Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian công viên an vũ, thành phố hưng yên (tt)...

Tài liệu Tổ chức không gian công viên an vũ, thành phố hưng yên (tt)

.PDF
24
163
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- ĐỖ TRÍ PHƯƠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- ĐỖ TRÍ PHƯƠNG kho¸ 2016-2018; líp cao häc QH2016 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ SỐ: 60.58.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN HÀ NỘI - 2018 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn được gửi những tình cảm chân thành nhất đến gia đình, thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người bạn đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS.KTS Lương Tú Quyên, người đã tận tình hướng dẫn, giảng giải, động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận văn của tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn và đạt chất lượng. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất! ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, tháng 02 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Trí Phương iii Mục lục LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii Mục lục .................................................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. v DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................ v MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ ............................. 7 1.1 Giới thiệu về Công viên An Vũ. ................................................................................................................... 7 1.1.1. Vị trí và quy mô nghiên cứu. ............................................................................................................... 7 1.1.2. Tính chất, chức năng................................................................................................................................. 7 1.1.3.Quá trình phát triển Công viên An Vũ. ........................................................................................... 9 1.2. Thực trạng tổ chức không gian công viên An Vũ. ......................................................................... 10 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, giá trị đặc trưng của đảo Cò. .................................................................. 10 1.2.2. Phân vùng chức năng và sử dụng đất. .......................................................................................... 15 1.2.3. Kiến trúc cảnh quan. ............................................................................................................................... 19 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................................................................................. 25 1.3. Thực trạng các dự án liên quan .................................................................................................................. 26 1.3.1. Dự án quy hoạch khu công viên An Vũ tỷ lệ 1/500. ........................................................... 26 1.3.2. Dự án kè hồ và kè đảo Cò. .................................................................................................................. 27 1.4. Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu........................................................................... 28 1.4.1. Đánh giá tổng hợp .................................................................................................................................... 28 1.4.2. Các vấn đề đặt ra:...................................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ 31 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................................................................... 31 2.1.1. Lý thuyết về tổ chức không gian công viên văn hóa nghỉ ngơi. ................................... 31 2.1.2. Lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị.................. 34 2.1.3. Lý thuyết về đặc tính sinh thái của loài Cò. .............................................................................. 46 2.2. Cơ sở pháp lý. ....................................................................................................................................................... 48 2.3. Các nhân tố tác động đến việc tổ chức không gian công viên An Vũ................................ 51 2.3.1. Các giá trị tự nhiên ................................................................................................................................... 51 2.3.2. Tính chất, quy mô, mối quan hệ với khu vực trung tâm thành phố............................ 52 iv 2.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, tham quan du lịch của cư dân thành phố Hưng Yên và du khách. ..................................................................................................... 53 2.3.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật. .................................................................................................................. 56 2.4. Bài học kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam.......................................................................... 57 2.4.1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới................................................................................................... 57 2.4.2. Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam ................................................................................................... 66 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ............... 71 3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ............................................................................................................. 71 3.1.1. Quan điểm..................................................................................................................................................... 71 3.1.2. Mục tiêu. ........................................................................................................................................................ 71 3.1.3. Nguyên tắc.................................................................................................................................................... 71 3.2. Giải pháp tổ chức không gian công viên.............................................................................................. 72 3.2.1. Giải pháp tổng thể .................................................................................................................................... 72 3.2.2. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. .................................................................... 73 3.2.3. Giải pháp quy hoạch cụ thể. ............................................................................................................... 75 3.2.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị. ............................................ 86 3.2.5. Giải pháp kỹ thuật hạ tầng và trang thiết bị đô thị. ............................................................... 95 3.3. Một số biện pháp quản lý không gian công viên............................................................................. 99 3.3.1. Về quy hoạch, kiến trúc:....................................................................................................................... 99 3.3.2. Về xây dựng: ............................................................................................................................................. 100 3.3.3. Về cảnh quan, thiết kế đô thị............................................................................................................ 100 3.3.4. Quản lý vệ sinh môi trường .............................................................................................................. 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 105 v DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI NGHĨA BĐKH Biến đổi khí hậu KTCQ Kiến trúc cảnh quan NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn QHXDVN Quy hoạch xây dựng Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ vị trí công viên An vũ trong quy hoạch chung thành phố Hưng Yên......... 7 HÌnh 1.2: Bản đồ công viên An vũ trong khu vực trung tâm thành phố Hưng Yên ............. 7 Hình 1.3: Định hướng quy hoạch công viên An vũ trong quy hoạch chung thành phố Hưng Yên .............................................................................................................. 8 Hình 1.4: Khu vực An vũ trong quần thể phố Hiến ............................................................ 10 Hình 1.5: hiện trạng địa hình khu vực nghiên cứu .............................................................. 10 Hình 1.6: Mặt cắt điển hình địa hình khu hồ An Vũ. .......................................................... 11 Hình 1.7: Một góc vườn chuối tại khu đầm trũng Sự tác động của khí hậu, thủy văn đến cây xanh .............................................................................................................. 12 Hình 1.8: phân vùng chức năng........................................................................................... 15 Hình 1.9: Các điểm nhìn quan trọng.................................................................................... 16 Hình 1.10: Vùng cảnh quan công viên An Vũ .................................................................... 17 Hình 1.11: Vùng cảnh quan đảo Cò .................................................................................... 18 Hình 1.12: Vùng cảnh quan công viên An Vũ .................................................................... 19 Hình 1.13: Bể bơi trong khu công viên ............................................................................... 20 Hình 1.14: Hàng rào công viên............................................................................................ 21 Hình 1.15: Cây xanh ở bờ Bắc ............................................................................................ 22 Hình 1.16: Không gian mặt nước ........................................................................................ 23 Hình 1.17: Trang thiết bị kỹ thuật môi trường trong công viên .......................................... 23 Hình1.18: Nhưng khu chức năng vắng khách..................................................................... 25 Hình1.19: Hồ An Vũ và kè hồ............................................................................................. 25 Hình 1.20: Quy hoạch khu công viên An Vũ tỷ lệ 1/500 phê duyệt năm 1998 .................. 27 Hình 1.21: Mặt cắt kè .......................................................................................................... 28 Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống đường của J-rnốp........................................................................ 32 Hình 2.2: Kiến trúc nhỏ trong công viên ............................................................................. 33 Hình 2.3: Phân tích quan hệ hình nền của khu vực nghiên cứu .......................................... 41 Hình 2.4: Ví dụ về lý luận liên hệ ........................................................................................ 41 Hình 2.5: Minh họa vè hướng tuyến.................................................................................... 43 Hinh 2.6: Ví dụ về khu vực ................................................................................................. 44 Hình 2.7: Ví dụ về cạnh biên .............................................................................................. 44 Hình 2.8: Ví dụ về nút ......................................................................................................... 45 Hình 2.9: Ví dụ về điểm nhấn.............................................................................................. 46 vii Hình 2.10: Các chức năng của công viên ....................... Error! Bookmark not defined.57 Hình 2.11: Mô hình công viên center pack /new york/ Mỹ ................................................ 60 Hình 2.12: Hoạt động của công viên ................................................................................... 60 Hình 2.13: Hoạt động của công viên ................................................................................... 61 Hình 2.14: Dịch vụ Café Bến thuyền .................................................................................. 61 Hình 2.15: Một số chức năng trong công viên .................................................................... 62 Hình 2.16: Tổng thể công viên ............................................................................................ 63 Hình 2.17: Diều hâu đuôi đỏ, một trong các loài chim có mặt ở Công viên....................... 65 Hình 2.18: Công viên Mac Ritchie Rerervoir ..................................................................... 66 Hình 2.19: Các loài chim trong công viên ........................................................................... 68 Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc quy hoạch và ý tưởng quy hoạch kiến trúc.................................. 73 Hình 3.2: Sơ đồ phân khu chức năng công viên.................................................................. 74 Hình 3.3: Giải pháp tổng thể tổ chức không gian công viên ............................................... 75 Hình 3.4: Minh họa trục trung tâm quảng trường ............................................................... 77 Hình 3.5: Tổ chức không gian khu mùa xuân ..................................................................... 78 Hình 3.6: Tổ chức không gian khu mùa thu ........................................................................ 79 Hình 3.7: Tổ chức không gian khu đảo Cò ......................................................................... 81 Hình 3.8: Tổ chức không gian khu cắm trại ........................................................................ 82 Hình 3.9: Cảnh sắc thiên nhiên............................................................................................ 82 Hình 3.10: Tổ chức không gian khu dịch vụ tổng hợp và cây xanh chuyên đề .................. 84 Hình 3.11: Tổ chức không gian khu văn hóa thanh thiêu niên............................................ 85 Hình 3.12:. Công trình điểm nhấn ....................................................................................... 86 Hình 3.13:. Phối cảnh tổng thể và công trình điểm nhấn .................................................... 87 Hình 3.14: Minh họa cây xanh, đường dạo ven hồ ............................................................. 89 Hình 3.15: Minh họa sân sinh hoạt cộng đồng .................................................................... 89 Hình 3.16: Minh họa không gian xanh................................................................................ 91 Hình 3.17: Tận dụng không gian ven mặt nước .................................................................. 93 Hình 3.18: Các công trình chức năng tạo tầm nhìn ven hồ. ................................................ 94 Hình 3.19: Mô phỏng tầng ba tầng bố trí đèn...................................................................... 95 Hình 3.20: Mạng lưới tổng thể giao thông công viên.......................................................... 96 Hình 3.21: Đường dạo bộ trong công viên .......................................................................... 97 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thành phố Hưng Yên là đô thị được hình thành năm 1831 thuộc thời Minh Mạng, nguyên là khu vực Xích Đằng - tỉnh lỵ tỉnh Hưng Yên. Trải qua 186 năm lịch sử, thành phố hiện là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Hưng Yên, là đô thị loại III, hướng đến trở thành trung tâm giáo dục của vùng thủ đô Hà Nội. Trong giai đoạn 2007 - 2017, dân số thành phố đã tăng từ 10,5 vạn người lên 14,7 vạn người. Dân cư thành phố có điều kiện sống khác nhau nhưng đều có nhu cầu vui chơi giải trí, mong muốn có một môi trường sống tốt bù đắp lại những vất vả trong lao động. Trong các khu chức năng nghỉ ngơi giải trí của TP.Hưng Yên, Công viên An Vũ được QHC thành phố xác định là công viên trung tâm thành phố, có quan hệ mật thiết với quần thể phố Hiến và khu trung tâm hành chính của Tỉnh, tạo được dấu ấn với người dân và du khách về giá trị tự nhiên. Đặc biệt trong công viên có khu Đảo Cò nằm giữa lòng hồ An Vũ, đây là nơi cư trú và sinh sống quanh năm của hơn 12.000 cá thể Cò gồm nhiều loại như cò đen, cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ trắng. Hình ảnh đàn Cò hằng ngày quần tụ, bay lượn quanh đảo cây xanh, trên mặt hồ rộng và xanh trong mang đậm nét đẹp thanh bình đã hấp dẫn du khách và người dân thành phố. Công viên An vũ được Quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2025 đánh giá là khu công viên có giá trị hiếm có về điều kiện tự nhiên cần được sớm xây dựng, khai thác phục vụ cho thành phố. Tuy vậy, đến nay công viên An Vũ vẫn chưa có giải pháp tổ chức không gian nhằm phát huy hiệu quả giá trị của điều kiện tự nhiên trong khi những tác động tiêu cực từ bên ngoài ngày một gia tăng. Công viên An Vũ chưa có quy hoạch hợp lý và cũng chưa được xây dựng đáng kể, có nhiều diện tích đang bị sử dụng tạm, không đúng chức năng, nhiều khu vực cây xanh, mặt 2 nước bị hủy hoại do các hoạt động lấn chiếm dựng, gây ra nguy cơ di cư đối với quần thể Cò. Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, phân khu chức năng của khu công viên. Hiện nay phát triển công viên trung tâm đô thị mang yếu tố sinh thái tự nhiên đang là xu thế chung ở cả Việt Nam và trên quốc tế. Nghiên cứu tổ chức không gian theo hướng khai thác các giá trị của điều kiện tự nhiên giúp phần nào tránh được những bất cập trong tương lai do quá trình đô thị hóa gây ở một số đô thị hiện nay như: đô thị kém sức hấp dẫn, cảnh quan hỗn tạp, kiến trúc đô thị và giá trị dân tộc bị vi phạm và biến dạng nghiêm trọng; phá hủy môi trường sinh thái. Chính vì vậy việc chọn đề tài “Tổ chức không gian công viên An Vũ, thành phố Hưng Yên” là cần thiết. Việc tổ chức không gian khu công viên An Vũ nhằm xây dựng một công viên trung tâm mang đậm nét riêng đặc trưng cho đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo tồn và phát huy các trị sinh thái tự nhiên, tạo thêm tài nguyên du lịch hấp dẫn từ các khu vực khác đến với thành phố. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: - Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian công viên An Vũ nhằm xây dựng một công viên trung tâm đa chức năng, đáp ứng các yêu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân đồng thời bảo tồn được giá trị của hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt bảo vệ và phát triển đàn cò và đưa hình ảnh của chúng trở thành giá trị đặc trưng và nổi trội của công viên. Nhiêm vụ nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan, quá trình triển khai xây dựng khu công viên An Vũ gồm các quy hoạch, hoạt động xây dựng của khu công viên và các dự án liên quan. 3 - Xác định cơ sở khoa học gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian trong công viên An Vũ. - Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên nhằm phát huy hiệu quả của điều kiện tự nhiên trong công viên An Vũ. Đối tượng, pham vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian công viên An Vũ – thành phố Hưng Yên. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Toàn bộ diện tích công viên An Vũ, thành phố Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên 57,65 ha (Theo điều chỉnh quy quy hoạch chung thành phố Hưng Yên đến năm 2025) - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2017 - 2025. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, qui hoạch và kiến trúc. Phương pháp này áp dụng trong toàn bộ các nội dung của đề tài. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu: Công tác điều tra thực địa có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về công viên hồ An Vũ. Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá: Phân tích hiện trạng cảnh quan, các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật,các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp về khu vực nghiên cứu. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia: Dự báo về cơ cấu, mức độ, đối tượng và những xu hướng phát triển trong quy hoạch công viên trong từng quá trình 4 Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn, sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và giải pháp xây dựng công viên trung tâm thành phố, đặc biệt đối với các khu công viên có giá trị về điều điều kiện tự nhiên như cây xanh, mặt nước và các quần thề sinh vật. Đề tài có thể áp dụng được để triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng và quản lý xây dựng công viên An Vũ - thành phố Hưng Yên. Giải thích các khái niệm và thuật ngữ Một số các thuật ngữ và khái niệm theo các tài liệu của Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội; Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ, HàNội: “Không gian vườn - công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong khu vực dành cho các hoạt động nghỉ ngơi giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn. Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành bộ mặt đô thị, nông thôn. Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và cải thiện môi sinh. Do đó, công viên từ xưa đến nay và sau này đã và vẫn sẽ là một không gian quan trọng của cảnh quan và trong cuộc sống người dân. Không gian công cộng: 5 Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng nào đó. Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v… Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống v.v... Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị. Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô thị v.v... 6 Cấu trúc của luận văn LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN GIỚI THIỆU VỀ CÔNG VIÊN AN VŨ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CHƯƠNG I THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ SỞ PHÁP LÝ CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN AN VŨ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CỤ THỂ, TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, GIẢ PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG CÔNG VIÊN AN VŨ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN CÔNG VIÊN KẾT LUẬN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ KIẾN NGHỊ THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 102 Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình nhiên cứu về hiện trạng, nghiên cứu các cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn và đề xuất một số giải pháp về tổ chức không gian công viên. Luận văn đã đưa ra giải pháp tổ chức không gian công viên nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với hiện trạng còn bị tác động bởi các khu ở, công trình của đô thị, các tuyến hạ tầng kỹ thuật v.v...Luận văn đã đề cập một số giải pháp để giải quyết từng vấn đề một cách cụ thể, áp dụng với tình hình thực tế, các đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Qua nội dung của luận văn, ta có thể rút ra được kết quả của quá trình nghiên cứu như sau: Khu vực nghiên cứu có điều kiện tự nhiên đẹp, có mặt hồ rộng, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một công viên xanh cho thành phố Hưng Yên, nhằm góp phần xây dựng một đô thị xanh, đô thị bền vững. Đã rút ra được tình hình phát triển công viên ở Việt Nam, và trên thế giới, đưa ra các ưu nhược điểm, để xây dựng một mô hình công viên đầy đủ chức năng: nghỉ ngơi - vui chơi giải trí - giáo dục.Trên cơ sở đó, áp dụng các loại hình vui chơi mới mang học hỏi, thư giãn nhưng đầy tinh thần đoàn kết như: team buiding game, high wire, zipline... Tổng hợp các cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn, các bố cục tổ chức không gian công viên để làm phong phú thêm phương án tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan từ không gian tổng thể, đến không gian từng khu chức năng, các công trình và các trang thiết bị kỹ thuật. 103 Khai thác vẻ đẹp tự nhiên của không gian mặt nước hồ, các khu vực địa hình, áp dụng các tiến bộ khoa học để tạo nên hiểu quả trong tổ chức không gian. Nghiên cứu các nhu cầu tự nhiên của con người, các thành phần dân cư, độ tuổi khác nhau, từ đó tổ chức không gian phù hợp trong từng khu vực của công viên.Ngoài ra luận văn còn kết hợp tổ chức không gian và đảm bảo môi trường sống cho người dân đô thị nằm cạnh công viên. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan công viên là yếu tố quan trọng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi,vui chơi giải trí của người dân, vì vậy đề xuất giải pháp tổ chức không gian hiệu quả và thực tiễn sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân. Với những điều đã nêu ở trên, đề tài: “Tổ chức không gian công viên An vũ” là một đề tài thiết thực.Tuy nhiên các giải pháp đưa ra của đề tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế khi áp dụng cần có những giải pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn với sự biến đổi và nhu cầu của toàn xã hội để góp phần tạo dựng được không gian hoàn chỉnh hơn. 104 KIẾN NGHỊ Để tổ chức không gian công viên hồ An Vũ hiệu quả cần có các chính sách, sự hợp tác giữa các ban ngành liên quan và phân cấp tổ chức thực hiện. Có quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị, đảm bảo giữ gìn đặc trưng và bản sắc của công viên, hài hòa với bản sắc chung của khu vực v.v... Cần xây dựng các kế hoạch đầu tư và phát triển các không gian công viên, các cơ chế chính sách cụ thể trong công tác xây dựng công viên. Cần lấy ý kiến của người dân, huy động lực lượng cộng đồng để thực hiện các ý đồ quy hoạch.Vai trò của cộng đồng phải thực hiện xuyên suốt cả quy trình từ lập, thẩm định, quy hoạch đến tham gia đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng và giám sát thực hiện. Chủ động trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, dựa theo các giải pháp đã nghiên cứu, cần lập kế hoạch cụ thể cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần nâng cao công tác quản lý trong công viên nhằm đảm tổ chức hoạt động và khai thác có hiệu quả không gian công viên, tạo các nguồn thu nhất định để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng cũng như là tái đầu tư công trình. Ngoài ra công tác quản lý tốt, đảm bảo môi trường sống cho người dân xung quanh khu vực quy hoạch. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thế Bá (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội 2. Vũ Duy Cừ (1996), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, NXB Xây dựng, Hà Nội 3. Bộ xây dựng (1997) Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội 5. Võ Quý (1978), Đời sống các loài chim, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 6. Võ Quý (1981), Chim Việt Nam, hình thái và phân loại, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 7.Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995: Danh lục chim Việt Nam. NXB. KH & KT, Hà Nội. 8.Bộ KHCN & MT, Viện KHCNVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, tập 1 - Phần Động vật. NXB. KHTN & CN, Hà Nội. 9. Đặng Thái Hoàng (2000),Lịch sử đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội 10. Hoàng Vĩnh Hưng (2014) Sử dụng kiến trúc cảnh quan để bảo tồn, cải thiện hệ sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tạp chí xây dựng số 7,2014 11. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng Cao học Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 12. Hàn Tất Ngạn (1999), Nghệ thuật vườn công viên, NXB Xây dựng. 13. Hàn Tất Ngạn (1999),Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng 14. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội. 15. Nguyễn Nam (2008), Tổ chức kiến trúc cảnh quan, NXB xây dựng, Hà Nội 16. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 17. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ, Hà Nội 18. Nguyễn Đức Thiềm, Nguyễn Chí Ngọc (2007), Thiết kế chiếu sáng nghệ thuật các công trình công cộng và không gian đô thị, NXB xây dựng 19. Nguyễn Như Vân (2011),Khai thác yếu tố văn hóa dân gian trong tổ 92 chức không gian công viên Hà Đông,Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ quy hoạch 20. Công ty tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam (2009), Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung thanh phố Hưng Yên và vùng phụ cận đến năm 2025.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan