Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự việt nam

.PDF
81
352
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----------&---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHOÁ: 2009 – 2013 ĐỀ TÀI: TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mỹ Thuận MSSV: 5095377 Lớp: Luật Tư pháp 2 – K35 Cần Thơ, Tháng 5 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Bố cục đề tài .............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em ......... 3 1.1.1 Khái niệm chung về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người ......................................................................................................................... 3 1.1.2 Khái quát các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em ..................... 4 1.1.2.1 Khái niệm trẻ em ..................................................................................... 4 1.1.2.2 Khái niệm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em ............... 5 1.1.2.3 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em.......................................................................................................................... 5 1.1.3 Đặc điểm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em ..................... 6 1.2 Khái niệm tội hiếp dâm trẻ em ............................................................................. 7 1.3 Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội hiếp dâm trẻ em .................................. 7 1.4 Hậu quả của tội hiếp dâm trẻ em ....................................................................... 10 1.5 Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm trẻ em ...11 1.5.1 Giai đoạn trước năm 1945 ............................................................................ 11 1.5.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985 ......................................................... 13 1.5.3 Giai đoạn 1985 đến nay ................................................................................ 16 1.6 Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới quy định về tội hiếp dâm trẻ em .................................................................................................................................. 19 1.6.1 Bộ luật hình sự Nhật Bản............................................................................. 19 1.6.2 Bộ luật hình sự Liên Bang Nga ................................................................... 19 1.6.3 Bộ luật hình sự Thụy Điển ........................................................................... 20 1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội hiếp dâm trẻ em .............................................. 22 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm trẻ em.......................................................... 25 2.1.1 Khách thể của tội hiếp dâm trẻ em ............................................................... 25 2.1.2 Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em................................................................... 25 2.1.3 Mặt khách quan của tội hiếp dâm trẻ em .................................................... 27 2.1.4 Mặt chủ quan của tội hiếp dâm trẻ em ........................................................ 29 2.2 Những trường hợp phạm tội cụ thể .................................................................... 30 2.2.1 Trường hợp hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại khoản 1 Điều 112 ................................................................................................... 30 2.2.2 Trường hợp hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại khoản 2 Điều 112 ................................................................................................... 31 2.2.3 Trường hợp hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại khoản 3 Điều 112 ................................................................................................... 36 2.2.4 Trường hợp hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi quy định tại khoản 4 Điều 112 ........................................................................................................................... 42 2.3 Hình phạt của tội hiếp dâm trẻ em ..................................................................... 45 2.4 Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em với các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em khác .............................................................................................................................. 48 2.4.1 Phân biệt Tội hiếp dâm trẻ em với Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) ....... 48 2.4.2 Phân biệt Tội hiếp dâm trẻ em với Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) ...... 49 2.4.3 Phân biệt Tội hiếp dâm trẻ em với Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116).... 50 CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM Ở VIỆT NAM BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Tình hình tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam ........................................................ 52 3.2 Những bất cập trong quá trình xử lý tội hiếp dâm trẻ em và nguyên nhân của những bất cập....................................................................................................... 55 3.2.1 Quy định pháp luật về tội hiếp dâm trẻ em còn chưa chặt chẽ ................... 55 3.2.2 Bất cập từ phía xã hội ................................................................................... 59 3.2.2.1 Ảnh hưởng xấu của văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ....................... 59 3.2.2.2 Sự thiếu trách nhiệm và nhận thức của gia đình ................................... 61 3.2.2.3 Trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật kém ...................................... 62 3.2.2.4 Đấu tranh phòng ngừa, xử lý tội phạm về hiếp dâm trẻ em nhiều lúc còn phiến diện, thiếu nghiêm minh và không kịp thời ....................................... 63 3.3 Giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em ......................... 64 3.3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội hiếp dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự Việt Nam ...................................................................................... 64 3.3.2 Giải pháp về mặt xã hội ................................................................................ 66 3.3.2.1 Tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và Internet .................................................................... 66 3.3.2.2 Nâng cao vai trò và nhận thức của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ....................................................................................... 66 3.3.2.3 Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân........ 67 3.3.2.4 Tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý tội phạm về hiếp dâm trẻ em ......................................................................................................... 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là tương lai của đất nước, là lớp người sẽ kế tục và phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do sự phát triển chưa đầy đủ về tâm lý và thể chất, chưa có khả năng nhận thức và tự bảo vệ mình nên các em rất dễ bị tổn thương về mọi mặt. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm, ưu tiên đối với trẻ em. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Và tại Điều 26 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 cũng quy định: “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật” Trong những năm trở lại đây, với sự gia tăng của các tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em, mà nổi cộm là hiếp dâm trẻ em thì việc bảo vệ các em khỏi các loại tội phạm này càng được các nhà làm luật hình sự quan tâm. Thể hiện ở các quy định pháp luật hình sự về hiếp dâm trẻ em, tập trung là Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tình trạng hiếp dâm trẻ em ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Nó có thể xảy ra ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, người phạm tội cũng đa dạng về thành phần từ người lao động cho đến người trí thức, nạn nhân thì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Từ đó cho thấy đây là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, cần được đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ những lý do đó, người viết thấy rõ sự cần thiết của việc tìm hiểu tội phạm về hiếp dâm trẻ em. Qua đó, có thể đưa ra những giải pháp trên cở sở những nguyên nhân, bất cập đã tìm hiểu được và mục đích cuối cùng là bảo vệ trẻ em. Vì vậy, người viết đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” dựa vào những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và tìm hiểu thực tế để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của mình sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết mang tính tìm hiểu, nghiên cứu quy định về Tội hiếp dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời, tìm hiểu tình hình tội phạm này ở Việt Nam, những bất cập trong quá trình xử lý, những nguyên nhân của sự gia tăng tội phạm này. Trên cơ sở đó tổng hợp một số giải pháp chung của các nhà khoa học và đề xuất ý kiến bản thân nhằm phòng chống loại tội phạm này trong xã hội. GVHD: Nguyễn Thu Hương 1 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” được nghiên cứu tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999. Với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn yếu kém nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định cụ thể về Tội hiếp dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, người viết còn tìm hiểu tình hình, nguyên nhân, hậu quả và những bất cập trong quá trình xử lý tội phạm này. Qua đó, rút ra những giải pháp phòng chống, ngăn ngừa tội phạm. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; dùng lý luận để phân tích những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hiếp dâm trẻ em, đồng thời dùng những ví dụ thực tiễn để chứng minh cho những vấn đề lý luận. Các phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, chứng minh, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp… Thêm vào đó là sự so sánh, sao chép lại ý kiến của các luật gia, các nhà bình luận khoa học nổi tiếng trong nước để nhận ra điểm chưa phù hợp trong quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Bài viết này xem xét trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật, về tội phạm và những quan niệm của nhà nước về phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó còn tham khảo những văn bản pháp luật và một số tài liệu có liên quan khác. Từ đó, người viết vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục đề tài Gồm 3 phần: (1) Lời nói đầu (2) Phần nội dung - Chương 1: Lý luận chung về tội hiếp dâm trẻ em; - Chương 2: Quy định chung của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội hiếp dâm trẻ em; - Chương 3: Tình hình tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam - Bất cập và giải pháp. (3) Kết luận GVHD: Nguyễn Thu Hương 2 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM Khi tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó thì vấn đề đầu tiên cần tìm hiểu là những cơ sở lý luận để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp người đọc nắm được những phần cơ bản đầu tiên trong vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu lý luận là một nền tảng vững chắc có vai trò quan trọng tạo tiền đề cho việc đưa ra các phương hướng, cách giải quyết các vấn đề cần hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như thực tiễn một cách phù hợp nhất. 1.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em 1.1.1 Khái niệm chung về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người Khái niệm tội phạm là một trong hai vấn đề quan trọng nhất của luật hình sự, bởi vì khi nói đến luật hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt, thiếu một trong hai nội dung đó không còn là luật hình sự nữa. Trong hai nội dung cơ bản đó, tội phạm là chế định trung tâm phản ánh đậm nét bản chất của một chế độ, một Nhà nước. Khái niệm tội phạm lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 và được hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 1999. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Tại Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.” Để thể chế hóa quy định của Hiến pháp, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng một chương quy định những hành vi phạm tội cụ thể trên cơ sở kế thừa những quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, có sự phát triển về mặt kỹ thuật lập pháp và tổng kết thực tiễn đấu tranh GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam chống các tội phạm. Các tội phạm được xây dựng với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, rõ ràng, các điều khoản phù hợp với cách phân loại tội phạm và tương ứng là mức và loại hình phạt thích đáng khi có sự xâm hại đến quyền được sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Như vậy, có thể hiểu: “Các tội xâm phạm danh dự, nhâm phẩm của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của con người”. Những hành vi làm cho con người bị xúc phạm, bị coi thường, bị khinh rẽ trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội được xem là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người đó. 1.1.2 Khái quát các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em 1.1.2.1 Khái niệm trẻ em Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới 18. Tuy nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1968), Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc (năm 1976), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Khái niệm “trẻ em” được quốc tế sử dụng thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản. Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đó quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi (Điều 1) “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Độ tuổi này tiếp tục được khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy GVHD: Nguyễn Thu Hương 4 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam định độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước. Tóm lại, khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam được coi là người chưa đủ 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhưng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm. 1.1.2.2 Khái niệm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của trẻ em, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Do đó, phạm tội đối với trẻ em là trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ. 1.1.2.3 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em * Khách thể: Khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em là danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Danh dự, nhân phẩm của trẻ em là những yếu tố về tinh thần bao gồm: phẩm giá, sự kính trọng của những người xung quanh, của xã hội đối với trẻ em. Xâm phạm vào danh dự nhân phẩm của trẻ em là làm cho trẻ em bị coi thường, bị khinh rẻ trong một tập thể, trong nhân dân, trong xã hội với một phạm vi nhất định. * Mặt khách quan: Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em được thể hiện dưới những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Phần lớn những hành vi này được thể hiện bằng những hành động cụ thể, có hoặc không có sự hỗ trợ của các loại công cụ, phương tiện khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể của trẻ em gây ra những thiệt hại trong một chừng mực nhất định. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em là những thiệt hại về tinh thần hay lợi ích phi vật chất không có ý định lượng như uy tính, phẩm giá, danh dự… GVHD: Nguyễn Thu Hương 5 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam * Chủ thể: Đa số các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em có dấu hiệu chủ thể bình thường (đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định). Ngoài ra, có tội đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể (giới tính). Ví dụ như tội hiếp dâm trẻ em quy định tại điều 112 Bộ luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự hiện hành không quy định bắt buộc chủ thể phải là nam giới. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu hiệu khách quan của tội hiếp dâm trẻ em và đặc điểm sinh lý của con người, thực tiễn xét xử đã thừa nhận chủ thể (người thực hành) của tội này là nam giới, nữ giới có thể tham gia trong vụ đồng phạm với vai trò là người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức. * Mặt chủ quan: Các tội phạm được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi nguy hiểm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hoặc thờ ơ bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra. Về dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm, nói cách khác động cơ, mục đích phạm tội là đa dạng, chỉ có ý nghĩa trong lượng hình (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) hoặc tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm. 1.1.3 Đặc điểm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em Các tội trong nhóm này có những đặc điểm chung sau: - Hành vi phạm tội của các tội trong nhóm đều dưới dạng hành động phạm tội. Hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng cách thực hiện một công việc mà pháp luật hình sự cấm. Ví dụ, dùng thủ đoạn để giao cấu trái ý muốn của trẻ em (Điều 112 tội hiếp dâm trẻ em), lợi dụng sự lệ thuộc của trẻ em để trẻ em miễn cưỡng giao cấu (Điều 114 tội cưỡng dâm trẻ em)…Khách thể trong trường hợp này là quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em được luật hình sự bảo vệ. - Hậu quả của những hành vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự của trẻ em thể hiện dưới dạng những thiệt hại tinh thần. Hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của các cấu thành tội phạm của nhóm tội này. Hầu hết các tội phạm của nhóm tội này có cấu thành tội phạm hình thức vì tội phạm hoàn thành mà không cần có hậu quả. GVHD: Nguyễn Thu Hương 6 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam - Phần lớn lỗi ở các tội phạm thuộc nhóm này là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là trái ý muốn của nạn nhân hoặc không cần biết là nạn nhân có đồng ý hay không nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi phạm tội của mình. 1.2 Khái niệm tội hiếp dâm trẻ em Hiếp dâm trẻ em là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể phòng vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người dưới 16 tuổi. Cần phân biệt hai trường hợp: thứ nhất, đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, sự giao cấu phải trái ý muốn của nạn nhân mới phạm tội này. Thứ hai, đối với trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em”. Tức là, bất kể hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có sự đồng ý của nạn nhân hay không đều bị coi là hiếp dâm trẻ em. Tội phạm này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự nhân phẩm của trẻ em. Trong nhiều trường hợp còn xâm hại sức khỏe của trẻ em và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Tội hiếp dâm trẻ em là tội phạm mới được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, trên cơ sở tách một phần đoạn 2 Khoản 1 và toàn bộ Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, do yêu cầu của việc đấu tranh với tệ nạn xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng, thành Điều 112. Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản vẫn giữ lại các dấu hiệu, các tình tiết định khung hình phạt như Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử và tình hình phát triển của xã hội. 1.3 Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội hiếp dâm trẻ em Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội hiếp dâm trẻ em ngày càng phổ biến, nhiều năm trở lại đây loại tội phạm này đang là vấn nạn nhức nhói của toàn xã hội, bởi tính nguy hiểm của nó. Vậy đâu là nguyên nhân và điều kiện để nó gia tăng? Đầu tiên phải kể đến trách nhiệm của gia đình. Bởi gia đình nơi nuôi dưỡng các em, là nơi để trẻ hình thành nhân cách, học bài học đầu tiên về cuộc đời. Và cha mẹ là những những người thầy đầu tiên của con cái. Một điểm chung mà ta thường thấy ở những vụ án hiếp dâm trẻ em đó là gia đình thiếu vắng cha hoặc mẹ, cha mẹ thường xuyên cãi nhau, hay họ phải đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc con cái phải gửi cho người khác hoặc trẻ em gái sống với cha dượng và bị xâm hại…rất GVHD: Nguyễn Thu Hương 7 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam nhiều trường hợp mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, việc giáo dục về giới tính cho các em chưa được chú trọng, gây cho các em sự tò mò dẫn đến nhiều sự việc đau lòng. Với những vấn đề tế nhị như vậy, cha mẹ là người tốt nhất để dạy cho trẻ biết cách để bảo vệ mình, cha mẹ vừa là người đi trước, vừa là một người bạn đồng hành. Đặc biệt, đối với các trẻ em gái thì vai trò của người mẹ càng quan trọng hơn bởi mẹ là người thường xuyên gần gũi các em. Gần đây, có nhiều vụ hiếp dâm trẻ em đến có thai nhưng gia đình không hề hay biết đến khi phát hiện thì cái thai đã quá lớn. Và hậu quả có những em phải làm mẹ ở cái tuổi 12, 13, có em còn tự sinh con rồi bỏ mà gia đình không hề hay biết. Thêm vào đó là sự chủ quan của gia đình, họ thường xuyên để các em ở nhà một mình không ai trông coi, đây là một trong những điều kiện để kẻ xấu lợi dụng. Hoặc giao các em cho những người mới quen biết mà không hề đề phòng. Để rồi khi sự việc đau lòng xảy ra họ mới tự trách bản thân. Sự phát triển quá nhanh của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tội hiếp dâm trẻ em ngày càng tăng. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa để rồi họ dần quên đi những giá trị sống, những phẩm chất đạo đức chạy theo nhục dục của bản thân. Thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, cùng với lợi ích mà nó mang lại thì việc sử dụng nó vào mục đích xấu càng dễ hiểu hơn. Các thế lực thù địch đã lợi dụng Internet để tuyên truyền các văn hóa phẩm đồi trụy nhằm phá hoại thế hệ trẻ của chúng ta. Không khó để ta tìm được một trang mạng điện tử giới thiệu những bộ phim hay hình ảnh mang tính khiêu dâm. Việc xem những bộ phim hay hình ảnh này, ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người xem. Và việc bắt chước là điều có thể xảy ra bởi ám ảnh mà nó đem lại cho người xem. Một nguyên nhân có thể kể đến đó là sự kém hiểu biết pháp luật về phía người phạm tội cũng như nạn nhân, có rất nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em như nạn nhân lại tự nguyện. Nhiều bị cáo khi đứng trước tòa mới biết mình phạm tội hiếp dâm trẻ em bởi bị cáo cho rằng hai người yêu nhau thì việc quan hệ không phạm pháp hay bị cáo không biết tuổi thật của người yêu, thấy người yêu phổng phao nên cứ nghĩ đã đủ tuổi rồi. Ngày nay, nhiều em gái phát triển rất nhanh so với lứa tuổi của các em, có em chỉ mới mười hai tuổi nhưng nhìn cứ ngỡ mười tám. Bên cạnh đó là tình trạng yêu vội, sống vội của một bộ phận giới trẻ và họ đã vô tình đẩy người yêu của mình vào vòng lao lý. Cái giá mà họ phải trả quá đắc kẻ vào tù, người ở ngoài cũng chẳng hạnh phúc bởi những gì họ đã gây ra đối với người mà họ yêu thương. GVHD: Nguyễn Thu Hương 8 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam Bên cạnh đó là sự không tố cáo của gia đình người bị hại làm cho một số trường hợp phạm tội như chưa bị xử lý. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang diễn ra hết sức nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Trước đây, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp; nhưng hiện nay ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn. Nạn nhân chủ yếu là các bé gái độ tuổi từ 12 dưới 16 tuổi. Cá biệt có trường hợp nạn nhân mới chỉ 2-3 tuổi. Những kẻ phạm tội thường có quan hệ láng giềng, họ hàng với người bị hại. Chính vì vậy, gia đình nạn nhân ngại tố cáo (xấu hổ, sợ ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, tương lai, hạnh phúc của con), có nhiều trường hợp vụ việc xảy ra 2-3 năm mới báo công an. Đối với những vụ án như thế này, chứng cứ là hết sức quan trọng để làm căn cứ giải quyết vụ án theo pháp luật và truy tố đối tượng nhưng nhiều gia đình không đưa ra được chứng cứ vì thời gian quá lâu đã khiến cho tội phạm không bị trừng phạt. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Thảo – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết: Tâm lý của người Á Đông thường kín đáo, không muốn nhiều người biết chuyện đời tư nên các vụ hiếp dâm cũng như xâm hại tình dục trẻ em ít bị gia đình tố cáo. Họ sợ ảnh hưởng đến tương lai con gái khi tất cả mọi người đều biết. Điều này đã dẫn đến hậu quả là nhiều kẻ phạm tội thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Mặt khác, trong một số trường hợp, khi bị hiếp dâm, do xấu hổ nên nạn nhân không tố cáo ngay. Sau khoảng thời gian dài, nạn nhân mới dần trở lại trạng thái tĩnh tâm và làm đơn tố cáo. Trong những trường hợp này việc thu thập chứng cứ cũng như xử lý rất khó khăn, phức tạp1. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân của tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ nhiều phía như gia đình nạn nhân, bản thân người phạm tội và ngay cả nạn nhân. Và dù là nguyên nhân gì đi nữa thì hành vi hiếp dâm trẻ em cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của trẻ em và ảnh hưởng đến tương lai của các em, của gia đình và cộng đồng xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội hiếp dâm trẻ em là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta tìm ra giải pháp để chống lại loại tội phạm nguy hiểm này. Nhằm xây dựng một môi trường lành mạnh cho sự phát triển bình thường của các em- những chủ nhân tương lai của đất nước. 1 Báo An ninh thủ đô, Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, Huyền Chi, http://www.anninhthudo.vn/ An-ninh-doi-song/Bao-dong-nan-xam-hai-tinh-duc-tre-em/ 419255.antd, [ngày truy cập 23/01/2013] GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam 1.4 Hậu quả của tội hiếp dâm trẻ em Hiếp dâm trẻ em để lại hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp bị xâm hại mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ và cộng đồng xã hội. Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị hiếp dâm là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai, sau đó là tổn thương về sức khoẻ thể chất; trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường và khó hoà nhập với xã hội. Về thể chất, những hậu quả thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại… Khi các em còn nhỏ, những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục và các tổn thương khác đối với cơ thể là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những trường hợp đi kèm với bạo lực, trẻ nhỏ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong. Nhiều nạn nhân bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Với các em nữ thì việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh sẽ rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ em phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau. Về mặt tinh thần, nhiều trẻ sau khi bị xâm hại có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,...). Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em do xấu hổ với bạn bè và mọi người xung quanh nên bỏ học, sống biệt lập với thế giới bên ngoài dẫn đến mắc các bệnh về trầm cảm, bệnh tâm thần, có trường hợp các em có suy nghĩ tiêu cực có tìm đến cái chết. Bên cạnh đó, hành vi hiếp dâm trẻ em còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục của nước ta, làm suy đồi đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Đồng thời, hành vi này còn tạo ra gánh nặng cho xã hội, gây hoang mang lo sợ cho nhiều gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội. Có thể thấy, hiếp dâm trẻ em để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân - người trực tiếp gánh chịu, gia đình các em, cộng đồng xã hội mà còn có bản thân người phạm tội. Vì vậy, việc phòng chống, ngăn chặn và xử lý tội hiếp dâm trẻ em phải GVHD: Nguyễn Thu Hương 10 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam được quan tâm hơn lúc nào hết. Để làm được việc đó, chúng ta cần có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường -xã hội để những hậu quả đau lòng này không xảy ra nữa. 1.5 Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm trẻ em Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/9/1945). Khi đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa đã tạo ra cơ sở về chính trị, kinh tế và xã hội để thống nhất về mặt luật pháp, trong đó pháp luật hình sự quy định về tội hiếp dâm trẻ em ngày càng được xây dựng và hoàn thiện. Căn cứ vào các dấu mốc pháp lý quan trọng của pháp luật hình sự quy định về tội phạm, trong đó có các tội về xâm phạm danh dự, nhâm phẩm của trẻ em nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng, có thể chia quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự về tội hiếp dâm trẻ em làm ba giai đoạn như sau: 1.5.1 Giai đoạn trước năm 1945 Xã hội Việt Nam giai đoạn 1945 trở đi là xã hội phong kiến, phong kiến nửa thực dân. Dưới triều đại phong kiến, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc phong kiến phương Bắc bởi tư tưởng nho giáo trong việc xây dựng các chế định pháp luật. Hình thức pháp luật xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là một thứ luật tục hay tập quán truyền miệng sau đó là tiền lệ pháp. Đến thế kỉ XI (giai đoạn tiền Lê, năm 9051009), Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật đầu tiên, mở đầu cho pháp luật thành văn của dân tộc. So với thời nhà Ngô, nhà Đinh, dưới thời nhà Lê, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng được tăng cường hơn. Sau đó là thời Lý, để củng cố quyền hành của mình, ổn định tình hình xã hội. Năm 1042, Lý Anh Tông sai Trung Thư sảnh sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản lập ra Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, nhưng rất tiếc bộ luật đó hiện nay không còn nữa, nên chúng ta không biết rõ các điều luật có nội dung như thế nào. Bộ hình thư này, nhà Minh đã thu về Kim Lăng trong thời kỳ đô hộ nước ta (1407-1427). Dưới triều Trần, có hai bộ luật được ban hành dưới đời vua Trần Thái Tông và Trần Dụ Tông. Trần Thái Tông (1225-1258), ông vua đầu tiên của nhà Trần, sau khi lên ngôi đã nghĩ ngay đến việc lập pháp. Năm 1230, nhà Vua cho khảo định lại GVHD: Nguyễn Thu Hương 11 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam luật lệ các triều vua trước, sửa đổi hình luật, lễ nghi soạn thành Quốc triều thông chế gồm 20 quyển. Trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Quốc triều thông chế còn có tên khác là Quốc triều hình luật. Bộ luật thứ hai của triều Trần được ban hành dưới đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369). Năm 1341, Trần Dụ Tông sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ hình thư để ban hành2. Cũng như bộ hình thư thời Lý, hai bộ luật nhà Trần cũng đã bị mất, cho nên, chúng ta không thể biết về các điều khoản của hai bộ luật đó. Cho đến thời Lê (1428-1527), Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483 và Hồng Đức thiện chính thư – một văn bản pháp luật có chứa đựng một số quy phạm pháp luật hình sự. Về hình thức, Bộ luật Hồng Đức được chia thành 6 quyển, 13 chương với 722 điều. Trong Quốc triều hình luật có quy định bảo vệ danh dự, nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em. Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, được quy định tại Chương Thông gian, gồm 10 điều từ Điều 401 đến Điều 410, đặc biệt về trẻ em được quy định tại Điều 404: “Gian dâm con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù có thuận tình vẫn xử như hiếp dâm”, theo quy định tại Điều 403 tội hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Ở thời Nguyễn, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1769-1817) là Tổng tài soạn thảo Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Dưới quyền của Nguyễn Văn Thành là hai vị: Vũ Trinh (1769-1828) và Trần Hựu. Bộ luật được biên soạn trong một thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc3. Hoàng Việt luật lệ gồm hai phần, 22 quyển với 398 điều. Vì bắt chước nhà Thanh, cho nên bộ luật của nhà Nguyễn không gọi là hình thư hay hình luật như các bộ luật của các triều đại trước, mà gọi là Hoàng Việt luật lệ. Về tội phạm đối với trẻ em quy định cụ thể tại Điều 330 Luật Gia Long: “cưỡng gian bé gái dưới 10 tuổi thì bị chém ngay, còn cưỡng dâm bé trên 10 tuổi dưới 12 tuổi, nếu việc cưỡng gian đã thành thì treo cổ, nếu việc cưỡng gian không thành thì phạt trăm trượng, lưu ba năm ngàn dặm”. Trong dân gian có câu: “gái thập tam, nam thập lục” nên quan điểm của nhà làm luật thời phong kiến cho rằng: “Ở độ tuổi 12 các bé gái chưa có khả năng hoạt động tình dục, lại không có lòng dâm, dễ bị lừa, khống chế, cho dù bé gái có đồng ý thì người thực 2 3 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 12. Hoàng Việt luật lệ, tập 1, Nxb. Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1994, tr. 11. GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam hiện hành vi giao cấu đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé gái”. Người nào có hành vi xâm phạm em gái ở tuổi này thì bị xử lý như tội cưỡng gian, phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1858, pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi. Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chia đất nước làm ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau. Nam kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều đình Huế; Bắc Kỳ là đất nửa bảo hộ đặt dưới quyền cai trị của một thống sứ người Pháp; ở Trung kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu “Chính phủ Nam triều”, nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ4. Ở Nam Kỳ, theo Điều 11 Sắc luật ngày 25/7/1884, Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ. Trong Sắc luật ngày 16/3/1890, thực dân Pháp quy định từ thời điểm này, các tòa án ở Nam Kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được5. Sắc luật ngày 31/12/1912 của toàn quyền Đông Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, bằng dụ số 43 ngày 31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành. Trong đó có 9 điều (từ điều 300 đến điều 308), quy định về sự bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em như: thông gian, cưỡng gian, tư thông với đàn bà con gái. Điều 303 quy định: “Phạm tội gian dâm với con gái chưa đủ 15 tuổi thì sẽ bị phạt tạm giam trong ngục từ năm năm đến mười năm”6. Theo quan niệm của nhà làm luật thời kỳ này thì những em gái dưới 15 tuổi là những người chưa đủ chín chắn để phân biệt điều xấu, điều tốt, do vậy cần được pháp luật bảo vệ riêng. Qua các thời kỳ, từ trước năm 1945 cho thấy pháp luật phong kiến Việt Nam ngoài bảo vệ an toàn xã hội, chống lại những hành vi xâm phạm trực tiếp tình dục còn về vấn đề xâm phạm tình dục trẻ em tuy có quy định nhưng chưa rõ ràng. 1.5.2 Giai đoạn từ năm 1945 – 1985 Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh “giữ tạm thời các luật lệ ở Bắc Kỳ- Trung Kỳ - Nam Kỳ cho đến khi ban hành quy định pháp luật duy nhất cho toàn quốc”. Vì vậy, trong giai đoạn này nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bị xâm hại về tình dục nên đã áp 4 Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 86. Nguyễn Huy Chiểu: Hình luật, Viện Đại học Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr. 132-133. 6 Hoàng việt luật lệ. 5 GVHD: Nguyễn Thu Hương 13 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận Tội hiếp dâm trẻ em trong luật hình sự Việt Nam dụng những quy định của pháp luật trước đây. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 đất nước chia thành hai miền: Miền Bắc và Miền Nam. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: Trong những ngày đầu mới thành lập để ổn định đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến, với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của đất nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa7. Đây là biện pháp mang tính tình thế cấp thiết ổn định tình hình đất nước. Như vậy, đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến theo tinh thần mới. Ở Bắc Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng Hình luật An Nam, ở Trung Kỳ áp dụng Hoàng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật tu chính (Code penal modifie). Do ba vùng áp dụng ba Bộ luật Hình sự khác nhau cho nên việc xử lý tội phạm ở ba vùng cũng không thống nhất. Từ năm 1955, khi toàn bộ văn bản pháp luật cũ không được áp dụng nữa, các Tòa án xử theo án lệ, theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, Bộ Tư Pháp đã có thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 yêu cầu các Tòa án không áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1976: Để thực hiện đường lối chính sách của Đảng đã đề ra, trong giai đoạn này, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành các quy phạm pháp luật hình sự. Trong đó có Chỉ thị số 1025/TATC ngày 15/6/1960 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội phạm, trong đó có quy định xét xử tội hiếp dâm8. Năm 1960, Tòa án nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024/TATC ngày 15/6/1960 hướng dẫn xử lý tội hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này, nhất là khuynh hướng coi nhẹ tội hiếp dâm trẻ em, nhưng nội dung hướng dẫn vẫn chưa được toàn diện. Trên cơ sở đúc kết khinh nghiệm thực tiễn xét xử nhiều năm, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội khác về mặt tình dục (số 329/HS2 ngày 11/5/1967). Văn bản này đã chính thức thay thế Chỉ thị số 1024 năm 1960 và các hướng dẫn trong các báo cáo tổng kết hàng năm từ năm 1960 đến năm 1966 về vấn đề này. Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này thiếu nhiều, chủ yếu xét xử theo hệ thống án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án các cấp đã từng bước thống nhất về đường lối xử lý đối với vị thành niên. Bản tổng kết và hướng dẫn số 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân tối cao về đường lối xét xử tội 7 8 Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945, tr.35. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, tập I, tr. 110. GVHD: Nguyễn Thu Hương 14 SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Thuận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan