Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

.DOC
65
174
89

Mô tả:

Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong từ điển tiếng việt thì thuật ngữ “rửa tiền” và “tội phạm rửa tiền” là một khái niệm hoàn toàn mới, nó mới chỉ xuất hiện trong một thời gian gần đây khi mà nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng mở cửa, với chính sách kinh tế hội nhập, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, so với lịch sử thế giới thì thuật ngữ này đã không còn xa lạ, từ những năm 1935 thuật ngữ rửa tiền và tội rửa tiền đã xuất hiện ở các nước Mỹ la tinh với tên gọi đầu tiên là “tẩy trắng” được gọi theo tiếng Tây Ban Nha là “blanqueo” và được dịch ra tiếng Anh là “bleaching” và “whitening”. Đây là hành vi chuyển hóa đồng tiền và những thu nhập không trong sáng thành những đồng tiền hợp pháp, loại tội phạm này thường xảy ra trong các lĩnh vực như ngân hàng, thuế, hải quan và được các nhà làm luật thời kỳ này gọi chung bằng cụm từ “tẩy trắng đồng tiền bẩn thỉu”. Về sau loại tội phạm này ngày càng xuất hiện ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ với nhiều tên gọi khác nhau bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: theo tiếng Italia “riciclaggio” khi dịch ra tiếng Anh là “recyclinh” có nghĩa là “tái chế lại”; hay theo tiếng pháp là blanchiment de fonds có nghĩa là “tẩy trắng đồng tiền”; đến khoảng năm 1970 thì loại tội phạm này xuất hiện tại Mỹ và được gọi với cái tên là money laundering có nghĩa là “tẩy rửa tiền” Theo giáo sư, tiến sĩ Frank schmallegger người Mỹ, tác giả của cuốn sách chuyên khảo “tội phạm học ngày nay” xuất bản tại Calyfornia năm 1996 thì ông định nghĩa “tẩy rửa tiền là hành vi chuyển hóa đồng tiền (nhận, chuển giao, bảo quản, có ý mua, môi giới quản lý, che dấu…) do bọn phạm tội kiếm được từ các hoạt động phạm tội như tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, lừa đảo, trốn thuế… vào hệ thống tài chính, ngân hàng để hợp pháp hóa. Ngày nay hầu hết các nhà làm luật trên thế giới đều đồng tình với quan điểm này, tuy nhiên với suy nghĩ của các nhà luật học tại Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khu vực Châu Á thì chỉ coi rằng hành vi này chỉ là sản phẩm của các tội buôn bán ma túy. Hành vi tẩy rửa tiền đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới với một tốc độ khá nhanh, ảnh hưởng tiêu cực đối với nền tài chính của tất cả các nước. Đây là một nguy cơ làm mất ổn định nền kinh tế và chính trị của nhiều nước trên thế giới. Theo đánh giá chung của Liên hiệp quốc, hàng năm tổng số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa lên đến khoảng 300 – 400 Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 1 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn triệu USD, trong đó khoảng đến 70% là tiền mặt. Đây là một loại tội phạm mới và việc phát hiện, đấu tranh với nó là rất khó khăn, rất nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển thì chưa coi hành vi tẩy rửa tiền là tội phạm và chưa có lực lượng chuyên trách để đấu tranh với loại tội phạm này [1 – tr 23]. Ở Việt Nam, Như đã nói ở trên thì hiện nay tội phạm rửa tiền là một tội danh hoàn toàn mới mẻ. Trước khi bộ luật hình sự năm 2009 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 thì tội rửa tiền vẫn chưa được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam mà theo bộ luật hình sự năm 1999 thì mặc dù không quy định là tội rửa tiền nhưng trong bộ luật này cũng đã thể hiện được tinh thần của tội phạm rửa tiền bằng việc quy định tại Điều 251 “tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có”. Tuy Điều luật này về cơ bản là đã thể hiện được tinh thần của tội rửa tiền nhưng để phản ánh một cách đầy đủ bản chất của tội rửa tiền thì điều luật trên vẫn chưa thể hiện được. Chính vì vậy, khi bộ luật hình sự 2009 ra đời, có sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự năm 1999 thì các nhà làm luật nước ta đã thống nhất thay đội tên tội danh theo Điều 251 của bộ luật năm 1999 là “tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có” thành “Tội rửa tiền” và từ đây tội phạm rửa tiền chính thức được quy định trong luật hình sự việt nam. Tuy tội danh rửa tiền chỉ mới được quy định trong bộ luật hình sự năm 2009 nhưng việc phòng, chống rửa tiền đã được Đảng, chính phủ quan tâm chỉ đạo sâu sắc ngay từ khi nó mới manh gia xuất hiện, bằng chứng là tại nghi định 74/2005/NĐ-CP quy định về phòng, chống rửa tiền điều này chứng tỏ tội phạm rửa tiền đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, và hậu quả của nó để lại là cực kỳ nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến nền tài chính của một quốc gia và từ đó nó sẽ kéo theo các hậu quả khác như: Ảnh hưởng đến sự tồn vong quốc gia: Tiền "bẩn" đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn vong của một quốc gia. Các nguồn này sẽ làm lũng đoạn nền kinh tế quốc gia. Theo bà Susan J Adams, trưởng đại diện IMF tại VN, VN cần phải cảnh giác với các dòng tài chính phi pháp này bởi lẽ nếu để chúng chảy vào, sớm muộn gì nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia cũng sẽ bị tàn phá. Ngoài ra nó còn làm mất uy tín của quốc gia và do đó làm giảm đi những cơ hội tăng trưởng từ nguồn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư không còn thấy cơ hội để đầu tư vào quốc gia đó nữa. Ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô: Hoạt động rửa tiền ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô đến rất nhiều mặt của kinh tế vĩ mô như: Hệ thống ngân hàng bị suy yếu, thậm chí còn bị bọn tội phạm thao túng, cầu tiền tệ đột biến và lãi suất cùng với tỉ giá hối đoái bất ổn; Kinh tế bất ổn, hướng đầu tư xấu đi và các giao dịch giảm hiệu quả kinh tế; Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 2 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn định chính sách. Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập quốc dân: Các hoạt động phi pháp sẽ hướng thu nhập từ người tiết kiệm cao sang ít tiết kiệm, hoặc từ những khoản đầu tư cẩn trọng sang những khoản đầu tư rủi ro hơn hoặc chất lượng thấp hơn gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế... Tổng tài sản “sạch hoá” hàng năm ở các nước có thể lớn hơn GDP của quốc gia đó làm tăng nguy cơ mất ổn định, vận động không hiệu quả về kinh tế [2 –tr 1] . Từ những phân tích ở trên cho thấy tội rửa tiền nó có tác động rất lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong khi đó thì hệ thống pháp luật nước ta đặc biệt là pháp luật hình sự chưa quy định đầy đủ, chưa đủ mạnh để có thể đối phó với loại tội phạm này. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, cho nên việc nhanh chống hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát hiện và xử lý cũng như tạo điều kiện đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm rửa tiền là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm rửa tiền ở nước ta hiện nay nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về tội phạm rửa tiền nhằm tìm ra nhưng phương thức cũng như thủ đoạn phạm tội cũng như làm rõ hơn các yếu tố cầu thành của tội phạm này để nhằm phục vụ cho công tác điều tra, phát hiện và xử lý đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học, nhiều đơn vị tổ chức quan tâm nghiên cứu, thậm chí cả những hội thảo, những buổi tập huấn, những phiên tòa giả định mang tầm quốc tế với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, điển hình nhất có thể kể đến là bài viết “Tội tẩy rửa tiền trong tội phạm học và trong khoa học điều tra tội phạm” của PGS. PTS Nguyễn Xuân Yêm đăng trên tạp chí luật học; bài viết “Rửa tiền một tội phạm quốc tế điển hình” của tác giả Vũ Duy Cương – Giảng viên khoa luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hay lớp tập huấn kỹ năng, kinh nghiệm đấu tranh với loại tội phạm rửa tiền do tổng cục cảnh sát tổ chức vào ngày 2-3/3/2011; Hội thảo khoa học do UNODC (Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc) tổ chức tháng 11/2010 tập huấn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhằm nâng cao nhận thức phòng chống rửa tiền trên lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Ngày 2/3, tại Hà Nội, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 3 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (UNODC) và Bộ Công an đã tổ chức phiên tòa mẫu về xét xử tội phạm rửa tiền với sự cộng tác của Bộ Tư pháp và Tòa Thượng thẩm Philippines. Và cũng với đề tài này thì trong năm 2010, hai tác giả là Trần Ngọc Phương Linh và tác giả Ngô Thị Hải Việt sinh viên k31 đã chọn làm đề tài tốt nghiệp, ngoài ra vẫn còn nhiều bài viết nhỏ, lẽ có liên quan đến loại tội phạm rửa tiền cũng được nhiều tác giả quan tâm. Mặc dù đã có nhiều buổi tập huấn, nhiều hội thảo có quy mô lớn, nhiều bài biết nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhưng tội rửa tiền là một loại tội phạm mới đối với pháp luật nước ta, vẫn còn nhiều cái chưa được rõ ràng, chưa đầy đủ và chưa hoàn chỉnh, mặt khác tội rửa tiền ngày càng diễn biến một cách phức tạp tên một quy mô rộng lớn với nhiều cách thức, chiêu bài khác nhau nên việc tiếp tục nghiên cứu nhằm làm rõ hơn cách hoạt động của loại tội phạm này cũng như làm rõ hơn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng để phục vụ cho công tác điều tra và xử lý loại tội phạm rửa tiền là hoàn toàn cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 . Mục đích nghiên cứu Mục đích mà tác giả đặt ra khi nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu những khái niệm chung nhất về rửa tiền, tìm hiểu các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về loại tội phạm rửa tiền, nghiên cứu các đặc điểm của hoạt động rửa tiền cũng nhưng tác động của nó đến sự phát triển của một quốc gia từ đó rút ra được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động phòng chống rửa tiền. Trên cơ sở đó liên hệ đến pháp luật Việt Nam, xem thử quy định của hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đã quy định như thế nào về tội rửa tiền, từ đó phân tích thực trạng để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn tối với loại tội phạm mới “tội rửa tiền”. 3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, tác giả đặt ra một số nhiệm vụ khi thực hiện đề tài như sau. + Tìm hiểu, phân tích, làm rõ khai niệm cũng như các đặc điểm của hoạt động rửa tiền và tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới. + Phân tích và đánh giá thực trạng tội rửa tiền tại việt nam trong những năm gần đây, cũng như các quy định của pháp luật hình sự về tội rửa tiền. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 4 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn + Chỉ ra được những dấu hiệu đặc trưng, những yếu tố cấu thành tội phạm của tội phạm rửa tiền. + Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để đấu tranh với tội phạm rửa tiền. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này tác giả đã xác định phạm vi nghiên cứu rõ ràng, đó là nghiên cứu đề tài dưới góc độ pháp lý hình sự, có nghĩa là nghiên cứu về các vấn đề tội phạm rửa tiền, về các đặc điểm, các yếu tố cấu thành, nghiên cứu về hình phạt, và những vấn đề xung quanh nhằm để đấu tranh có hiệu quả, đẩy lùi tội phạm vì sự phát triển của đất nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, tác giả sử dụng các phương pháp luận và phương pháp chủ yếu sau để nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Với những phương pháp nói trên, tác giả đã tiến hành một số hoạt động để lấy tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Đề tài được viết trên cơ sở nghiên cứu cá nhân, có sự tham khảo, chọn lọc, khái quát từ các tài liệu pháp lý, sách, báo, các báo cáo tổng kết, các kết luận của các cá nhân, đơn vị , tổ chức, các ý kiến của các cán bộ, giáo viên nghiên cứu, giảng dạy bộ môn luật hình sự, các ý kiến của các chuyên gia, luật sư… 5. Bố cụ đề tài  Lời nói đầu  Chương I: Khái niệm chung về rửa tiền và tội phạm rửa tiền  Chương II: Tội rửa tiền theo pháp luật hình sự việt nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện  Kết luận  Tích dẫn  Danh mục tài liệu tham khảo “Tội phạm rửa tiền” là một loại tội phạm mới, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian dài nhưng với kiến thức vẫn cò nhiều hạn hẹp, sự hiểu biết chưa thật sâu rộng và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu cũng tương đối ngắn, quy mô cũng còn bó hẹp nên tác giả khó có thể trình bày một cách trọn vẹn, đầy đủ và hoàn Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 5 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn chỉnh. Do đó, khi trình bày tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Nhưng với lòng mong mỏi được đóng góp một phần công sức, hiểu biết nhỏ bé của mình vào trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội rửa tiền nói riêng, hoàn thiện các quy định của pháp luật, tác giả xin trình bày đề tài này. Tác giả kính mong nhận được lời chỉ bảo ân cần của giáo viên hướng dẫn Ths. Cao Văn Hào, hội đồng thẩm định, thầy cô và bạn bè… với mong muốn nâng cao nhận thức và lý luận cũng như mở rộng thêm sự hiểu biết của bản thân. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 6 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ TỘI PHẠM RỬA TIỀN 1. Khái niệm về rửa tiền và tội phạm rửa tiền 1.1. Khái niệm về rửa tiền. Đối với hầu hết các nước, hoạt động rửa tiền được nâng lên thành những vấn đề có tầm quan trọng liên quan đến phòng ngừa, phát hiện và truy tố. Những phương pháp kỹ thuật tinh vi được sử dụng để những kẻ phạm tội thực hiện việc rửa tiền càng làm cho vấn đề này càng thêm phức tạp. Những phương pháp tinh vi như vậy có thể liên quan đến các loại tổ chức tài chính khác nhau; các giao dịch tài chính nhiều tầng; việc sử dụng các tổ chức trung gian như các nhà tư vấn tài chính, kế toán viên, các công ty tá hình và các nhà cung cấp dịch vụ khác; chuyển ngân tới, thông qua từ các nước khác nhau; cùng với việc sử dụng các công cụ tài chính khác nhau và các loại tài sản có giá trị cất giữ khác. Tuy nhiên về cơ bản, rửa tiền lại là một khái niệm đơn giản. Đây là một quá trình, trong đó những đồng tiền thu được từ hoạt động phạm tội được ngụy trang để che đậy nguồn góc bất hợp pháp của chúng. Về cơ bản, rửa tiền liên quan đến những đồng tiền bắt nguồn từ tài sản có liên quan đến tội phạm chứ không phải liên quan đến chính tài sản đó. Có các định nghĩa khác nhau về rửa tiền, cách hiểu phổ biến nhất thì rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ những hoạt động phạm pháp sang lợi nhuận hợp pháp; phạm vi rửa tiền do buôn bán ma tuý thường được coi là kiếm được rất nhiều lợi nhuận bất hợp pháp, một số hoạt động khác như buôn lậu vũ khí, buôn lậu những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, buôn bán bộ phận người, bí mật hạt nhân, vũ khí; việc sử dụng tiền của những tổ chức khủng bố, bắt cóc tống tiền, những giao dịch tài chính bất hợp pháp để trốn tránh những luật pháp quốc tế. Còn một thuật ngữ khác về khái niệm rửa tiền, đó là “chuyển trốn tư bản” hay còn gọi là “vốn bay” (flight capital). Đây là vốn được rút một cách cấp tốc khỏi một nước do sự mất lòng tin vào Chính phủ khi tại nước đó xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị; một khái niệm khác được hiểu là “tiền nóng”, tiền được chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác do sự lo ngại về các chính sách của Chính phủ. Trong nhiều trường hợp, rất khó có thể phân biệt tiền hợp pháp và tiền bất hợp pháp. Những bộ phận hợp pháp của “vốn bay” thường là những dòng tiền sau thuế từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, và nó thường được ghi vào trong sổ sách và được lưu giữ để báo cáo. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 7 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Trong khi những bộ phận hợp pháp này thường được chuyển đi một cách an toàn, công khai thì những bộ phận bất hợp pháp của “vốn bay” thường được che giấu đi. Ngoài ra, còn một thuật ngữ khác thường liên quan trực tiếp tới ba giai đoạn trên, đó là smurfing (được đặt tên theo những nhân vật hoạt hình, người chuyển tiền một cách liên tục để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền). Smurf là những nhân vật giúp chuyển tiền từ một tổ chức này sang một tổ chức khác, hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hoạt động của các smurf thường liên quan đến người cầm đầu, gọi là papa smurf, người trực tiếp chỉ đạo các smurf gửi tiền thu được từ buôn bán ma tuý tại nhiều các ngân hàng với số lượng nhỏ hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tín dụng được yêu cầu phải báo cáo [3 – tr 1]. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những định nghĩa theo thuật ngữ bằng nhiều cách gọi khác nhau bằng những thứ tiếng khác nhau của các nhà nghiên cứu còn việc định nghĩa về tội rửa tiền theo cách hiểu của các văn bản luật thì lại có những định nghĩa khác và nó mang tính pháp lý cao hơn hay nói cách khác là nó được hiểu một cách chính thống hơn. Đầu tiên có thể kể đến đó là cách định nghĩa về tội phạm của công ước viên 1988 (công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần) công ước này đã đề cập đến khái niệm và những điều khoản quy định về tội rửa tiền có nguồn gốc từ việc buôn bán trái phép chất ma túy, việc ra đời của công ước này đã đánh dấu sự phối hợp mang tính chất toàn cầu của hoạt động chống lại nạn tẩy rửa tiền từ buôn bán trái phép ma túy. Tại công ước này thì khái niệm tội rửa tiền được định nghĩa bằng các hành vi được quy định tại Điều 3 (b) và (c), (i) theo đó công ước yêu cầu các nước tham gia phải quy định các hành vi sau đây là tội phạm trong pháp luật của nước mình:  Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che giấu nguồn góc tài sản hoặc giúp người khác thực hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi của mình;  Hành vi che giấu hoặc ngụy trang bản chất, nguồn góc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết ra tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có;  Hành vi mua bán, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản trong khi biết rõ tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có. Rõ ràng khi công ước này ra đời và việc được ra một định nghĩa mang tính chất pháp lý về tội rửa tiền là một bước tiến có thể nói mang tính chất vô cùng quan trọng và có ý Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 8 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nghĩa to lớn đối với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ lại khái niệm này thì cộng đồng quốc tế mới thấy rõ điểm hạn chế của công ước, thực tế rằng tội phạm nguồn của tội rửa tiền không chỉ bắt nguồn từ hành vi buôn bán trái phép chất ma túy, mà việc tẩy rửa những đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp có thể bắt nguồn từ bất kỳ hành vi phạm tội nào miễn sao hành vi đó đưa lại cho kẻ thực hiện một khoản tiền. Đứng trước tình hình thực tế đó, nhiều tổ chức quốc tế nhận thấy việc sử dụng định nghĩa về tội rửa tiền của công ước viên 1988 về lâu dài là không ổn, thậm chí nó có thể dẫn đến việc bỏ sót nhiều loại tội phạm nguy hiểm và ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn thế giới, điều này đã thúc đẩy nhiều cuộc họp đa phương được tiến hành để nhằm tìm ra khái niệm mới cũng như nhìn nhận chính xác nhằm đấu tranh, phòng chống hiệu quả hơn đối với loại tội phạm rửa tiền. Theo đó, vào tháng 7/1989 cuộc họp cấp cao về kinh tế lần thứ 25 của nhóm các nước G7 đã quyết định thành lập lực lượng đặc nhiệm chống các tội phạm tài chính về rửa tiền gọi tắt là (FATF), đây được coi là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó ba chức năng chủ yếu của cơ quan này liên quan đến chống rửa tiền là:  Theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền của các nước thành viên;  Tổng kết, báo cáo về xu hướng, thủ đoạn về rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền;  Thúc đẩy việc thực hiện và chấp thuận các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu. Phần quan trọng trong việc thực hiện các chức năng đã nêu trên của FATF là việc ban hành 40 khuyến nghị được soạn thảo đầu tiên vào năm 1990 được coi như là một sáng kiến đấu tranh chống việc lợi dụng các hệ thống tài chính của các đối tượng tẩy rửa tiền do buôn bán ma túy mà có. Những khuyến nghị này tiếp tục được sửa đổi vào các năm 1996 và 2003 để theo kịp các chiêu thức rửa tiền ngày càng phát triển tinh vi. Nội dung các khuyến nghị đề cập đến việc phạm vi tội phạm hình sự về rửa tiền; các biện pháp tạm thời và tịch thu; các biện pháp được các chế định tài chính và các loại hình kinh doanh và ngành nghề phi tài chính thực hiện nhằm ngăn ngừa hoạt động phạm tội; các biện pháp tổ chức và các biện pháp khác trong chống rửa tiền và hợp tác quốc tế về chống rửa tiền. Trong bối cảnh cả thế giới đang nổ lực đấu tranh chống lại rửa tiền thì 40 khuyến nghị của FATF đóng vai trò là một khuôn khổ pháp lý toàn diện chống rửa tiền vì nội dung của nó được trình bày để có thể áp dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và cho phép Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 9 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn các quốc gia tùy theo hoàn cảnh của mình mà áp dụng linh hoạt các khuyến nghị này. Mặc dù không có hiệu lực pháp lý bắt buộc như pháp luật của các quốc gia nhưng 40 khuyến nghị này đã được cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan đánh giá như một chuẩn mực cho công tác phòng chống rửa tiền và được xem như một nghĩa vụ đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện nếu như muốn được cộng đồng quốc tế đánh giá là tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm rửa tiền [4 – tr 10]. FATF là lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền – một tổ chức được công nhận là tổ chức đạt tiêu chuẩn quốc tế cho những nổ lực về chống rửa tiền và cũng chính tổ chức này đã đưa ra định nghĩa khá xúc tích cho thuật ngữ rửa tiền đó là việc “xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn góc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tộ”[5 – tr 3]. Đây là khái niệm mới về tội phạm rửa tiền, khái niệm này đã thể hiện được những nhận thức mới của cộng đồng quốc tế về đối tượng của hành vi rửa tiền – đó là những đồng tiền có nguồn gốc từ việc phạm tội mà có, không còn giới hạn ở tội buôn bán trái phép ma túy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tội phạm rửa tiền không chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà nhằm đạt được những mục đích to lớn, những kẻ thực hiện hành vi phạm tội càng mở rộng phạm vi ra trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Để tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc đấu tranh phòng chống với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Liên Hợp Quốc đã thông qua công ước Palermo vào năm 2000. Công ước bao gồm nhiều điều khoản về chống tội phạm có tổ chức và yêu cầu các quốc gia đã thông qua công ước này phải thực hiện các nội dung của nó bằng cách ban hành luật trong nước (là quá trình nội luật hóa vào pháp luật quốc gia). Trong công ước này cũng đã đưa ra một khái niệm mới về tội rửa tiền, theo đó tội rửa tiền trong công ước Palermo được khái niệm như sau: Phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong nội luật của mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật hoặc những biện pháp cần thiết khác để coi các hành vi sau đây là tội phạm khi chúng được thực hiện một cách cố ý:  Chuyển đổi hay chuyển giao tài sản, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có, nhằm che đậy hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm nguồn lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 10 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn  Che đậy hoặc che giấu bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng, vận chuyển hoặc quyền sở hữu hay quyền đối với tài sản, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có;  Có được, sở hữu hoặc sử dụng những tài sản, dù tại thời điểm nhận được tài sản, biết rằng đó là tài sản do phạm tội mà có;  Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, nổ lực thực hiện và hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào theo quy định của điều này. 2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền. Theo mô tả của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hoạt động rửa tiền phổ biến trên thế giới thường tiến hành theo 3 bước chính. Ở giai đoạn đầu tiên, các đối tượng sẽ đưa tiền do hoạt động phạm pháp mà có vào các định chế tài chính. Thủ đoạn phổ biến để tránh bị phát hiện là thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định. tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính, gọi tắt là “gài đặt”, “gửi tiền”. Đây là thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh tế tài chính. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang được cơ quan điều tra theo dõi, hơn thế nữa nhà nước và các cơ quan đặt ra nhiều quy chế để đón “lõng” bọn tội phạm rửa tiền, ví dụ như quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được phép thanh toán, các quy định về khai báo ngân hàng. Trong giai đoạn tiếp theo, tiền được chuyển từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu. Quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm nhập hệ thống tài chính, gọi tắt là “chuyển dịch”, “sắp xếp”. Trong công đoạn này, hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xoá đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức tội phạm. Quốc gia nào có hệ thống luật doanh nghiệp càng thông thoáng càng dễ bị lợi dụng thông qua việc thành lập công ty ma. Ngoài ra, các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 11 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như Internet Banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Và giai đoạn cuối là “gột” số tiền đó bằng cách đầu tư vào những hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đầu tư hợp pháp, gọi tắt là “hoà nhập”. Đây là lúc bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản... Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm. Để thực hiện trót lọt quá trình này, ông Kevin Whelan, chuyên gia tài chính Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho biết, đối tượng rửa tiền thường chuyển tiền đan xen với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại giữa các hoạt động kinh doanh bằng nhiều tài khoản khác nhau, hoặc giữa tài khoản trong nước với tài khoản nước ngoài. Những giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu rửa tiền sẽ có các biểu hiện như: đột ngột chuyển tiền với số lượng lớn, thường xuyên chuyển tiền ra nước ngoài, tiền gửi đến người nhận không có quan hệ cá nhân, thực hiện chuyển tiền tại nhiều chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh biên giới... Các chuyên gia tài chính đánh giá, ngân hàng thường được chọn lựa không những vì khả năng của chúng có thể giao dịch với các khoản tiền rất lớn, mà còn vì một khi đồng tiền lọt được vào tài khoản của ngân hàng, sẽ nhanh chóng được công nhận như một khoản tiền sạch, từ đó có thể thực hiện được ngay các lệnh thanh toán với số lượng lớn, mà không gây ra bất cứ một sự nghi ngờ gì về tính hợp pháp của chúng. Hoạt động chuyển tiền giữa các ngân hàng có thể không thuộc phạm vi báo cáo nghi vấn rửa tiền, do vậy các nhân viên ngân hàng bị mua chuộc tạo điều kiện dễ dàng hơn để che đậy việc chuyển những khoản tiền lớn bất hợp pháp giữa các tài khoản với nhau. Ngân hàng Thụy Sỹ được xem là thiên đường của tội phạm rửa tiền vì ở đây có chất lượng dịch vụ tốt và nổi tiếng về nguyên tắc tôn trọng bí mật khách hàng [6 – tr 1]. Từ những phân tích trên chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của hoạt động rửa tiền như sau: Thứ nhất: đối tượng của hành vi rửa tiền là tiền, tài sản (tiền bẩn) thu được từ các tội phạm nguồn. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia về phòng, chống loại tội phạm này mà các loại tội phạm nguồn có thể giới hạn ở một số loại tội phạm hoặc tất cả các hành vi bị coi là tội phạm theo pháp luật hình sự của quốc gia đó. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 12 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Thứ hai: thủ đoạn rửa tiền rất linh hoạt, mềm dẻo, mang tính thích nghi cao và thường sử dụng các công nghệ mới nhất. Vì vậy mà nó có khả năng qua mặt được các hệ thống kiểm soát về tội phạm chặt chẽ nhất. Ngày nay rửa tiền được xem là “ngành công nghiệp” có tốc độ tăng trưởng cao nhất cũng như đem lại nguồn thu nhập cao đứng hàng thứ ba chỉ sau hoạt động kinh doanh dầu mỏ và mua bán vũ khí. Thư ba: rửa tiền không bị giới hạn về địa lý, dân cư. Rửa tiền nó không chỉ vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia mà nó còn khó thể vượt ra ngoài một khu vực và hoạt động với quy mô đa quốc gia, đa khu vực và mang tính toàn cầu. Nếu căn cứ vào yếu tố biên giới lãnh thổ của một quốc gia thì hoạt động rửa tiền có thể được chia thành các dạng như sau:  Tiền ở lại: cả ba giai đoạn của hoạt động rửa tiền như đã nêu ở trên đều xảy ra bên trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.  Tiền quay lại (ra rồi vào lại): tiền bẩn sẽ xuất hiện bên trong của nền kinh tế của một quốc gia, được đem ra ngoài quốc gia đó để rửa một phần hoặc toàn bộ rồi sau đó đem quay lại tại chính quốc gia mà nguồn tiền bẩn đó phát sinh.  Tiền vào: trường hợp này thì tiền bẩn có nguồn gốc từ bên ngoài, được rửa một phần hoặc toàn bộ ở ngoài rồi sau đó đổ dồn vào nền kinh tế của một quốc gia khác.  Tiền ra (ra mà không trở lại): tiền bẩn có nguồn gốc từ bên trong nền kinh tế của một quốc gia, nguồn tiền này sẽ được đưa ra khỏi quốc gia để rửa mà không quay trở lại.  Tiền đi qua (vào rồi ra mà không ở lại): tiền bẩn chỉ đi qua nền kinh tế của một quốc gia rồi sau đó tới một quốc gia khác mà không ở lại tại nền kinh tế của quốc gia đó. Chính vì vậy mà khi cộng thêm tính chất chuyên nghiệp và mức độ tinh vi của hoạt động rửa tiền thì hầu hết các chuyên gia pháp luật khi nhìn nhận về loại tội phạm này thường xem xét nó dưới góc độ là một tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài ra các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng nhận định rằng hoạt động rửa tiền trên 80% các vụ đều mang tính quốc tế. Thứ tư: lượng tiền, tài sản được rửa xong có thể tiếp tục được sử dụng làm nguồn tài chính đầu tư vào các hoạt động bất hợp pháp khác với quy mô lớn hơn. Đó có thể là việc tiếp tục nuôi dưỡng, bành trướng quy mô của các loại tội phạm nguồn hoặc tiến hành các hoạt động tội phạm mới. Như vậy, vô hình chung các hoạt động tội phạm được tiếp nhận Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 13 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn thêm một nguồn lực kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn và tất nhiên sẽ trở nên nguy hiểm và khó đối phó hơn. Thứ năm: rửa tiền không nhân nhượng bất kỳ quốc gia nào. Đặc biệt đối với các quốc gia có cơ chế kiểm soát rửa tiền còn lỏng lẻo, yếu kém; hệ thống tài chính còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm; nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt; đang có nhu cầu thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư… đó chính là các quốc gia kém phát triển và đang phát triển ngày càng trở thành mãnh đất màu mở cho loại tội phạm rửa tiền vì một lý do đơn giản là các nước phát triển ngoài hệ thống pháp luật kiểm soát chặt chẽ ra thì tại chính các nước phát triển này có nền tài chính cực kỳ tốt việc thanh toán chủ yếu bằng thẻ ngân hàng nên tội phạm rửa tiền có khó thể hoạt động được tại chính quốc gia này. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tội phạm rửa tiền không thể thực hiện được ở các nước phát triển, một khi khung pháp lý về phòng chống rửa tiền đạt tiêu chuẩn cao thì từ đó cũng xuất hiện việc trình độ thực hiện tội phạm với nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi đủ để qua mặt được nhưng hệ thống kiểm soát hiện đại và chặt chẽ nhất. Tiêu biểu cho hiện tượng này đó chính là nước Mỹ, Mỹ được xem là quốc gia phát triển, có hệ thống pháp luật về phòng chống tiền toàn diện nhất thế giới, cộng thêm là hệ thống tài chính hiện đại nhưng theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và Interpol thì quốc gia này vẫn bị xem là trung tâm tẩy rửa tiền lớn nhất thể giới, theo đó có tới 50% số tiền thông qua tham nhũng, buôn lậu đã được tẩy rửa tại quốc gia này [7 – tr 549]. 3. Rửa tiền và tội rửa tiền theo quy định của pháp luật quốc tế. 3.1. Luật phòng, chống rửa tiền tại Mỹ. Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Không chỉ vậy, Mỹ còn là một trong những quốc gia có pháp luật về rửa tiền sớm nhất trên thế giới và ngày nay được xem là có những quy định về rửa tiền toàn diện và chặt chẽ nhất. Vào năm 1956 trong bộ luật hình sự liên bang hoa kỳ thì hành vi rửa tiền được quy định: “rửa tiền là việc người nào biết được rằng tài sản tham gia vào các giao dịch tài chính là tài sản có được do các hành vi phạm pháp nhưng tiến hành giao dịch đó để che giấu, ngụy trang bản chất, vị trí, nguồn, chủ sở hữu, quản lý tài sản đó”. Khái niệm này nhấn mạng bản chất của rửa tiền, còn các vấn đề xác định chủ thể của rửa tiền, thủ đoạn của rửa tiền đều do các thẩm phán thụ lý vụ việc quyết định. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 14 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Về sau này, một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra. Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai. Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song Ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà không hề lưu giữ hồ sơ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của Ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện những giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhân viên của Ngân hàng Boston đã không báo cáo và lưu giữ chứng từ của những giao dịch này mặc dù chúng không được loại trừ theo các quy định và luật lệ về tài chính. Đến năm 1985, Ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD. Từ trường hợp của ngân hàng Boston cho thấy Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp luật chống rửa tiền toàn diện và đồ sộ như thế nhưng lại là quốc gia có tội phạm rửa tiền tồn Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 15 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại nhiều nhất. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc và cảnh sát hình sự quốc tế Interpol thì có khoảng 50% số tiền thu được thông qua tham nhũng, buôn lậu trên toàn thế giới được tẩy sạch lại Mỹ. Điều này trái với những lối suy nghĩ thông thường, những nơi mà hệ thống pháp luật yếu kém thì rửa tiền mới nhiều và những nước có hệ thống pháp luật chống rửa tiền toàn diện, chặt chẽ thì sẽ miễn dịch với tội rửa tiền. Thực tế trên đã chứng minh được lối suy nghĩ thông thường trên là không hoàn toàn đúng, Mỹ hấp dẫn với bọn tội phạm rửa tiền với số lượng tiền bẩn được rửa cao nhất thế giới vì một lẽ rất dễ hiểu, hệ thống kinh tế - tài chính – tiền tệ của mỹ phát triển đến đỉnh cao, nhiều tiện ích của các dịch vụ tài chính ở đây mà các nơi khác không có được. Về phía các nhà cầm quyền ở Mỹ, các biện pháp thắt chặt kiểm soát giao dịch tài chính được họ thực hiện rất nghiêm, thêm vào đó là những hình phạt rất nặng cũng phần nào trấn áp được bọn tội phạm rửa tiền nhưng càng như thế tội rửa tiền lại càng bộc lộ được tính chất tinh vi và khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật Mỹ [8 – tr 2]. 3.2. Luật phòng, chống rửa tiền tại Anh. Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các Ngân hàng thương mại với sự phối hợp, tham gia của Cơ quan tình báo quốc gia, Hải quan, Cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra. Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Những trách nhiệm pháp lý dân sự có thể nảy sinh nếu vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng dẫn tại Anh chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 16 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới… cũng phải thực hiện theo những hướng dẫn này. Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật hình sự năm 1993. Bộ luật đầu tiên cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma tuý, phong toả chúng và khi có chứng cớ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật hình sự năm 1990 cho phép kết tội những người che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển những tài sản hoặc giúp đỡ người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có. Luật hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của toà án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự. Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của cộng đồng châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền [9 – tr 1]. 3.3. Những quy định về rửa tiền tại Nga. Năm 2000, Nga bị lực lượng đặc nhiệm quốc tế về chống rửa tiền (FATF) liệt kê vào danh sách 15 nước là thiên đường của tội rửa tiền. Trước tình hình đáng báo động, Nga đã tham gia công ước chống rửa tiền của Hội đồng châu Âu, sau đó Nga ban hành Bộ luật chống rửa tiền vào năm 2001. Do hoạt động rửa tiền tại Nga thường thông qua các công ty tài chính, bộ luật mới ra đời là nhằm buộc các công ty, tổ chức trong lĩnh vực này có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của mình. Bộ luật cũng nêu rõ danh sách những trường hợp giao dịch phải được kiểm soát và danh sách các công ty, tổ chức có nghĩa vụ thông báo về các hoạt động chuyển khoản. Theo bộ luật này, những trường hợp chuyển khoản từ 600.000 ruble (21.413 USD) trở lên phải thông qua kiểm soát. Cơ quan quản lý tài chính Liên Bang Nga (FSFM) có vai trò rất quan trọng, theo đó FSFM sẽ thu thập, xử lý và phân tích các thông tin về hoạt động chuyển khoản. Trong trường hợp nghi ngờ có rửa tiền, cơ quan này sẽ chuyển thông tin cho những người thực thi pháp luật. Chỉ riêng năm 2005, FSFM đã chuyển 800 hồ sơ về các vụ rửa tiền cho tòa án và chuyển thông tin về hoạt động giao dịch liên quan đến số tiền lên tới 20 tỉ USD cho các cơ quan Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 17 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn điều tra. Với những nổ lực này, năm 2003 FATF đã đưa Nga ra khỏi “danh sách đen” về những nước được coi là thiên đường của tội rửa tiền [10 – tr 18]. 3.4. Luật phòng, chống rửa tiền tại một số nước khác Rửa tiền đang trở thành một vấn nạn trên thế giới. Vì vậy quyết tâm đấu tranh triệt để với loại tội phạm này không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, các nước đang phát triển cũng không ngừng tung ra các giải pháp cứng rắn. Nước úc cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ. Bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới Cơ quan báo cáo giao dịch tiền tệ. Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu Yên. Hơn nữa, trong trường hợp liên quan đến ma tuý, toà án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền. Ấn Độ trong năm 2008 đã sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền nhằm đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm này, trong đó các biện pháp cứng rắn như tất cả các thanh toán có yếu tố quốc tế gồm việc thanh toán tại các sòng bạc, khách sạn hoặc chuyển tiền bằng thẻ tín dụng VISA hay MasterCard đều phải công khai với nhà chức trách khi có yêu cầu theo luật pháp Ấn Độ. Vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã phong toả đơn xin cấp giấy phép mở chi nhánh tại Ấn Độ của ngân hàng UBS vì có dính líu đến mưu mô rửa tiền, cụ thể là 8 tỷ USD của doanh nhân người Ấn Độ sống ở Bombay tên là Hasan Ali Khan. Brazil cũng là quốc gia thấu hiểu tác động xấu của tội phạm rửa tiền nên nước này đã ký thoả thuận hợp tác với hơn 50 quốc gia về chống tội phạm rửa tiền và có tổ chức, nhất là các nước thường có quan hệ thương mại, du lịch như Mỹ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Argentina, Uruguay, Colombia, Hàn Quốc, Canada, Anh... Năm 2007, Brazil đã thông báo rộng rãi việc ra lệnh bắt nhà tỷ phú lưu vong người Nga Berezovsky đang sống ở Anh về tội rửa tiền, cụ thể là công ty của Berezovsky có liên quan đến việc rửa tiền tại câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Corinthians của Brazil. Kết luận trên được đưa ra sau khi nhà chức trách Brazil điều tra hai năm liền với những nguồn tiền của câu lạc bộ Corinthians. Trung Quốc chỉ rõ các thành phố lớn như Thượng Hải, Thâm Quyến, Vũ Hán là những khu vực cần tập trung giám sát về tội phạm rửa tiền. Thực tế, nhà cầm quyền Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 18 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Trung Quốc, trong đó chủ công là Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Trung ương triệt phá 221 vụ rửa tiền với 60.775 tỷ nhân dân tệ (bằng 8,26 tỷ USD) trong thời gian từ năm 2003 - 2006. Tuy nhiên con số đó chỉ là phần ngọn của tảng băng chìm vì theo tính toán của các chuyên gia số tiền được rửa tại Trung Quốc một năm có thể lên đến 20 tỷ USD hoặc chiếm từ 3-5% tổng sản phẩm quốc dân – GDP [11 – tr 1]. Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philippin đều có các văn bản về chống rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Các nước này cũng đã thành lập những cơ quan chuyên trách riêng xử lý vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài sản liên quan đến buôn bán ma tuý và rửa tiền. 3.5. Hợp tác phòng chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế. Những mối đe doạ của hoạt động rửa tiền quốc tế và những dạng khác nhau của gian lận tài chính đối với sự an toàn của hệ thống ngân hàng và thông qua đó là nền kinh tế quốc gia đã buộc các quốc gia phải hợp tác đưa ra nhiều hệ thống luật quốc gia, hệ thống luật khu vực và quốc tế mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập được một hệ thống phòng, chống rửa tiền quốc tế hiệu quả. Một trong những hệ thống luật quốc tế đầu tiên là Uỷ ban Basel về các luật lệ ngân hàng và các quy tắc thực hành giám sát năm 1988. Hoạt động thông qua Ngân hàng thanh toán quốc tế, Uỷ ban Basel khuyến khích các ngân hàng đảm trách việc nhận biết khách hàng, những giao dịch đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Rất nhiều vấn đề liên quan đã được thảo luận tại hội nghị của Liên Hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý năm 1988 (còn gọi là Công ước Viên 1988). Tại hội nghị, Liên Hiệp quốc đã yêu cầu các nước thành viên phải cho phép các cơ quan chức năng điều tra để chống, ngăn chặn việc thu lợi nhuận, sở hữu, chuyển nhượng hoặc rửa các khoản tiền thu được từ việc sử dụng hoặc buôn lậu ma tuý. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Cơ quan đặc nhiệm tài chính (FATF) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đó là tổ chức liên chính phủ nhằm phát triển và khuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc chống rửa tiền. Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể được kiểm soát một cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường. Kết quả là cần thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Cảnh sát… để phòng, chống rửa tiền. Điều đó sẽ Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 19 Tội rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tạo ra những giải pháp và sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này. Hiện nay, tổ chức FATF có khoảng 30 thành viên, chủ yếu là các nước OECD và hai tổ chức quốc tế, đó là Uỷ ban châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh. Nhiệm vụ đầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành được luật chống rửa tiền. Theo hướng này, tháng 4 năm 1990, FAFT đã ban hành 40 gợi ý nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma tuý chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Mặc dù các gợi ý về luật pháp được đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánh giá việc thực hiện của các nước thành viên qua việc từng nước đã nỗ lực như thế nào và đã ban hành được luật mới chưa. Một chức năng khác của FATF là cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chức ngoài nhóm. Theo hướng này, FATF đã làm việc với FATF Ca ri bê, Hội đồng châu Âu, Tổ chức những người giám sát ngân hàng ngoài quốc gia, Hiệp hội châu Á Thái Bình Dương về rửa tiền (APG) và tổ chức của Mỹ. Năm 1997, FATF thành lập Uỷ ban đặc biệt về Trung và Đông Âu để giúp đỡ, phối hợp và trao đổi thông tin giữa Uỷ ban và các nước thuộc khối Trung Âu trước kia và hiện nay đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường. Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chế được tất cả các giao dịch rửa tiền trong giao dịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra thêm những quy tắc và luật lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Qua việc đánh giá các nước trong việc phòng, chống rửa tiền, FATF đã yêu cầu các nước thành viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà còn phải thực hiện các luật đó một cách nghiêm túc. Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng, chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế và đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động phối hợp xuyên quốc gia phòng, chống rửa tiền. Một ví dụ điển hình là sự phối hợp giữa Mỹ và Côlômbia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập đoàn Cali vào những năm 90. Cuối cùng, FATF đã đạt được sự phối hợp làm việc với hệ thống ngân hàng quốc tế và cung cấp những thông tin quan trọng cho các ngân hàng, ví dụ như cung cấp các báo cáo thường niên về hoạt động rửa tiền. FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ chức khủng bố liên quan đến rửa tiền. Mục đích của danh sách đen này là “chỉ tên và làm xấu hổ” các nước được coi là thiên đường của việc rửa riền. Có tất cả 15 nước nằm trong Tác giả: Trần Văn Thành – Hình sự 32B 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan