Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía nam sông cà lồ, thành phố...

Tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía nam sông cà lồ, thành phố hà nội (tt)

.PDF
25
174
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -------------------------------------- TRẦN VĂN KHẢI TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM SÔNG CÀ LỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------ TRẦN VĂN KHẢI KHÓA 2015 - 2017 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM SÔNG CÀ LỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. KTS. NGUYỄN TUẤN ANH 2. TS. KTS. NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn thày giáo PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh và thày giáo TS. Nguyễn Tuấn Anh - những người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các chuyên gia đã cho tôi những lời khuyên quý giá, để tôi hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Học viên Trần Văn Khải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Văn Khải MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng, biểu Danh mục hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2 Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn ................................... 3 Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 3 NỘI DUNG......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM SÔNG CÀ LỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................... 6 1.1. Khái quát về khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ ....................................... 6 1.1.1. Vị trí, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..................................................... 6 1.1.2. Vai trò, chức năng của khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ ......................... 8 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, dân cư và lao động .................................................... 8 1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ........................................................................................................ 10 1.2.1. Sử dụng đất.............................................................................................. 10 1.2.2. Thực trạng kiến trúc công trình............................................................... 17 1.2.3. Cảnh quan tự nhiên ................................................................................. 22 1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................... 23 1.3. Các quy hoạch và dự án liên quan.......................................................... 31 1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu ................................................................. 32 1.4.1 Đánh giá tổng hợp ................................................................................... 31 1.4.2 Kết luận ................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM SÔNG CÀ LỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................................... 35 2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 35 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật ............................................................ 35 2.1.2. Các chủ trương chính sách và định hướng quy hoạch ............................ 36 2.2. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 37 2.2.1. Lý luận về không gian kiến trúc cảnh quan ............................................ 37 2.2.2. Lý luận về thiết kế đô thị ........................................................................ 43 2.2.3. Lý luận về quy hoạch đô thị bền vững và đô thị sinh thái ...................... 48 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ ......................................................... 59 2.3.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 59 2.3.2. Yến tố văn hóa - xã hội ........................................................................... 59 2.3.3. Định hướng về không gian xanh trong quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................... 60 2.4. Các bài học kinh nghiệm ......................................................................... 62 2.4.1. Kinh nghiệm trên Thế giới ...................................................................... 62 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ...................................................................... 65 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM SÔNG CÀ LỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......68 3.1. Quan điểm ................................................................................................. 68 3.2. Nguyên tắc................................................................................................. 68 3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ .............................................................................................. 70 3.3.1. Giải pháp cấu trúc không gian và phân vùng không gian, kiến trúc cảnh quan........................................................................................................... 70 3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian cây xanh, mặt nước ................................. 79 3.3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc. ................................................. 86 3.3.4. Giải pháp tổ chức hệ thống giao thông ................................................... 89 3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 98 1. Kết luận ........................................................................................................ 98 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng,biểu Tên bảng, biểu Bảng 1.1 Bảng thống kê diện tích hành chính Bảng 1.2 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất Bảng 1.3 Bảng thống kê các dự án liên quan Biểu đồ 1.1 Cơ cấu dân số và cơ cấu lao động Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ sử dụng đất khu vực nghiên cứu Biểu đồ 1.3 Cơ cấu đất nông nghiệp Biểu đồ 1.4 Các loại nhà ở Bảng 2.1 Các nguyên tắc của đô thị Eco2 Bảng 2.2 Các nhóm tiêu chí phát triển đô thị bền vững. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Hình 1.1 Tên hình Vị trí khu đô thị phía nam sông Cà Lồ trong quy hoạch chung thủ đô Hà Nội Hình 1.2 Ranh giới khu đô thị phía nam sông Cà Lồ Hình 1.3 Bản đồ sử dụng đất khu vực nghiên cứu Hình 1.4 Bản đồ hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu Hình 1.5 Bản đồ hiện trạng đất di tích khu vực nghiên cứu Hình 1.6 Đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu Hình 1.7 Công trình nhà ở khu vực nghiên cứu Hình 1.8 Vị trí các công trình công cộng khu vực nghiên cứu Hình 1.9 Vị trí các công trình giáo dục khu vực nghiên cứu Hình 1.10 Công trình công cộng khu vực nghiên cứu Hình 1.11 Công trình giáo dục khu vực nghiên cứu Hình 1.12 Công trình tôn giáo - tín ngưỡng khu vực nghiên cứu Hình 1.13 Mạng lưới sông hồ khu vực nghiên cứu Hình 1.14 Hình ảnh mặt nước khu vực nghiên cứu Hình 1.15 Hệ thống giao thông khu vực nghiên cứu Số hiệu hình Tên hình Hình 1.16 Hệ thống thoát nước và đê khu vực nghiên cứu Hình 1.17 Hệ thống cấp điện khu vực nghiên cứu Hình 1.18 Hệ thống cấp nước khu vực nghiên cứu Hình 1.19 Hệ thống nghĩa trang trong các khu vực làng xóm Hình 1.20 Một số dự án trong khu vực nghiên cứu Hình 2.1 Cây xanh có chức năng tạo bóng râm và thẩm mỹ Hình 2.2 Hình ảnh cảnh quan mặt nước Hình 2.3 Công trình kiến trúc nhỏ Hình 2.4 Năm nhân tố hình ảnh của Kevin Lynch Hình 2.5 Mô hình phát triển đô thị bền vững Hình 2.6 Khung cảnh Vezelay, Burgundy, Pháp Hình 2.7 Làng Woodstock, Oxfort, Anh Hình 2.8 Quy hoạch thành phố sông Hồng Hình 2.9 Làng sinh thái Đại Bường bên sông Thu Bồn Hình 3.1 Tổ chức không gian tổng thể Hình 3.2 Sơ đồ phân vùng cảnh quan Hình 3.3 Giải pháp tổ chức không gian khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ thuộc xã Bắc Hồng Hình 3.4 Giải pháp tổ chức không gian khu vực xã Số hiệu hình Tên hình Nguyên Khê Hình 3.5 Giải pháp tổ chức không gian khu vực xã Kim Hoa Hình 3.6 Giải pháp tổ chức không gian đô thị Chi Đông Hình 3.7 Giải pháp tổ chức không gian khu vực xã Xuân Nộn Hình 3.8 Giải pháp tổ chức không gian khu vực xã Thụy Lâm Hình 3.9 Giải pháp tổ chức không gian cây xanh, mặt nước Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức tuyến cây xanh liên kết Hình 3.11 Giải pháp tổ chức tuyến xanh qua khu dân cư Hình 3.12 Minh họa tuyến xanh qua khu dân cư Hình 3.13 Giải pháp tổ chức cây xanh bên sông Hình 3.14 Cây xanh kết hợp không gian mặt nước Hình 3.15 Minh họa vườn đứng Hình 3.16 Minh họa bố cục và phối kết cây xanh Hình 3.17 Mô hình tổ chức không gian khu dân cư hiện có Hình 3.18 Minh họa nhà ở trong khu dân cư hiện có Hình 3.19 Minh họa nhà ở ven kênh mương Hình 3.20 Minh hoạ nhà ở mới kết hợp du lịch nông nghiệp Số hiệu hình Hình 3.21 Tên hình Minh hoạ mô hình nhà ở mới kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Hình 3.22 Minh hoạ giao thông công cộng xe buýt - xe điện Hình 3.23 Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông đi bộ Hình 3.24 Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông xe đạp Hình 3.25 Sơ đồ tổ chức hệ thống giao thông 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, xác định khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ thuộc chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng, là vùng không gian xanh sinh thái chuyển tiếp, giới hạn sự phát triển của các khu vực phát triển đô thị và bảo vệ cảnh quan dọc sông Cà Lồ. Khu vực nghiên cứu là khu vực sinh thái nông nghiệp cung cấp cho nhu cầu của người dân Thủ đô đồng thời tạo cảnh quan sinh thái cho đô thị kết hợp với các khu cây xanh sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân đô thị. Việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội” là cần thiết, làm cơ sở phục vụ công tác triển khai đồ án quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị; lập quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ nhằm khai thác phát huy các điều kiện tự nhiên, văn hóa lịch sử, vị trí địa lý đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong khu vực không gian xanh của Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ thuộc địa giới hành chính các xã Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Thụy Lâm - huyện 2 Đông Anh; thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh, xã Kim Hoa - huyện Mê Linh - Hà Nội. Phía Bắc và Đông giáp sông Cà Lồ (thuộc các huyện Mê Linh, Đông Anh), phía Nam giáp các phân khu đô thị N3, N5, N6 và GN, phía Tây giáp đường vành đai 4. Quy mô diện tích khoảng 1247 ha. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Nội dung nghiên cứu - Thu thập các thông tin về thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, các quy hoạch chi tiết, các dự án có liên quan, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá tổng hợp để xác định các vấn đề cần nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và các yếu tố tác động đến sự hình thành các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội. - Xác định các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ. - Đề xuất các giải pháp quy hoạch xây dựng khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: 3 + Đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, phù hợp với quy hoạch thủ đô. + Giải pháp nghiên cứu đề xuất cho khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ là tài liệu tham khảo cho công việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị có tính chất tương tự của thành phố Hà Nội cũng như thành phố khác. + Góp phần bổ xung lý luận tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị trong không gian xanh của các thành phố lớn và làm cơ sở khoa học cho việc giảng dạy chuyên môn. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đưa ra được giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ có tính khả thi. + Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý quy hoạch xây dựng khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn - Kiến trúc cảnh quan: Là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). [16] 4 - Cảnh quan: Là một tổ hợp những phong cảnh có thể khác nhau nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung. Cảnh quan bao gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo. [16] - Cảnh quan tự nhiên: Là những cảnh quan chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên là trạng thái vốn có của tự nhiên và chưa bị biến đổi do tác động của con người. Hầu hết các cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên cảnh quan đó. [16] - Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan được hình thành do hệ quả của sự tác động của con người làm biến dạng cảnh quan tự nhiên. [16] - Cảnh quan đô thị: Là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị. [16] - Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. - Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của Kiến trúc cảnh quan. [16] - Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. - Thiết kế đô thị: Là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. [22] Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau: 5 Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, một số thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận văn. Nội dung: Bao gồm 3 chương. Chương 1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội. Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội. Chương 3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội. Kết luận và kiến nghị THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ thuộc chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng, là vùng không gian xanh sinh thái chuyển tiếp, giới hạn sự phát triển của các khu vực phát triển đô thị và bảo vệ cảnh quan dọc sông Cà Lồ. Khu vực nghiên cứu là khu vực sinh thái nông nghiệp cung cấp cho nhu cầu của người dân Thủ đô đồng thời tạo cảnh quan sinh thái cho đô thị kết hợp với các khu cây xanh sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân đô thị. Luận văn đã khái quát được thực trạng kiến trúc cảnh quan khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ, đã phân tích những cơ sở khoa học cho việc tổ chức cảnh quan của khu đô thị. Nghiên cứu khái quát các vấn đề liên quan đến cảnh quan của khu đô thị với vai trò là khu đô thị nằm trong không gian xanh và trong mối quan hệ tổng thể với toàn thành phố Hà Nội cũng như trong mối liên hệ trực tiếp với các khu đô thị xung quanh. Phân tích các cơ sở khoa học giữa lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức cảnh quan, có ý nghĩa là áp dụng các cơ sở đó để đưa ra giải pháp trong quá trình sáng tác, thiết kế cảnh quan, thiết kế đô thị, áp dụng cho những khu vực tương tự cho các đô thị ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu đã tổng hợp cái nhìn hệ thống về tình hình tổ chức cảnh quan các khu đô thị của một số đô thị trên Thế giới và tại Việt Nam, từ đó rút ra bài học ý nghĩa cho quá trình áp dụng vào không gian khu vực nghiên cứu làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Luận văn đã tổng hợp nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất các nguyên tắc chung, các giải pháp tổ chức cảnh quan có thể áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị với 99 các giải pháp về không gian, kiến trúc cảnh quan, cải tạo chỉnh trang kiến trúc công trình, không gian cây xanh mặt nước…kết hợp hài hòa mọi không gian trong một tổng thể thống nhất mang đặc trưng vốn có của khu đô thị, tạo nên hình ảnh đô thị đặc trưng hấp dẫn, phát triển bền vững trong khu vực không gian xanh của Thủ đô. Các giải pháp luận văn đưa ra là tài liệu tham khảo cho công tác cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống công trình công cộng, văn hoá, giáo dục nâng cao chất lượng sống cho dân cư trong khu vực. Xây dựng khu cây xanh đô thị hài hòa với vùng sinh thái nông nghiệp, mang lại một hình ảnh mới cho vùng canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao. 2. Kiến nghị Để phát huy vai trò, vị thế và cải thiện diện mạo cảnh quan đô thị của khu đô thị phía Nam sông Cà Lồ cần có các chính sách phát triển đồng bộ. Các cấp chính quyền cần xây dựng Quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị; xây dựng các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyết khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận. Cần có các chính sách thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển khu đô thị nhất là công tác thiết kế đô thị và quản lý đô thị cần được thực hiện với sự phối hợp của người dân. Cần có chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, gắn với du lịch.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan