Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị thịnh long nam định nhằm kết hợp...

Tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị thịnh long nam định nhằm kết hợp phát triển du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu (tt)

.PDF
26
220
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN VĂN KHIÊN KHÓA: 2016-2018 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THỊNH LONG – NAM ĐỊNH NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------o0o-------------- NGUYỄN VĂN KHIÊN KHÓA: 2016-2018 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THỊNH LONG – NAM ĐỊNH NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.HÀN TẤT NGẠN Hà Nội – 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau Đại Học và các thầy cô giáo. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, ban lãnh đạo Khoa Sau đại học đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Hàn Tất Ngạn, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những lời khuyên quý giá định hướng cho luận văn của tôi được hoàn thành tốt đẹp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Học Viên NGUYỄN VĂN KHIÊN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, Ngày …. Tháng …… Năm 2018 Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN KHIÊN MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình ảnh minh họa, bảng biểu, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU 1 * Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu. ................................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2 * Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3 * Các khái niệm thuật ngữ dùng trong luận văn........................................... 3 * Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI ĐÔ THỊ THỊNH LONG – HẢI HẬU – NAM ĐỊNH. 6 1.1. Giới thiệu chung về đô thị Thịnh Long - Hải Hậu - Nam Định............. 6 1.1.1. Sự hình thành và phát triển ........................................................... 6 1.1.2. Vị trí địa lý và vai trò của đô thị Thịnh Long trong quy hoạch vùng tỉnh Nam Định. ....................................................................................... 8 1.2. Điều kiện tự nhiên và thực trạng đô thị Thịnh Long ............................. 9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 9 1.2.2.Thực trạng đô thị Thịnh Long – Nam Định .................................. 15 1.2.3. Đánh giá chung đô thị Thịnh Long ............................................. 22 1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long trong phát triển du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu ..................................... 23 1.3.1. Giới thiệu hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan du lịch đô thị Thịnh Long. .......................................................................................... 23 1.3.2. Thực trạng phát triển du lịch tại đô thị Thịnh Long - Các vấn đề còn tồn tại ............................................................................................. 28 1.3.3. Diến biến của biến đổi khí hậu tác động đối với đô thị Thịnh Long –Nam Định. .......................................................................................... 30 1.3.4. Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tại đô thị Thịnh Long –Nam Định........................................................................ 39 1.3.5. Các vấn đề cần nghiên cứu.......................................................... 43 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THỊNH LONG - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH. 45 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 45 2.1.1. Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin lynch và Lý luận của giáo sư Roger Trancik....................................................................................... 45 2.1.2. Nhận dạng các nhân tố cấu thành và những xu hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ............................................................ 51 2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm phát triển du lịch. ...................... 57 2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...................................................................................................... 61 2.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................... 65 2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan................... 65 2.2.2. Quy hoạch chung đô thị Thịnh Long đến năm 2030.................... 67 2.2.3. Các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long – Nam Định .................................................... 76 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn ............................................................................ 79 2.3.1. Kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch ven biển trên thế giới và Việt Nam. ......................................................................................... 79 2.3.2. Kinh nghiệm các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của các nước trên thế giới và Việt Nam ................................ 85 CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHẰM KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐÔ THỊ THỊNH LONG – NAM ĐỊNH 99 3.1. Quan điểm, mục tiêu , nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long ................................................................................ 99 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu ............................................................... 99 3.1.2. Các nguyên tắc ......................................................................... 102 3.2. Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long .............................................................................................................. 105 3.2.1. Giải pháp cấu trúc tổng thể, phân vùng cảnh quan .................... 105 3.2.2. Giải pháp tổ chức không gian phát triển du lịch đô thị Thịnh Long-Nam Định. ................................................................................ 106 3.2.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long kết hợp ứng phó với biến đổi khí hậu. ...................................... 112 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Tên đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu. CTCC Công trình công cộng DLST Du lịch sinh thái ĐTM Đô thị mới GPXD Giấy phép xây dựng HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội NBD Nước biển dâng TKĐT Thiết kế đô thị. QHCTXD Quy hoạch chi tiết xây dựng QHCXD Quy hoạch chung xây dựng QHXD Quy hoạch xây dựng KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan KT-XH Kinh tế - xã hội XD Xây dựng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vị trí Thịnh Long trong tỉnh Nam Định [15].............................................8 Hình 1.2: Phạm vi đô thị Thịnh Long [15] .................................................................8 Hình 1.3: Sơ đồ nhiệt độ khu vực Thịnh Long [15]....................................................9 Hình 1.4: Sơ đồ đánh giá khí hậu thủy văn đô thị Thịnh Long – Nam Định ...........12 Hình 1.5: Sơ đồ đằng áp mùa khô tầng chứa nước qp và vị trí các công trình quan trắc [15] ....................................................................................................................13 Hình 1.6: Địa hình khu vực Thịnh Long- Nam Định [15] .......................................15 Hình 1.7: Hiện trạng bề mặt cảnh quan đô thị Thịnh Long .....................................16 Hình 1.8: Hiện trạng các công trình hành chính đô thị Thịnh Long [15] ...............18 Hình 1.9: Hiện trạng các công trình dịch vụ đô thị Thịnh Long [15] ......................20 Hình 1.10: Hiện trạng các công trình thương mại đô thị Thịnh Long [15] .............20 Hình 1.11: Hiện trạng các công trình.......................................................................21 nhà ở đô thị Thịnh Long [15] ...................................................................................21 Hình 1.12: Cảnh quan hiện trạng đô thị Thịnh Long ...............................................24 Hình 1.13: Cảnh quan bãi tắm Thịnh Long ............................................................24 Hình 1.14: Cảnh quan kiến trúc ven biển bãi tắm Thịnh Long ...............................27 Hình 1.15: Vẻ đẹp tự nhiên của bãi biển Thịnh Long.............................................28 Hình 1.16: Sơ đồ dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng vùng ĐBSH ..................31 Hình 1.16b: Kịch bản NBD khu vực ven biển Việt Nam năm 2016 – Bộ Tài nguyên và Môi trường [7] .....................................................................................................32 Hình 1.17 Sóng biển cao vài mét đánh vào nhà dân ven bờ biển Thịnh Long [30]. ...................................................................................................................................34 Hình 1.18: Cảnh quan đê ven biển Thịnh Long sau cơn bão số 10 năm 2017 [30] 36 Hình 1.19: Hậu quả sự tàn phá mặt đê ven Biển Thịnh Long sau cơn bão số 10 năm 2017...........................................................................................................................37 Hình 1.20: Trụ sở một ngân hàng ở huyện Hải Hậu tại thị trấn Thịnh Long ngập sâu trong nước [30]. .................................................................................................37 Hình 1.21: Người dân đi lại khó khăn và bất lực nhìn nước dâng [30]...................38 Hình 1.22: Bến xe khách Thịnh Long chìm trong biển nước [30]. ..........................38 Hình 1.23: Bãi tắm ven biển tự nhiên khu đô thị Thịnh Long ..................................39 Hình 1.24: Khu kiot ven biển khu đô thị Thịnh Long ..............................................40 Hình 1.25: Hiện trạng kiến trúc cảnh quan ven biển đô thị Thịnh Long .................41 Hình 1.26: Đường phố Đô thị Thịnh Long ngập lụt sau cơn bão số 10 tháng 9 năm 2017...........................................................................................................................42 Hình 2.1: Minh họa yếu tố lưu tuyến ........................................................................46 Hình 2.2: Minh họa yếu tố mảng, khu vực ...............................................................46 Hình 2.3: Minh họa yếu tố cạnh biên .......................................................................47 Hình 2.4: Minh họa yếu tố nút ..................................................................................48 Hình 2.5: Minh họa yếu tố điểm nhấn ......................................................................48 Hình 2.6: Minh họa yếu tố hình nền, điểm, liên hệ...................................................49 Hình 2.7a Ba trụ cột của du lịch sinh thái [9] .........................................................58 Hình 2.7b – Hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Buchovarop, 1975)...............................59 Hình 2.8 Sơ đồ cấu trúc đô thị Thịnh Long ..............................................................69 Hình 2.9 Sơ đồ phân khu chức năng đô thị Thịnh Long[15]...................................71 Hình 2.10 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị Thịnh Long đến năm 2030[15] ...78 Hình 2.11 Không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch Pattaya [32] .....................79 Hình 2.12 Wong Amat Beach và không gian ven biển khu Pattaya [32]................80 Hình 2.13 Không gian kiến trúc cảnh quan công viên Im Park-Pattaya [32] ........81 Hình 2.14 Tổ chức không gian Garden view - animal theme và không gian ven biển khu Pattaya [32] .......................................................................................................81 Hình 2.15 Cảnh quan tự nhiên khu du lịch ven biển Cát Bà ...................................83 Hình 2.16 Công trình xây dựng mật độ cao phá vỡ cảnh quan môi trường ...........83 Hình 2.17 Sơ đồ Khu vực châu thổ Rotterdam thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng[27] ..................................................................................................86 Hình 2.18 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam[27] ..................................87 Hình 2.19 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam: mái nhà xanh, đê thông minh và quảng trường nước[28] ...............................................................87 Hình 2.120 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam: khu ở mới sống chung cùng nước [27]..........................................................................................................88 Hình 2.21 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam:Công viên trên mặt đê.[28] ...................................................................................................................................88 Hình 2.22 Quy hoạch tổng thể Tp Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050...........................................................................................................................90 Hình 2.23 Phương pháp tiếp cận thích ứng BĐKH ở phố Đà Nẵng (Nguồn: ISET Quốc tế, 2013)...........................................................................................................92 Hình 2.24 ISET đề xuất giải pháp quy hoạch phía nam thành phố Đà Nẵng.........94 Hình 2.25 Mạng lưới xanh công viên sông Hậu, dải công viên Cần Thơ, cây xanh trục đô thị [11] ..........................................................................................................95 Hình 2.26 Sơ đồ hình thái không gian cảnh quan đô thị thành phố Cần Thơ [11] 96 Hình 2.27 Sơ đồ tích hợp mạng lưới nước [11] .......................................................97 Hình 2.28 Sơ đồ phân vùng phát triển [11]..............................................................97 Hình 2.29 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Cần Thơ [11] ........98 Hình 3.1a Minh họa quan điểm phát triển không gian hướng biển [15] ...............101 Hình 3.1b Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị Thịnh Long đến năm 2030 [15].................................................................................................................104 Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc tổng thể, phân vùng cảnh quan đô thị Thịnh Long .......105 Hình 3.3 Sơ đồ phân vùng cảnh quan minh họa các công trình điểm nhấn ..........106 Hình 3.4a Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm hành chính .107 Hình 3.4b Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm hành chính108 Hình 3.5 Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm thương mại...108 Hình 3.6 Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch ......................................................................................................................109 Hình 3.7 Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu vực của ngõ .................110 Hình 3.8 Sơ đồ phân vùng cảnh quan minh họa không gian cửa ngõ ..................111 Hình 3.7 Minh họa giải pháp cảnh quan cho đê kè mềm .......................................113 Hình 3.8 Minh họa giải pháp cảnh quan cho đê kè cứng.......................................114 Hình 3.9a Giải pháp đường dạo với vật liệu tự thấm nước, giảm bức xạ .......115 Hình 3.9b Minh họa đường dạo dọc bờ sông .......................................................116 Hình 3.10 Minh họa chỗ ngồi nghỉ dọc đường dạo ...............................................116 Hình 3.11 Sơ đồ minh họa cảnh quan cây xanh đô thị Thịnh Long ......................117 Hình 3.12 Giải pháp nhà trồng cây trên mái để giảm bức xạ Mặt trời ............118 Hình 3.15 Minh họa giải pháp làm xanh đô thị ...................................................119 Hình 3.14 Trồng rừng thông phòng hộ khu cảnh quan ven biển .......................120 Hình 3.16 Giải pháp dùng năng lượng gió và mặt trời để tái tạo .....................120 Hình 3.18Minh họa tượng đài điêu khắc................................................................121 Hình 3.17 Minh họa cảnh quan tuyến đường trục chính và ven sông...............124 Hình 3.19 Minh họa 3 lựa chọn thích ứng với nước biển dâng .............................125 Hình 3.20 Minh họa giải pháp tổ chức, nâng cấp hệ thống trục đường đê ven biển .................................................................................................................................126 Hình 3.21 Minh họa giải pháp tổ chức không gian đường đê ven sông ................127 Ninh Cơ ...................................................................................................................127 Hình 3.22 Minh họa giải pháp tổ chức không gian tuyến đê vùng đệm.................128 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Kết quả quan trắc mực nước tại các công trình quan trắc Bảng 1.3 Các làng nghề truyền thống tại đô thị Thịnh Long Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng Bảng 1.4 Bảng 1.5 Các di tích danh thắng tiêu biểu (% diện tích) Nguy cơ ngập nước vì NBD do BĐKH đối với Nam Định Bảng 1.6 các tỉnh đồng bằng Sông Hồng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu sơ Tên sơ đồ, đồ thị đồ, đồ thị Sơ đồ 1.1 Sự suy giảm mực nước tại các công trình Q.108b, Q.109a, Q.110a 1 PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thịnh Long đến năm 2030 đã đưa ra những đề xuất phát triển để cải thiện chất lượng sống cho người dân đồng thời cũng tạo ra một cách tiếp cận mới nhằm xác định tính đặc thù của đô thị trong tương lai, là một đô thị đầy sức sống và hấp dẫn để con người sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi, vui chơi. Xác định những ảnh hưởng cả trong lẫn ngoài đến tăng trưởng của Thịnh Long thời gian tới, bên cạnh tuyến đường cao tốc ven biển tiếp cận, tuyến đường tỉnh lộ 488 và đường bộ ven biển mới dự kiến đi qua, có tác động quan trọng đến việc đi lại của con người và hàng hóa vào đô thị Thịnh Long, thì yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến phát triển đô thị trước mắt là việc đầu tư xây dựng khu du lịch biển, quy hoạch lại các khu vực di tích, danh thắng, các khu du lịch sinh thái, làng nghề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân trong giai đoạn hiện tại. Đặc biệt việc chú trọng xây dựng tổ chức khu dịch vụ du lịch biển cùng với định hướng chiến lược xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đột biến của đô thị trong tương lai. Theo quy hoạch chung đô thị Thịnh Long đến năm 2030, chủ trương của tỉnh Nam Định, hướng tới mục tiêu đưa Thịnh Long từ đô thị loại V lên đô thị loại IV, xác định du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời phát triển mở rộng thành Đô thị trực thuộc tỉnh, lấy hạt nhân là trung tâm thị trấn Thịnh Long, mở rộng lên phía Bắc, ra các xã Hải Châu, Hải Hòa. Đây là giai đoạn quan trọng, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết các vấn đề về xã hội đẩy mạnh sự phát triển, bảo vệ vùng kinh tế ven biển; Tuy nhiên với một đô thị nằm ở ven biển và là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, nước biển dâng; Hồ sơ quy hoạch chung đô 2 thị Thịnh Long đến năm 2030 chưa tính đến hết vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống toàn bộ dân cư , du lịch và cơ sở hạ tầng trong vùng của biến đổi khí hậu, đặc biệt nước biển dâng. Do đó việc nghiên cứu tổ chức không gian khu đô thị đáp ứng hài hoà với các mục tiêu quy hoạch và vừa thích ứng với sự biến đổi khí hậu và phát triển du lịch hiện có là rất cần thiết. Để góp phần cho đô thị Thịnh Long vừa đáp ứng với các chỉ tiêu quy hoạch vừa thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Thịnh Long – Nam Định nhằm kết hợp phát triển du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu”. * Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị nhằm đẩy mạnh khai thác, phát triển du lịch, đáp ứng yếu tố thẩm mỹ tạo điểm nhấn cho khu đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp tổ chức hiệu quả không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị ven biển nhằm khai thác dịch vụ du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch chung đô thị Thịnh Long đến năm 2030. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị ven biển Thịnh Long nhằm phát triển du lịch và ứng phó biến đổi khí hậu . - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Thịnh Long – Tỉnh Nam Định; diện tích : 3328,86ha; Dân số: 32597 người. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; 3 - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. - Phương pháp đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương - Phương pháp mô hình hóa * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu – nước biểm dâng ; đề xuất mô hình không gian; điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc nhằm phát huy thế mạnh dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển cho đô thị và đưa ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quy hoạch tổ chức không gian nhằm đẩy mạnh khai thác du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả không gian đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi trường, thích ứng với khí hậu, HTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận. * Các khái niệm thuật ngữ dùng trong luận văn - Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, Kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa…) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường sống, làm việc nghỉ ngơi của con người. - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. 4 - Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. - Kiến trúc cảnh quan: là môn khoa học giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi, giải trí, thiết lập và cải thiện môi trường sống, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo nhằm làm cân bằng giữa hai yếu tố tự nhiên và nhân tạp.Mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa Thiên nhiên- Con người-Kiến trúc. [12] - Không gian du lịch và tổ chức không gian du lịch: là hoạt động nghiên cứu mang tính định hướng của con người đối với phát triển du lịch ở nhiều cấp độ không gian từ tổng thể đến từng chi tiết, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và hoạt động tham quan đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn được các giá trị cảnh quan (bao gồm giá trị vật thể và phi vật thể). - Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. - Phát triển du lịch bền vững: là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai. Phát triển du lịch luôn gắn với môi trường trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau. - Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. [7] - Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,...Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. [7] -Thích ứng với biến đổi khí hậu: Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn 5 thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trường, 2011). - Ứng phó với biến đổi khí hậu (Respond): Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu. [11] * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại đô thị Thịnh Long – Hải Hậu – Nam Định. - Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại đô thị Thịnh Long – Hải Hậu – Nam Định. - Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm kết hợp phát triển du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại đô thị Thịnh Long – Hải Hậu – Nam Định. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 129 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực tiễn phát triển của đô thị, những tiềm năng & thế mạnh, theo đó Thịnh Long có thể tự mình tồn tại như một trung tâm kinh tế mạnh và thành công đồng thời tạo cho mình một đặc thù mới mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng do chính vị trí tồn tại mà Thịnh Long sẽ chỉ trở thành“Một đô thị phát triển Hài hòa và Thịnh vượng” khi được hình dung là một đô thị nơi có tổ chức, phát triển mới năng động và đồng thời phát huy được thế mạnh du lịch vốn có và đặc biệt là cần thích nghi với biến đổi khí hậu, NBD. Qua quá trình nghiên cứu, những giải pháp đề xuất đưa ra có thể áp dụng cho đô thị Thịnh Long nhằm kết hợp phát triển du lịch và ứng phó biến đổi khí hậu bao gồm: 1)Tăng cường cây xanh cảnh quan kết hợp đường dạo, bờ kè và các kiến trúc đặc trưng để hấp dẫn khách du lịch. 2)Các khu du lịch không xây dựng thành chuỗi liên hoàn, tạo mặt tiền kín hướng ra biển, cần tạo khoảng cách không gian có tầm nhìn hướng biển, có lối ra biển tự do cho cộng đồng dân cư và du khách. 3)Hình thành không gian dịch vụ du lịch cao cấp, tiện nghi đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống chất lượng cao tại đô thị, kết nối hành lang cây xanhsinh thái khu vực dọc sông Phú Lễ, sông 1-5 với hệ thống cây xanh cảnh quan trong đô thị. 4) Giải pháp đê kè cần được xây dựng linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa hình tự nhiên, đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống đê kè được phân thành 2 loại chính là: Đê, kè mềm và đê, kè cứng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan