Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong luật hình sự việt nam (t...

Tài liệu Tội vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)

.PDF
113
396
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TUYẾT THANH TéI VI PH¹M QUI §ÞNH VÒ VÖ SINH AN TOµN THùC PHÈM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TUYẾT THANH TéI VI PH¹M QUI §ÞNH VÒ VÖ SINH AN TOµN THùC PHÈM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG QUANG VINH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuyết Thanh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ........................... 7 1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.................... 7 1.1.2. Khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ........ 9 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự ..... 13 1.3. Khái quát lịch sử lập pháp về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay ................................................................................... 16 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ......................................................................... 16 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ......... 17 1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 ......... 20 1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 .... 22 1.4. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới ...................... 33 1.4.1. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ luật hình sự Trung Quốc.............................................. 33 1.4.2. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ luật hình sự Thụy Điển ................................................ 35 1.4.3. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Thái Lan ............................................................ 36 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39 Chƣơng 2: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 ........................................................... 40 2.1. Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................................. 40 2.1.1. Khách thể của tội phạm ................................................................... 40 2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm .......................................................... 41 2.1.3. Chủ thể của tội phạm ....................................................................... 54 2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm.............................................................. 55 2.2. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với ngƣời phạm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ............................ 56 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 64 Chƣơng 3: THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ..................................................................... 65 3.1. Tình hình vi phạm và thực tiễn xử lý tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 65 3.1.1. Tình hình vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................ 65 3.1.2. Thực tiễn xử lý tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................... 73 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm........................................................................................ 78 3.2.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản liên quan về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm .......... 78 3.2.2. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm ...... 88 3.2.3. Tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm .................................................. 89 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm .................................................. 90 3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm và hoạt động phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm .................................................... 93 3.2.6. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm .................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BLHS: Bộ luật hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1. Số các vụ ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc từ năm 2010 – 2015 67 Bảng 3.2. Số các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2015 Bảng 3.3. 68 Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên toàn quốc từ năm 2010 – 2015 71 Bảng 3.4. Số vụ vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (theo Điều 244 BLHS) trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2016 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề ngày càng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Thực phẩm mất an toàn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn gây thiệt hại về kinh tế, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tội phạm vi phạm quy định về VSATTP xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng thực phẩm, xâm hại quy định của Nhà nước về chất lượng thực phẩm. Chưa khi nào vấn đề thực phẩm bẩn lại nổi cộm như hiện nay. Nhiều chủ cơ sở vì lợi ích kinh doanh mà bất chấp sử dụng những hóa chất độc hại để biến những thực phẩm bẩn, hôi thối trở thành loại hàng hóa tươi ngon. Ví dụ như gần đây, cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở ngâm chuối xanh trong thuốc diệt cỏ để làm cứng và chín chuối. Tuy nhiên, hình thức xử lý cho hành vi này chỉ là phạt hành chính 6,4 triệu đồng và hầu như những vụ thực phẩm bẩn khác khi bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở 1 việc phạt hành chính. Thực tế các cơ quan chức năng đang rất đau đầu với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, bởi chế tài xử lý hiện nay quá nhẹ nhàng, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền, bên cạnh hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 01 đến 06 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Hình thức này chưa thực sự đủ sức răn đe người vi phạm, do đó cần phải áp dụng chế tài hình sự thì mới có thể lập lại được trật tự. Chế tài hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về VSATTP được BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 244 – Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý và phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực này chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những quy định tại Điều 244 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, việc quy định “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” tại Điều 317 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được đánh giá là một bước tiến mới trong quá trình lập pháp, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng hiện nay. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, luôn là nơi tập trung đông dân cư, vì vậy nhu cầu về thực phẩm rất lớn, đa dạng về cả số lượng và chất lượng. Do nhu cầu về số lượng cũng như về chất lượng cao cho nên tình hình về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng gặp nhiều khó khăn và công tác quản lý , bảo đảm an toàn thực phẩ m trên điạ bàn Thủ đô gă ̣p không it thách thức . Việc kiểm soát, ngăn chặn ́ các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm còn chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao. Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Trên thị trường lưu thông phân 2 phối ở Hà Nội hiê ̣n nay vẫn còn những sản phẩm chưa đúng quy chế về bao gói, nhãn mác. Một số mặt hàng bánh kẹo, rau củ quả, rượu nhập ngoại chưa dán đầy đủ nhãn phụ hướng dẫn người tiêu dùng khi mua hàng, đặc biệt là các loại rượu, gia vị dùng trong thực phẩm vẫn tồn tại các sản phẩm thực phẩm có phẩm màu công nghiệp, hóa chất cấm sử dụng, sản phẩm không nguồn gốc. Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại trong dân gây ra bức xúc và không bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số tổ chức , cá nhân buôn bán , chăn nuôi , vận chuyển gia súc , gia cầm vì lợi nhuận đã bỏ qua các yêu cầu trong công tác kiểm dịch động vật giết mổ , kiểm tra vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm , kiểm soát . Ngoài r a, số lươ ̣ng cơ sở sản xuất , kinh doanh thực phẩ m tại Hà Nội rất nhiều , lại biến động, có khi mang tính thời vụ , nhiều cơ sở nhỏ lẻ, nhiều chợ cóc, chợ tạm, cơ sở giết mổ tự phát, nhiều thực phẩm không bảo đảm an toàn từ tỉnh khác và nước ngoài cũ ng chuyển về , tạo ra nhiều khó khăn cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu cụ thể những vấn đề lý luận của tội vi phạm quy định về VSATTP tại Điều 244 BLHS năm 1999 và khảo sát có hệ thống về thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, tình hình vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra ngày càng nhiều, do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ Luật học nghiên cứu về loại tội phạm trong lĩnh vực VSATTP này. Khi chọn nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo: 3 Sách chuyên khảo, giáo trình gồm có: Sách chuyên khảo sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) của GS.TSKH Lê Văn Cảm – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biên) – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung (Giáo trình sau đại học) của GS.TS Võ Khánh Vinh – Nxb Khoa học xã hội, 2014; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 của các tác giả TS Nguyễn Đức Mai (chủ biên) – GS.TS Nguyễn Ngọc Anh – TS Nguyễn Văn Luyện – TS Trần Quang Tiệp – ThS Nguyễn Mai Bộ - ThS Nguyễn Văn Huấn – Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 của các tác giả PGS.TS Cao Thị Oanh – TS Lê Đăng Doanh (chủ biên) – Nxb Lao động, 2016… Các luận văn, công trình nghiên cứu gồm có: Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thu Nga (2015) – Học viện Cảnh sát Nhân dân với tên đề tài “Phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường”; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Ngọc Trí (2009) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với tên đề tài “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”;… Các công trình nghiên cứu này khá phong phú, đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm rõ các vấn đề lý luận và tình hình tội phạm trong lĩnh vực VSATTP, đã đưa ra đầy đủ các khái niệm, dấu hiệu pháp lý, nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng như các giải pháp hướng tới việc hoàn thiện loại tội này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung trên phạm vi cả nước mà chưa có công trình nghiên cứu riêng về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội. Hơn nữa Quốc hội đã thông qua BLHS 4 năm 2015 và có sửa đổi một số bất cập về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn đưa ra những vấn đề mới nhất về lý luận và thực tiễn của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn thạc sĩ: đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm, những tồn tại và đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đạt được những mục đích đó trong quá trình nghiên cứu đề tài cần hoàn thiện nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu làm rõ các khái niệm: “Thực phẩm”, “An toàn thực phẩm”, “Vệ sinh thực phẩm”, “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Khái quát việc quy định tội vi phạm quy định về VSATTP trong lịch sử lập pháp Việt Nam. - Phân tích làm rõ dấu hiệu pháp lý cụ thể của tội vi phạm quy định về VSATTP được quy định tại Điều 244 của BLHS năm 1999. - Phân tích thực tiễn xử lý tội vi phạm quy định về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 – 2016, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm này. Phạm vi nghiên cứu: - Về lý luận: Nghiên cứu quy định tại Điều 244 BLHS năm 1999 về tội vi phạm quy định về VSATTP và những văn bản pháp luật có liên quan dưới góc độ pháp luật hình sự. - Về thực tiễn: Nghiên cứu tình hình xử lý tội vi phạm quy định về VSATTP giai đoạn 2010 – 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật hình sự và văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp hệ thống hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương và các tiểu mục sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chương 2: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. - Chương 3: Thực tiễn xử lý tội phạm vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm về thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, chủ yếu bao gồm các chất: chất bột (cacbonhydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật và vi sinh vật, tuy nhiên cũng tồn tại một hoặc một vài sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia… [6, tr.9]. Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, khái niệm “thực phẩm” được hiểu như sau: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: An toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng [3, tr.10]. Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm, các khái niệm “an 7 toàn thực phẩm” và một số khái niệm có liên quan đến vấn đề VSATTP được hiểu như sau: - An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. - Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. - Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm. - Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm. - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người. Như vậy, “vệ sinh an toàn thực phẩm” có thể được hiểu là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Việc đưa ra các khái niệm trên nhằm mục đích hệ thống lại những vấn đề có liên quan tới thực phẩm và VSATTP; đồng thời, từ các khái niệm đó có thể phân tích và đưa ra khái niệm “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. 8 1.1.2. Khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Để làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về VSATTP thì cần tìm hiểu khái niệm về thực phẩm và hành vi nào được coi là vi phạm quy định về VSATTP và phải chịu trách nhiệm pháp lý ở dưới dạng trách nhiệm hình sự hay phi hình sự [68, tr.7]. Khái niệm thực phẩm và một số khái niệm liên quan đến vấn đề VSATTP được quy định trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã được đưa ra ở mục trên. Hành vi vi phạm quy định về VSATTP được coi là trái pháp luật hình sự khi có đầy đủ các dấu hiệu về mặt pháp lý cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả gây ra ở mức độ đủ nghiêm trọng, được quy định trong pháp luật hình sự. Đó là các hành vi sau đây: - Hành vi “sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; hoặc biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm; - Hành vi “sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy” theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy; - Hành vi “nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm” mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng; hoặc biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; - Hành vi “chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm” mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; 9 Trên cơ sở quy định về tội vi phạm quy định về VSATTP và khái niệm về tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, tác giả đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định về VSATTP như sau: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây tổn hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi gây ra. Khái niệm về tội vi phạm quy định về VSATTP được đưa ra ở trên đã phản ánh được đầy đủ các đặc điểm của tội phạm này, theo đó tội vi phạm quy định về VSATTP bao gồm năm đặc điểm: - Thứ nhất, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định về ATTP; - Thứ hai, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi bị luật hình sự cấm, được quy định trong Bộ luật hình sự; - Thứ ba, tội vi phạm quy định về VSATTP được thực hiện một cách có lỗi; - Thứ tư, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện; - Thứ năm, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. Để góp phần làm sáng tỏ một cách sâu sắc hơn nữa về mặt lý luận của khái niệm tội vi phạm quy định về VSATTP, cần phải lần lượt xem xét những nét chủ yếu của năm đặc điểm nêu trên của tội phạm này mà thông qua đó có thể nhận thấy nội hàm của từng đặc điểm [19, tr.297]: - Nội hàm của đặc điểm thứ nhất – tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định về ATTP có những nét 10 chủ yếu sau: đây là một đặc điểm được chính thức ghi nhận trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam (Điều 8 khoản 1), bất kỳ một tội phạm nào cũng đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhận thức rõ được điều này thì có thể lý giải được việc các nhà làm luật tiến hành phân chia các hành vi vi phạm quy định về ATTP thành hai loại khác nhau – tội phạm hay vi phạm pháp luật hành chính. Khi xác định tính nguy hiểm cho xã hội là một đặc điểm của tội vi phạm quy định về VSATTP cần chú ý là hành vi vi phạm quy định về ATTP bị coi là nguy hiểm cho xã hội nhất định phải là hành vi gây nên (hoặc có khả năng thực tế gây nên) thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của người khác. - Nội hàm của đặc điểm thứ hai – tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi bị luật hình sự cấm, được quy định trong Bộ luật hình sự có nét chủ yếu sau: đặc điểm này cho phép lý giải rằng chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định về ATTP bị luật hình sự cấm - bị nhà làm luật coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với việc thực hiện hành vi đó trong Bộ luật hình sự, thì việc thực hiện hành vi đó một cách có lỗi mới bị coi là tội phạm. - Nội hàm của đặc điểm thứ ba – tội vi phạm quy định về VSATTP được thực hiện một cách có lỗi có những nét chủ yếu sau: khi hành vi vi phạm các quy định về ATTP được con người thực hiện một cách có lỗi thì hành vi đó mang tính chất lỗi – trở thành hành vi phạm tội và chính vì vậy, dẫn đến hậu quả pháp lý – người có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm quy định về ATTP phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự. Còn ngược lại, nếu như hành vi vi phạm quy định về ATTP bị luật hình sự cấm tuy được thực hiện trong thực tế khách quan, nhưng người thực hiện hành vi đó lại không có lỗi – đã tác động đến hành vi do sự kiện bất ngờ chứ không phải do ý chí chủ quan của người ấy thì hành vi đó mang tính chất không có lỗi, không thể bị coi là hành vi tội phạm và do đó, người không có lỗi trong việc 11 thực hiện hành vi vi phạm quy định về ATTP thì không phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự. - Nội hàm của đặc điểm thứ tư – tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện có nét chủ yếu sau: để coi là một người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm vi phạm quy định về VSATTP – có thái độ tâm lý đối với hành vi bị luật hình sự cấm do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó, thì chủ thể của hành vi đó nhất thiết phải là người có năng lực TNHS, tức là người mà tại thời điểm thực hiện tội phạm có đầy đủ hai tiêu chí cơ bản và bắt buộc là phải có trạng thái bình thường (không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức được hoặc khả năng điều khiển được hành vi của mình); và phải có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó [19, tr.305]. - Nội hàm của đặc điểm thứ năm – tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện có nét chủ yếu sau: tuổi chịu TNHS có mối quan hệ trực tiếp với năng lực TNHS và gián tiếp với lỗi, khi đủ tuổi chịu TNHS theo luật định, thì đó chính là một trong những cơ sở cần thiết để có thể có (chứ không nhất thiết là sẽ có) năng lực TNHS. Vì trên thực tiễn cho thấy, vẫn có những người đủ tuổi chịu TNHS (có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành do mình thực hiện, cũng như điều khiển được hành vi ấy), nhưng thực sự họ không có năng lực TNHS. Từ đây, có thể khẳng định rằng, chỉ khi nào hành vi vi phạm quy định về ATTP bị luật hình sự cấm có tính chất lỗi là tội phạm khi chủ thể của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi là người có năng lực TNHS và phải đủ tuổi chịu TNHS theo luật định. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan