Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội gián điệp trong luật hình sự việt nam ...

Tài liệu Tội gián điệp trong luật hình sự việt nam

.PDF
106
244
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN ANH TUẤN TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG QUANG VINH HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 6 NĂM 1999 1.1. Khái niệm tội gián điệp trong Luật Hình sự Việt Nam 6 1.2. Dấu hiệu pháp lí hình sự của tội gián điệp 9 1.2.1. Khách thể của tội phạm 9 1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm 9 1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm 26 1.2.4. Chủ thể của tội phạm 28 1.3. Đường lối xử lí tội gián điệp 30 1.3.1. Nguyên tắc xử lí 30 1.3.2. Hình phạt 38 Chương 2: HOÀN THIỆN QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT 42 HÌNH SỰ VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP 2.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về dấu hiệu 43 định tội đối với tội gián điệp 2.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về hình phạt 57 đối với tội gián điệp 2.3. Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về 61 miễn trách nhiệm hình sự đối với tội gián điệp KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 67 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN An ninh quốc gia ANQG Bộ luật hình sự BLHS Trách nhiệm hình sự TNHS Xã hội chủ nghĩa XHCN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội gián điệp là tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG, nên pháp luật hình sự Việt Nam qui định hình phạt rất nghiêm khắc để áp dụng đối với người phạm tội. Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, để tiến hành xâm lược và thực hiện ý đồ xoá bỏ chế độ XHCN, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tiến hành các hoạt động chống Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hoạt động gián điệp được bọn chúng coi là một phương tiện rất hữu hiệu. Thực tế cho thấy, hoạt động này đã diễn ra trên các lĩnh vực quan trọng như: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại gây cho ta không ít thiệt hại. Do vậy, việc phòng ngừa, phát hiện và xử lí các hành vi phạm tội gián điệp luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” [9, tr.39-40]. Để tạo cơ sở pháp lí cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử lí các hành vi phạm tội gián điệp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật hình sự qui định về tội phạm và hình phạt đối với hoạt động gián điệp, đặc biệt là việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 và 1999. Những qui định này là cơ sở pháp lí quan trọng để xử lí người thực hiện hành vi phạm tội gián điệp, góp phần to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án gián điệp cho thấy: nội dung qui định trong cấu thành tội phạm của tội gián điệp “còn có những bất cập, khó thực hiện, khó chứng minh trên thực tế, vì vậy, gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, xử lí, thậm chí là để bỏ lọt tội phạm” 2 và “dễ bị các thế lực thù địch và phản động quốc tế tìm cách xuyên tạc” [2, tr.13-14]. Do đó, những qui định của BLHS về tội gián điệp cần phải mô tả cụ thể, rõ ràng về các dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách dễ dàng, thuận tiện và thống nhất; đồng thời, đảm bảo được yêu cầu bảo vệ ANQG và không để các thế lực thù địch, các phần tử chống đối lợi dụng tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc chính sách hình sự của Nhà nước ta. Hơn nữa, về mặt lí luận, việc nghiên cứu những qui định của BLHS về tội gián điệp để chỉ ra những nội dung còn bất cập, vướng mắc chưa được thực hiện một cách hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp, góp phần thực hiện tốt chính sách hình sự của Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Với những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài "Tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay ở Việt Nam, tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong các công trình như: "Các tội xâm phạm ANQG" trong “Giáo trình Luật hình sự - Tập 1” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008; “Các tội xâm phạm ANQG trong Luật hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội, năm 2000 hoặc “Một số suy nghĩ về hoàn thiện qui định TNHS tội gián điệp”, Tạp chí Công an nhân dân, số 10 năm 1999 của tác giả Bạch Thành Định; "Các tội xâm phạm ANQG" trong “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm)", Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2007 của PGS.TS Phùng Thế Vắc; “Các tội xâm phạm ANQG và vấn đề hoàn thiện Luật hình sự qui định TNHS với các tội xâm phạm ANQG” trong “Luật hình sự Việt 3 Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1997 hoặc “Hoàn thiện các qui định về TNHS và các tội xâm phạm ANQG trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” trong Chuyên đề: Một số vấn đề lí luận, thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi), Thông tin khoa học pháp lí, Viện nghiên cứu khoa học pháp lí, Bộ Tư pháp năm 1998 của PGS. PTS Kiều Đình Thụ; “Bảo vệ ANQG bằng pháp luật hình sự” trong "Bảo vệ ANQG, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền" do TSKH. PGS Lê Cảm (chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2007 hoặc “Những vấn đề lí luận về bảo vệ ANQG bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 07 năm 2007 của TSKH. PGS Lê Cảm; “Về thời điểm hoàn thành tội gián điệp (Điều 80 BLHS 1999)”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 07 năm 2001 của Thạc sĩ Lê Đăng Doanh; “Trách nhiệm về tội gián điệp”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 05 và 06 năm 1991 của Nguyễn Vạn Nguyên; “Hành vi khách quan của tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01 năm 2003 của Thạc sĩ Nguyễn Duy Thuân;… Những kết quả nghiên cứu trong các tác phẩm và các bài nghiên cứu khoa học nêu trên là những tư liệu quí giá về mặt lí luận cho việc nghiên cứu đề tài. Mặc dù vậy, những kết quả đó mới đề cập đến một số nội dung nhất định của tội gián điệp mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tội gián điệp dưới góc độ Luật hình sự. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: "Tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam" là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về tội gián điệp, qua đó nhằm góp phần hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp. 4 3.2. Nhiệm vụ Từ mục đích được xác định như trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Phân tích qui định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp, qua đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của Bộ luật hình sự cũng như khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội gián điệp của các cơ quan tiến hành tố tụng. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội gián điệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài dưới góc độ Luật hình sự. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, lịch sử, tổng kết kinh nghiệm, so sánh pháp luật và phương pháp chuyên gia. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Làm sáng tỏ về mặt lí luận của cấu thành tội phạm và TNHS về tội gián điệp, đồng thời chỉ ra được những điểm hạn chế của Bộ luật hình sự qui định về tội gián điệp, cũng như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp, qua đó đề xuất mô hình lí luận của tội gián điệp trong BLHS. 5 7. Giá trị lí luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. - Về lí luận: Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tội gián điệp trong Luật Hình sự Việt Nam với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. - Về thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của người phạm tội gián điệp trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, công tác lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, sinh viên và học viên ở các Trường, Học viện và Viện nghiên cứu đào tạo chuyên ngành Luật hình sự. 8. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chương, 6 mục. Chương 1: Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 2: Hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp 6 Chương 1 TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 1.1. Khái niệm tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam Dưới góc độ lập pháp hình sự thì tội gián điệp đã được qui định trong các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tuy nhiên quan niệm về tội gián điệp ở từng thời kì cách mạng còn có sự khác biệt nhau. Vì vậy, dưới góc độ khoa học, chúng ta cần thiết phải làm rõ khái niệm tội gián điệp. Bởi vì, khái niệm tội gián điệp là khởi điểm cho việc giải quyết bản chất tất cả những vấn đề của TNHS về tội gián điệp. Việc nhận thức đúng đắn khái niệm tội gián điệp là cơ sở quan trọng cho quá trình lập pháp cũng như áp dụng pháp luật hình sự đối với tội gián điệp và xây dựng nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này. Theo Sắc lệnh số 133 ngày 20/01/1953 qui định trừng trị những tội phạm xâm hại đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại thì: Tội làm gián điệp là “hành vi làm nội gián trong các tổ chức quân, dân, chính; cố ý tiết lộ hoặc bán bí mật quốc gia cho địch; dò xét bí mật quốc gia; mua, cướp, lấy cắp những tài liệu bí mật quốc gia; làm dấu hiệu cho địch bắn phá hoặc lùng bắt cơ quan, cán bộ, nhân dân; làm liên lạc, đưa thư, tài liệu, tin tức, đưa người cho địch”. Theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 thì tội gián điệp là “hành vi cung cấp, chuyển giao hoặc lấy cắp, thu thập cất giữ để cung cấp, chuyển giao những bí mật Nhà nước, bí mật quân sự cho bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng, cho cơ quan tình báo nước ngoài, nhận chỉ thị của nước ngoài, tổ chức người điều tra tình báo hoặc tiến hành những hoạt động phản cách mạng khác, chỉ điểm cho bọn xâm lược ném bom, bắn phá; nhận chỉ thị của nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu tuy không thuộc bí mật Nhà nước, nhưng để nước ngoài sử dụng gây thiệt hại cho lợi ích của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa”. 7 Theo qui định của BLHS năm 1999 thì tội gián điệp là “hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Trên cơ sở qui định của BLHS năm 1999 về tội gián điệp, hiện nay trong khoa học luật hình Việt Nam các nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về tội gián điệp. Theo PGS.TS Phùng Thế Vắc thì: Tội gián điệp là hành vi của người nước ngoài, người không quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoặc là hành vi của công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại hoặc có hành vi cung cấp hay thu thập nhằm cung cấp tin tức tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hay không thuộc bí mật Nhà nước cho nước ngoài để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [21, tr.16]. Theo Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì: Tội gián điệp là hành vi của công dân nước ngoài, người không có quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tội gián điệp cũng có thể là hành vi của công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc 8 thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp hay thu thập nhằm cung cấp tin tức tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hay không thuộc bí mật Nhà nước cho nước ngoài để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [18, tr.338-339]. Theo TSKH.PGS Lê Cảm thì: tội gián điệp có thể được hiểu là việc thực hiện bất kì hành vi nào (được liệt kê tại điều luật đã nêu) của người nước ngoài hoặc người không quốc tịch nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [6, tr.110-111]. Những khái niệm nêu trên về tội gián điệp, dù ở phương diện lập pháp hay nghiên cứu khoa học, các nhà lập pháp hay nhà khoa học đều chưa phản ánh đầy đủ các dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm của tội gián điệp, mà mới chỉ ra được dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm. Chúng tôi cho rằng, dưới góc độ khoa học Luật hình sự khái niệm tội gián điệp cần phải phản ánh được một cách đầy đủ các dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm của tội phạm này. Và do vậy, theo chúng tôi khái niệm tội gián điệp cần được định nghĩa như sau: Tội gián điệp là hành vi hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở để hoạt động tình báo phá hoại; hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp, thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước, tin tức tài liệu khác cho nước ngoài do công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thực hiện một cách cố ý trực tiếp nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Như vậy, khái niệm này đã phản ánh được đầy đủ các dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm của tội gián điệp. Phân tích định nghĩa về tội gián điệp nêu trên sẽ cho phép chúng ta nhận thức về các yếu tố cấu thành tội phạm của tội gián điệp, qua đó sẽ nắm vững được nội dung của khái niệm tội gián điệp. 9 1.2. Dấu hiệu pháp lí hình sự của tội gián điệp 1.2.1. Khách thể của tội phạm Theo khoa học Luật hình sự thì khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Bất cứ tội phạm nào cũng đều trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội nhất định. Chính qua sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung. Mặt khác, sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng tác động là bộ phận cấu thành nên các quan hệ xã hội [18, tr.84-86]. Vấn đề lí luận cơ bản trên đây sẽ là cơ sở cho phép chúng ta nghiên cứu về khách thể của tội gián điệp và đối tượng tác động của tội phạm này. Khách thể trực tiếp của tội gián điệp là quan hệ xã hội bảo đảm an toàn đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. An toàn đối nội là sự an toàn cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. An toàn đối ngoại là sự an toàn cho các quan hệ đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. 1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm Trên cơ sở lí luận về cấu thành tội phạm và qui định tại Điều 80 BLHS năm 1999 thì tội gián điệp có cấu thành tội phạm hình thức, có nghĩa là trong cấu thành tội phạm của tội phạm này chỉ qui định hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu phản ánh yếu tố mặt khách quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội gián điệp thể hiện ở những hành vi sau đây: 10 Hoạt động tình báo. Hoạt động tình báo là những hành vi điều tra, thu thập tin tức, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc những tin tức, tài liệu không thuộc bí mật Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại bằng con người hay qua phương tiện kĩ thuật dưới hình thức công khai hoặc bí mật nhằm sử dụng để gây thiệt hại cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hoạt động tình báo là hành vi rất phổ biến của gián điệp. Hoạt động tình báo có thể được tiến hành bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như dụ dỗ, mua chuộc, moi hỏi, lấy cắp, vẽ sơ đồ, quay phim, chụp ảnh, nghe trộm điện thoại hoặc bằng cách sử dụng kĩ thuật thu tin tức khác, khai thác sách báo công khai hoặc phỏng vấn,… Hoạt động tình báo thường được thực hiện bởi các nhân viên tình báo nước ngoài hoặc không phải là nhân viên tình báo nước ngoài nhưng được cơ quan tình báo nước ngoài tuyển lựa, giao nhiệm vụ hoạt động tình báo. Những người tiến hành hoạt động tình báo chủ yếu là từ nước ngoài vào Việt Nam hợp pháp dưới các danh nghĩa khác nhau như viên chức ngoại giao, nhân viên các tổ chức quốc tế, thành viên đoàn hội nghị, thương gia, thực hiện dự án, hợp tác đầu tư, phóng viên, khách du lịch, thăm thân,…hoặc bất hợp pháp. Ví dụ: Trong vụ án Michael Morrow. Lợi dụng chính sách mở cửa, hợp tác đầu tư của Đảng và Nhà nước ta, M.Morrow đã nhiều lần vào Việt Nam với danh nghĩa làm ăn kinh tế. Sau sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, M.Morrow đã liên kết chặt chẽ với Malloni, phóng viên tự do hoạt động ở Hồng Kông, lén lút chuyển nhiều tài liệu có nội dung phản động, kích động đa nguyên, đa đảng vào nước ta. Chúng lợi dụng danh nghĩa tìm kiếm thị trường, hợp tác đầu tư để móc nối với những người bất mãn, biến chất, cực đoan, những người trong phong trào sinh viên cũ và trong Câu lạc bộ kháng chiến. Malloni 11 còn móc nối với Nguyễn Phước Th, Hồ Tấn Bích Th trong đạo Cao Đài, Hòa Hảo. Để phục vụ yêu cầu chính trị, trong quá trình xử lí vụ án cơ quan Công an đã trục xuất chúng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phá hoại. Phá hoại là hành vi cố ý làm cho hư hỏng, làm cho bị thiệt hại nặng hay tiêu hủy đối tượng nhất định. Hành vi phá hoại có thể thực hiện bằng hành động cụ thể hoặc lời nói. Phá hoại được qui định trong tội gián điệp có thể là hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật, phá hoại các chính sách kinh tế, xã hội, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc hoặc phá hoại tư tưởng. Phá hoại cũng là loại hành vi phổ biến của bọn gián điệp. Xét cả về mặt lí luận và thực tiễn, thì việc nhà làm luật qui định hành vi phá hoại trong tội gián điệp đã bộc lộ một số hạn chế sau: Một là, qua nghiên cứu qui định của BLHS năm 1999 về các tội xâm phạm ANQG thì hành vi “phá hoại” không chỉ là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội gián điệp mà còn được qui định là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của nhiều tội khác như tội phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 85), tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 86), tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87) và tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 88). Về mặt lí luận thì các hành vi nêu trên đều có thể được thực hiện bởi công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Vấn đề đặt ra là, trong trường hợp nào chúng ta sẽ truy cứu TNHS họ về tội gián điệp hoặc về các tội khác tương ứng. Đây là qui định thể hiện rõ sự không hợp lí, chưa khoa học về kĩ thuật lập pháp khi xây dựng cấu thành tội phạm của tội này. 12 Trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phá hoại như sau: Nếu là người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện “hành vi phá hoại” nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì xử lí về tội gián điệp; nếu là công dân Việt Nam thì họ sẽ bị xử lí về tội gián điệp khi thực hiện “hành vi phá hoại” nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mà có sự chỉ đạo của nước ngoài, ngược lại, họ sẽ bị xử lí về các tội phạm khác tương ứng trong trường hợp thực hiện “hành vi phá hoại” nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mà không có sự chỉ đạo của nước ngoài. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để xử lí đối với những người thực hiện hành vi “phá hoại” như trên không những chưa thể giải quyết được sự bất cập do qui định của BLHS về tội gián điệp, mà còn dẫn đến một điều phi lí nữa là: trong trường hợp, người phạm tội theo lệnh của nước ngoài thực hiện hành vi “phá hoại” chỉ phải chịu TNHS về một tội hoặc là tội gián điệp hoặc một trong các tội khác tương ứng nhưng nếu người phạm tội thực hiện hành vi khác như khủng bố, bạo loạn,.. thì phải chịu TNHS về hai tội. Hai là, hành vi “phá hoại” được qui định ở nhiều tội xâm phạm ANQG như trên sẽ dẫn đến một thực tế là: phạm vi giới hạn chứng minh của tội gián điệp mở rộng thêm nhiều giả thiết chứng minh trong quá trình điều tra các vụ án gián điệp. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, khi hành vi “phá hoại” được thực hiện thì có thể đưa đến cho cơ quan điều tra nhiều giả thuyết khác nhau. Hành vi “phá hoại” có thể vì mục đích chống chính quyền nhân dân, nhưng cũng có thể thực hiện hành vi “phá hoại” vì mục đích khác. Hành vi “phá hoại” có thể do người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hay do công dân Việt Nam thực hiện và nếu công dân Việt Nam thực hiện hành vi đó thì có làm “theo sự chỉ đạo của nước ngoài” hay không. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm ANQG nói chung và vụ án gián điệp nói riêng. 13 Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại. Gây cơ sở là hành vi tuyển lựa, thu hút người vào mạng lưới gián điệp để tiến hành hoạt động tình báo, phá hoại, liên lạc, chuyển tin hoặc tạo ra chỗ dựa, nơi ẩn náu để tiến hành các hoạt động trên. Đối tượng gây cơ sở có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng thường là công dân Việt Nam. Thủ đoạn gây cơ sở rất đa dạng như dụ dỗ, mua chuộc, kích động, đe dọa, khống chế,…Thực tiễn cho thấy, khi đã tìm được đối tượng để gây cơ sở, cơ quan tình báo nước ngoài thường sử dụng thủ đoạn như cử nhân viên tình báo vào Việt Nam hoặc giao nhiệm vụ cho cơ sở đã được xây dựng ở trong nước nghiên cứu, tìm chọn người đủ khả năng, điều kiện làm gián điệp, sau đó sẽ làm quen, kết nghĩa anh em, bạn bè rồi tạo điều kiện để đưa họ ra nước ngoài dưới danh nghĩa tham quan, du lịch, chữa bệnh, công tác, học tập,…để cơ quan tình báo nước ngoài tiếp xúc, xây dựng làm cơ sở để tiến hành hoạt động tình báo, phá hoại. Khi đối tượng ra nước ngoài, cơ quan tình báo nước ngoài tìm cách đưa họ vào con đường ăn chơi, hưởng lạc sa đọa rồi quay phim, chụp ảnh dùng làm tài liệu khống chế, đồng thời kết hợp tuyên truyền, kích động tư tưởng bất mãn, dân tộc hẹp hòi, hứa hẹn đáp ứng các yêu cầu về lợi ích vật chất. Thủ đoạn này thường được áp dụng đối với cán bộ, đảng viên công tác trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang. Theo qui định của điều luật thì ngoài hành vi “gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại” qui định tại điểm a khoản 1 Điều 80, còn bao gồm hành vi “gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài” qui định tại điểm b khoản 1 Điều 80. “Sự chỉ đạo của nước ngoài” là sự chỉ huy, điều khiển, giao nhiệm vụ của nước ngoài đối với người thực hiện hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại. Chẳng hạn: Trong vụ án Cammili. Cammili là sĩ quan tình báo Pháp đã tuyển dụng Nguyễn Công Ch, 14 Nguyễn Văn Đ, Nguyên Đăng Nh và Nguyễn Công N vào mạng lưới gián điệp và chỉ đạo N cùng đồng bọn thu thập tin tức bố phòng về quân sự, kho tàng, giao thông và tình hình di cư vào Nam,… gửi cho Cammili. Y còn giao cho N kế hoạch đặt mìn phá hoại nhà máy gạch chịu lửa Giếng Đáy, HP. Khi bắt nhóm gián điệp này, cơ quan Công an thu được chất nổ, hai bộ vô tuyến điện, sáu cuốn mật mã, mười hai lọ mực hóa học và các tin tức, tài liệu mà bọn chúng đã thu thập. Qua nghiên cứu về dấu hiệu hành vi “gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài” qui định tại điểm b khoản 1 Điều 80 BLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội gián điệp, chúng tôi nhận thấy qui định này đã bộc lộ một số điểm bất cập sau đây: Một là, để phân biệt hai hành vi “gây cơ sở” được qui định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 80 BLHS, trong khoa học Luật hình sự hiện nay, các tác giả đều cho rằng hành vi “gây cơ sở” qui định tại điểm a khoản 1 được thực hiện bởi chủ thể là người nước ngoài, người không quốc tịch, còn hành vi “gây cơ sở” qui định tại điểm b khoản 1 do công dân Việt Nam thực hiện vì có “sự chỉ đạo của nước ngoài”. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ là sự giải thích không chính thức, trong khi đó qui định của điều luật mô tả yếu tố chủ thể bằng thuật ngữ “người nào”. Chúng tôi cho rằng, qui định về hành vi “gây cơ sở” tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 80 BLHS hiện hành là chưa khoa học vì có sự trùng lặp khi qui định dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này. Hai là, qui định của điều luật không thể áp dụng để truy cứu TNHS đối với công dân Việt Nam thực hiện hành vi hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài. Bởi lẽ, tại điểm b khoản 1 chỉ qui định hành vi gây cơ sở để tiến hành hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài nhằm phân biệt với hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại do 15 người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện qui định tại điểm a khoản 1, mà không qui định hành vi hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài. Mặt khác, chúng ta cũng không thể áp dụng qui định tại điểm a khoản 1 vì trong khoa học luật hình sự hiện nay các tác giả đều cho rằng, loại hành vi này do người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thực hiện. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, “để truy cứu TNHS đối với công dân Việt Nam thực hiện hành vi hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài chỉ có thể vận dụng gượng ép qui định tại điểm a khoản 1, trên cơ sở lập luận họ tham gia vào tội phạm với vai trò đồng phạm” [15, tr.15]. Ba là, về thuật ngữ “nước ngoài” qui định tại điểm b khoản 1 Điều 80. Trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học Bộ luật hình sự, các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành khi phân tích về tội gián điệp thì một số tài liệu không giải thích (hoặc lẩn tránh việc giải thích), nhưng cũng có một số tài liệu đã giải thích nhưng cách giải thích còn có sự khác biệt. Có ý kiến cho rằng, nước ngoài “phải được hiểu là trung tâm tình báo” [6, tr.177], nước ngoài là “cá nhân, tổ chức tình báo hay cơ quan khác” [15, tr.16], hoặc trong bản Dự thảo 3 Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số qui định tại Chương XI “Các tội xâm phạm ANQG” của BLHS năm 1999 do Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo năm 2002 cho rằng: “các từ nước ngoài qui định ở tội gián điệp được hiểu là bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài nào (khác với các từ nước ngoài qui định ở tội phản bội Tổ quốc - các từ nước ngoài qui định ở tội phản bội Tổ quốc được hiểu là chính quyền, cơ quan tình báo, gián điệp, quân đội hoặc các tổ chức chính trị phản động…của một nước có âm mưu, hoạt động thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam; các tổ chức chính trị phản động ở nước ngoài của người Việt lưu vong được nước ngoài hậu thuẫn”, nhưng cũng có quan niệm khác về nước ngoài như giải thích tại Công văn số 16 783/UBPL-QH ngày 16/07/2002 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: “nước ngoài là bất kỳ nước nào khác ngoài nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là cá nhân nước ngoài, là cơ quan nhà nước, pháp nhân, tổ chức phi chính phủ, cơ quan tình báo nước ngoài, cá nhân người Việt Nam, các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài”. Theo Công văn này thì thuật ngữ nước ngoài được áp dụng cho cả qui định tại điểm c khoản 1 Điều 80 BLHS năm 1999. Chúng tôi cho rằng, các quan niệm nêu trên về thuật ngữ “nước ngoài” đều có hạt nhân hợp lí, nhưng nội dung của thuật ngữ nước ngoài được quan niệm quá hẹp hoặc quá rộng, chưa thống nhất và không phải là giải thích chính thức, vì vậy, sẽ gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội gián điệp của các cơ quan tiến hành tố tụng. Chẳng hạn: Trong bài bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm ngày 31/12/2003, xét xử Nguyễn Vũ Bình phạm tội gián điệp, các luật sư Đàm Văn Hiếu và Trần Lâm lập luận rằng: nước ngoài được qui định trong tội gián điệp Điều 80 BLHS năm 1999 là một nước khác mà đại diện là chính phủ hoặc các tổ chức tình báo nước đó. Thuật ngữ nước ngoài không bao gồm công dân, ngoại kiều hay tổ chức ngoại kiều làm tay sai hoặc chịu sự chỉ đạo của tổ chức tình báo nước này. Hoặc trong quá trình trao đổi giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát về việc xác định tội danh của Nguyễn Vũ V, Nguyễn Trực C bị bắt năm 2001 vì có hành vi thu thập, cung cấp tin tức không thuộc bí mật Nhà nước cho một người Việt Nam sống lưu vong ở Mỹ để người này sử dụng viết bài cho đài phát thanh nhằm nói xấu chính quyền Việt Nam, Viện kiểm sát cho rằng các bị can V và C không phạm tội gián điệp vì người yêu cầu cung cấp tài liệu là Việt kiều sống ở nước ngoài, không phải là “nước ngoài” theo qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 80 BLHS. Bốn là, khi đề cập đến thuật ngữ “theo sự chỉ đạo của nước ngoài”, các nhà nghiên cứu đã cố gắng phân biệt với “hành vi câu kết với nước ngoài” trong tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS năm 1999) bằng giải thích: Trong 17 tội phản bội Tổ quốc, sự quan hệ có tính chất qua lại chặt chẽ, biểu hiện của sự câu kết. Trong tội gián điệp, sự quan hệ ít chặt chẽ hơn, thể hiện ở hành vi làm “theo sự chỉ đạo của nước ngoài”. Tội phản bội Tổ quốc nhằm mục đích thay đổi chế độ kinh tế - xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân. Tội gián điệp chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Nếu công dân Việt Nam hoạt động gián điệp nhưng đã câu kết với nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì sẽ bị coi là phạm tội phản bội Tổ quốc [18, tr.341], [6, tr.115]. Việc phân biệt tội phản bội Tổ quốc với tội gián điệp bằng cách giải thích thuật ngữ như trên chưa thật sự thuyết phục. Bởi lẽ, sự khác biệt giữa tội phản bội Tổ quốc và tội gián điệp không phải là ở tính chất của “mối liên hệ với nước ngoài”, thực tiễn cho thấy gián điệp thực hiện hoạt động tình báo mang tính chất nghề nghiệp, được đào tạo, huấn luyện công phu, tính chất bí mật, kỷ luật cao và có sự chỉ đạo “rất chặt chẽ” của nước ngoài. Đặc biệt, mối liên hệ với nước ngoài càng chặt chẽ hơn qua việc giao nhiệm vụ, chỉ đạo hoạt động và chuyển tin tức về trung tâm, mối liên hệ này nhiều khi duy trì trong nhiều thập kỷ, nhất là các đối tượng hoạt động nội gián. Theo chúng tôi, sự khác biệt nhất giữa hai tội này chính là ở bản chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội được phản ánh trong mặt khách quan của hai cấu thành tội phạm. Khi thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc, người phạm tội đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội cơ bản, bao trùm thuộc bản chất chế độ xã hội. Đây chính là vấn đề cần xem xét khi phân biệt tội phản bội Tổ quốc với các tội xâm phạm ANQG, trong đó có tội gián điệp. Do vậy, trong vụ án Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh, cơ quan tiến hành tố tụng đã truy cứu TNHS nhiều đối tượng trong vụ án về tội phản bội Tổ quốc và tội gián điệp. Hoạt động thám báo. Hoạt động thám báo là hành vi thu thập các tin tức tình báo quân sự, tập kích, phục kích, bắt cóc cán bộ, bộ đội, nhân dân để khai thác tin tức tình báo quân sự phục vụ mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên một địa bàn nhất định.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất