Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian xanh, mặt nước ven hồ tây, khu vực phường nhật tân, quận tây ...

Tài liệu Tổ chức không gian xanh, mặt nước ven hồ tây, khu vực phường nhật tân, quận tây hồ, thành phố hà nội (tt)

.PDF
25
153
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ………………………………… TRẦN TRỊNH HOÀNG LONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH, MẶT NƯỚC VEN HỒ TÂY, KHU VỰC PHƯỜNG NHẬT TÂN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN TRỊNH HOÀNG LONG KHÓA: 2014-2016 - LỚP CAO HỌC CH2014 - Q2 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH, MẶT NƯỚC VEN HỒ TÂY, KHU VỰC PHƯỜNG NHẬT TÂN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ SỐ: 60.58.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô khoa Đào tạo sau đại học, khoa Quy hoạch trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, các thầy cô giáo trực tiếp đóng góp ý kiến quý báu qua các kỳ kiểm tra tiến độ của luận văn; gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Lương Tú Quyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận văn Trần Trịnh Hoàng Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIÁ LUẬN VĂN Trần Trịnh Hoàng Long MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 Nội dung nghiên cứu:........................................................................................ 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4 Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 4 Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Luận văn. .......................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN CÂY XANH, MẶT NƯỚC VEN HỒ TÂY, PHƯỜNG NHẬT TÂN, QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI ............. 8 1.1. Giới thiệu khái quát về khu vực nghiên cứu ............................................. 8 1.2. Hiện trạng tổ chức không gian xanh, mặt nước một số khu vực Quận Tây Hồ, Hà Nội: ..................................................................................................... 10 1.3. Hiện trạng tổ chức không gian xanh, mặt nước ven Hồ Tây, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội .............................................................................. 13 1.4. Đánh giá tổng hợp và nhận diện vấn đề nghiên cứu: .............................. 25 1.4.1 Đánh giá tổng hợp .................................................................................. 25 1.4.2. Nhận diện vấn đề cần nghiên cứu ......................................................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH, MẶT NƯỚC VEN HỒ TÂY, PHƯỜNG NHẬT TÂN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 28 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 28 2.1.1. Phân loại các không gian xanh – mặt nước trong đô thị ...................... 28 2.1.2. Chức năng và lợi ích của không gian xanh – mặt nước trong đô thị ... 29 2.1. 3. Nguyên lý về tổ chức không gian cây xanh mặt nước trong đô thị .... 32 2.1.4. Các xu hướng lý luận khai thác yếu tố cây xanh – mặt nước............... 36 2.2. Các cơ sở pháp lý ..................................................................................... 43 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật: ......................................................... 43 2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm: ................................................. 46 2.2.3. Các văn bản pháp quy của Thủ đô Hà Nội: .......................................... 47 2.2.4. Định hướng tổ chức cây xanh – mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Hà Nội trong đồ án quy hoạch phân khu ............... 47 2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian cây xanh - mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Hà Nội. ........................................ 48 2.3.1. Điều kiện tự nhiên:................................................................................ 48 2.3.2. Yếu tố Văn hóa - Xã hội: ..................................................................... 50 2.3.3. Các yếu tố về Khoa học - Công nghệ: ................................................. 51 2.3.4. Yếu tố về kinh tế: .................................................................................. 52 2.3.5. Yếu tố công năng: ................................................................................. 53 2.3.6. Yếu tố thẩm mỹ: .................................................................................... 54 2.3.6. Vai trò của cộng đồng: .......................................................................... 56 2. 4. Các bài học kinh nghiệm về tổ chức không gian cây xanh - mặt nước trong nước và trên thế giới. ............................................................................. 57 2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới: .................................................................... 57 2.4.2. Kinh nghiệm ở trong nước: ................................................................... 60 2.4.3. Các bài học kinh nghiệm ...................................................................... 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH, MẶT NƯỚC VEN HỒ TÂY, KHU VỰC PHƯỜNG NHẬT TÂN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .................................................................................. 64 3.1. Quan điểm, mục tiêu tổ chức không gian cây xanh, mặt nước: .............. 64 3.1.1. Quan điểm: ............................................................................................ 64 3.1.2. Mục tiêu: ............................................................................................... 64 3.2. Các nguyên tắc tổ chức không gian xanh, mặt nước: .............................. 65 3.2.1. Nguyên tắc chung ................................................................................. 65 3.2.2. Nguyên tắc tổ chức cây xanh ............................................................... 69 3.2.2. Nguyên tắc tổ chức mặt nước .............................................................. 71 3.3. Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian cây xanh - mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. ........................................ 72 3.3.1. Giải pháp tổng thể: ................................................................................ 72 3.3.2. Giải pháp tổ chức cây xanh mặt nước tại các khu vực tập trung: ........ 74 3.3.3. Giải pháp tổ chức cây xanh – mặt nước theo tuyến phố: ..................... 80 3.3.4. Giải pháp về tổ chức không gian cây xanh – mặt nước trong khu ở hiện hữu và khu công cộng ..................................................................................... 85 3.3.5. Giải pháp tổ chức khu cây xanh đặc thù:.............................................. 87 3.3.6. Giải pháp kết nối không gian xanh – mặt nước với khu vực ............... 90 3.3.7. Các giải pháp khác: ............................................................................... 90 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................... 93 Kết luận ........................................................................................................... 93 Kiến nghị ......................................................................................................... 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Q. Quận TP Thành phố TKĐT Thiết kế đô thị KTS Kiến trúc sư UBND Uỷ ban nhân dân QCXDVN Quy chuẩn xây dựngViệt Nam QHKTCQ Quy hoạch kiến trúc cảnh quan QHĐT Quy hoạch đô thị DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng tổng hợp sử dụng đất theo Quy hoạch phân khu [27] .......... 13 Bảng 1.2. Bảng thống kê các loại cây xanh trong khu vực nghiên cứu [27]. 14 Bảng 2.1. Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh [21] ......................... 47 DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ TP Hà Nội [26] ................. 8 Hình 1.2. Hiện trạng khu vực nghiên cứu trong khu vực Hồ Tây và phụ cận . 9 Hình 1.3. Không gian cây xanh mặt nước khu vực Hồ Tây ........................... 11 Hình 1.4. Không gian cây xanh khu vực đường Đặng Thai Mai ................... 12 Hình 1.5. Hiện trạng cây xanh trong khu ở .................................................... 12 Hình 1.6. Quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu trong quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận được phê duyệt [27] ......................... 15 Hình 1.7. Nuôi trồng hoa sen ở phường Nhật Tân ......................................... 17 Hình 1.7. hoa sen ở phường Nhật Tân ............................................................ 17 Hình 1.8. Đường Lạc Long Quân ................................................................... 18 Hình 1.9. Đường Âu Cơ .................................................................................. 19 Hình 1.10. Phố Nhật Chiêu ............................................................................. 19 Hình 1.11. Đường ngõ 612 Lạc Long Quân ................................................... 20 Hình 1.12. Phố Trịnh Công Sơn ..................................................................... 21 Hình 1.13. Công viên nước Hồ Tây ................................................................ 22 Hình 1.14. Cây xanh trong khu ở.................................................................... 23 Hình 1.15. Cây xanh trong trụ sở, cơ quan ..................................................... 24 Hình 1.16. Cây xanh trong trường học ........................................................... 25 Hình 2.1: Phân loại không gian xanh đô thị [24] ........................................... 28 Hình 2.2: Phân loại hệ thống mặt nước [24]................................................... 29 Hình 2.3: Chức năng và lợi ích của cây xanh về môi trường [7] ................... 31 Hình 2.4: Chức năng và lợi ích của cây xanh về kinh tế [7] ......................... 32 Hình 2.5:Ý tưởng thành phố vườn và quy hoạch chung thủ đô Hà Nội [17]. 33 Hình 2.6: Vườn Ba – Rốc tại pháp [32] ......................................................... 37 Hình 2.7: Vườn lãng mạn - ở Anh [34] ......................................................... 37 Hình 2.8: Vườn đá Karesansui – Nhật Bản [33] ........................................... 39 Hình 2.9a: Vườn trà Chaniwa – Nhật Bản [33] ............................................. 39 Hình 2.9b: Vườn dạo Kaiyushiki – Nhật Bản [33] ........................................ 40 Hình 2.9c: Vườn Trung Quốc [33] ................................................................ 41 Hình 2.10: Minh họa xu hướng thiết kế kiến trúc cảnh quan hiện đại [35] .. 42 Hình 2.11: Minh họa xu hướng thiết kế kiến trúc cảnh quan hiện đại [35] .. 42 Hình 2.12: Tổ chức kiến trúc cảnh quan theo quan điểm kinh tế ( Nguồn: Đàm Thu Trang, luận án Tiến sỹ,2003) .......................................................... 53 Hình 2.13: Tác dụng của cây xanh, mặt nước với việc bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị (nguồn: đề tài NCKH :Nghiên cứu không gian xanh trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị” , Viện Quy hoạch đô thị Nông Thôn – BXD, năm 2001) ............................................................................................. 55 Hình 2.14: Vai trò của cộng đồng trong thiết kế, quản lý kiến trúc cảnh quan (Nguồn : Đỗ Hậu, Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng – 2008) ............................................................................................................ 57 Hình 2.15. Quang cảnh Hồ Tây (Hàng Châu – Trung Quốc) [36] ................. 58 Hình 2.16. không gian hồ Jurong – Singapore [37] ....................................... 59 Hình 2.17. Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) Hà Nội [38] ....................................... 60 Hình 2.18. Hồ Tam Bạc thành phố Hải Phòng [39] ....................................... 61 Hình 2.19. Hồ Xuân Hương thành phố Đà Lạt [40] ....................................... 62 Hình 3.1. Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu vực tập trung ..................... 75 Hình 3.2. Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu vực công viên nước .......... 76 Hình 3.3. Tổ chức cây xanh mảng tường rào ................................................. 77 Hình 3.4.Cảnh quan cây xanh mặt nước Hồ Tây............................................ 77 Hình 3.5. Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu vực hồ đầm sen ................. 78 Hình 3.6. Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu vực công viên ................... 80 Hình 3.7. Tổ chức cây xanh theo tuyến .......................................................... 81 Hình 3.11. Tổ chức cây xanh trong khu dân cư hiện hữu .............................. 85 và các công trình công cộng ........................................................................... 85 Hình 3.12: Không gian xanh – mặt nước khu công trình công cộng ............. 86 Hình 3.13: Minh họa tổ chức cây xanh- mặt nước khu công cộng ................ 86 Hình 3.14: Minh họa tổ chức cây xanh theo chiều đứng, trên mái ................ 87 Hình 3.15. Tổ chức cây xanh trong khu vực đặc thù...................................... 88 Hình 3.16. Minh Họa Tổ chức cây xanh trong khu vực đặc thù .................... 89 Hình 3.16. Minh Họa Tổ chức cây xanh trong khu vực đặc thù .................... 89 PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng - Hồ Tây là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, với nhiều công trình di tích có giá trị kiến trúc - nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, cần được bảo tồn, phát huy giá trị, đặc biệt gắn liền với Hồ Tây là vùng cảnh quan nổi tiếng và lâu đời của Hà Nội. Trên cơ sở các quy hoạch như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4177/QĐUBND ngày 08/8/2014 đã tạo được dáng vẻ hiện đại, hình thành nên mạng lưới giao thông cơ bản, tạo lập được mạng không gian cây xanh trong khu vực. Với các yêu cầu quản lý phát triển đô thị trong giai đoạn mới được xác định trong Quy định quản lý theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đối với khu vực, việc nghiên cứu, cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận (A6), làm cơ sở lập và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển đô thị còn tồn tại một số điểm bất cập: Hệ thống cây xanh mặt nước chưa được đầu tư đồng bộ, chưa khai thác, phát huy hết yếu tố cảnh quan. Hệ thống cây xanh có nhiều chủng loại nhưng chưa tạo ra được nét đặc trưng cho đô thị. 2 Khai thác không gian cây xanh, mặt nước chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và tổ chức các hoạt động của nhân dân trong khu vực. Vấn đề về chất lượng nguồn nước, khai thác sử dụng mặt nước, vệ sinh môi trường... Từ những tồn tại đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng về hệ thống cây xanh mặt nước nhằm đưa ra một số giải pháp tổ chức không gian cây xanh mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Hà Nội là cần thiết. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian cây xanh – mặt nước trong đô thị phù hợp với điều kiện và mang bản sắc địa phương, tạo sự hài hòa với đặc điểm thiên nhiên trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị theo định hướng phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống thuận lợi cho nhân dân, phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan khu vực. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tổ chức không gian cây xanh mặt nước ven hồ Tây khu vực phường Nhật Tân, Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Có giới hạn như sau: + Phía Đông Bắc giáp đường Âu Cơ. + Phía Tây Bắc giáp đường Lạc Long Quân. + Phía Tây Nam giáp phường Xuân La. + Phía Đông Nam giáp Hồ Tây, phường Quảng An. - Quy mô nghiên cứu khoảng: 116,25ha Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, từ việc thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực tế hiện trạng, vẽ 3 ghi, chụp ảnh các không gian cây xanh mặt nước của khu vực, cùng với việc kế thừa chọn lọc các bài học kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn như sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Kết quả về hiện trạng cây xanh mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân.Tài liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phường Nhật Tân, quận Tây Hồ và Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung luận văn. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quy hoạch không gian mặt nước đô thị.Tài liệu, số liệu khoa học... - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Chụp ảnh, khảo sát hiện trạng nhằm bổ sung, tổng hợp các số liệu. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài coi đối tượng nghiên cứu là một thành phần của hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan toàn thành phố Hà Nội và xem xét trên mọi phương diện về: Kiến trúc, quy hoạch, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử,… - Phương pháp phi thực nghiệm: Điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức không gian xanh – mặt nước tại khu vực phía Bắc hồ Tây theo hướng bền vững, cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử, môi trường tự nhiên và vùng cảnh quan Hồ Tây, bảo tồn các yếu tố di tích văn hóa đặc trưng, cảnh quan thiên nhiên tại khu vực: + Đánh giá hiện trạng các không gian xanh – mặt nước và các dự án trong khu vực nghiên cứu. + Phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn để áp dụng trong việc tổ chức không gian xanh – mặt nước cho khu vực phía Bắc Hồ Tây. 4 + Đề xuất giải pháp không gian xanh - mặt nước trong quy hoạch chi tiết cảnh quan xung quanh Hồ Tây. + Tổ chức không gian xanh – mặt nước hoàn chỉnh và rõ nét. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ những nguyên tắc, quan điểm, thiết kế không gian cây xanh mặt nước trong đô thị. Phát huy giá trị, vai trò của không gian cây xanh mặt nước, góp phần hoàn thiện không gian cây xanh, mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Hà Nội. Góp phần bổ xung lý luận quy hoạch tổ chức không gian cây xanh mặt nước khu vực Hồ Tây nói riêng và không gian cây xanh mặt nước đô thị nói chung, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý quy hoạch kiến trúc - Ý nghĩa thực tiễn: Đóng góp giải pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện để áp dụng cho khu vực Hồ Tây và các khu vực có đặc điểm môi trường, khí hậu, cảnh quan tương đồng. Góp phần xây dựng, quản lý không gian cây xanh mặt nước cho đô thị. Cấu trúc luận văn - Luận văn gồm 3 phần và 3 chương - Phần I : Phần mở đầu: + Lý do chọn đề tài + Mục đích nghiên cứu + Đối tượng phạm vi nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 - Phần II: Nội dung gồm 3 chương + Chương 1: Hiện trạng cây xanh, mặt nước khu vực Hồ Tây, Phường Nhật Tân, Hà Nội. + Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức không gian cây xanh, mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Hà Nội. + Chương 3: Các giải pháp về tổ chức không gian cây xanh mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, Hà Nội. - Phần III: Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Luận văn. * Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: - Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã và thị trấn. (Mục 1, điều 3, luật Quy hoạch)[19] - Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan toàn đô thị, được xác lập bởi 3 yếu tố: cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị. [19] - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. (Luật Quy hoạch).[19] 6 * Theo Nghị định 64/2010/NĐ – CP: - Cây xanh đô thị: Là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị * Các khái niệm (thuật ngữ) khác: - Không gian: là khoảng không được hình thành do quan hệ ngoại vật và con người nhận thức ra nó bằng các giác quan (chủ yếu là thị giác). Song không gian kiến trúc là không gian có giới hạn, ổn định. Không gian tĩnh với khung bao của nó. Đó là không gian bị giới hạn bởi nền và tường.[19] - Không gian đô thị: theo tác giả người Pháp Jean Pierre Muret (1987), “ Không gian đô thị bao gồm không gian xây dựng và không gian không xây dựng. Không gian không xây dựng là âm và không gian xây dựng là dương, không gian không xây dựng được gọi là không gian đô thị hay không gian mở. Thực chất đó là không gian không xây dựng và không có các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn”[19] - Không gian mở:là không gian bên ngoài công trình, được giới hạnbởi mặt đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời vàcác vật giới hạn không gian khác như: cây xanh, mặt nước, địa hình v.v…[13] - Cảnh quan: là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài.[13] - Kiến trúc cảnh quan: Theo PTS. KTS Hàn Tất Ngạn, "KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc". KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, 7 mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.[13] - Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật thể của đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi đô thị... [13] - Tổ chức không gian KTCQ: là một hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của KTCQ.[13] - Không gian xanh đô thị: là phần diện tích nằm ngoài các công trình kiến trúc, được phủ xanh bằng thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo như: vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố...[13] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 93 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Tổ chức không gian xanh – mặt nước khu vực Hồ Tây, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực về mặt cảnh quan, góp phần cải thiện môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm trong tương lai và cụ thể hóa quy hoạch phân khu khu vực Hồ Tây và phụ cận. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội. Việc đánh giá và đưa ra giải pháp có thể áp dụng cho các khu vực đô thị có điều kiện tương tự. Luận văn đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp tổ chức không gian xanh – mặt nước theo các mô hình khái quát nhất phù hợp với thực trạng của đô thị và theo định hướng phát triển của quy hoạch chung. Nhằm tạo lập hệ thống không gian xanh – mặt nước mang bản sắc riêng. Các giải pháp hợp lý để hoàn chỉnh và rõ nét hệ thống không gian xanh – mặt nước tạo nên một khu vực đặc thù của Thủ Đô. Kiến nghị Công tác quy hoạch xây dựng đô thị cần gắn liền và tiến hành đồng bộ với quy hoạch hệ thống không gian xanh – mặt nước. Có các giải pháp quy hoạch, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả khai thác yếu tố cây xanh – mặt nước trong đô thị Cơ quan quản lý cây xanh đô thị cần có các chương trình bảo vệ không gian xanh – mặt nước. Luôn tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý. Trong quá trình thực hiện quy hoạch không gian xanh – mặt nước cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cộng đồng nhằm tạo ra không gian đô thị phù hợp với điều kiện kinh tế xẽ hội của thị trấn, đáp ứng được nhu cầu của người dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan