Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự việt...

Tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh tiền giang

.PDF
85
94
144

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TIẾN TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TIẾN TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tiến MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................................. 8 1.1. Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ......................................................................................................... 8 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ...................................................................... 16 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ................. 25 2.1. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ......................................................... 25 2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. ............................... 46 CHƢƠNG 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ...................... 63 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ .............................. 63 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ .............................. 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADPLHS : Áp dụng pháp luật hình sự ATGT : An toàn giao thông ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ BLHS : Bộ luật hình sự CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng CTTP : Cấu thành tội phạm CTTPCB : Cấu thành tội phạm cơ bản ĐTD : Định tội danh GTĐB : Giao thông đường bộ HĐXX : Hội đồng xét xử NLTNHS : Năng lực trách nhiệm hình sự QĐHP : Quyết định hình phạt TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao THTT : Tiến hành tố tụng TNGT : Tai nạn giao thông TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Số liệu, tỷ lệ tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tội phạm nói chung từ năm 2012 – 2016........................ 33 Bảng 2.2: Tổng số vụ án, bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã bị xét xử có kháng cáo, kháng nghị từ năm 2012 – 2016. ............................................................................................ 34 Bảng 2.3: Tổng số vụ án bị xét xử phúc thẩm và số vụ bị xét xử phúc thẩm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2012 – 2016. .................................................................................................... 34 Bảng 2.4: Cơ cấu loại và mức hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2012 – 2016. .................................................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ quốc gia nào, ngành giao thông luôn có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho ngành này. Xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển thì tình hình TNGT nói chung và TNGT đường bộ nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm làm giảm, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ TNGT có thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, số vụ TNGT vẫn chưa có chiều hướng suy giảm mà đáng báo động hơn số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình TNGT tăng mà chủ yếu là các điều kiện bảo đảm cho sự thống nhất trong hoạt động giao thông chưa đồng bộ. Cụ thể, phương tiện giao thông các loại đều tăng nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Hạ tầng giao thông phát triển nhanh, mạnh nhưng chất lượng còn kém, nhiều loại đường và công trình phục vụ cho giao thông đã xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời. Người tham gia giao thông tăng cao nhưng ý thức khi tham gia giao thông còn kém. Mặt khác, việc xử lý các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này của cơ quan nhà nước có lúc, có nơi còn thiếu nghiêm minh, chưa mang tính răn đe cao và chưa tương xứng với những hậu quả xảy ra. Từ đó, chưa thật sự có giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và đẩy lùi TNGT. Ngoài ra, việc quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại điều 202 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 còn nhiều điểm, khoản chưa cụ thể, rõ ràng… và dù có 1 nhiều văn bản hướng dẫn nhưng chưa kịp thời và đầy đủ. Trong khi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa cao dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn nhiều khó khăn, bất cập. Do vậy, cần phải xác định nhiệm giải quyết vấn đề được xem là “quốc nạn” này không phải là của riêng ai mà là của cả hệ thống chính trị. Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Từ đó tìm ra những khó khăn, bất cập và nguyên nhân của chúng. Kịp thời có những giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này trong thời gian tới. Chính lý do trên và với vị trí công tác hiện tại là Kiểm sát viên - Viện kiểm sát nhân dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn, đó là các giáo trình của các trường đại học, các luận án, luận văn, sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo… đề cập đến loại tội phạm này, cụ thể: * Thứ nhất, các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm: - GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Chương X – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Chương XXV – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Tập II), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; GS.TS. Đỗ Ngọc Quang (2001, tái bản năm 2003 và 2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Chương XIX – Các tội xâm phạm an toàn 2 công cộng, trật tự công cộng (Phần các tội phạm), do GS.TS. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội và Thạc sĩ Đinh Văn Quế (2012) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Tập 5), Nxb Lao động, Hà Nội. * Thứ hai, các luận văn, luận án gồm: - Phan Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Long An, Luận văn Tiến sĩ, Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nghiệp (2011), Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học luật Hà Nội và Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội. * Thứ ba, có nhiều bài báo, bài nghiên cứu ngắn phân tích về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: - Tiến sĩ Nguyễn Đức Mai (2009), Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án về trật tự an toàn giao thông đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, tháng 11 năm 2009; Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 01, tháng 01 năm 2012, trang 10-14 và Cao Việt Cường (2014), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định tại điều 202 BLHS năm 1999 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4, trang 18 - 20. Nhìn chung, các công trình trên đều nghiên cứu về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thế nhưng, có một số chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề cơ sở lý luận chung về tội phạm này, đây 3 cũng chính là nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo. Một số công trình chủ yếu nghiên cứu về vấn đề đấu tranh, phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trong phạm vi 02 cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện ở cả góc độ lý luận và thực tiễn đối với tội danh này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và nay là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung điều 260 của BLHS năm 2015 và một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội nói trên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả đề ra các nhiệm vụ cần giải quyết sau: - Phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ trước năm 1985 đến năm 2015. - Nghiên cứu thực tiễn ĐTD và QĐHP đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đó tìm ra được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử về tội phạm này. - Lập luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự cũng như các giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng đúng 4 quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Tòa án 02 cấp tỉnh Tiền Giang để nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, dù điều luật đã đổi tên nhưng chưa có hiệu lực trên thực tế nên luận văn chủ yếu nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên cơ sở có sự so sánh với điều 260 BLHS năm 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. Bên cạnh, các số liệu về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tác giả còn viện dẫn các ví dụ chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn của tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 để làm cơ sở cho việc so sánh, nhận thức và áp dụng đúng điều 260 của BLHS năm 2015. Do nội dung của áp dụng pháp luật rất rộng nên luận văn chỉ tập trung vào vấn đề ĐTD và QĐHP. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn lấy phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm, hình phạt; về phòng, chống tội phạm; về cải cách tư pháp; về quyền con người và bảo vệ quyền con người... làm phương pháp luận để nghiên cứu. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thu thập tài liệu, phân tích, hệ thống, chứng minh để so sánh nghiên cứu các nội dung của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện từ những vấn đề lý luận đến thực tiễn xét xử về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của Tòa án 02 cấp tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã nêu ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó, đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung điều 260 của BLHS năm 2015 cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTD và QĐHP đối với loại tội phạm này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có một ý nghĩa nhất định nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này. Qua đó, góp một phần nhỏ công sức vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ những người THTT như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và danh mục các bảng biểu, luận văn có kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chương 2: Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi 6 phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ 1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.1.1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 có tên là “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được quy định tại điều 202. Sau khi BLHS năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015, tội danh nói trên được đổi tên thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại điều 260 thuộc Chương XXI – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Theo quy định tại điều 8 của BLHS năm 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội 8 phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”[22, tr.284]. Như vậy, khái niệm tội phạm trên bao gồm 04 dấu hiệu: là hành vi có tính nguy hiểm (đáng kể) cho xã hội; là hành vi có tính trái pháp luật hình sự; là hành vi có tính có lỗi và là hành vi có tính phải chịu hình phạt. Tại khoản 1 điều 260 BLHS năm 2015, nhà làm luật quy định:“Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”[22, tr.284]. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 trên thì các nhà làm luật vẫn chưa đưa ra được khái niệm về tội phạm này có đầy đủ 04 dấu hiệu về tội phạm mà chỉ mới dừng lại ở mức độ liệt kê một số yếu tố của CTTP. Trong khi đó trong khoa học luật hình sự có khá nhiều khái niệm được đưa ra về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” [25, tr.196]. Theo một quan điểm khác: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”[15, tr.8]. Cả hai định nghĩa trên có một điểm chung là chưa đề cập đến vấn đề NLTNHS của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. 9 Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên và trên cơ sở so sánh các quy định của BLHS năm 1999 và 2015, tác giả đưa ra định nghĩa như sau: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người tham gia giao đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do người có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”. 1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Các dấu hiệu pháp lý có trong các yếu tố CTTP tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ chính là cơ sở pháp lý của việc ĐTD tội này. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có 04 yếu tố CTTP gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. * Khách thể của tội phạm Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được xác định là trật tự an toàn của hoạt động GTĐB và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác [27, tr.417]. Hiện nay, các quy định về trật tự ATGTĐB được quy định tại Luật giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008. Đây cũng là căn cứ để xác định hành vi tham gia giao thông đường bộ đã vi phạm hay chưa vi phạm. * Mặt khách quan của tội phạm Theo quan điểm truyền thống thì mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Cũng giống như các tội phạm khác, mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, gồm: 10 - Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về ATGTĐB. Nó được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB được quy định trong luật GTĐB năm 2008 như: hành vi vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe… - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Thiệt hại được coi là nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau: “a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” [22, tr.284]. - Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: giữa hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và hậu quả của hành vi đó phải có mối quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là hành vi phạm tội đó phải có trước và là nguyên nhân gây ra hậu quả đó. * Chủ thể của tội phạm Chủ thể phải chịu TNHS theo quy định tại điều 260 của BLHS năm 2015 là người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ. Mặc dù, BLHS năm 2015 đã sửa đổi quy định về độ tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên do tội này là tội vô ý và có mức hình phạt tối đa 11 chỉ đến 15 năm tù nên chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có NLTNHS. * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là lỗi vô ý (vì quá tự tin hoặc cẩu thả). - Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng với niềm tin chủ quan, thiếu cơ sở nên đã cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được và hậu quả thực tế đã xảy ra. - Lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả thực tế đã xảy ra. 1.1.2. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với một số tội phạm khác 1.1.2.1.Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội giết người quy định tại điều 123 BLHS năm 2015 * Những điểm giống nhau: Chủ thể của tội phạm đều do những người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện và động cơ, mục đích đều không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của 02 tội này. * Những điểm khác nhau: - Về mặt khách thể của tội phạm: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động GTĐB và an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác, còn tội giết người xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của con người. - Về mặt khách quan của tội phạm: 12 + Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về ATGTĐB của người tham gia giao thông được thể hiện dưới dạng hành động, còn giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng hoặc có khả năng gây ra cái chết cho người khác, được thể hiện dưới dạng hành động và không hành động. + Hậu quả: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, còn tội giết người gây hậu quả chết người. - Về mặt chủ quan của tội phạm: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý (vì quá tự tin hoặc cẩu thả), còn tội giết người được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). - Địa điểm phạm tội: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xảy ra trên đường trong khi tham gia giao thông, còn tội giết người là ở bất kỳ địa điểm nào. 1.1.2.2. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại điều 138 BLHS năm 2015 * Những điểm giống nhau: Theo quy định tại điều 138 của BLHS năm 2015 thì tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên do người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc cẩu thả. Như vậy, so với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có những điểm giống nhau như sau: Chủ thể của tội phạm là những người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS và tội phạm được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc cẩu thả. * Những điểm khác nhau: 13 - Về mặt khách thể của tội phạm: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến sự an toàn của hoạt động GTĐB và an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác, còn tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của con người. - Về mặt khách quan của tội phạm: + Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về ATGTĐB của người tham gia giao thông được thể hiện dưới dạng hành động, còn vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy tắc an toàn gây nên thương tích cho nạn nhân. + Hậu quả: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, còn tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. - Địa điểm phạm tội: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xảy ra trên đường trong khi tham gia giao thông, còn tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là ở bất kỳ địa điểm nào. 1.1.2.3. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội đua xe trái phép quy định tại điều 266 BLHS năm 2015 * Những điểm giống nhau: Theo quy định tại điều 266 của BLHS năm 2015 thì tội đua xe trái phép được hiểu là hành vi của hai hay nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan