Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện ...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện thanh hà hải dương

.PDF
97
91
106

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ---------- BÙI THỊ PHƢƠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ – HẢI DƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA: QH–2007–X HÀ NỘI, 2011 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ---------- BÙI THỊ PHƢƠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ – HẢI DƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA: QH–2007–X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Thị Đào HÀ NỘI, 2011 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài: “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà – Hải Dương” dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Th.S Nguyễn Thị Đào là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp, các số liệu hoàn toàn trung thực. Nếu sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Người cam đoan Sinh viên Bùi Thị Phương K52 Thông tin – Thư viện LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Thị Đào, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong và ngoài khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Em rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện của Ban Giám hiệu các trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà: trường THPT Thanh Hà, trường THPT Hà Bắc, trường THPT Thanh Bình, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc huyện Thanh Hà – Hải Dương để em hoàn thành khóa luận này. Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè – những người luôn bên em, động viên và giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận và có được kết quả như ngày hôm nay. Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên Khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các thầy, cô và bạn bè để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Bùi Thị Phương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2 2.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4.1 Đối tượng .......................................................................................................................... 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của khóa luận .................................................. 4 7. Bố cục khóa luận ............................................................................................................. 4 NỘI DUNG ............................................................................................................................. 5 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ................................................................................................................... 5 1.1 Các trƣờng THPT thuộc huyện Thanh Hà và thƣ viện trƣờng ................... 5 1.1.1 Trường THPT Hà Bắc và thư viện của trường................................................. 5 1.1.2 Trường THPT Thanh Hà và thư viện của trường .......................................... 7 1.1.3 Trường THPT Thanh Bình và thư viện của trường ....................................... 8 1.1.4 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà và thư viện của trung tâm ................ 9 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thƣ viện trƣờng phổ thông thuộc huyện Thanh Hà ................................................................................................................................ 9 1.2.1 Chức năng .................................................................................................................... 9 1.2.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................................... 10 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ ..................................................................................... 12 2.1 Tổ chức của các thƣ viện trƣờng: THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, trung tâm GDTX huyện Thanh Hà..................................... 12 2.1.1 Vốn tài liệu ................................................................................................................. 12 2.1.1.1 Sách ........................................................................................................................... 12 2.1.1.2 Báo, tạp chí .............................................................................................................. 21 2.1.1.3 Bản đồ, tranh ảnh giáo dục và băng đĩa giáo khoa ..................................... 22 2.1.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật ........................................................................................ 23 2.1.2.1 Phòng thư viện ........................................................................................................ 23 2.1.2.2 Trang thiết bị ........................................................................................................... 25 2.1.3 Đội ngũ cán bộ .......................................................................................................... 28 2.1.4 Người dùng tin .......................................................................................................... 29 2.2 Hoạt động của các thƣ viện trƣờng THPT của huyện Thanh Hà ............. 30 2.2.1 Công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu ............................................................ 30 2.2.1.1 Công tác bổ sung .................................................................................................... 30 2.2.1.2 Thanh lý tài liệu ...................................................................................................... 32 2.2.1.3 Kiểm kê tài liệu ....................................................................................................... 33 2.2.2. Hoạt động xử lý tài liệu ......................................................................................... 33 2.2.2.1 Xử lý kỹ thuật .......................................................................................................... 34 2.2.2.2 Xử lý hình thức và xử lý nội dung tài liệu ........................................................ 35 2.2.3 Công tác tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu ............................................... 35 2.2.3.1 Công tác tổ chức sắp xếp kho ............................................................................. 35 2.2.3.2 Bảo quản tài liệu .................................................................................................... 37 2.2.4 Công tác phục vụ người dùng tin ........................................................................ 39 2.2.4.1 Tầm quan trọng của công tác phục vụ người dùng tin ................................. 39 2.2.4.2 Bộ máy tra cứu của thư viện ............................................................................... 39 2.2.4.3 Phương thức phục vụ ............................................................................................ 41 2.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin của thư viện .................................................. 44 2.2.6 Quan hệ đối ngoại .................................................................................................... 47 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ ........................................... 48 3.1 Nhận xét ......................................................................................................................... 48 3.1.1 Thành tựu ................................................................................................................... 48 3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 48 3.1.1.2 Công tác phục vụ .................................................................................................... 50 3.1.1.3 Hiệu quả sử dụng thư viện ................................................................................... 50 3.1.1.4 Hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu ....................................................... 51 3.1.2 Một số tồn tại ............................................................................................................. 51 3.1.2.1 Vốn tài liệu ............................................................................................................... 52 3.1.2.2 Phòng thư viện và trang thiết bị ......................................................................... 52 3.1.2.3 Tổ chức, sắp xếp tài liệu....................................................................................... 53 3.1.2.4 Bảo quản tài liệu .................................................................................................... 54 3.1.2.5 Hoạt động phục vụ bạn đọc ................................................................................. 54 3.1.2.6 Công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu .......................................................... 56 3.1.2.7 Quan hệ đối ngoại.................................................................................................. 56 3.2 Đề xuất giải pháp ........................................................................................................ 56 3.2.1 Cần đầu tư kinh phí để hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các thư viện trường học ............................................................................................................................. 57 3.2.2 Phát triển và sử dụng hiệu quả vốn tài liệu ..................................................... 58 3.2.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức, sắp xếp tài liệu..................................................... 59 3.2.4 Tăng cường phục vụ bạn đọc và nâng cao văn hóa đọc cho người dùng tin ............................................................................................................................................. 59 3.2.5 Quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền giới thiệu kho sách của thư viện .......................................................................................................................................... 61 3.2.6 Giao lưu, hợp tác với các thư viện khác ............................................................ 61 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 63 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 65 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 ĐKCB Đăng ký cá biệt 2 ĐKTQ Đăng ký tổng quát 3 GD&ĐT 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 THPT Trung học phổ thông Giáo dục và Đào tạo Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống trường phổ thông nằm trong sự điều hành và quản lý của bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Hệ thống đó luôn được sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo của Bộ về tất cả cả các lĩnh vực như cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, chương trình giảng dạy…Trong đó, thư viện là lĩnh vực rất được quan tâm. Bởi lẽ, thư viện là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng đào tạo của trường, để xét trường chuẩn quốc gia. Thư viện thể hiện rõ tinh thần học tập, trình độ nhận thức, trau dồi kiến thức của cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Thư viện càng phát triển với số lượng sách lớn, nhiều chủng loại và số vòng quay của sách càng nhiều thì càng chứng tỏ được tầm quan trọng của thư viện, tinh thần hiếu học, ham hiểu biết của giáo viên và học sinh trường đó. Trường trung học phổ thông (THPT) Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Thanh Hà là 4 trường phổ thông của huyện Thanh Hà. Đội ngũ giáo viên đều đã tốt nghiệp sư phạm chính quy và một số người đã có bằng thạc sỹ. Hằng năm, số lượng học sinh của huyện đỗ vào các trường đại học là rất lớn. Huyện có được thành công đó là nhờ các trường có đội ngũ cán bộ dạy giỏi, cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt, đặc biệt là có sự giúp đỡ của thư viện. Mỗi trường trên đều đã có một cán bộ chuyên trách quản lý thư viện. Tổ chức và hoạt động của thư viện các trường có sự khác biệt khá lớn. Nhưng hầu hết các thư viện đã làm tốt vai trò của mình – là trường học thứ hai của học sinh. Trước khi trở thành sinh viên khoa Thông tin – Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, tôi đã sinh ra, lớn lên và học tập trên mảnh đất Thanh Hà, đặc biệt là học tập tại trường THPT Hà Bắc, là một người gắn bó thân thiết với thư viện của trường. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 1 Khóa luận tốt nghiệp mình vào hoạt động của các thư viện trường phổ thông của huyện Thanh Hà, giúp các thư viện hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, thư viện trường phổ thông là vô cùng quan trọng với học sinh để các em có thêm hành trang vững chắc, kiến thức để thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, trung cấp – nghề và bước vào đời. Thư viện trung học phổ thông ra đời là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà - Hải Dương” làm đề tài Khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài tìm hiểu thực tế về tổ chức và hoạt động của 4 thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà: thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện của trung tâm GDTX huyện Thanh Hà. Trên cơ sở đó, Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện này, giúp các thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà phát triển tốt hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết tốt mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển; chức năng và nhiệm vụ của các thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà. - Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của các thư viện này. Công tác tổ chức với 4 yếu tố cấu thành thư viện: vốn tài liệu, cơ sở vật chất, cán bộ thư viện và người dùng tin. Hoạt động của thư viện bao gồm: công tác bổ sung, xử lý tài liệu, tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu, phục vụ bạn đọc, ứng dụng công nghệ thông tin, và quan hệ đối ngoại. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 2 Khóa luận tốt nghiệp - Nhận xét và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn cho người dùng tin trong trường. 3. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề “Tổ chức và hoạt động của thư viện trường học” đã được nhiều sinh viên, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu song chưa có ai nghiên cứu về thư viện các trường phổ thông của huyện Thanh Hà. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà” làm đề tài nghiên cứu của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trong phạm vi: 4 thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. 4.2.2 Phạm vi thời gian Khóa luận được giới hạn về mặt thời gian là hoạt động của thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 3 Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của khóa luận - Về mặt lý luận: khẳng định tầm quan trọng của công tác tổ chức và hoạt động của các thư viện trường THPT thuộc địa bàn huyện Thanh Hà trong quá trình phục vụ công tác học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh của trường. - Về mặt thực tiễn: trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông huyện Thanh Hà, phân tích những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về các trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà và chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của các thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà. Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện trường trung học phổ thông thuộc địa bàn huyện Thanh Hà. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 4 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG 1.1 Các trƣờng THPT thuộc huyện Thanh Hà và thƣ viện trƣờng 1.1.1 Trường THPT Hà Bắc và thư viện của trường 1.1.1.1 Trường THPT Hà Bắc Trường THPT Hà Bắc là trường cấp 3 công lập, được thành lập vào năm 1979 và nằm trong sự điều hành và quản lý của Bộ GD&ĐT. Trường được xây dựng do sự quyên góp của nhân dân và được đặt tại xã Cẩm Chế - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương. Đây là địa điểm thuận lợi cho việc đi lại và học tập của học sinh. Trường được xây dựng ở một vùng thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và trồng cây ăn quả. Kể từ khi thành lập tới nay, với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trường đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: - Giai đoạn 1979-1993, trường có tên gọi là trường THPT Hà Bắc, đào tạo, giảng dạy cho học sinh 7 xã phía Bắc của huyện Thanh Hà, đó là các xã: Thanh An, Thanh Lang, Liên Mạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Việt Hồng, Hồng Lạc. Khi mới thành lập, trường đào tạo rất ít: mỗi khối chỉ có 2 lớp với 50 học sinh/ lớp. - Giai đoạn 1993-1997, do số lớp quá ít nên trường quyết định sát nhập với trường cấp 2 Cẩm Chế, tạo thành trường cấp 2, 3. - Giai đoạn 1997 - nay, khi cơ sở vật chất tốt hơn, số lượng học sinh tăng lên, trường lại tách ra và lấy lại tên gọi cũ là trường THPT Hà Bắc. Giai đoạn này, số lượng và chất lượng đào tạo tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, trường đã xây mới, mở rộng diện tích với 2 khu nhà 3 tầng, 2 khu nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi, cơ sở vật chất được trang bị tốt. Số lớp học tăng lên từ 5 lớp ban đầu với 250 học sinh và 11 giáo viên nhưng đến nay đã lên Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 5 Khóa luận tốt nghiệp tới 21 lớp với 43 giáo viên và 968 học sinh, diện tích của trường được mở rộng từ 13000 m2 lên 17000 m2. Hiện nay, diện tích và lớp học của trường đã đáp ứng đầy đủ cho việc học chính và học thêm của học sinh trong trường. Quyết tâm của trường trong năm tới sẽ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt tiên tiến xuất sắc. Chất lượng giảng dạy của trường ngày càng tốt hơn, với nhiều giáo viên dạy giỏi, điểm đầu vào ngày càng cao, đặc biệt là số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng từ con số hơn chục người ban đầu, giờ đã tính đến con số hàng trăm. Nói tóm lại, trường THPT Hà Bắc mặc dù chỉ là một trường khu vực nhưng đã và đang khẳng định rõ vị trí và vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp trồng người. 1.1.1.2 Thư viện trường THPT Hà Bắc Trường THPT Hà Bắc được thành lập năm 1979 nhưng thư viện không thành lập cùng với thời gian đó mà đến tận năm 2000, thư viện của trường mới được thành lập. Trước thời gian này, trường không có thư viện, chỉ có một tủ sách phục vụ cán bộ trong trường. Thời gian đầu thành lập, vốn tài liệu của thư viện rất ít, chỉ có 753 bản, với tổng số tiền đầu tư là 3.618.400 đồng. Càng ngày, thư viện càng được quan tâm đầu tư. Năm 2005 - 2006, vốn tài liệu đã lên tới 4661 bản, với số tiền đầu tư cho năm học đó là 69.194.600 đồng, bao gồm sách phát không là 158 bản, với số tiền là 3.420.000 đồng và sách mua trị giá 65.774.600 đồng, bao gồm 3 loại sách là sách tham khảo, sách nghiệp vụ và sách giáo khoa. Thời gian gần đây nhất - năm 2010, số sách của thư viện đã lên tới 17.571 bản, tổng số tiền đầu tư cho thư viện năm 2009 - 2010 là 71.112.000 đồng, chủ yếu là dành mua sách tham khảo. Ngoài ra, thư viện còn bổ sung báo, tạp chí phục vụ cho giáo viên và học sinh đọc giải trí sau những giờ làm việc và học tập. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 6 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2 Trường THPT Thanh Hà và thư viện của trường 1.1.2.1 Trường THPT Thanh Hà Trường THPT Thanh Hà được thành lập từ rất sớm, từ năm 1965. Đây là trường chuyên cấp 3 của huyện nên thu hút học sinh của tất cả các xã đến học. Hiện nay, trường có 1522 học sinh với 33 lớp học, 66 giáo viên có trình độ đại học và 10 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Diện tích của trường được mở rộng từ 11000 m2 khi mới thành lập lên 14320 m2 vào thời gian hiện nay. Trường được xây dựng ở một nơi rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện đường giao thông, đối diện thư viện huyện, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của huyện. Từ khi thành lập đến nay, số lượng giáo viên, học sinh của trường luôn đạt chất lượng tốt nhất của huyện. Trường có nhiều cán bộ dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh; nhiều học sinh đỗ đại học vào các trường danh giá. Năm vừa qua, trường đã có 50% học sinh đỗ đại học và 20% học sinh đỗ vào các trường cao đẳng. Trường mới đưa vào sử dụng khu nhà 3 tầng rộng rãi, khang trang để phục vụ cho việc học tập của học sinh, phòng cho giáo viên và phòng thư viện. Ngoài khu nhà 3 tầng, trường có 1 khu nhà 2 tầng làm phòng hiệu bộ. Hiện nay, trường đang xây dựng khu nhà 3 tầng với 9 phòng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, nâng cao trình độ của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, đầu tư phát triển thư viện để trong thời gian sớm nhất trường sẽ đạt trường chuẩn quốc gia. 1.1.2.2 Thư viện trường THPT Thanh Hà Trước năm 2005, thư viện chỉ là một phòng rất nhỏ do một giáo viên kiêm nhiệm phụ trách. Thời gian này, việc phục vụ sách cho giáo viên và học sinh là rất hạn chế. Thư viện được quan tâm tu bổ, phát triển mạnh bắt đầu từ năm 2005. Bắt đầu từ thời gian này, thư viện đã có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm. Thư viện được chuyển lên tầng 3 của khu nhà mới xây dựng. Từ thời gian này, thư viện có Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 7 Khóa luận tốt nghiệp diện tích lớn hơn rất nhiều so với trước đây, với 3 phòng rộng rãi: phòng kho, phòng đọc của học sinh, phòng đọc của giáo viên. Tổng diện tích của thư viện là 184 m2. Thư viện đã đạt chuẩn năm học 2007 – 2008. Hiện nay, thư viện có 10898 bản sách với 2000 tên sách tham khảo. Với số lượng sách khá lớn, thời gian phục vụ dài nên thư viện đã thu hút đông đảo học sinh lên đọc và mượn sách. Quyết tâm của thư viện là trong thời gian tới là sẽ trở thành thư viện tiến tiến. 1.1.3 Trường THPT Thanh Bình và thư viện của trường 1.1.3.1 Trường THPT Thanh Bình Trường THPT Thanh Bình được thành lập vào tháng 8/2000, đây là trường bán công của huyện nên học sinh của trường rất đông. Khi mới thành lập, trường chỉ có 5 lớp với 260 học sinh và giáo viên hoàn toàn thuê từ bên ngoài nhưng hiện nay, trường đã có 33 lớp với 1614 học sinh, 74 giáo viên có trình độ đại học và 2 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Trải qua 11 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã có một lần đổi tên. Từ khi thành lập đến năm 2007, trường mang tên là “Trường trung học phổ thông bán công Thanh Hà”. Năm 2008, trường đã đổi tên thành “Trường trung học phổ thông Thanh Bình. Thời gian gần đây, chất lượng đào tạo của trường khá tốt với nhiều học sinh đỗ đại học, cao đẳng. Năm vừa qua, trường đã có 150 em đỗ đại học (36%), so với thời gian đầu là 5 em (2%), gấp 30 lần trong 8 năm. Trong thời gian tới, trường sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên để thực hiện tốt vai trò “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.1.3.2 Thư viện trường THPT Thanh Bình Thư viện trường THPT Thanh Bình được thành lập sau khi trường thành lập một năm, tức năm 2001. Khi mới thành lập, thư viện chỉ có một phòng nhỏ do giáo viên kiêm nhiệm quản lý. Sách của thư viện chủ yếu là sách cấp phát từ Sở Giáo dục, còn việc bổ sung sách rất ít do kinh phí của trường thời gian đầu Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 8 Khóa luận tốt nghiệp còn hạn hẹp và việc xuất bản sách chưa phong phú. Năm 2006, thư viện của trường đã có giáo viên chuyên trách quản lý. Lúc này, thư viện được mở rộng hơn với 3 phòng và thư viện bắt đầu đưa tài liệu ra phục vụ học sinh. Đầu tháng 5 vừa qua, thư viện của trường đã được công nhận là thư viện chuẩn. Đây là một thành công rất lớn của trường trong năm học 2010 – 2011. 1.1.4 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà và thư viện của trung tâm 1.1.4.1 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà được thành lập năm 1998, đây là trường bổ túc văn hóa của huyện. Khi mới thành lập, trường chỉ có 6 lớp với 300 học sinh và 15 giáo viên. Hiện nay, trường đã có 1119 học sinh với 26 lớp học và 25 giáo viên. Học sinh vào trường phải đạt trình độ bổ túc trung học phổ thông. Trường được xây dựng ở nơi rất thuận tiện đường giao thông, gần trung tâm của huyện và nằm liền kề 2 trường trung học nên rất thuận tiện cho việc học tập và đi lại của cán biij giáo viên và học sinh trong trường. Trường đang xây dựng khu nhà 3 tầng với 6 phòng học để phục vụ tốt hơn cho việc học tập của học sinh. 1.1.4.2 Thư viện của trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Hà. Thư viện được thành lập sau trường 2 năm, tức năm 2000. Khi mới thành lập, thư viện chỉ có 650 bản sách, số tiền đầu tư cho thư viện là từ 200.000 300.000 đồng. Hiện nay, trường đã quan tâm hơn đến việc phát triển thư viện: số tiền đầu tư cho thư viện đã lên đến 20.000.000 đồng với vốn tài liệu là 1600 đầu sách. Thời gian tới, thư viện sẽ có những chính sách phát triển hơn nữa mọi mặt của thư viện. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thƣ viện trƣờng phổ thông thuộc huyện Thanh Hà 1.2.1 Chức năng Thư viện trường học nói chung và các thư viện THPT thuộc huyện Thanh Hà nói riêng đều có những chức năng như sau: Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 9 Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện trường phổ thông là cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. - Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống cho các thành viên của nhà trường. - Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành giáo dục và đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện của nhà nước. 1.2.2 Nhiệm vụ Các thư viện trường trung học phổ thông có những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là: - Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. - Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu, khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục…nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 10 Khóa luận tốt nghiệp - Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, thường xuyên thanh lọc sách, báo cũ, rách nát, lạc hậu; kịp thời bổ sung các loại sách mới. Thư viện trường phổ thông cần sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích, có kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc. - Thư viện trường phổ thông thực hiện các hoạt động xử lý kỹ thuật nghiệp vụ như phân loại, mô tả ấn phẩm, làm thư mục, xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp. - Các thư viện tổ chức cho học sinh và giáo viên đọc sách tại chỗ và mượn về nhà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh trong trường. - Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành (thư viện các viện nghiên cứu giáo dục, thị trấn, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các thư viện địa phương (thư viện tỉnh, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã.) Với những nhiệm vụ trên, thư viện các trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà đã làm rất tốt công việc, khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thư viện trường phổ thông. Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan