Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật đ...

Tài liệu Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng trong tố tụng dân sự ở việt nam

.PDF
87
128
86

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN HỒNG VIỆT NGUYÊN TẮC “TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÌ LÝ DO CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG” TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN HỒNG VIỆT NGUYÊN TẮC “TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÌ LÝ DO CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG” TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các tài liệu, cơ sở pháp lý, thực tiễn, các dẫn chứng số liệu được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này đều do tôi tự sưu tầm, tìm hiểu, đảm bảo độ chính xác cao theo yêu cầu đặt ra cho một đề tài nghiên cứu khoa học. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2017 Tác giả Phan Hồng Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN BẢO VỆ VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG ..............................................................................7 1.1. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ ...........................................................................7 1.1.1. Khái quát về quyền con người, quyền công dân và những giá trị cần được bảo vệ ............................................................................................................................ 7 1.1.2. Quan điểm về quyền tiếp cận công lý và bảo vệ quyền dân sự bằng Tòa án…………………………………………………………………………………………11 1.2. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng ........20 1.2.1. Nguyên tắc quyền dân sự phải được Tòa án bảo vệ và thẩm phán không được từ chối xét xử ............................................................................................................. 20 1.2.2. Nguyên tắc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng và ý nghĩa của các nguyên tắc này . 22 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỂU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................................30 2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ ....................................................................................................................30 2.1.1. Pháp luật từ thời kỳ phong kiến đến năm 1975 .............................................. 30 2.1.2. Pháp luật thời kỳ đất nước thống nhất sau năm 1975…………………. 37 2.2. Thực trạng giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng hoặc luật không rõ ràng, đầy đủ .....................................................................................43 2.2.1.Thực trạng chung ..................................................................................................... 43 2.2.2. Một số trường hợp cụ thể ..................................................................................... 47 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ ĐẢM BẢO THỰC THI NGUYÊN TẮC TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG ...................................................................................58 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự .......................................58 3.2. Giải pháp đảm bảo thực thi nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng ...................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 xác định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp xác định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ, lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một nhà nước pháp quyền với quan điểm tất cả vì con người, hướng tới con người, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện, nên cần không ngừng đổi mới chính sách, hoàn thiện thể chế, trong đó không thể thiếu chiến lược cải cách tư pháp. Từ năm 2005, bằng Nghị quyết số 49-NQ/TW, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải ban hành và thực hiện chiến lược cải cách tư pháp phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao theo đó, trong lĩnh vực dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề ra nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật dân sự, tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến Tòa án, Tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn [4]. Trên tinh thần chủ trương này, quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự nói riêng, với nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau thì đến nay, tại Điều 2, Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 4, Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đã chính thức quy định rõ quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền dân sự, quyền con người, quyền công dân theo đó, “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” như một nguyên tắc cơ bản, hàng đầu của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự hiện hành [38] 1 [40]. Việc “giải quyết” ở đây hiểu theo nghĩa rộng là quá trình xem xét thụ lý và kết thúc bằng một bản án, quyết định của Tòa án đối với một vụ việc dân sự cụ thể; vụ việc “dân sự” ở đây cũng hiểu theo nghĩa rộng là dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, thậm chí còn liên quan đến các quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Về lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề không coi là mới bởi đây là quy định có tính chất truyền thống của pháp luật dân sự nói chung, pháp luật nhiều nước trên thế giới đã quy định và áp dụng tinh thần nguyên tắc này mấy trăm năm nay; ở Việt Nam từ thời phong kiến sau đó thời Pháp thuộc, thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến chế độ Sài Gòn trước năm 1975 cũng đã có những khoảng thời gian dài áp dụng nguyên tắc tương tự vậy. Cái mới và tính cấp thiết để nguyên tắc này được nghiên cứu ở đây, là pháp luật tố tụng dân sự nước ta mấy chục năm qua tuy ít nhiều cũng có quy định nhưng thực tế đã “bỏ ngỏ” khi rất nhiều vụ việc dân sự người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết thì bị từ chối, trả lại đơn khởi kiện, hoặc thụ lý rồi đình chỉ giải quyết do “không thuộc thẩm quyền”, “luật không quy định”. Xét về mặt pháp lý thì việc từ chối, đình chỉ này là không sai, thậm chí hợp pháp bởi pháp luật không quy định cụ thể, rõ ràng những loại tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, hoặc vẫn có thể thuộc thẩm quyền nhưng không quy định cụ thể cách giải quyết; tuy nhiên việc từ chối, đình chỉ này lại không hợp lý cũng không phù hợp tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Đảng và Điều 14 Hiến pháp mới khi xác quyết các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật [43]. Luật hóa nguyên tắc này là sự hoàn thiện đầy đủ để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình cải cách tư pháp, là một bước ngoặt về tư duy, quan điểm lập pháp, có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của hoạt động tố tụng tại Tòa án, đồng thời cũng là thách thức lớn cho toàn ngành Tòa án nước ta trong tình hình hiện nay, cần được kịp thời nghiên cứu để góp phần hoàn thiện và giúp đưa pháp luật đi vào cuộc sống. 2 Từ sự nhận thức về tính kế thừa những thành tựu pháp luật nói chung và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, tác giả nhận thấy còn nhiều vấn đề vướng mắc, gây lúng túng không chỉ cho những người, cơ quan tiến hành tố tụng trước hết là Tòa án/thẩm phán chuyên trách về dân sự, mà còn cho chính các đương sự, những người tham gia tố tụng khác trong vụ việc dân sự cần được tháo gỡ, nên đề tài tác giả chọn Nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” trong tố tụng dân sự ở Việt Nam vẫn mang tính cấp thiết rất cần được lưu tâm nghiên cứu, trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng thời gian qua để đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, có tính khả thi ứng dụng trong thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án là khá nhiều, như các nguyên tắc cơ bản, thẩm quyền của Tòa án, chứng minh, chứng cứ, giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài… Gần với đề tài tác giả đang nghiên cứu có luận văn thạc sĩ luật học “Thụ lý vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Thị Bích Hạnh [20]; luận văn thạc sĩ luật học “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” của tác giả Trần Việt Đức [17]; luận văn thạc sĩ luật học “Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Mai Long Định [16]. Gần hơn và nghiên cứu sâu hơn là luận án tiến sĩ luật học “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng Nam [33]; luận án tiến sĩ luật học “Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai [29]; luận văn thạc sĩ luật học “Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Anh [1]; luận văn thạc sĩ luật học “Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm [54]; tiểu luận môn học pháp luật đại cương “Án lệ - lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Cường 3 [10]. Giáo trình “Lý luận và pháp luật về Quyền con người” của Đại học Quốc gia Hà Nội [11], giáo trình “Quyền con người” của Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [67], sau khi phân tích sâu về quyền con người, quyền công dân đều có chuyên đề về bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; quyền tài phán chung và trách nhiệm bảo vệ trước những vi phạm về quyền con người; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được lập ra theo pháp luật…, cùng nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu, nhiều bài nghiên cứu, bài viết, ý kiến liên quan của các học giả, các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận tại nghị trường. Gần đây là bình luận khoa học Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự mới của các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật dân sự, các nhà nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn [8] [31]. Tuy nhiên, liên quan nguyên tắc Tòa án/thẩm phán không được từ chối xét xử vì lý do không có luật áp dụng, dù thực tế có nhiều tranh chấp đã từng bị Tòa án từ chối thụ lý hoặc đình chỉ giải quyết với lý do luật không có quy định, gây nhiều bức xúc nhưng chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu sâu và cụ thể vấn đề này. Như luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và tiểu luận liên quan đến tập quán, án lệ như nêu trên đề cập mảng áp dụng tập quán, án lệ để giải quyết các vụ việc dân sự chứ không đi sâu nghiên cứu nguồn gốc của nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết việc dân sự, cũng như các mảng khác như áp dụng tương tự pháp luật và mới nhất là việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng trong xét xử. Các giáo trình giảng dạy đại học, sau đại học về quyền con người, quyền công dân khái quát hóa vấn đề quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ và phân tích nhiều về lĩnh vực hình sự, tội phạm, hành chính, chưa thật đi sâu phân tích nguyên tắc này dưới góc độ dân sự truyền thống. Do vậy việc nghiên cứu vấn đề này còn khá mới, trước đây vụ việc tranh chấp đưa ra Tòa án và bị từ chối thụ lý hoặc đình chỉ giải quyết cũng nhiều, không ít vụ việc Tòa án áp dụng tập quán giải quyết vẫn còn gây tranh cãi, Tòa án/thẩm phán 4 cũng như giới luật gia, luật sư và các đương sự vẫn còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ để nguyên tắc này có thể đi vào cuộc sống, nên tác giả có điều kiện nghiên cứu vấn đề ở cả góc độ lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài như nêu trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này là sau khi làm rõ những vấn đề lý luận về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ và nguyên tắc Tòa án/thẩm phán không được từ chối xét xử khi không có luật áp dụng, thực trạng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam thời gian qua, tác giả có những đề xuất hữu ích về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi nguyên tắc này trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự là rất rộng, bao trùm hầu hết các quan hệ xã hội, nên phạm vi điều chỉnh của pháp luật tố tụng dân sự cũng phải tương ứng, từ giải quyết các vụ án về tranh chấp đến các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài... Tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự hiện hành: quyền yêu cầu Tòa án/thẩm phán bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và theo đó, Tòa án/thẩm phán không được từ chối thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi không có luật áp dụng, chứ không đặt vấn đề sang các vụ việc khác liên quan đến pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật hành chính, tố tụng hành chính hoặc pháp luật trọng tài, tố tụng trọng tài. Và do chỉ đề cập đến vấn đề nguyên tắc, không đi sâu các quy định cụ thể, nên luận văn chủ yếu bàn về lý thuyết nhiều hơn cùng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả nguyên tắc này trong thực tế hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả dựa vào các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở, nền tảng phương pháp luận. Để đạt được mục đích nghiên 5 cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả từng bước đi từ những vấn đề lý luận chung của nguyên tắc tố tụng, sử dụng các phương pháp đan xen như tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật, đến việc khảo sát thực tiễn để làm nổi bật các vấn đề liên quan. Tác giả tiếp cận vấn đề đi từ khái niệm, những lý luận cơ bản, chung của nguyên tắc này, thực trạng áp dụng của các nước và tại Việt Nam, từ đó dẫn dắt đến các vấn đề riêng, cụ thể áp dụng vào thực tiễn tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về khoa học pháp lý liên quan, đưa ra những giải pháp, đề xuất hữu ích nhằm bảo đảm việc thực hiện, áp dụng nguyên tắc này trong thực tế, qua đó mong muốn đóng góp một phần công sức của mình trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 65 trang, chia làm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ và nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Chương 2: Pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự và bảo đảm thực thi nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN BẢO VỆ VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG 1.1. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ 1.1.1. Khái quát về quyền con người, quyền công dân và những giá trị cần được bảo vệ Có nhiều định nghĩa về quyền con người, hay nhân quyền (human rights), bởi đây là một phạm trù đa diện. Đến nay, với hơn 50 định nghĩa được công bố và do mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định nên có thể nói khó có một định nghĩa nào bao hàm được hết các thuộc tính của quyền con người. Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights – OHCHR) định nghĩa quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [69, tr.1]. Các định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, như quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người; hoặc quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [11, tr.38]. Và dù cách nhìn nhận có khác biệt, thì quyền con người luôn được coi là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội, mọi giai đoạn lịch sử, thậm chí theo đài CNN của Hoa Kỳ, vào năm 2005 có cuộc khảo sát còn đưa ra kết quả quyền con người là một trong mười phát minh quan trọng làm thay đổi thế giới. Sự hình thành và phát triển quyền con người vừa là thành quả của sự phát triển trong lịch sử nhân loại, là đỉnh cao của văn minh và tiến bộ xã hội, vừa là tất yếu lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nguồn gốc lý luận để hình thành quyền 7 con người là các học thuyết triết học, chính trị - xã hội về con người, xã hội, nhà nước, về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân và nhà nước… Các học thuyết này lại bị quyết định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử cụ thể. Do đó, quyền con người, xét đến cùng, cũng là sản phẩm của các điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh trình độ phát triển của xã hội, như Các Mác nhận xét “nhân quyền không phải là bẩm sinh, mà là sản sinh ra trong lịch sử” [6, tr.173]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thuật ngữ “quyền tự do”, “quyền tự nhiên” đã có từ thời cổ đại, trải qua các thời kỳ biến động của lịch sử, đến thời trung cổ mặc dù tự do bị hạn chế đến mức thấp nhất, nước Anh khi đó cũng đã cố gắng hạn chế quyền hạn của chế độ quân chủ, với sự ra đời của Đại hiến chương về những quyền tự do (tiếng Latin: Magna Carta Libertatum) được thông qua vào năm 1215 mà theo đó có những điều khoản kềm chế sự tùy tiện của các quan chức là người của hoàng tộc, giảm quyền lực của nhà nước quân chủ tập trung, bảo vệ các quyền tự do cá nhân; quy định không bổ nhiệm những người không biết pháp luật hoặc không muốn thực hiện pháp luật vào các chức vụ thẩm phán, công tố viên, người đứng đầu cơ quan; bảo vệ các cá nhân không bị bắt giam bất hợp pháp, được tiếp cận nhanh chóng với công lý. Người Anh tự hào ca tụng Đại hiến chương này là “món quà quý giá nhất của nước Anh cho nhân loại”, vì “đã tạo cảm hứng cho cả hiến pháp Hoa Kỳ và các quốc gia khác về dân chủ và nhân quyền”, đến nay vẫn là một biểu tượng quan trọng của quyền tự do và quyền dân sự. Nội dung chính tạo nên cốt lõi của Đại hiến chương là các nguyên tắc như mọi người, kể cả nhà Vua, đều phải sống dưới luật pháp, không được đứng trên pháp luật, không được hành xử tùy tiện; không một công dân tự do nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có Tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội; công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối (“Justice delayed is justice denied”). Cũng tại Anh, nhiều thế kỷ sau, bằng các văn kiện quy định cụ thể về quyền con người, bảo vệ người dân khỏi sự tùy tiện của cơ quan hành chính, quy định các đảm bảo đối với quyền bất khả xâm phạm về nhân thân, nguyên tắc suy đoán vô tội và những quy định khác 8 bảo vệ quyền của cá nhân, các quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, nguyên tắc không thay đổi thẩm phán…, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển quyền con người trong các giai đoạn lịch sử này. Đến nay, nhiều nội dung của Đại hiến chương vẫn được xem là phần cơ bản của một nhà nước pháp quyền, công lý, là một trong những văn bản pháp luật quan trọng nhất trong sự phát triển của nền dân chủ hiện đại, tạo bước ngoặt quyết định trong các nỗ lực để thiết lập tự do. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 được thiết kế dựa trên tầm quan trọng của tài liệu thời trung cổ này, nên còn được gọi là một “Magna Carta cho tất cả nhân loại”. Các tư tưởng về tự do và quyền con người tiếp tục được phát triển ở nước Mỹ, thể hiện trong các văn kiện có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, bắt nguồn từ triết học khai sáng, lý luận của các nhà triết học cổ đại, học thuyết pháp luật tự nhiên và kế thừa, tiếp thu thành tựu tư tưởng tiến bộ của nước Anh như nêu trên. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã tuyên bố xuất phát từ thực tế hiển nhiên rằng mọi người đều sinh ra bình đẳng và có các quyền nhất định không bị tước đoạt mà tạo hóa đã trao cho họ, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đánh giá văn kiện lịch sử này, những nhà mác-xít cho rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đất nước, nơi lần đầu tiên tư tưởng vĩ đại về nền cộng hòa dân chủ được hình thành, nơi bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người được tuyên bố và tạo ra “cú hích” đầu tiên đối với cách mạng châu Âu thế kỷ XVIII. Các tư tưởng về quyền tự nhiên không thể tước đoạt của con người được các nhà tư tưởng, triết gia ở Tây Âu như Thomas Hobbes, John Locke, Charles-Louis de Secondat Montesquieu, Jean Jacques Rousseau phát triển trong các học thuyết của mình đã trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến cuộc cách mạng tư sản Pháp, để cho ra đời bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789 của nước Pháp theo đó, sự bỏ rơi quyền con người hoặc sự coi thường quyền con người là nguyên nhân duy nhất của tình trạng nghèo đói trong xã hội và sự đồi bại của chính phủ, với tuyên bố mọi người sinh ra có quyền tự do và bình đẳng, mục đích 9 của bất kỳ liên minh chính trị nào cũng là đảm bảo các quyền tự nhiên không thể tước đoạt của con người, đó là quyền được tự do, quyền được sở hữu, quyền được an toàn và quyền được phản kháng chống lại mọi áp bức, bóc lột; quyền được suy đoán vô tội, được tự do tín ngưỡng, tự do thể hiện chính kiến, tự do xuất bản, được đảm bảo các quyền nhân thân và các quyền khác của công dân. Theo Hiến pháp năm 1791 của Pháp thì quyền con người – đó là quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức [67, tr.20 – 23]. Khi đánh giá cao vai trò của học thuyết pháp luật tự nhiên trong việc hình thành các quyền con người, không thể cho rằng đây là học thuyết duy nhất xác định mối liên hệ giữa quyền con người với quyền lực nhà nước. Đối trọng với học thuyết này là cách tiếp cận, học thuyết thực chứng về quyền con người và về mối quan hệ qua lại mật thiết giữa nhà nước và cá nhân mà theo đó, quyền con người, quy mô và nội dung quyền con người là “quà tặng” của nhà nước, được nhà nước hệ thống hóa lại bằng pháp luật. Thực tiễn lập hiến và thực tiễn xét xử ở các quốc gia “đang mềm hóa” các cách tiếp cận thực chứng và pháp luật tự nhiên, thực tiễn đang đi theo hướng ghi nhận một cách tích cực các quyền và nguyên tắc tự nhiên, xu hướng này đang xóa dần tính cực đoan của các học thuyết, góp phần kéo chúng lại gần nhau hơn trong quá trình nhận thức và áp dụng trong thực tế. Nếu quyền con người là những quyền mang tính phổ quát, thuộc về bản chất và bất kỳ ai sinh ra trên đời đều có các quyền đó, thì khái niệm về quyền công dân lại gắn với một quốc gia cụ thể, gắn với trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình. Quyền công dân, có thể hiểu là tập hợp các quyền và nghĩa vụ của một người khi người đó là thành viên của một cộng đồng mang tính chính trị, xã hội – một quốc gia, tức gắn với một chế định pháp lý cụ thể là quốc tịch, tức có những quyền mà chỉ khi có quốc tịch của một quốc gia thì con người mới có quyền thụ hưởng. Theo ThS. Nguyễn Linh Giang, ý tưởng về quyền công dân đã xuất hiện trước khi có khái niệm về quyền con người và có lịch sử phát triển lâu dài, từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, tuy nhiên những tư tưởng hiện đại về quyền công dân mới chỉ được phát triển khoảng độ 300 năm trở lại đây. Cần hiểu quyền công dân không 10 chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân [67, tr.93]. Còn theo PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, quy chế pháp lý về quyền con người, quyền công dân là tổng thể các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, Hiến pháp, các đạo luật và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Quy chế pháp lý về quyền công dân gắn với công dân của một quốc gia, tức là người có quốc tịch của một nước, còn quy chế pháp lý về quyền con người không gắn với yêu cầu phải là công dân của một nước cụ thể. Và khi xác lập quy chế pháp lý về quyền con người và quyền công dân, nhà nước cần tuân theo những nguyên tắc xuất phát từ quyền con người, quy định các quyền công dân cần thể hiện được các yêu cầu, đòi hỏi của nhân quyền [67, tr.49]. Nhà xã hội học người Anh Thomas Humphrey Marshall (1893 – 1981) trong các bài luận về quyền công dân và giai cấp xã hội vào những năm 1950 đã phân tích sự phát triển của quyền công dân như một sự phát triển về các quyền dân sự, chính trị và xã hội, cho rằng một người dân chỉ có thể là một người có tư cách công dân đầy đủ nếu có đủ ba loại quyền này và việc thụ hưởng các quyền này như thế nào phụ thuộc vào giai cấp xã hội của họ. Ngày nay, các khái niệm về quyền cơ bản của con người và của công dân đã được mở rộng hơn trước và được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế quan trọng, đó là những nhóm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các quyền tập thể khác, và trong các quyền về dân sự cơ bản có những quyền liên quan đến quyền tự do của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tiếp cận tư pháp, tiếp cận công lý. 1.1.2. Quan điểm về quyền tiếp cận công lý và bảo vệ quyền dân sự bằng Tòa án Cần nhìn nhận rằng tư tưởng pháp lý và luật pháp, thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật của Pháp và của Đức đã đóng góp to lớn vào việc hình thành họ pháp luật Civil Law, mà sự hoàn thiện nhất được thể hiện trong Bộ luật Dân sự Pháp (Napoléon) năm 1804, Bộ luật Dân sự Đức năm 1896. Cũng có thể kể đến Bộ luật Dân sự Thụy Sĩ năm 1907. Đơn cử Bộ luật Dân sự Pháp, ngay thiên đầu tiên, từ Điều 1 đến Điều 6 đã nêu các quy định chung, đặc biệt Điều 4 quy định rõ vai trò, quyền và nghĩa vụ của của thẩm phán trong việc giải quyết tất cả các vụ việc dân sự 11 liên quan đến nhân thân, tài sản, quyền sở hữu, các phương thức thụ đắc quyền sở hữu. Bộ luật Dân sự Thụy Sĩ ngay tại Điều 4 cũng quy định thẩm phán áp dụng các quy tắc của luật pháp và sự công bằng để giải quyết tất cả các vụ việc dân sự. Theo ngài Jacques Nunez, Chánh án Tòa phúc thẩm Rouen của Cộng hòa Pháp, hoàng đế Napoléon Bonaparte đã từng cho rằng “công cụ quan trọng nhất của một chính phủ, đó là Tòa án”. Công dân ngày càng viện đến Tòa án, thẩm phán nhiều hơn bởi vì “Tòa án là một trong những nơi thể hiện sự dân chủ tốt nhất; khởi kiện ra Tòa ít ra cũng là cơ hội để đưa vấn đề ra thảo luận công khai”. Hơn nữa, khi áp dụng Điều 4 quy định thẩm phán không được từ chối xét xử với lý do không có luật hoặc luật không rõ ràng, đầy đủ thì “Tòa án được coi như giải pháp thay thế cho quyền lực chính trị bởi vì Tòa án không được từ chối xét xử, nếu không sẽ phải hứng chịu sự phản ứng bão táp của giới khoa học và của công luận” [28, tr.83 – 93]. Còn trong họ pháp luật Common Law, đáng chú ý nhất là pháp luật của Anh và Mỹ, với “luật án lệ” được tạo ra không phải bởi các văn bản pháp luật mà bằng việc các Tòa án sử dụng các quyết định của tòa như những tiền lệ, quyết định của của tòa trước đây được đưa ra trong vụ việc tương tự phải được tuân thủ, theo nguyên tắc “án lệ phải được tôn trọng” (Stare decisis). Quy tắc án lệ được hình thành, quyết định xét xử đã được hình thành một lần trong trường hợp tiếp theo trở thành bắt buộc cả đối với các thẩm phán khác, tạo thành hệ thống luật án lệ cổ điển hoặc “pháp luật do các thẩm phán xây dựng”; công thức “sự bảo vệ bằng Tòa án phải xảy ra trước pháp luật” xuất hiện. Nếu như họ pháp luật Civil Law coi pháp luật là tổng thể các quy tắc đã được quy định, thì về cơ bản họ pháp luật Common Law lại coi “pháp luật đó là cái mà việc xét xử của Tòa án đi đến”, tức không quan tâm nhiều đến việc tình huống đó được thể chế như thế nào mà hướng đến việc là theo trật tự thế nào tình huống đó cần phải được xem xét để đi đến quyết định xét xử đúng đắn. Họ pháp luật thông luật được phát triển theo nguyên tắc “pháp luật có ở nơi có sự bảo vệ”, và về cơ bản pháp luật Anh vẫn tiếp tục là pháp luật xét xử do các thẩm phán soạn thảo trong quá trình giải quyết các trường hợp cụ thể. Sự ra đời của Luật công bình (công bằng) sau đó tạo thành một hệ thống pháp luật song song, 12 bổ khuyết cho pháp luật thông luật, và một trong những nguyên tắc cơ bản của luật này là nó không đi ngược các quy định đang tồn tại của thông luật, mà là “công bình đi sau pháp luật” [32, tr.79 – 85]. Sự ra đời của Liên hợp quốc và việc thông qua bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc bảo vệ quyền con người, khi mà quyền con người được thừa nhận như những giá trị cơ bản và phổ biến của nhân loại, trở thành một hình thức pháp luật đặc biệt của luật quốc tế, đến nay được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia. Sau đó là một loạt công ước và cam kết quốc tế khác đã được triển khai nhằm cụ thể hóa các quyền con người, đáng chú ý là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa năm 1966, có hiệu lực từ năm 1976 [27, tr.22 – 23]. Quyền con người trong thời kỳ hiện đại không chỉ là cuộc đấu tranh đòi những quyền con người cơ bản, mà còn là cuộc đấu tranh mở rộng thêm các quyền con người. Theo tác giả Vũ Công Giao, có nhiều định nghĩa khác nhau về tiếp cận công lý, tuy nhiên có hai cách hiểu chính: Một là, theo truyền thống, tiếp cận công lý được hiểu là quyền được xét xử công bằng, được ghi nhận và nhấn mạnh trong luật quốc tế về quyền con người. Hai là, theo một cách hiểu khác, tiếp cận công lý là khả năng tìm kiếm sự đền bù (khắc phục) cho những bất công hay thiệt hại mà một cá nhân hay một nhóm cá nhân đặc biệt là cho những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, phải gánh chịu. Những bất công, thiệt hại này có thể do cá nhân, pháp nhân gây ra, có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, và việc tìm kiếm sự đền bù, khắc phục này được thực hiện thông qua việc tiếp cận với các thiết chế tư pháp chính thống như Tòa án, hoặc không chính thống như hệ thống các luật tục, các cơ chế hòa giải dựa trên cộng đồng… Đây là cách tiếp cận mới, quan điểm mới và rộng hơn nhiều so với quan điểm truyền thống, được nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt là Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) sử dụng rộng rãi. Cách tiếp cận mới này kế thừa và bổ sung cho cách tiếp cận truyền thống bằng cách cung cấp thêm những bảo 13 đảm có hiệu quả để tất cả các bên tranh chấp, đặc biệt là những nhóm xã hội thiệt thòi, có thể đạt được những giải pháp công bằng. Nền tảng của tiếp cận công lý là khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ công dân (sự bảo vệ pháp lý) và khuôn khổ thiết chế cho phép tất cả mọi người có thể vận dụng hoặc được trợ giúp để có được sự đền bù, khắc phục cho những bất công, thiệt hại mà mình phải gánh chịu, còn gọi là khả năng cung cấp sự đền bù, khắc phục, trên cơ sở khả năng đòi hỏi sự đền bù, khắc phục của người dân [19, tr.188 – 194]. Ở khía cạnh thứ nhất, sự bảo vệ pháp lý là nền tảng đầu tiên để bảo đảm tiếp cận công lý, bởi chỉ khi có một khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ pháp lý thì mọi người mới có cơ sở tìm kiếm sự đền bù, khắc phục cho nỗi bất công hay thiệt hại mà mình đang gặp phải theo một cách thức hợp pháp, an toàn và công bằng. Khía cạnh thứ hai là khuôn khổ thể chế, không chỉ được tạo lập bởi hệ thống tư pháp chính quy mà còn bởi hệ thống tư pháp không chính quy và một hệ thống các cơ quan giám sát dân cử, các tổ chức xã hội…, tạo thành tổng thể các hệ thống để hiện thực hóa những giải pháp công bằng cho các tranh chấp đã được quy định trong pháp luật chính thống và không chính thống. Khía cạnh thứ ba là khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc của người dân, liên quan đến sự hiểu biết pháp luật của người dân và sự sẵn có cùng tính hiệu quả của hệ thống trợ giúp, tư vấn pháp lý, trong đó sự hiểu biết pháp luật có ý nghĩa quan trọng đến việc tiếp cận công lý, bởi nếu một người không biết về các quyền và cơ chế bảo vệ quyền sẽ không bao giờ có những ý tưởng và hành động về tiếp cận công lý. Còn theo tác giả Nguyễn Thế Anh, công lý có nghĩa là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị; chế độ nào cũng coi Tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy [1, tr.18]. Trong kỷ nguyên hiện đại, tiếp cận công lý không chỉ thuần túy là một mong ước của con người mà nó còn xuất hiện như là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá đối với sự phát triển của một quốc gia, một hệ thống pháp luật, bởi đây vừa là quyền của con người vừa là nghĩa vụ của nhà nước; không phải chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia, một dân tộc mà là vấn đề toàn cầu. Pháp luật chỉ thể hiện một 14 phần của xã hội, vì ngoài pháp luật còn có những thể chế khác nhau điều chỉnh, tác động lên hành vi của con người như phong tục, tập quán, hương ước, lệ làng và trong nhiều trường hợp, những thiết chế tương ứng của các thể chế này lại hoạt động hiệu quả hơn các thiết chế tư pháp chính thống theo pháp luật. Nên xét theo khía cạnh đó, tiếp cận công lý vừa là một trạng thái của xã hội, vừa là một đòi hỏi, vừa là nghĩa vụ của nhà nước trong việc tổ chức, thực thi bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các chủ thể nói chung và cá nhân nói riêng được tiến lại gần hơn lẽ phải và sự công bằng, trên tinh thần “tư pháp không những phải thi hành công lý mà còn phải làm cho dân chúng thấy rằng công lý được thi hành”. Cốt lõi trong nhà nước pháp quyền là đem lại cho công dân lòng tin rằng luật pháp sẽ được áp dụng công bằng và bình đẳng, tư pháp phải bảo vệ nhân quyền. Kiểm soát quyền lực tư pháp nhằm đạt được kết quả cuối cùng là duy trì và bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Tiếp cận công lý vừa là mục tiêu của hoạt động tư pháp, vừa là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực kiểm soát quyền lực tư pháp của người dân. Theo tác giả Đinh Thế Hưng, có thể hiểu quyền tiếp cận công lý là quyền con người, là khả năng của chủ thể yêu cầu nhà nước đảm bảo cho họ sử dụng pháp luật và các thiết chế bảo vệ quyền con người một cách dễ dàng, thuận lợi nhất để bảo vệ quyền, lợi ích của họ khi có tranh chấp hoặc bị vi phạm [26, tr.15]. Còn theo tác giả Nguyễn Quốc Hùng, xét về mặt nội dung, năng lực tiếp cận công lý bao gồm khả năng loại trừ những rào cản tiếp cận công lý như về pháp lý, tài chính, ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết về pháp luật và các cơ quan pháp luật… Xét rộng ra, năng lực tiếp cận công lý còn đòi hỏi một xã hội cởi mở, dân chủ, minh bạch của cộng đồng công dân tự do, công dân có tính tích cực chính trị, tính tích cực công dân [25, tr.29 – 34]. Quyền được xét xử công bằng và quyền bình đẳng trước pháp luật được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và được cụ thể hóa trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị như đã nêu. Xét xử công bằng và bình đẳng trước pháp luật được hiểu là sự thi hành công lý theo đó bao gồm khía cạnh về thể chế (sự độc lập của Tòa án, sự không thiên vị của thẩm phán) và khía 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan