Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho báo vĩnh long...

Tài liệu Tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho báo vĩnh long

.PDF
129
35
137

Mô tả:

Mục đích của đề tài nhằm đề xuất quy trình cách thức tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản trong bối cảnh các báo Đảng hiện nay nói chung và Báo Vĩnh Long nói riêng. Xây dựng quy trình, làm rõ mối quan hệ trong mô hình bộ máy và việc tổ chức sản xuất nhiều phiên bản cũng như mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện ở các cơ quan báo chí. Mục đích của đề tài nhằm đề xuất quy trình cách thức tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản trong bối cảnh các báo Đảng hiện nay nói chung và Báo Vĩnh Long nói riêng. Xây dựng quy trình, làm rõ mối quan hệ trong mô hình bộ máy và việc tổ chức sản xuất nhiều phiên bản cũng như mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện ở các cơ quan báo chí.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------- CAO THỊ HUYỀN TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN CHO BÁO VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long- 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------------------- CAO THỊ HUYỀN TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN CHO BÁO VĨNH LONG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng Mã số : 8320101 .01 (ƯD) Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS. Đinh Văn Hường PGS.TS. Vũ Quang Hào Vĩnh Long - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Vũ Quang Hào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong luận văn này, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được ghi nguồn đầy đủ, trung thực. Tác giả luận văn Cao Thị Huyền LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS, TS. Vũ Quang Hào, người đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh, chị đồng nghiệp các báo Vĩnh Long, báo Bình Dương và Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và cung cấp những tài liệu liên quan đến luận văn. Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo báo Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn! Vĩnh Long, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Cao Thị Huyền MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 9 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 10 4.1. Mục đích............................................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................... 12 6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 12 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 13 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 13 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN ................................................. 14 1.1 Các khái niệm ...................................................................................... 14 1.1.1. Tòa soạn và tổ chức tòa soạn.......................................................... 14 Theo tôi hiểu rằng, quản trị là tổ chức, lãnh đạo và điều hành những hoạt động của các thành viên trong một tổ chức nhằm đạt được kết quả đã đề ra. ............................................................................................................. 16 1.1.3. Các học thuyết truyền thông ứng dụng cho tòa soạn sản xuất hai phiên bản ................................................................................................. 20 1.1.3.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory) ................................................................................................................. 20 1.1.3.2. Lý thuyết đóng khung (Framing theory) ................................ 21 1.1.3.3. Lý thuyết người gác cổng (Gate- keeping theory) ................. 23 1 1.2 Quy trình tổ chức sản xuất hai phiên bản.............................................. 25 1.2.2. Những tương đồng và khác biệt giữa hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử. ........................................................................................... 26 Cụm từ "Phiên bản báo in" thường được dùng trong trường hợp có sự so sánh trong một tòa soạn sản xuất hai phiên bản báo in và báo điện tử. .. 26 1.2.3. Điểm mạnh và điểm yếu của báo in và báo điện tử ...................... 27 1.2.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của báo in ....................................... 27 1.3. Đổi mới tổ chức và quản trị tòa soạn ................................................... 32 1.3.1.2. Xu hướng tòa soạn hội tụ ....................................................... 34 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN CỦA BÁO VĨNH LONG HIỆN NAY. ................ 43 2.1. Tổ chức tòa soạn Báo Vĩnh Long ........................................................ 43 2.1.2.2 Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục của Báo Vĩnh Long 48 2.1.3. Mô hình tổ chức tòa soạn đa phương tiện tại Báo Vĩnh Long ...... 58 2.2. Quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản Báo Vĩnh Long ................... 64 2.2.1. Chỉ đạo của hội đồng biên tập....................................................... 64 2.2.2. Tổ chức thực hiện.......................................................................... 68 2.3. Nhận xét về tổ chức và quản trị tòa soạn Báo Vĩnh Long ................... 69 2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 69 2.3.1.1. Vai trò báo mạng điện tử ngày một lớn ................................. 69 2.3.1.2. Bộ khung khá chặt chẽ, nhân lực nội dung lớn và phân công rõ ràng ...................................................................................................... 72 2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 74 2.3.2.1. Quy trình tổ chức sản xuất và quản trị tòa soạn chưa chuyên nghiệp, lãng phí tài lực, nhân lực ............................................................ 74 2 Chương 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN CHO BÁO VĨNH LONG. .......................... 79 3.1 Nghiên cứu mô hình tòa soạn Báo Bình Dương và Trung tâm truyền thông Quảng Ninh. ...................................................................................... 79 3.1.1 Tổ chức và quản trị tòa soạn hai phiên bản ở Báo Bình Dương ........ 79 3.1.2 Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................. 82 3.2 Đề nghị đổi mới một số vấn đề để xây dựng tòa soạn .......................... 85 3.2.1.2 Đối với Hội đồng biên tập Báo Vĩnh Long............................. 87 3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường nhân lực .................................. 90 3.3 Đề xuất mô hình tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long. ........................................................................................... 95 3.3.1 Xây dựng 1 tòa soạn duy nhất cho hai phiên bản .............................. 95 3.3.3 Yêu cầu cụ thể từng phiên bản ....................................................... 99 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 109 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 114 3 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phóng viên tại các tổ của Phòng Phóng viên .................... 56 Biểu đồ 2.2: Số lượng lao động tại các phòng của Báo Vĩnh Long ............... 58 Biểu đồ 2.3: Lượng truy cập Báo Vĩnh Long online bình quân mỗi ngày theo từng năm .......................................................................................................... 71 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ lao động khối nội dung ở Báo Vĩnh Long ........................ 72 Hình 2. 1: 5 số báo/tuần của tòa soạn Báo Vĩnh Long. .................................. 45 Hình 2. 2: Giao diện Báo Vĩnh Long online trên latop................................... 46 Hình 2. 4: Chương trình hội tụ hiện tại của Báo Vĩnh Long (Nguồn: Tác giả chụp màn hình) ................................................................................................ 59 Hình 3.1: Giao diện Báo Bình Dương điện tử. .............................................. 80 Hình 3. 2: Báo Quảng Ninh điện tử. ............................................................... 84 Sơ đồ 2.1: Tổ chức Báo Vĩnh Long hiện nay ................................................. 48 Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý thông tin của Báo Vĩnh Long............................... 50 Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất hai phiên bản Báo Vĩnh Long hiện nay ........... 62 Sơ đồ 3. 1: Đề xuất quy trình tòa soạn sản xuất hai phiên bản tại Báo Vĩnh Long............................................................................................................... 102 Sơ đồ 3.2: Đề xuất mô hình tổ chức tòa soạn hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long............................................................................................................... 103 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự tác động mạnh mẽ của công nghệ làm thay đổi văn hóa truyền thông, độc giả thụ động chuyển thành độc giả chủ động. Điều này, buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi mô hình tổ chức, chuyển từ một loại hình sang đa loại hình, đa phương tiện. Tính đến ngày 30/11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 96 cơ quan báo chí địa phương. Hầu hết các cơ quan báo chí địa phương đều đã có phiên bản thứ 2 là báo điện tử, một số cơ quan báo chí địa phương đang trong giai đoạn nâng cấp Trang thông tin điện tử. Trong bối cảnh số lượng phát hành báo in ở hầu hết tờ báo trong nước đang giảm dần. Độc giả báo in đã dần chuyển sang báo mạng điện tử và các thông tin trên internet khác vì sự tiện lợi và nhanh chóng của nó. Trong khi đó, báo in địa phương luôn phải chịu sức ép thông tin rất lớn vì chỉ phát hành trong tỉnh. Thị trường địa phương cũng bị cạnh tranh bởi các tờ báo phát hành trên phạm vi toàn quốc đang tăng cường địa phương hóa nội dung các trang báo của mình. Báo Vĩnh Long không nằm ngoài guồng quay khó khăn của hệ thống báo in cả nước. Vì thế, việc xây dựng tòa soạn hai phiên bản là việc làm thiết yếu đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, quá trình Tổ chức và quản trị Tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan. Thực tế, trong quá trình xây dựng trang báo điện tử- VinhLongonline- điều này lại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ việc tổ chức tòa soạn và quản trị tòa soạn như thế nào để hai phiên bản hoạt động hài hòa, mỗi phiên bản điều có nét độc đáo riêng và đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tổ chức và quản trị tòa soạn khoa học, hợp lý trong điều kiện thiếu nhân lực và đang dần tiến đến tự chủ là điều Báo Vĩnh Long phải quan tâm, thực hiện. 5 Thông tin trên báo điện tử được cung cấp như thế nào? Báo điện tử của một cơ quan báo in không phải là “bê nguyên xi” những thông tin của báo in lên phiên bản điện tử. Trong khi Báo Vĩnh Long cũng như nhiều cơ quan báo in khác đang sử dụng hơn 80% thông tin lấy từ báo in đưa lên mạng điện tử. Phóng viên có kinh nghiệm lâu năm nhưng vì lâu năm nên chậm học hỏi công nghệ để thực hiện phiên bản điện tử. Trong khi đó, phóng viên lại chia thành 2 phòng rõ rệt, liên kết giữa hai phòng còn yếu dẫn đến chồng chéo thông tin. Một tòa soạn hay hai tòa soạn cho hai phiên bản? Quản trị tòa soạn dựa trên cơ chế nào, hoạt động như thế nào là vấn đề các tòa soạn đang xây dựng hai phiên bản phải quan tâm nếu muốn “tồn tại” trong môi trường truyền thông hội tụ này. Cuộc đua thông tin mới nóng, hình ảnh, clip, đồ họa của báo điện tử song hành cùng cuộc đua về chất lượng tin, bài trên báo in trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của báo Đảng địa phương còn nhiều khó khăn là một bài toán khó. Do đó, với người viết đề tài “Tổ chức và quản trị Tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long” là nghiên cứu một vấn đề thực tiễn. Đối với người viết, đề tài không chỉ là luận văn tốt nghiệp, mà còn là trách nhiệm của một nhà báo phải nghiên cứu, học hỏi, xây dựng và góp phần phát triển tòa soạn báo của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Qua tìm hiểu của chúng tôi, đã có một số đề tài về “Tổ chức và quản trị Tòa soạn sản xuất hai phiên bản” ở những địa phương khác. Tuy nhiên, khu biệt ở Báo Vĩnh Long và báo Đảng ĐBSCL thì đây là lần đầu tiên được triển khai, nghiên cứu theo hướng gắn liền với thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ những địa phương thành công. Ở cấp độ Luận văn thạc sĩ, luận văn “Xây dựng mô hình tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho cơ quan báo Đảng địa phương”(Khảo sát tòa soạn các báo: 6 Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu), của Lê Minh Tùng, năm 2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS.TS. Vũ Quang Hào hướng dẫn. Luận văn khảo sát về tổ chức bộ máy và cách thức sản xuất nội dung ở tòa soạn hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo Đảng miền Đông Nam bộ mà Báo Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là điển hình. Qua đó, đề xuất mô hình tòa soạn sản xuất hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử phù hợp với đặc thù cơ quan báo Đảng địa phương để các cơ quan báo chí nói chung và các tòa soạn báo Đảng bộ địa phương nói riêng. Tương tự, có luận văn “Đổi mới tổ chức tòa soạn và xây dựng quy trình sản xuất cho hai phiên bản báo Bắc Giang hiện nay” của Đỗ Thành Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015. Luận văn nghiên cứu quá trình chuyển đổi từ tòa soạn chỉ có một phiên bản báo in sang tòa soạn có hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử của tòa soạn Báo Bắc Giang. Từ đó đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức tòa soạn và xây dựng quy trình sản xuất cho hai phiên bản Báo Bắc Giang hiện nay. Nghiên cứu đề tài cho đối tượng thuộc khu vực miền núi nghiêng về công tác biên tập, tác giả Nguyễn Quang Hào - Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đề tài năm 2015, “Công tác tổ chức biên tập trong tòa soạn hai phiên bản ở báo địa phương miền núi phía bắc”. Luận văn khảo sát, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức biên tập trong tòa soạn báo hai phiên bản ở địa phương khu vực miền núi phía Bắc với đại diện khảo sát Báo Thái Nguyên, Báo Cao Bằng và Báo Bắc Kạn. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức biên tập. Đi vào xây dựng sản phẩm truyền thông đa phương tiện, luận văn “Phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Chí Thiềng, 2017. 7 Luận văn cũng đã nêu ra những mặt thành công và hạn chế của các báo mạng điện tử hiện nay; đồng thời nêu ra những mâu thuẫn cơ bản và phân tích. Qua đó, đề xuất phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo mạng điện tử. Ở những góc độ khác, đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan ở một khía cạnh nào đó, như: Luận văn “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong tòa soạn có báo in và báo mạng điện tử ở Tây Nam bộ hiện nay” của Nguyễn Quốc Danh, 2015- Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung cốt lõi là khái quát những vấn đề lý luận về báo chí và truyền thông nói chung, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về báo chí đa phương tiện và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong hoạt động báo chí. Đề tài luận văn “Xây dựng phiên bản báo mạng điện tử dành cho môi trường điện thoại di động”, Dương Đức Dũng, 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận, những yêu cầu chung về các yếu tố nội dung thông tin, hình thức thể hiện đối với báo mạng điện tử và báo mạng điện tử dành cho môi trường điện thoại di động. Đây là vấn đề mà các tòa soạn khi xây dựng phiên bản báo điện tử cần nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu công chúng. Luận văn của Lê Thanh Hà, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2014, “Cách thức tạo từ khóa (keyword) trên báo điện tử Việt Nam” do PGS.TS Vũ Quang hào hướng dẫn nói về một khía cạnh nhỏ nhưng rất quan trọng để tăng lượng truy cập sức hấp dẫn cho báo mạng điện tử. Ở góc độ nghiên cứu về phương thức tổ chức hoạt động của một tòa soạn là một trong những kiến thức căn bản đã được nhiều tác giả bàn đến. Năm 2011, đề tài "Nghiên cứu mô hình phát triển tòa soạn đa phương tiện ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp" của tác giả Trần Thị Khánh Hòa (Cục Báo chí- Bộ Thông tin và Truyền thông). Đề tài là khảo sát thực tế 8 về mô hình tòa soạn đa phương tiện, gồm báo in và báo mạng điện tử. Trong bối cảnh hội tụ công nghệ là xu hướng tất yếu sẽ thúc đẩy sự phát triển của mô hình tòa soạn báo chí đa phương tiện. Người viết cho rằng, đây sẽ là định hướng mà nhiều cơ quan báo chí đang hướng tới, tuy nhiên các cơ quan báo chí- đặc biệt là báo chí địa phương- còn khó khăn về chủ quan và khách quan để triển khai mô hình tòa soạn đa phương tiện. Bàn đến vấn đề này còn có "Tổ chức và hoạt động của tòa soạn" của tác giả PGS. TS Đinh Văn Hường, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ 5, 2013. Tuy nhiên, những mô hình tổ chức hoạt động được nhắc tới ở trên đều theo kiểu truyền thống. Nghĩa là, tòa soạn báo được xây dựng và tổ chức vận hành theo mô hình tòa soạn tách biệt, chỉ hoạt động trên một loại hình báo chí. Đề cập đến vấn đề hình thành tòa soạn với nhiều loại hình báo chí cũng được nhiều tác giả đề cập trong nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến công trình nghiên cứu của GS.TS Tạ Ngọc Tấn (2005), "Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước", Tạp chí Cộng sản, số 15. "Báo chí truyền thông hiện đại - Từ hàn lâm đến đương thời" của PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã chỉ ra rằng, truyền thông đa phương tiện là thế mạnh nổi trội của báo điện tử- Loại hình báo chí hiện đại ra đời sau và thể hiện nhiều đặc tính ưu việt hiện đại nhất. Nhìn chung, mô hình tổ chức hoạt động của TÒA SOẠN BÁO CHÍ HAI PHIÊN BẢN báo in và báo điện tử vẫn là một đề tài khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam, đặc biệt là dành cho báo Đảng địa phương ĐBSCL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 9 Với đề tài “Tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long” khách thể nghiên cứu, khảo sát là báo in và báo điện tử của Báo Vĩnh Long năm 2019. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức và quản trị toà soạn cho phiên bản in và phiên bản báo mạng điện tử cho Báo Vĩnh Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài luận văn thạc sĩ Báo chí học, người viết nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tòa soạn báo in và báo mạng điện tử, xu hướng tòa soạn hội tụ, đồng thời khảo sát thực tiễn hoạt động của hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử ở Báo Vĩnh Long. Báo Vĩnh Long là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Cũng như nhiều tờ báo trong cả nước, Báo Vĩnh Long đang dần tiến đến tự chủ. Hoàn cảnh này, đòi hỏi cả hai phiên bản của Báo Vĩnh Long phải liên tục cải tiến để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa làm kinh tế báo chí để tự chủ tòa soạn, không dựa vào ngân sách nhà nước. Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức và quản trị tòa soạn hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long nhằm sản xuất ra các mô hình, cách làm mới cho báo Đảng địa phương. Song song đó, người viết tham chiếu, học hỏi kinh nghiệm từ một tòa soạn báo phía Nam- Báo Bình Dương và phía Bắc là Trung tâm truyền thông Quảng Ninh trong việc tổ chức và quản trị tòa soạn hai phiên bản. Người viết hy vọng rằng, luận văn sẽ giúp các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo Đảng địa phương có thêm cứ liệu, tài liệu để xây dựng tòa soạn hai phiên bản đáp ứng nhu cầu độc giả. Đồng thời, luận văn mong góp phần cho người làm báo có những cứ liệu cần thiết, bổ ích để phát triển chất lượng sản phẩm hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng, ban, tòa soạn. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 4.1. Mục đích Mục đích của đề tài nhằm đề xuất quy trình cách thức tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản trong bối cảnh các báo Đảng hiện nay nói chung và Báo Vĩnh Long nói riêng. Xây dựng quy trình, làm rõ mối quan hệ trong mô hình bộ máy và việc tổ chức sản xuất nhiều phiên bản cũng như mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện ở các cơ quan báo chí. 4.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục đích như đã nêu trên, trong quá trình nghiên cứu người viết thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, khảo sát những tài liệu lý luận liên quan đế báo in, báo mạng điện tử và vấn đề thiết lập mô hình tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. - Khảo sát về tổ chức bộ máy và quản trị tòa soạn cho báo in và báo mạng điện tử của Báo Vĩnh Long. Việc khảo sát phải nêu rõ được những ưu thế, hạn chế, nguyên nhân và mối quan hệ giữa hai loại hình báo chí, tầm quan trọng của tổ chức và quản trị tòa soạn. - Đề xuất mô hình tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản phù hợp với Báo Vĩnh Long nói riêng và báo Đảng địa phương nói chung; có thể xem xét, nghiên cứu, áp dụng nhằm xây dựng mô hình tổ chức và quy trình sản xuất nội dung ở tòa soạn một cách khoa học, phát huy tối đa hiệu quả của hai phiên bản. 5. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu được tác giả áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài: *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát khoa học: Tác giả đã quan sát trực tiếp về tổ chức và quản trị tòa soạn ở Báo Vĩnh Long. Nghiên cứu tài liệu được 11 thực hiện trong việc khảo sát các công trình nghiên cứu, tài liệu lý luận, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết… - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm được thực hiện trong nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận về vấn đề. - Phương pháp phỏng vấn sâu: lãnh đạo, cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên đang trực tiếp làm việc tại Báo Vĩnh Long. Phỏng vấn sâu lãnh đạo Báo Bình Dương và lãnh đạo Trung tâm truyền thông Quảng Ninh. *Phương pháp luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau tác giả phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về tổ chức và quản trị tòa soạn. - Phương pháp phân loại và tổng hợp hóa lý thuyết. Qua đó, tác giả sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất từ đó làm tăng lên sự hiểu biết về đối tượng mình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là công trình nghiên cứu thiết thực về tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long. Trong quá trình Báo Vĩnh Long đang xây dựng trang thông tin điện tử thành báo điện tử, hy vọng luận văn sẽ góp phần vào lý luận cho hoạt động của cơ quan. Người viết cũng hy vọng luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích, tin cậy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến báo in, báo mạng điện tử; tổ chức, quản trị tòa soạn hai phiên bản. 12 Luận văn có thể bổ sung lý luận về mô hình, tổ chức hoạt động của một cơ quan báo chí đa phương tiện phù hợp với thực tế địa phương. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Về thực tiễn, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về mô hình tổ chức hoạt động của tòa soạn báo Vĩnh Long. Những đúc kết từ thực tế của luận văn hy vọng sẽ đóng góp cho quá trình xây dựng tòa soạn hai phiên bản của Báo Vĩnh Long nói riêng và báo Đảng cả nước nói chung. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình tòa soạn hai phiên bản báo in và báo mạng điện tử trong cơ quan báo Đảng địa phương. Người viết mong muốn rằng, trong quá trình tổ chức và quản trị tòa soạn hai phiên bản, các cơ quan báo Đảng địa phương cần quan tâm xem xét, nghiên cứu về mô hình, lộ trình, phương pháp và cách thức tổ chức nội dung, điều hành hai phiên bản. Đầu tư xây dựng tòa soạn hai phiên bản khoa học và hiệu quả nhất, tránh lãng phí. Đây là dịp cho người viết đánh giá trung thực, khách quan về tổ chức và quản trị tòa soạn hai phiên bản của Báo Vĩnh Long hiện nay. Từ đó, tác giả rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân, góp phần nâng cao chất lượng tòa soạn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản. Chương 2: Thực trạng tổ chức và quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản của Báo Vĩnh Long hiện nay. 13 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản cho Báo Vĩnh Long. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ TÒA SOẠN SẢN XUẤT HAI PHIÊN BẢN 1.1 Các khái niệm 1.1.1. Tòa soạn và tổ chức tòa soạn * Tòa soạn: Có nguồn gốc từ tiếng Latinh (Redactús), tòa soạn có hai nghĩa chính là “biên tập, gọt dũa và sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ” [27, tr.11]. Trong Điều 16 của Luật Báo chí bổ sung năm 2016 không đề cập đến khái niệm “tòa soạn” mà chỉ cho rằng: “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này”. Định nghĩa về tòa soạn báo, tác giả Đinh Văn Hường cho rằng: “Tòa soạn báo chí là cơ quan do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội lập ra để xuất bản báo chí theo quy định của pháp luật. Đó là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích nhiệm vụ do tổ chức đó đặt ra bằng những phương tiện và biện pháp đặc biệt” [27, tr. 12]. * Tổ chức tòa soạn Mỗi tác phẩm báo chí có thể là sản phẩm của cá nhân một người nào đó và nó mang đậm dấu ấn tác giả, nhưng khi số báo, bức ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình đến với công chúng thì đó là sản phẩm của tập thể, là sự quy tụ thời gian công sức của tập thể từ biên tập, làm makét, in ấn, phát hành...Vì vậy, xét về khía cạnh tập thể, mỗi tòa soạn báo là một tổ chức thống nhất và hoàn chỉnh. Theo V.I.Lê- nin: "Tờ báo không những chỉ là người 14 tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể" [48. t.5,tr.12]. Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu tổ chức của cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay được hình thành từ hai bộ phận chính: bộ phận quản lý và bộ phận thừa hành. Bộ phận quản lý gồm, tổng biên tập (tổng giám đốc, giám đốc); các phó tổng biên tập (phó tổng giám đốc, phó giám đốc) và ban biên tập (có thể thành lập hội đồng biên tập, có thể không). Bộ phận quản lý có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý toàn bộ các bộ phận, các thành viên của cơ quan báo chí, phân công nhiệm vụ và phối hợp, liên kết hoạt động của tất cả các bộ phận, thành viên, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ấy. Bộ phận thừa hành, gồm có: toàn bộ các bộ phận và các thành viên làm các nhiệm vụ chuyên môn còn lại trong cơ quan báo chí, chịu sự lãnh đạo và quản lý của bộ phận quản lý. Bộ phận này lại hình thành hai bộ phận nhỏ hơn có vị trí, vai trò và tính chất hoạt động khác nhau là bộ phận trực tiếp làm nội dung và bộ phận dịch vụ- kỹ thuật [27. tr, 114-116]. Theo Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì tổ chức bộ máy tòa soạn gồm: Lãnh đạo cơ quan báo (tổng biên tập, từ 1 đến 3 phó tổng biên tập). Cơ cấu tổ chức gồm các phòng: Hành chính - Trị sự; Thư ký toà soạn; Xây dựng Đảng - Nội chính; Kinh tế; Phòng Văn hoá - Xã hội; Bạn đọc - Tư liệu; Báo điện tử. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tài chính, được cấp uỷ tỉnh, thành phố và các cơ quan có thẩm quyền đồng ý thì có thể lập thêm một số bộ phận công tác hoặc phòng chuyên đề [3]. Từ những đánh giá, quy định trên, có thể thấy tổ chức tòa soạn là tổ chức của cơ quan báo chí, bao gồm hai bộ phận chính: bộ phận chỉ đạo, 15 quản lý và bộ phận thừa hành, nhiệm vụ chung là góp phần tạo ra những sản phẩm báo chí hoàn chỉnh. 1.1.2. Quản trị tòa soạn sản xuất hai phiên bản * Quản trị là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, quản trị là: Phụ trách việc trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ chức: Ban quản trị tốt thì xã viên mới đoàn kết và hăng hái sản xuất. Theo wikipedia, “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. “Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Theo tôi hiểu rằng, quản trị là tổ chức, lãnh đạo và điều hành những hoạt động của các thành viên trong một tổ chức nhằm đạt được kết quả đã đề ra. * Quản trị tòa soạn Theo Điều 7 của Luật Báo chí 2016, ở nước ta Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương. Đây là hoạt động quản lý báo chí ở cấp độ vĩ mô, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý cơ quan báo chí. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan