thông; - Lập kế hoạch và điều chỉnh nhu cầu sử dụng dụng cụ; - Lập kế hoạch và điều chỉnh sản xuất dụng cụ. 3.3.5. Tổ chức phục hồi dụng cụ. Phục hồi dụng cụ cho phép tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất. Kết quả phục hồi dụng cụ có thể làm giảm 25  30% nhu cầu sử dụng dụng cụ mới của nhà máy. Vì vậy, phục hồi dụng cụ cần phải được tiến hành thường xuyên và xem đó như là một biện pháp cần thiết để bổ xung vào nguồn dự trữ dụng cụ của nhà máy. Các nhóm dụng cụ cần phục hồi được phân loại như sau: - Dụng cụ có thể được sử dụng cho các nguyên công khác mà không cần sửa chữa lại; - Dụng cụ có thể phục hồi lại nguyên kích thước ban đầu nhưng có chức năng công nghệ thay đổi (ví dụ, dao phay và dao khoét bị gãy lưỡi có thể hàn lại nhưng dùng vào việc khác); 18 - Dụng cụ có thể dùng làm bán thành phẩm hay có thể dùng chế tạo các lưỡi của dụng cụ khác(ví dụ, các lưỡi dao phay có thể dùng chế tạo các lưỡi của dụng cụ khác); - Dụng cụ bị gãy hoặc phoi thép gió có thể đúc lại thành phôi cho dụng cụ thép gió. Để cho quá trình phục hồi được thực hiện thuận lợi và đúng nguyên tắc cần tuân theo các điều kiện sau đây: - Các dụng cụ mới chỉ được chuyển cho các phân xưởng sử dụng sau khi có văn bản bàn giao các dụng cụ đã qua sử dụng của các phân xưởng cho phân xưởng dụng cụ nhà máy; - Phân xưởng dụng cụ nhà máy chỉ có kế hoạch chế tạo các dụng cụ mới sau khi có sự từ chối phục hồi của bộ phận phân loại dụng cụ đã qua sử dụng. 3.4 Tổ chức dịch vụ sửa chữa. 3.4.1 Nhiệm vụ và ý nghĩa của dịch vụ sửa chữa. Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và theo dõi thiết bị như: kiểm tra độ chính xác, tra dầu mỡ, loại bỏ các khuyết tật, kiểm tra nguyên tắc vận hành,…Để thực hiện các công việc trên đây ở các nhà máy người ta tổ chức dịch vụ sửa chữa. Nhiệm vụ của dịch vụ sửa chữa bao gồm ngăn ngừa độ mòn của thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa ở trạng thái sẵn sàng với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa chữa, chăm sóc và theo dõi cũng thấp nhất. 3.4.2 Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch. Hệ thông sửa chữa theo kế hoạch là toàn bộ những công việc chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa thiết bị được thực hiện theo kế hoạch định trước nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị. Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch bao gồm những loại công việc sau đây: 19 - Phục vụ giữa các lần sửa chữa; - Các công việc phòng ngừa định kỳ; - Sửa chữa theo kế hoạch. 3.4.3 Định mức sửa chữa. Cơ sở của hệ thống theo kế hoạch là các định mức xác định thứ tự và thời gian sửa chữa, đồng thời xác định cả khối lượng lao động và vật tư tiêu hao cho sửa chữa. Các định mức quan trọng của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch là: - Chu kỳ giữa các lần sửa chữa; - Khối lượng lao động và khối lượng vật liệu; - Độ phức tạp sửa chữa. 3.4.4 Tổ chức chuẩn bị sửa chữa. Tất cả các công việc của sửa chữa theo kế hoạch đều cần các khâu chuẩn bị kỹ thuật và chuẩn bị thực tế. Chuẩn bị kỹ thuật của công việc sửa chữa bao gồm hai phần chuẩn bị thiết kế và chuẩn bị công nghệ. 3.5 Tổ chức cung ứng vật tƣ - kỹ thuật. 3.5.1 Nhiệm vụ của tổ chức cung ứng vật tư và kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của cung ứng vật tư - kỹ thuật là đảm bảo cho nhà máy có được những thiết bị sản xuất hợp lý với khả năng quay vòng tối đa và tồn đọng tối thiểu. Hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất phụ thuộc vào hình thức tổ chức và phương pháp cung ứng vật tư, vì phần thiết bị thường là tương đối ổn định. Những yếu tố quan trọng của cung ứng vật tư kỹ thuật là: - Phân loại và ký hiệu vật tư; - Định mức tiêu thụ vật liệu; - Định mức dự trữ vật liệu. 20 3.5.2 Phân loại và ký hiệu vật liệu: Chủng loại vật liệu được dùng trong các nhà máy cơ khí rất khác nhau- có tới 30.000 loại. Phân loại vật liệu có nghĩa là phân chia chúng ra thành các nhóm, nhóm nhỏ theo dấu hiệu đồng nhất. Khi phân loại vật liệu cần chỉ rõ ký hiệu của chúng, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thời cần ghi cả giá công nghiệp và giá kế hoạch. Giá công nghiệp là giá do nhà sản xuất bán ra, còn giá kế hoạch là giá bao gồm giá công nghiệp cộng thêm các khoản chi phí như thuế, vận chuyển bảo quản,… 3.5.3 Định mức tiêu thụ vật liệu: Định mức tiêu thụ vật liệu được dùng để xác định nhu cầu vật liệu khi lập kế hoạch cung ứng vật tư - kỹ thuật, để kiểm tra tính hợp lý của sử dụng vật liệu và để tính toán giá thành sản phẩm. Khi xây dựng mức tiêu thụ vật liệu phải chú ý đến cả vật liệu được hớt đi trong quá trình gia công chứ không phải chỉ có vật liệu và tính kinh tế của sử dụng vật liệu, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: - Khối lượng sản phẩm trước khi gia công; - Khối lượng của sản phẩm sau khi gia công; - Hệ số sử dụng vật liệu theo chi tiết; - Hệ số sử dụng vật liệu theo sản phẩm; - Hệ số thành phẩm đầu ra. 3.5.4 Định mức dự trữ vật liệu. Mỗi nhà máy đều có số lượng vật liệu dự trữ nhất định để cung cấp liên tục cho các phân xưởng sản xuất. Số lượng vật liệu dự trữ của nhà máy đủ lớn để đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định nhưng đồng thời phải là nhỏ nhất để thời gian tồn đọng trong kế hoạch và tăng tính lưu thông của vật liệu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145