Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn ...

Tài liệu Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền đông nam bộ tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (tt)

.PDF
27
193
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIÊT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THỊ HOA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 938.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ SỸ SƠN Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Nhã Phản biện 2: PGS.TS. Trần Hữu Tráng Phản biện 3: TS. Đỗ Đức Hồng Hà Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện tại Học viện Khoa học xã hội Vào hồi............giờ........ngày.......tháng........năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Miền Đông Nam Bộ (ĐNB), bao gồm 06 tỉnh và thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu. có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước, là một đô thị phát triển năng động, trọng điểm phía Nam. Với một nền kinh tế vững chắc và phong phú, hàng năm ĐNB chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng luôn cao hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Dân số đông đúc trên 16,5 triệu người khiến ĐNB trở thành khu vực có lực lượng lao động dồi dào, nơi tập trung mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, bến xe, bến tàu, … và miền ĐNB nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, hoạt động giao thông vận tải (GTVT) khu vực miền ĐNB phát triển năng động, các loại hình dịch vụ vận tải rất phát triển, tổ chức mạng giao thông, loại hình giao thông và phương tiện giao thông (PTGT) đều được đầu tư, tạo ra triển vọng lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của cả khu vực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, các loại PTGT phục vụ cho sinh hoạt ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, nhất là các loại xe máy, xe mô tô, ôtô tăng lên rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện. Trong những năm gần đây, xác định được tầm quan trọng của lĩnh vực giao thông đường bộ, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, ban hành các văn bản pháp luật và đổi mới tổ chức quản lý trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tốt hơn nhằm hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông đối với miền ĐNB nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh những thuận lợi thì khu vực miền ĐNB còn tồn tại nhiều bất cập như cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta hiện nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của các loại PTGT, hệ thống pháp luật giao thông chưa được sửa đổi, bổ sung để theo kịp sự phát triển chung của hoạt động các loại hình giao thông. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người 1 dân chưa cao, vi phạm pháp luật về TTATGT diễn ra phổ biến, đạo đức người lái xe xuống cấp nghiêm trọng đã làm tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên… Với các lý do kể trên có thể thấy miền ĐNB là khu vực có tình hình TTATGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB thời gian qua có diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng số vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê – Viện kiểm sát tối cao trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 ở các tỉnh và thành phố miền ĐNB đã xét xử 7990 vụ và 8276 bị cáo án VPQĐ về ĐKPTGTĐB, chiếm tỷ lệ 17,86% trong tổng số vụ án và 18,04% số bị cáo trên phạm vi cả nước. So với tình hình tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thì tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB chiếm tỷ lệ 71% số vụ, 75% số bị cáo. Hậu quả thiệt hại do các vụ TNGT gây ra trên địa bàn xảy ra 58.361 vụ TNGT làm chết 23.465 người, bị thương 39.935 người, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Cũng trong khoảng thời gian đó, theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) công an các tỉnh, thành phố miền ĐNB thì số lượng phương tiện đăng ký mới tăng nhanh, chỉ tính riêng năm 2017 có 643.903 ô tô, 399.026 mô tô đăng ký mới. Các cơ quan chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền ĐNB rất tích cực trong đấu tranh phòng chống tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, các cấp trong đấu tranh phòng chống tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB chưa thật đồng bộ và nhiều sơ hở, nhận thức cũng như biện pháp của các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tội phạm này còn hạn chế. Từ những số liệu thống kê nêu trên cho thấy tình hình TNGT nói chung cũng như tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB nói riêng còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng về tính chất và mức độ của tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội phạm, tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB ở địa bàn miền ĐNB và đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội phạm này luôn mang tính cấp thiết. Từ tất cả những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa 2 bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” làm luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm này; thực trạng tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn này trong thời gian sắp tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Khảo sát, thu thập số liệu thống kê thường xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê của TAND tối cao và các số liệu từ kết quả nghiên cứu điển hình về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Thu thập nghiên cứu các bản án đã xét xử sơ thẩm hình sự về tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, đánh giá tình hình, nguyên nhân và hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB theo các tiêu chí tội phạm học cần thiết. - Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB nói riêng mà các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan đã áp dụng. - Đánh giá tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB ở nước ta hiện nay, có so sánh các giai đoạn khác nhau trên cơ sở kết quả nghiên cứu của lý luận về tội phạm học Việt Nam; So sánh, đánh giá tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB giữa địa bàn miền ĐNB với các địa bàn khác trên toàn quốc. - Phân tích, xác định các nguyên nhân và điều kiện phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB trên cơ sở lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. 3 - Đánh giá thực trạng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB đã và đang được áp dụng trên địa bàn miền ĐNB và nước ta hiện nay. - Xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên cơ sở kết quả các bước nghiên cứu đã thực hiện và dựa trên lý luận tội phạm học về phòng ngừa tội phạm với hai nội dung chính là ngăn chặn và loại trừ tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017, thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn nói trên. - Phạm vi nghiên cứu Về chuyên ngành: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2017 Về địa bàn nghiên cứu: Miền Đông Nam Bộ gồm 6 địa phương: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án - Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tội phạm, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án được thực hiện dựa trên tổng thể các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tội phạm học như quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả, thống kê, lịch sử, hệ thống hóa, điển hình hóa, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Tùy thuộc vào khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 trong từng chương, mục tiêu của đề tài, luận án chú trọng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB nói riêng đã được áp dụng trong thực tiễn; các kết quả nghiên cứu về tội phạm học, khoa học luật hình sự về phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB đã được công bố và áp dụng. + Phương pháp thống kê hình sự: Phương pháp này được sử dụng để thống kê tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, kết quả phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB của các cơ quan chức năng trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017. + Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB với tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên phạm vi cả nước, với địa bàn Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và giữa các tỉnh, thành trên địa bàn miền ĐNB. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm, các báo cáo chuyên đề đảm bảo TTATGT của các cơ quan chức năng trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian qua, rút ra những vấn đề về công tác phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. + Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu điều tra xã hội học để thu thập ý kiến của một số đồng chí Điều tra viên, CSGT về những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, và để thu thập ý kiến của các phạm nhân phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB về hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội của họ. + Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu các vụ án điển hình về tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB xảy ra trên địa bàn miền ĐNB để làm rõ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội… 5. Những điểm mới của luận án 5 Thứ nhất, luận án làm rõ về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB từ năm 2008 đến năm 2017. Thứ hai, luận án phân tích làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB từ năm 2008 đến năm 2017. Thứ ba, luận án dự báo về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB; có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự. 6.2. Về mặt thực tiễn Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân xây dựng và áp dụng các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội phạm trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 6 Chương 4. Dự báo và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu những công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về tình hình TNGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Nghiên cứu sinh đã đề cập các công trình nghiên cứu theo nhóm: nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Bao gồm 11 công trình khoa học có liên quan đến tình hình, nguyên nhân và điều kiện, giải pháp phòng ngừa của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Bao gồm các công trình của các tác giả các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga,...: sách chuyên khảo: "An introduction to Crime and Criminology" (Tạm dịch: Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học), của tác giả Hennessy Hayes và Tim Prenzler, xuất bản tại Pearson Australia, năm 2014; tác giả Vilalta Carlos J: "Fear of crime in public transport" (Tạm dịch Sự lo ngại về tội phạm trong giao thông công cộng), American P sychological Association, năm 2011; Laurent Etienne Blais, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Pháp và Công nghệ về Giao thông, Quy hoạch và Mạng (Ifsttar) và Etienne Blais, nhà tội phạm học tại Đại học Montreal, Pháp, với bài viết: "Accident Analysis and prevention", tạm dịch là "Nghiên cứu, phân tích tai nạn giao thông và cách phòng ngừa" công bố năm 2003; bài viết của Mỹ thuộc chương trình: "State of New Jesey: Light Safety Camera program" (An analysis of New Jesey: Light safety Camera program, April, 2013); tác phẩm “The Causes, Ecology, and Prevention of Traffic Accidents: With Emphasis Upon Traffic Medicine, Epidemiology, Sociology and Logistics” 7 (1971), tạm dịch là “Các nguyên nhân và phòng ngừa tai nạn giao thông nhìn từ góc độ y học giao thông, dịch tễ học, xã hội học” của tác giả H. J. Roberts; Sách của tác giả: Учебник: А. Ю. Кравцов, А. И. Сирохин, Р. В. Скоморохов, В. Н. Шиханов (2012)... 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Với 13 công trình khoa học chính và rất nhiều luận văn, bài báo khoa học được nghiên cứu sinh nghiên cứu dưới góc độ nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, nhóm công trình nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB; nhóm các công trình nghiên cứu về các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Nhìn chung các công trình được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau nhưng đã cung cấp được những lý thuyết cơ bản, nền tảng về tội phạm học, một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hệ thống các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm. Những công trình này cung cấp cơ sở lý luận những vấn đề thực tiễn để nghiên cứu sinh vận dụng trong nghiên cứu đề tài luận án của mình. 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận vấn đề nghiên cứu đa dạng, dưới nhiều góc độ làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện, giải pháp phòng ngừa của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Tuy có khá nhiều vấn đề được nghiên cứu thấu đáo nhưng thời gian nghiên cứu của một số công trình đã lâu, lạc hậu so với thực tiễn, chưa đáp ứng được sự phát triển hoạt động GTVT và hoạt động phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên thực tế, địa bàn nghiên cứu các công trình đề cập cũng khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm tội phạm học cũng như nguyên nhân và điều kiện và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau đây: 8 - Nghiên cứu tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB từ năm 2008 đến năm 2017 làm cơ sở cho việc nhận diện tính quyết định luận của nó, tức làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội nói trên. - Gắn việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB với các tiểu môi trường xã hội ở các tỉnh miền ĐNB, trong đó có cả môi trường giao thông, văn hóa giao thông, quản lý xã hội, văn hóa quản lý xã hội, ý thức xã hội nhìn từ góc độ TGGT đường bộ... Đồng thời, gắn việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện với cốt cách, đặc điểm tâm sinh lý "đặc thù" con người miền ĐNB là những vấn đề chưa được các công trình khoa học nghiên cứu tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB đề cập nghiên cứu, để xây dựng các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội nói trên trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Việc phòng ngừa, kéo giảm, hạn chế thấp nhất TNGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB đã trở thành vấn đề được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng hết sức quan tâm nhằm tìm ra giải pháp bền vững và khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT. Trong chương 1, luận án đã phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến tình hình TNGT và tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB cả ở trong nước và nước ngoài. Kết quả là có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế, khắc phục dần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, TNGT và tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Nhờ đó, tác giả luận án đánh giá kết quả nghiên cứu các công trình đã có để có cái nhìn tổng quan nhất từ đó đưa ra được những phương pháp nghiên cứu luận án có hiệu quả. Những công trình ở góc độ rộng hẹp khác nhau về địa bàn, phạm vi nhưng có ý nghĩa ở phương diện cung cấp lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Từ đó, tác giả luận án không những hiểu biết sâu hơn về lý luận, về thực tiễn mà còn có cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích mà luận án đã đặt ra phù hợp với tính quyết định luận về mặt xã hội đối với địa bàn cụ thể miền ĐNB. Đó là điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ... của các tỉnh, thành phố miền ĐNB hay nói cách khác đó là sự tác động của môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường giao thông và đặc điểm văn hoá, lối sống... của con người trong môi trường đó đã tác động như thế nào đến người phạm tội. 10 Chương 2 TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 2.1.1. Khái niệm tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB hoàn toàn có thể được hiểu theo quan niệm về tình hình tội phạm mà tội phạm học đã nêu ra, theo đó nó là “hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội tiêu cực vừa mang tính lịch sử và cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được thể hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB cùng với các chủ thể thực hiện các hành vi đó trên địa bàn miền ĐNB trong một đơn vị thời gian nhất định.” Một số đặc điểm cơ bản của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB: Thứ nhất, tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là một hiện tượng tâm lý xã hội tiêu cực; Thứ hai, tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và pháp lý hình sự; Thứ ba, tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là một hiện tượng xã hội có bản chất giai cấp 2.1.2. Các thông số của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB được hình thành từ phần hiện và phần ẩn của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Trong đó: Phần hiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 là toàn bộ số tội phạm VPQĐ về ĐKPTGTĐB và người phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền Đông Nam Bộ đã được xử lý hình sự (đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê hình sự) trong giai đoạn từ năm 2008 11 đến năm 2017 thông qua các chỉ số cơ bản của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, bao gồm thực trạng (mức độ), diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Phần ẩn của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền Đông Nam Bộ là toàn bộ các hành vi phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB đã xảy ra trong thực tế và những người thực hiện tội phạm đó, chưa bị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phát hiện hoặc vì lý do nào đó đã bị phát hiện nhưng chưa bị xử lý theo quy định của pháp luật, chưa được ghi nhận trong thống kê hình sự của các cơ quan có thẩm quyền ở miền Đông Nam Bộ. 2.2. Phần hiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 2.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xảy ra 7990 vụ với 8276 bị cáo bị xét xử về tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, tính trung bình mỗi năm địa bàn miền Đông Nam Bộ Tòa án các cấp xét xử 665,8 vụ với 689,7 bị cáo phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Từ năm 2007 đến 2011 tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB tăng giảm thất thường, tăng đột biến vào năm 2011, sau năm 2011 đến nay tình hình tội phạm này có xu hướng giảm dần. Số liệu thống kê đó phản ánh mức độ tổng quan tuyệt đối, đồng thời phản ánh sự biến động của tình hình tội này. 2.2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm hiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Qua bảng số liệu thống kê so sánh lấy năm 2008 làm năm định gốc (100%) có thể thấy, tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB có tăng giảm thất thường, trong khoảng thời gian nghiên cứu, năm 2011 số vụ án và số người phạm tội cao hơn số vụ án và số bị cáo năm 2008, từ năm 2012 đến 2017 xu hướng giảm về số vụ và số bị cáo. 12 Việc phân tích các số liệu phản ánh diễn biến của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2008 2017 cho thấy, trung bình mỗi năm trên địa bàn miền ĐNB tòa án xét xử sơ thẩm 665,8 vụ với 689,7 bị cáo. Theo phương pháp so sánh năm 2008 là năm định gốc và ấn định là 100% để tính mức độ tăng giảm của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB cho các năm tiếp theo, thì năm 2009 giảm 17,96% số vụ, giảm 19,52% số bị cáo; năm 2010 giảm 9,20% số vụ, giảm 8,56% số bị cáo; năm 2011 tăng 14,79% số vụ, giảm 13,36% số bị cáo (cao hơn năm định gốc 2008); năm 2012 giảm 9,31% số vụ, giảm 14,51% số bị cáo; năm 2013 giảm 12,49% số vụ, giảm 14,51% số bị cáo; năm 2014 giảm 16,87% số vụ, giảm 18,48% số bị cáo; năm 2015 giảm 26,62% số vụ, giảm 27,45% số bị cáo, năm 2016 giảm 21,91% số vụ, giảm 23,28% số bị cáo; năm 2017 giảm 25,30% số vụ, giảm 26,33% số bị cáo. 2.2.3. Cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Với 07 nhóm cơ cấu được xem xét, nghiên cứu sinh đã minh họa tổng quan về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. Các cơ cấu được luận án đề cập đó là: cơ cấu tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB xét theo phương tiện giao thông, xét theo thời gian phạm tội, xét theo tuyến giao thông, xét theo hành vi vi phạm giao thông, xét theo hình phạt đã áp dụng, xét theo nhân thân người phạm tội. 2.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm hiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Thứ nhất, các tỉnh và thành phố miền ĐNB có mức độ tội phạm VPQĐ về ĐKPTGTĐB đứng ở vị trí thứ hai so với cả nước. Điều này cho thấy sự phức tạp của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. Thứ hai, yếu tố về dân cư: có thể nói trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế các tỉnh thành khu vực miền ĐNB phát triển hết sức sôi động do thuận lợi về địa lý, hành chính nên khu vực này thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước,nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các cửa khẩu lối mòn, lối mở trên các tuyến biên giới phát triển do đó thu hút một lượng lớn 13 người lao động trên cả nước về đang học tập, làm việc cùng với việc mở rộng mạng lưới du lịch dẫn đến số lượng người tham quan, du lịch cũng tăng nhanh trong khi đó diện tích đất tự nhiên lại có hạng nên mật độ dân số của các tỉnh thành miền ĐNB tăng nhanh nhất cả nước. Thứ ba, về cơ sở hạ tầng giao thông. Mặc dù chiều dài các tuyến giao thông trên địa bàn các tỉnh miền ĐNB không lớn so với các địa bàn khác nhưng nghiên cứu thực tế cho thấy hệ thống các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ, đường nội đô, đường liên tỉnh được xây dựng dày đặc cùng với cơ sở hạ tầng giao thông và mặt đường giao thông được đầu tư lớn dẫn đến số lượng các vụ VPQĐ về ĐKPTGTĐB thường xảy ra nhiều hơn các địa bàn khác. Thứ tư, về phương tiện TGGT. Nghiên cứu tình hình thực tiễn trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền ĐNB cho thấy, trên địa bàn này không chỉ số lượng phương tiện TGGT với mật độ lớn mà còn đa dạng về chủng loại, đặc biệt là xe quá tải, quá khổ, chở hàng hóa cồng kềnh đi từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra cảng Cát Lái, Vũng Tàu, sân bay Tân Sơn Nhất, lên các cửa khẩu và vận chuyển đi các tỉnh, trong số đó có một số loại phương tiện vận tải quá hạn sử dụng, cũ nát,… Đây cũng là yếu tố làm phát sinh các vụ VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn này. Thứ năm, thời gian phạm tội. ĐNB là khu vực phát triển sôi động về kinh tế, nguồn nhân lực từ mọi miền đất nước và du nhập văn hóa nước ngoài, cùng với tập quán ăn nhậu, chơi bời, sử dụng rượu bia nhất là về ban đêm của đặc điểm dân cư miền Đông, miền Tây dẫn đến tình trạng say xỉn khi TGGT. Do đó, đây cũng là yếu tố dẫn đến các vụ TNGT và VPQĐ về ĐKPTGTĐB khu vực này xảy ra nhiều về ban đêm. Thứ sáu, các điểm đen về TNGT. Các điểm đen về TNGT phát sinh trên các địa bàn các tỉnh, thành phố miền ĐNB lại chủ yếu phát sinh trên các đoạn đường bằng phẳng có đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ giao cắt. Các vụ TNGT xảy ra tại các điểm đen trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền ĐNB không gây ra thảm khốc như làm chết và bị thương nhiều người như các địa bàn khác nhưng lại có đặc điểm là các vụ TNGT thường xảy ra thường xuyên, do đó gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 14 2.2.2. Phần ẩn của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Qua nghiên cứu, đánh giá về phần ẩn của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, nghiên cứu sinh rút ra kết luận: Trên địa bàn miền ĐNB vẫn còn một số lượng tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB chưa được phát hiện, xử lý hoặc chưa có trong số liệu thống kê. Tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB ngày càng có tính chất nguy hiểm cho xã hội, tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là một loại tội có tỷ lệ ẩn rất cao trên địa bàn miền ĐNB. Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ các quan điểm của các nhà khoa học khi nghiên cứu về tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, nghiên cứu sinh đã xây dựng khái niệm về tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB, tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB là trạng thái, xu thế vận động của tội phạm này đã xảy ra trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017. Từ năm 2008 đến năm 2017 số vụ và số bị cáo phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB nói chung có xu hướng giảm, trong nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB chiếm tỉ lệ đa số (khoảng 71%). Các tỉnh và thành phố miền ĐNB có mức độ tội phạm VPQĐ về ĐKPTGTĐB đứng ở vị trí thứ hai so với cả nước. Điều này cho thấy sự phức tạp của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. Qua nghiên cứu các thông số của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB có thể thấy rằng trong những năm qua tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB miền ĐNB diễn biến rất phức tạp tăng giảm thất thường, có xu hướng giảm thiệt hại về người và tài sản cho xã hội. Nghiên cứu dưới góc độ của tội phạm ẩn cũng đánh giá được tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB có tỷ lệ ẩn tương đối cao trên địa bàn miền ĐNB, ít nhiều ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ cương phép nước. 15 Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Tác giả luận án đã có những luận giải và đưa ra khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, phân loại nguyên nhân và điều kiện và cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB. Trong đó: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là những hiện tượng, quá trình xã hội tiêu cực mà trong sự tác động ở các mức độ làm phát sinh tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB trong khoảng thời gian từ 2008-2017. Việc dùng cơ chế hành vi phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB như đã mô tả để lý giải khi nào thì hành vi phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB xảy ra, qua đó góp phần làm rõ cơ chế tác động giữa nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm mà luận án này đề cập nghiên cứu. Điều đó nghĩa là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn ĐNB được nhận diện thông qua phân tích những hiện tượng, quá trình xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội của đất nước và của miền ĐNB, trong đó bao hàm cả các nhân tố thuộc về nạn nhân, phong tục, tập quán, tự nhiên - môi trường tại miền ĐNB. 3.2. Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 3.2.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội Là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, khu vực ĐNB tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục 16 khu công nghiệp thu hút khác,… Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng gồm: Dầu khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép... Kinh tế ĐNB bao gồm 101 khu công nghiệp, khu chế xuất, cùng những cảng sông, cảng biển, cảng cạn, nhà ga, bến bãi… với mật độ lưu thông dày đặc tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước cần một lượng phương tiện vận tải tập trung tại khu vực này để vận chuyển hàng hoá. 3.2.2. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa, giáo dục Tuyên truyền, giáo dục LGTĐB là trách nhiệm của toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông. Phân tích từ đặc điểm nhân thân người phạm tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB thì khảo sát trên 926 bị cáo xét trong 900 bản án hình sự sơ thẩm, người phạm tội có trình độ học vấn tiểu học chiếm 26,44%, trình độ trung học cơ sở chiếm 44%, từ những con số của bảng 2.18 có thể thấy rằng người điều khiển phương tiện có trình độ nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành kém chính là hình thành từ tiểu môi trường sống là nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm và cụ thể hơn là sai phạm khi TGGT đường bộ, từ đó tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB vẫn diễn biến phức tạp. 3.2.3. Nguyên nhân điều kiện về pháp luật: Những hạn chế trong qui định của LGTĐB 2008, điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam đối với tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB; 3.2.4. Hạn chế trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông: Những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ô tô, môtô; Những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong quản lý PTGT cơ giới đường bộ; Những hạn chế, bất cập thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Những hạn chế, bất cập trong hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật. 3.2.5. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về người phạm tội Để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn thành phố ĐNB, cần nghiên cứu toàn diện những yếu tố tiêu cực thuộc về chủ thể của tội phạm vốn là kết quả của tác động qua lại giữa các hiện tượng xã hội tiêu cực với con người (phạm tội) 17 cụ thể được phản ánh qua một loạt đặc điểm nhân thân người phạm tội, nhất là các đặc điểm liên quan đến độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thành phần xã hội, nhu cầu, định hướng mục đích hoạt động... 3.2.6. Nguyên nhân, điều kiện từ nạn nhân của tội phạm và phong tục tập quán Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB. Các yếu tố tiêu cực của môi trường xã hội có thể kể tới: thói quen tùy tiện, cẩu thả của những người nông dân quen sản xuất nhỏ, lẻ, chưa có thói quen chấp hành pháp luật, chưa có ý thức tuân thủ quy tắc luật lệ giao thông của người dân vùng ĐNB. Thêm vào đó, tập quán lạc hậu, phi công nghiệp của không nhỏ bộ phận dân cư hai bên đường giao thông, gần các công trình giao thông đường bộ đã bất chấp an toàn giao thông, tùy tiện lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lề đường cho mục đích tư lợi: buôn bán, xây dựng nhà cửa, phơi thóc lúa, tập kết vật liệu xây dựng… cũng do tâm lý bám mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, mặt phố để hưởng lợi, không làm ăn buôn bán thì cũng chờ đền bù, giải tỏa, nâng cấp đường sá. 3.2.7. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thuộc về môi trường tự nhiên khí hậu vùng Đặc điểm địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội mang nét chung của người miền Đông bảo lưu đậm đà sinh hoạt văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc mình, từ tâm lý, thói quen, phong tục tập quán... Miền ĐNB có số dân nhập cư đông, trình độ văn hóa thấp, công tác quản lý người điều khiển phương tiện gặp không ít những khó khăn. Những hệ lụy dẫn đến hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông ngoài nguyên nhân là yếu tố kinh tế thì yếu tố văn hóa, lối sống cũng đã tác động mạnh mẽ tới thói quen TGGT cũng như việc xử lý các tình huống giao thông của người dân ở đây. Tiểu kết chương 3 Chương 3 của luận án đã hệ thống hóa lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Và vận dụng lý luận đó vào nghiên cứu cụ thể nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB trên địa bàn miền ĐNB, tác giả đã xác định: nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội VPQĐ về ĐKPTGTĐB là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất