Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễ...

Tài liệu Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)​

.PDF
75
30
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ NHƢ QUỲNH TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ NHƢ QUỲNH TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Luật Hình sự & Tố tụng Hình sự Mã số: 8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng Hà nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đoàn Thị Nhƣ Quỳnh i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................ii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM. ..................... 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm ............................................ 6 1.1.1. Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm ................................................................ 6 1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm ........................................... 7 1.1.3. Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với một số tội danh khác trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ......................................................................................... 24 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm qua từng giai đoạn ............................................................................................................................... 30 1.2.1. Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 ....... 30 1.2.2. Quy định về tội phạm sản xuất, buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 1985 ......... 31 1.2.3. Quy định về tội sản xuẩt, buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 1999 ..................... 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 37 Chƣơng 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLHS VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC YÊU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM .................... 38 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................................. 38 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến tình hình tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng cấm ............................................................ 38 2.1.2. Tổng quan diễn biến của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và kết quả xét xử tại Tòa án hai cấp thành phố Hà Nội ................................................................................................ 39 2.1.3. Những vi phạm, sai lầm trong áp dụng pháp luật và nguyên nhân ............................ 43 2.2. Các yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm .............................................................................................................. 46 iii 2.2.1. Các yêu cầu ................................................................................................................ 46 2.2.2. Các giải pháp ............................................................................................................. 48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 55 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, văn hóa- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân từng bước ổn định và ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bằng cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế năng động trong xu thế toàn cầu hoá. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái ảnh hưởng tiêu cực và làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế; với nhiệm vụ chính là sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho xã hội phát triển, hoạt động kinh tế mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước nhưng hiện nay, các loại tội phạm về kinh tế lại xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên tinh vi hơn. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của đất nước là một trong những thành phố lớn tập trung đông dân cư, phát triển năng động. Từ vị trí địa lý đặc thù, thuận lợi, cộng với nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng, thành phố Hà Nội có những điều kiện tốt để phát triển về kinh tế. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thì đây cũng chính là điều kiện cho một số loại tội phạm phát triển, đặc biệt là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà điển hình là tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Trong khi đó, trên thực tế hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, buôn bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu trấn áp tội phạm cũng như những diễn biến phức tạp của tội phạm. Những năm gần đây, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Đồng thời việc xét xử tội 1 ` phạm này trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, không đồng bộ và chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời. Để nhận thức đúng, áp dụng thống nhất quy định của BLHS Việt Nam và áp dụng đúng những quy định mới của BLHS về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm phù hợp với thực tiễn thì việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là rất quan trọng. Qua đó xác định được những vấn đề bất cập, những hạn chế thiếu sót trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn đang đặt ra tại thành phố Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó, khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 mới được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2018. Vì lẽ đó, các văn bản hướng dẫn thi hành, các công trình nghiên cứu về đề tài này chưa nhiều. Từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội)” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam, trong thời gian qua nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam nói riêng. Trong đó đáng chú ý là những công trình sau: Thứ nhất, hệ thống các giáo trình, sách chuyên ngành: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của 2 ` Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 – Phần các tội phạm” của TS. Phạm Mạnh Hùng do NXB Lao động xuất bản năm 2019; “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên); Thứ hai, hệ thống các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ luật học: Phòng ngừa tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của lực lượng cảnh sát kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ của Lê Trung Kiên năm 2015; Điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT&CV, Luận văn thạc sĩ của Học viên cao học Nguyễn Nhật Trường năm 2007; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng), Luận văn Thạc sĩ của Lục Thị Út năm 2014; Tội buôn bán hàng cấm theo Pháp luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của Trần Bích Liên. Thứ ba, hệ thống các bài viết, đề tài khoa học: “Hoàn thiện các quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự” (Tạp chí Tòa án số 3(2015) – Tác giả: Nguyễn Chí Công; “Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và một số vấn đề cần lưu ý” (Tạp chí Tòa án số 6 (2016) – Tác giả: Nguyễn Chí Công); “Điều 155 Bộ luật Hình sự và kiến nghị hoàn thiện” (Tạp chí Tòa án số 3 (2014) – Tác giả: Lê Văn Sua). Những Công trình kể trên đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn của tội phạm nói chung cũng như tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, các vấn đề xã hội luôn được chú trọng, quan tâm; đặc biệt tình hình diễn biến của tội phạm liên quan đến hàng cấm ngày càng phức tạp 3 ` và diễn ra trên diện rộng. Do vậy, nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong luật Hình sự Việt Nam, để đánh giá thực trạng áp dụng, xác định những khó khăn, vướng mắc để đưa ra những giải pháp nhằm áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm củng cố ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội để đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng có hiệu quả quy định của Bộ luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. * Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn: - Về mặt lý luận: Phân tích những vấn đề lý luận về tội phạm sản xuất (như lịch sử lập pháp, khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu cấu thành tội phạm) về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm tại Việt Nam để người đọc có thể tiếp cận và hình dung một cách rõ nhất về tội này. - Về mặt thực tiễn: Đánh giá tình hình hoạt động của tội phạm này trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua các bản án chỉ ra những vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử từ đó rút ra những kết quả, thành tựu cũng như vướng mắc tồn tại, nguyên nhân làm phát sinh loại tội phạm này. - Về giải pháp: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự Việt Nam đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là tội phạm sản xuất, buôn bán hàng cấm trong luật Hình sự Việt Nam. Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong khung thời gian từ 2015 đến tháng 6 năm 2018. 4 ` 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý đối với tội buôn bán hàng cấm. Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của TANDTC và VKSNDTC để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn Luận văn phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về tội sản xuất buôn bán hàng cấm; khái quát lịch sử pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và so sánh tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.với một số tội phạm về vi phạm trật tự quản lý kinh tế để làm sáng tỏ tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Đồng thời, luận văn cũng thể hiện rõ thực trạng áp dụng pháp luật, nêu những bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm. Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trên địa bàn thành phố Hà Nội và các yêu cầu, giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm 5 ` Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM. 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm 1.1.1. Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm - Khái niệm hàng cấm: Hàng hóa là sản phẩm do lao động tạo ra và dùng vào mục đích buôn bán trên thị trường. Tuy nhiên mỗi loại hàng hóa có những đặc tính riêng. Có những loại hàng hóa có tính chất đặc biệt mà việc sản xuất, lưu thông, sử dụng các loại hàng hóa đó trên thị trường gây tác động tiêu cực đến con người, môi trường và xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, môi trường và sức khỏe của người dân thì Nhà nước quy định không được sản xuất, lưu thông, kinh doanh, sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành , chưa được phép sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Những loại hàng hóa này được liệt kê trong danh mục cấm cá nhân, tổ chức tự do buôn bán và được gọi là “hàng cấm”. + Theo từ điển pháp luật hình sự: Hàng cấm là hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh [73, tr 110]. + Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại thì, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nêu: “Hàng cấm là những mặt hàng bị cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam” [17, tr 13]. Danh mục các loại hàng cấm của Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian và thường xuyên được điều chỉnh tương thích với các đặc điểm kinh tế xã hội. Ví dụ, trước đây, một số vật nuôi và cây trồng được phép nhập về Việt 6 ` Nam nhưng hiện nay thì bị cấm. Hoặc trước đây pháo là mặt hàng được phép nhập khẩu nhưng ngày nay lại bị cấm. - Sản xuất hàng cấm: Được hiểu là hành vi làm ra hàng cấm bằng bất kỳ phương pháp nào, kỹ thuật công nghệ nào. - Buôn bán hàng cấm: Được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản (không phải là tiền) hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để trao đổi, thanh toán lấy hàng cấm hoặc ngược lại. Trên cơ sơ các phân tích trên có thể đưa ra khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau: Tội sả n xuất, buôn bán hàng cấm là hành vi sản xuất, buôn bán những hàng hóa mà Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước trong việc sản xuất, kinh doanh đối với một số mặt hàng đặc biệt. 1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm Theo quan điểm của TS. Phạm Mạnh Hùng trong Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 – Phần các tội phạm do NXB Lao động xuất bản năm 2019 và những nghiên cứu của bản thân, các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được phân tích như sau: *Khách thể của tội phạm: Đối tượng tác động của tội phạm là hàng cấm.Hàng cấm là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. [17] Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là tội xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước trong việc sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng đặc biệt. Khách thể trực tiếp cuả tội này là quan hệ xã hội trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán 7 ` những hàng hóa Nhà nước độc quyền quản lý. Các mặt hàng này không được nhà nước cho phép san xuất, lưu hành trên thị trường. Nhưng không phải tất cả đỏ đều thuộc phạm vi đối tượng của tội này. Có những mặt hàng cũng bị Nhà nước cấm sản xuất, lưu hành trên thị trường nhưng đã được quy định trong những điều luật riêng: ma túy, vũ khí quân dụng, … thì không còn là đối tượng của điều luật này nữa. * Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở 2 hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm. Sản xuất hàng cấm: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoặt động khác làm ra hàng cấm. Buôn bán hàng cấm: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng cấm vào lưu thông. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 50 kilôgam trở lên hoặc 50 lít trở lên; - Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu 1.500 bao trở lên; - Sản xuất, buôn bán pháo nổ 06 kilôgam trở lên; - Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính 50.000.000 trở lên là trường hợp thu được lợi ích vật chất không chính đáng từ việc phạm tội trị giá 50.000.000 đồng trở lên. 8 ` - Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; - Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 190 BLHS nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS mà còn vi phạm. * Dấu hiệu về nhân thân cũng được chú ý trong điều luật: Đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau đây: sản xuất, buôn bán hàng cấm; buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gi thực phẩm; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; đầu cơ; trốn thuế. Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên đây mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm. - Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 190 BLHS nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 200 của BLHS là đã bị kết án về một trong các 9 ` tội sau đây: tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); tội đầu cơ (Điều 196); tội trốn thuế (Điều 200). Bị coi là đã bị kết án về một trong các tội trên đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội đã bị Tòa án kết án về một trong các tội trên, nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của BLHS mà lại thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm. Cần lưu ý, hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh nhưng hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa đó thỏa mãn dấu hiệu của một trong các tội được quy định tại một trong các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 BLHS, thì người thực hiện hành vi đó không bị truy cứu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm mà bị truy cứu TNHS về một trong các tội tương ứng được quy định tại các điều luật cụ thể đó của BLHS. Cụ thể là, tùy từng trường hợp, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu TNHS về một trong các tội sau đây: Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232); tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234); tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246); tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc 10 ` sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254); tội chế tạo, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304); tộ chế tạo, mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự (Điều 306); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311). * Về cấu thành tăng nặng: - Các dấu hiệu khác thuộc về mặt khách quan của CTTP không đóng vai trò định tội mà chỉ đóng vai trò là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc đóng vai trò là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Về thủ đoạn phạm tội đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm: các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn phạm tội khác nhau, từ đơn giản đến tinh vi, với cách thức quy mô từ nhỏ lẻ, phân tán đến sản xuất hàng loạt, có tổ chức... * Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 BLHS 2015. Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, và mong muốn thực hiện hành vi đó. Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, lỗi cố ý thể hiện ở chỗ: Người phạm tội hoặc người có thẩm quyền thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. * Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và pháp nhân thương mại thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 75 BLHS. 11 ` Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này không có gì đặc biệt so với các tội phạm khác, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này. Khoản 2 Điều 12 liệt kê về các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổ phải chịu trách nhiệm hình dự thì tội phạm này không được liệt kê, bởi vậy, người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi họ trên 16 tuổi. Ngoài chủ thể là cá nhân, pháp nhân thương mại cũng là đối tượng phải chịu TNHS. Đây là quy định hoàn toàn mới, mang tính đột phá của BLHS năm 2015 so với quy định của BLHS năm 1999. Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS khi thỏa mãn một trong các điểm quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015 như sau: “1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.” 2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.” *Hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và các điểm mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định 02 loại hình phạt đối với tội buôn bán hàng cấm là hình phạt 12 ` chính và hình phạt bổ sung. Điều 190 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 03 khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội buôn bán hàng cấm (tương đồng với BLHS năm 1999) và 04 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì từ khung 1 đến khung 3 (từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 190 BLHS) tương đồng nhau. Trong đó khung 1 (quy định tại khoản 1) là khung cơ bản, khung 2 và khung 3 (quy định tại khoản 2 và khoản 3) lần lượt là khung tăng nặng thứ nhất và khung tăng nặng thứ hai với nhiều tình tiết định khung tăng nặng khác nhau. Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt chính của tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt cơ bản được áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân phạm tội gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình phạt chính chỉ là hình phạt tiền. Khung hình phạt cơ bản được quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nặng hơn so với BLHS năm 1999 a) Hình phạt đối với người phạm tội * Khung hình phạt tại khoản 1: Người phạm tội bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. (Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan) Hình phạt chính của tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: BLHS năm 2015 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính vào khoản 2 của điều luật. Đây là một trong những quy định thể chế hóa chính sách hình sự của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp 13 ` là “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý nghười phạm tội, giảm bớt các hình phạt nghiêm khắc như tử hình, tù chung thân; tăng các hình phạt không tước quyền tự do của công dân như phạt tiền, cải tạo không giam giữ” [3, tr 4]. Hình phạt chính của tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt tăng nặng thứ nhất đối với cá nhân gồm hình phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (BLHS năm 1999 không quy định hình phạt tiền trong khung tăng nặng thứ nhất) hoặc hình phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm (BLHS năm 1999 quy định từ 03 năm tháng đến 10 năm). Đối với pháp nhân thương mại phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 190 BLHS, áp dụng cho những trường hợp phạm tội sau: * Khung hình phạt tại khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm có thể được thể hiện dưới các dạng sau đây: Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội; những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước; những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Trường hợp phạm tội có tổ chức mà người phạm tội là người đồng phạm cùng với những người khác thực hiện tội phạm 02 lần trở lên theo một 14 `
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan