Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở ...

Tài liệu Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa

.PDF
121
281
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NGỌC ANH TéI CHøA M¹I D¢M Vµ TéI M¤I GIíI M¹I D¢M THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NGỌC ANH TéI CHøA M¹I D¢M Vµ TéI M¤I GIíI M¹I D¢M THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸) Chuyên ngành: Luâ ̣t hin ̀ h sư ̣ và tố tu ̣ng hin ̀ h sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Ngọc Anh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ TỘI 12MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM........................................................................................ 12 1.1. Khái niệm , sự cần thiết quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam ........................... 12 1.1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm....................... 12 1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam............................................... 15 1.2. Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định về tội chứa mại dâm , tô ̣i môi giới mại dâm từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ........................................ 17 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ................................................... 17 1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................... 21 1.3. Pháp luật hình sự quốc tế và một số nước quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm .......................................... 27 1.3.1. Pháp luật hình sự quốc tế ................................................................... 27 1.3.2. Pháp luật hình sự một số nước ........................................................... 29 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM, TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA....... 33 2.1. Các quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trong Bộ luật hình sự năm 1999 ...................................................... 33 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm ...... 33 2.1.2. Hình phạt quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm ........ 49 2.2. Thực tiễn xét xử tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm ....... 65 2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế– chính trị – xã hội tỉnh Thanh Hoá........... 65 2.2.2. Tình hình xét xử tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2016 .......................................... 71 2.2.3. Một số tồn tại , hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tô ̣i chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm và nguyên nhân của nó ........ 76 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ............................ 85 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội chứa mại dâm, tô ̣i môi giới ma ̣i dâm .............................................. 85 3.2. Những điểm mới của Bô ̣ luâ ̣t hin ̣ về ̀ h sự năm 2015 quy đinh tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm và những giải pháp tiế p tu ̣c hoàn thiêṇ .................................................................. 89 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm.......... 96 3.3.1. Tiếp tục ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm ..................................................................... 96 3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hình sự nói chung và các quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm nói riêng .......... 98 3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm ........................... 100 3.3.4. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về tội chứa ma ̣i dâm , tô ̣i môi giới mại dâm............... 101 3.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội và tệ nạn xã hội................................................................................. 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107 DANH MỤC BẢNG Số hiệu Trang Tên bảng Bảng 2.1: Thống kê số vụ án được thụ lý và đưa ra xét xử về tô ̣i chứa mại dâm và môi giới mại dâm giai đoạn2011 - 2016 72 Bảng 3.1: So sánh điều luâ ̣t quy đinh ̣ tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm giữa Bộ luật hình sự năm 2015 với Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 91 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tại Việt Nam, mại dâm là bất hợp pháp. Ngày 17/3/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐTTg phê duyệt chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn thế giới. Đất nước ta đang trong trong thời kỳ hội nhập với thế giới, vì vậy việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh không phải là điều dễ dàng. Sự du nhập của văn hóa, việc tiếp cận Internet với những clip đồi trụy, khiêu dâm có những tác động không tốt đến tâm sinh lý của giới trẻ ngày nay, thêm vào đó là sự thay đổi về quan niệm sống, lý tưởng sống của thế hệ ngày nay khác so trước, sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, suy đồi về lối sống, nhân cách, sự ăn chơi đua đòi của một số tầng lớp người trong xã hội. Tất cả những điều đó vô hình chung đã tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là nạn mại dâm. Mại dâm đã trở thành một vấn nạn xã hội - một căn bệnh khó chữa của xã hội. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, ngày 19/12/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã nêu rõ: Tình trạng mại dâm đã và đang gây ra những hệ lụy cho xã hội nguy cơ lây lan các dịch bệnh xã hội HIV/AIDS qua đường tình dục không an toàn cao, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm lây 1 truyền khác, gia tăng băng nhóm tổ chức tội phạm mua bán người, sử dụng trái phép chất ma túy, hình thành đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm [7]. Cũng trong Hội nghị này, theo Báo cáo của ngành Công an từ năm 2003 đến năm 2013 khi kiểm tra 602.891 cơ sở kinh doanh dịch vụ phát hiện 172.323 cơ sở vi phạm. Ước tính cả nước có khoảng 25.600 người bán dâm. Bốn khu vực có tỷ lệ mại dâm cao nhất trong cả nước đó là vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ. Tình trạng mại dâm diễn biến phức tạp. Mại dâm nam có xu hướng tăng, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục cao nhất trong những con đường lây nhiễm là 48,2% [7]. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mại dâm trong những năm gần đây cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những chức năng quan trọng của Luật hình sự là phòng và chống tội phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, làm cho người dân tin tưởng vào chính sách pháp luật của Nhà nước. Các quy định pháp luật hình sự nước ta đối với tội về mại dâm nói chung và tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm nói riêng trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định còn chưa thật cụ thể, đầy đủ. Nhận thức về loại tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các vụ án về mại dâm nói chung và chứa mại dâm, môi giới mại dâm nói riêng. 2 Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về chứa mại dâm và tội phạm môi giới ma ̣i dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang là vấn đề xã hội bức xúc, các tội phạm này diễn ra khá phức tạp và gây ra những thiệt hại về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Công tác đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m về chứa mại dâm và môi giới mại dâm thực sự hiệu quả . Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3023 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện gồm: 100 khách sạn, 549 nhà nghỉ, 1140 nhà trọ, 01 vũ trường, 590 quán karaoke, 211 quán gội đầu thư giãn, 41 cơ sở massage và 391 cơ sở kinh doanh khác. Trong đó có 200 cơ sở kinh doanh, dịch vụ nghi vấn chứa gái mại dâm (21 khách sạn, 78 nhà nghỉ, 24 quán café, 19 quán karaoke, 01 vũ trường, 24 cơ sở xông hơi, massage và các dịch vụ khác là 33 cơ sở). Toàn tỉnh có 75 chủ chứa và 60 đối tượng môi giới gái mại dâm; 302 gái mại dâm có hồ sơ quản lý; có khoảng gần 1000 tiếp viên nữ hiện đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Cũng trên địa bàn tỉnh, năm 2014 lực lượng chức năng đã điều tra và đấu tranh triệt phá 22 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm, bắt giữ 117 đối tượng trong đó người bán dâm là 48 đối tượng, người mua dâm là 44 đối tượng; chủ chứa, môi giới là 25 đối tượng. Chuyển truy tố, xét xử 21 vụ với 22 bị can [75]. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc đấu tranh với loại tô ̣i pha ̣m này , các cơ quan tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng đối với loại tội phạm này và đạt được những kết quả nhất định trong việc điều tra, truy tố, xét xử. Theo số liệu thống kê về thụ lý xét xử các vụ án hình sự đối với tô ̣i chứa ma ̣i dâm và môi giới ma ̣i dâm từ năm 2010 đến 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý và đưa ra xét xử 174 vụ án, 277 bị cáo về tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm. Ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong những năm gần đây hoạt động mại dâm ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn 3 tinh vi, có sự chuẩn bị trước, có tổ chức, hậu quả gây ra gây mất trật tự trị an, gây ra nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc đưa các đối tượng có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm ra xét xử. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với loại tội phạm này là rất cần thiết để tăng cường chính sách pháp luật hình sự đối với tội phạm chứa mại dâm và tội phạm môi giới mại dâm, nhằm cụ thể chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với loại tội phạm này. Hiê ̣n nay, chưa có công triǹ h nào nghiên cứu về tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới ma ̣i dâm trên điạ bàn tin̉ h Thanh Hoá . Vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mại dâm luôn là vấn đề xã hội nóng bỏng, nhức nhối của mọi xã hội, mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới. Những hậu quả của nó để lại vô cùng to lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn trật tự xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa tương lai giống nòi của dân tộc. Do đó, nghiên cứu về tệ nạn mại dâm được các chuyên gia pháp luật hình sự, chuyên gia tội phạm học, xã hội học,.. quan tâm nghiên cứu; nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài khóa luận, luận văn thạc sĩ cũng như luận án tiến sĩ. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu/đề cập đến tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm như: Các giáo trình, sách chuyên khảo có một số công trình sau: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà nội; Giáo trình Luật 4 hình sự Việt nam, Trường Đại học Luật Hà Nội; Sách chuyên khảo Cấu thành tội phạm: lý luận và thực tiễn, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Tư pháp, 2004; Trách nhiệm hình sự và hình phạt của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, 2004; Sách chuyên khảo Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2007; Định tội danh - lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Bình luận khoa học BLHS 1999, ThS. Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, TS. Lê Thế Tiệm và Phạm Thị Phả, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; Ma túy, mại dâm, cờ bạc – tội phạm thời hiện đại, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh,TS. Nguyễn Thị Kim Liên, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra còn một số bài báo nghiên cứu, công trình khoa học ở cấp độ luận văn cao học như: Nguyễn Trung Tín, “Pháp luật một số quốc gia về chống mại dâm và mua bán phụ nữ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, 1998. Nguyễn Văn Trượng, “Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2007. Đỗ Đức Hồng Hà, “Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, 2010; “Tội mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án, số 10, 2010. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, “Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20, 2011. Những công trình trên cung cấp cho học viên những vấn đề lý luận và nhận thức chung về pháp luật hình sự, về các tệ nạn trong xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng – đối tượng của khoa học xã hội, tội phạm học, luật học. Các công trình trên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đấu 5 tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế. Các công trình trên giúp học viên giải quyết những vấn đề lý luận về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm cách thức phân tích khoa học lý luận và thực trạng tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm trong quá trình viết luận văn của mình. Nguyễn Hoàng Minh (2010): Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân. Tác giả đi sâu làm rõ khái niệm tội phạm về mại dâm và tội phạm về mại dâm có tổ chức, phân tích làm rõ thực trạng của loại tội phạm này và đưa ra dự báo cũng như các giải pháp nâng cao hoạt động điều tra loại tội phạm này. Lê Thị Thương Huyền (2015), Tội chứa mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả luận văn đã khái quát được các vấn đề lý luận về tội chứa mại dâm, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội chứa mại dâm, nêu và đánh giá thực trạng thực tiễn tình hình tội chứa mại dâm và tình hình xét xử tội chứa mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Những kiến nghị, giải pháp tác giả đưa ra góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Đặc biệt, trong luận văn, tác giả đề xuất đưa ra hai khái niệm hoàn toàn mới là “Cưỡng bức mại dâm” và “Bảo kê mại dâm”. Vũ Thị Hồng Hạnh (2014), Tội môi giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả luận văn đã khái quát được các vấn đề lý luận về tội môi giới mại dâm, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội môi giới mại dâm, nêu và đánh giá thực trạng thực tiễn tình hình tội môi giới mại dâm và tình hình xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những kiến nghị, giải pháp tác giả đưa ra góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Theo tác 6 giả: nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về tội môi giới mại dâm cho thấy, vấn đề môi giới mại dâm ở nước ta đã được đề cập ở các mức độ khác nhau nhưng còn rời rạc và dàn trải, chỉ đến giai đoạn thời kỳ mới – pháp điển hóa lần thứ nhất với việc thông qua BLHS năm 1985 thì tội môi giới mại dâm mới được nhà làm luật ghi nhận chính thức và ngày càng được cụ thể và hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành. Qua nghiên cứu thực trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi giới mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả chỉ ra những hạn chế như: hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ; nhận thức về loại tội phạm thiếu nhất quán; sự lúng túng của các cơ quan pháp luật. Nguyễn Trường An (2014), Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Tác giả đã nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tại một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học. Tác giả đã giải quyết về mặt lý luận và phân tích thực trạng thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về mại dâm. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thể hiện trên các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu khoa học pháp lý, hội nghị, hội thảo, các số chuyên đề. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật có uy tín như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật… Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu tội phạm cụ thể hoặc nghiên cứu về tội phạm nói chung 7 trong đó có tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm; các bài viết đăng tải trên các website, các trang thông tin điện tử thể hiện quan điểm đa chiều của các tác giả về thực trạng của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm qua các vụ án cụ thể, điển hình, gây dư luận xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm dưới khía cạnh luật pháp hình sự và thực tiễn trong công tác xét xử tại Thanh Hóa, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử. Luâ ̣n văn nghiên cứu các quy đinh ̣ pháp luâ ̣t hiǹ h sự theo Bô ̣ luâ ̣t hình sự 1999 (sửa đổ i, bổ sung năm 2009). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm. - Khái quát sự phát triển các quy định về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. - Nghiên cứu tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay và thực tiễn về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Đưa ra phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Luận văn được nghiên cứu trên đối tượng là hành vi phạm tội và người phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm theo Điề u 254 và 255 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 (sửa đổ i, bổ sung năm 2009) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam. - Từ những nghiên cứu lý luận, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm của Tòa án nhân dân địa phương và nguyên nhân, tồn tại, hạn chế đưa ra kiến nghị, những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này. - Luận văn nghiên cứu thực tiễn tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2011 đến 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác–Lênin. Đây là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận văn để đánh giá khách quan tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm cũng như thực tiễn tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên cơ sở thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn cũng được nghiên cứu dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận văn theo trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong các chương của luận văn. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm 9 tòi, trình bày các hiện tượng, quan điểm, quy định và thực tiễn tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. - Phương pháp thống kê: nhằm thống kê, so sánh quá trình hình thành và phát triển của quy định nói chung và đối với tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm nói riêng trong luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay. - Phương pháp trừu tượng: Phương pháp này được sử dụng để trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn của đề tài xây dựng nên hệ thống luận điểm, luận cứ khoa học và đưa ra phương hướng và hệ thống các quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật với tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trong pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. Đối với mỗi chương, mục học viên sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là: Ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng để đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản, khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quá trình hình thành, phát triển các quy định tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm. Ở Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê để làm rõ thực tiễn và quyết định hình phạt đối với tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đó đưa ra những nhận xét ưu, nhược điểm và những vấn đề cần giải quyết trong chương 3. Ở Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp trừu tượng để đề ra phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm hình phạt đối với loại tội phạm này ở Việt Nam hiện nay. 10 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới loại tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các định hướng hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả đối với loại tội phạm này trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho những người quan tâm đến vấn để tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể phục vụ cho việc tham khảo kiến thức cho các cán bộ đang công tác tại các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là vụ án hình sự về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 03 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề chung về tô ̣i chứa ma ̣i dâm và tô ̣i môi giới mại dâm theo Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Tô ̣i chứa mại dâm, tội môi giới ma ̣i dâm trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Chương 3: Mô ̣t số kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiện hành về tô ̣i chứa mại dâm và tội môi giới ma ̣i dâm và nâng cao hiệu quả áp du ̣ng. 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, sự cần thiết quy định tội chứa mại dâm và tô ̣i môi giới mại dâm trong Luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm và tôị môi giới mại dâm Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Tội phạm luôn chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền tự do và các lợi ích hợp pháp của con người... Khái niệm tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích chung của toàn xã hội, nhà nước quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người nào thực hiện hành vi đó. Tội phạm, do đó mang bản chất là một hiện tượng pháp lý [99]. Nghiên cứu về tội phạm là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Việc xác định tội phạm trong luật hình sự là cơ sở để quy định hình phạt nhưng việc quy định hình phạt xét cho cùng cũng là một phần của việc xác định tội phạm... Khái niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể với ý nghĩa là mô hình pháp lý của từng loại tội phạm và qua đó cũng là cơ sở để quy định hình phạt tương ứng [50]. Tại Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về khái niệm tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền 12 và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [67]. Tội phạm nói chung và tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm nói riêng là một hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Mỗi quốc gia để bảo vệ cho các giá trị văn hóa, nếp sống văn minh, thuần phong mỹ tục của dân tộc đều đưa ra những chính sách, pháp luật để quản lý, nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tác hại của tệ nạn xã hội. Hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, các giá trị đạo đức xã hội mà từ xưa đến nay nhân dân ta đều lên án. Ngoài ra, hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, lan truyền những loại bệnh xã hội, đặc biệt là lây truyền HIV/AIDS, ảnh hưởng đến tương lai, nòi giống của dân tộc, cản trở công cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tạo điều kiện cho tệ nạn mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác phát triển, tội phạm hình sự gia tăng, đồng thời nó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình... do vậy, trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm. Để xác định chính sách hình sự và yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này, việc tìm hiểu khái niệm tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm là rất cần thiết. Dưới góc độ pháp luật hình sự, Điều 254 của Bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm không đưa ra định nghĩa pháp lý về khái niệm như thế nào là hành vi chứa mại dâm, trong khi đó Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số: 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “1) Tội chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm” [97]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan